BAN BÍ THƯ | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 47-CT/TW | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 1988 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ RUỘNG ĐẤT
Tình hình ruộng đất ở các vùng trong cả nước ta trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, diễn biến phức tạp, có nơi xáo trộn lớn. Từ sau ngày giải phóng miền nam, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách quan trọng về ruộng đất. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn còn nhiều vấn đề phức tạp về ruộng đất phải tiếp tục giải quyết. Hiện nay ở một số địa phương, nhất là ở miền tây và miền đông Nam Bộ, một số nông dân đang đòi lại ruộng đất cũ, có nơi xảy ra những vụ tranh chấp gay gắt.
1- Sau ngày giải phóng miền nam, chỉ thị Bộ Chính trị số 57-CT/TW ngày 15-11-1978, các chỉ thị Ban Bí thư số 19-CT/TW ngày 3-5-1983 và số 100-CT/TW ngày 13-1-1981 đã đề ra những chủ trương đúng: xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, tư sản nông thôn và tàn dư bóc lột phong kiến, tịch thu ruộng đất của ngụy quân, ngụy quyền và tay sai ác ôn đem chia cho nông dân, điều chỉnh ruộng đất vượt quá mức lao động của những hộ trung nông lớp trên nhường cho các gia đình bần nông, trung nông nghèo và gia đình thương binh, liệt sĩ theo tinh thần "nhường cơm, sẻ áo" trong nội bộ nông dân lao động, giao ruộng khoán đến hộ và người lao động.
2- Khi xây dựng các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, một số nơi nóng vội, gò ép, chưa thật sự tôn trọng nguyên tắc để nông dân tự nguyện tham gia; chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nhất là về cán bộ; chưa xác định nội dung, bước đi, hình thức phù hợp. Thêm vào đó, cơ chế quản lý và chính sách của Đảng, Nhà nước trước đây chưa thật sự khuyến khích nông dân và sản xuất nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều tập đoàn sản xuất, hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, đời sống nông dân khó khăn.
4- Gần đây, được tiếp thu Luật đất đai, Nghị quyết 10 Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Trung ương Đảng khóa VI, đối chiếu với thực tế, nông dân biết được nhiều việc làm sai trái, không đúng với chính sách về quản lý và sử dụng ruộng đất của một số cấp ủy đảng và cấp chính quyền, nên đã có những đòi hỏi giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng những chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
Các cấp ủy đảng phải nghiên cứu kỹ và chấp hành đúng Luật đất đai và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm cụ thể của địa phương.
1- Bảo đảm phát triển sản xuất nông sản, hàng hóa, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nông dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nông dân lao động và tăng cường khối liên minh công - nông, làm cho tình hình ruộng đất sớm ổn định và nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất.
Những cán bộ, đảng viên chiếm dụng ruộng đất trái phép, chiếm ruộng đất tốt và gần nhà, đưa ruộng đất xấu và xa nhà cho nông dân thì phải sửa sai ngay; tùy theo mức độ sai lầm của từng trường hợp mà xử lý kỷ luật nghiêm minh.
III- Những chủ trương, biện pháp
+ Không giũ rối, không dỡ ra toàn bộ mọi vấn đề, mọi trường hợp đòi lại và tranh chấp về ruộng đất để xử lý (trong nội bộ nông dân hoặc giữa nông dân với các tổ chức kinh tế quốc doanh và cơ quan, đơn vị của Nhà nước). Chỉ xem xét và giải quyết từng trường hợp cụ thể một cách thấu đáo, thận trọng.
+ Đối với những trường hợp vi phạm Luật đất đai và ngang ngược chiếm đất của người khác, tuy đã được giải thích, thuyết phục nhiều lần nhưng không tự giác chấp hành, cũng như đối với những trường hợp khi tranh chấp ruộng đất đã vi phạm Luật pháp Nhà nước thì phải dùng biện pháp hành chính hoặc luật pháp để xử lý.
Những chủ trương, biện pháp chủ yếu:
Đối với những hộ hiện nay sống bằng các nghề buôn bán, lao động tự do, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc dịch vụ nông nghiệp trước đây đã được chia cấp ruộng đất, song sử dụng ruộng đất kém hiệu quả hoặc không lao động sản xuất lại thuê người khác làm, thì nay cần động viên họ giao lại ruộng đất cho tập thể và họ được bồi hoàn giá trị sản phẩm đang trồng trên đất đai đó, công sức họ đã bỏ ra để tăng thêm độ màu mỡ của đất so với khi nhận ruộng khoán của tập thể.
Đối với những hộ khi điều chỉnh lần thứ hai theo chỉ thị của Ban Bí thư số 19-CT/TW ngày 3-5-1983 và thực hiện việc giao ruộng khoán theo chỉ thị Ban Bí thư số 100-CT/TW ngày 13-1-1981, ruộng đất đã bị cắt bớt và bị ”xáo canh", nay thật sự thiếu đất để sản xuất và yêu cầu xin lại ruộng cũ thì cấp chính quyền địa phương bàn bạc với nông dân để xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể nhưng nói chung không xáo trộn lại ruộng đất ở địa phương.
