BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 802/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2020 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tổ chức giảng dạy theo quy định.
- Như Điều 3; | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 802/QĐ-BHXH ngày 02 tháng 06 năm 2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ giám định BHYT nhằm nâng cao năng lực làm việc góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT.
a) Trang bị cho học viên những quy định trong khám bệnh, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT và cung cấp kiến thức nghiệp vụ của công tác giám định BHYT.
c) Xây dựng hành vi và thái độ làm việc đúng đắn của viên chức giám định BHYT.
Phương pháp thiết