Đối với những người đã thoát ly nông thôn làm các ngành nghề hoặc công tác trong các cơ quan Nhà nước, ruộng đất của họ đã được chia cấp cho nông dân thì nay họ không được đòi lại, trừ trường hợp thật đặc biệt do chính quyền và nhân dân địa phương xem xét.
Đối với nông dân ở cư trú không có ruộng đất phải đi đến nơi khác sản xuất, nguyên tắc chung là không được cắt ruộng đất xâm canh.
3- Đối với những vụ tranh chấp ruộng đất giữa nông dân địa phương với các tổ chức kinh tế Nhà nước (nông trường, lâm trường, cơ quan, đơn vị của Nhà nước nói chung) phải giải quyết theo đúng tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị.
- Những khu doanh trại, căn cứ quân sự và các đất đai khác do quân đội đang quản lý phải quy hoạch lại để sử dụng đất đai một cách hợp lý, số diện tích đất đai dôi ra phải giao cho địa phương cấp cho nông dân.
- Ruộng đất do các cá nhân (bao gồm cả cán bộ, đảng viên) chiếm dụng trái phép dưới các hình thức (như đổi ruộng xấu và xa nhà lấy ruộng tốt và gần nhà, sử dụng ruộng đất dôi ra sau điều chỉnh ruộng đất vì lợi ích riêng...) đều phải được thu hồi.
5- Đối với những vụ tranh chấp ruộng đất giữa đồng bào đến xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc địa phương.
- Cần giáo dục, vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc sở tại "nhường cơm, sẻ áo", giúp đỡ lẫn nhau đối với đồng bào nơi khác đến, đang sinh sống và sản xuất xen ghép với đồng bào dân tộc địa phương, đồng thời các nông trường, lâm trường cần có kế hoạch giao bớt đất ruộng, đất rừng không sử dụng hết cho nhân dân sản xuất hoặc thu hút đồng bào vào sản xuất trong nông trường, lâm trường theo những hình thức thích hợp.
7- Các vụ tranh chấp ruộng đất hương hỏa, thổ cư... phải căn cứ vào Luật đất đai để xử lý hành chính hoặc theo pháp luật.
Trên đây là một số chủ trương, biện pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất. Nhưng mỗi địa phương, mỗi cơ sở sản xuất nông nghiệp đều có những đặc điểm, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể khác nhau, rất đa dạng và rất phức tạp, nên việc chỉ đạo phải hết sức sâu sát từng trường hợp, từng địa phương, cơ sở thì mới ổn định được tình hình trong nông dân và nông thôn.
1- Giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất là một công tác đột xuất ở một số địa phương cần được các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo đúng mức, gắn công tác này với việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, gắn với việc xây dựng và củng cố các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm, phân công lao động theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa.
3- Các ngành và các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội Nông dân Việt Nam, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với chính quyền các cấp giải quyết tốt vấn đề ruộng đất và xử lý thỏa đáng các vụ tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân.
- Vấn đề ruộng đất (cũng như các vấn đề thuyền, lưới, rừng, v.v...) phải được giải quyết cụ thể tại chỗ, tại tập đoàn sản xuất và hợp tác xã bằng nhiều biện pháp: kinh tế, hành chính và pháp luật, lấy biện pháp vận động, thuyết phục và giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động là chủ yếu, trên cơ sở bàn bạc thật sự dân chủ, công khai giữa quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ ở nông thôn.
- Có sự phân công cụ thể giữa cơ sở, huyện và tỉnh để chỉ đạo rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn cán bộ và đưa cán bộ về giúp cơ sở, nhất là những cơ sở có nhiều trường hợp đòi lại và tranh chấp ruộng đất cũng như có nhiều vụ việc khác liên quan đến sản xuất, đến đời sống của nông dân và nông thôn.
6- Cần xử lý hành chính hoặc hình sự đối với những trường hợp ngang ngược chiếm đất của người khác, cố tình không tuân theo luật pháp của Nhà nước và đối với những kẻ lợi dụng tình hình phức tạp về ruộng đất để gây rối, phá hoại trật tự và an toàn xã hội.
Các tỉnh ủy, thành ủy thường xuyên báo cáo Ban Bí thư kết quả giải quyết những vấn đề về ruộng đất ở địa phương mình.
T/M BAN BÍ THƯ
Nguyễn Văn Linh
File gốc của Chỉ thị 47-CT/TW năm 1988 giải quyết vấn đề cấp bách về ruộng đất do Ban Bí thư ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 47-CT/TW năm 1988 giải quyết vấn đề cấp bách về ruộng đất do Ban Bí thư ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ban Bí thư |
Số hiệu | 47-CT/TW |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Văn Linh |
Ngày ban hành | 1988-08-31 |
Ngày hiệu lực | 1988-08-31 |
Lĩnh vực | Bất động sản |
Tình trạng |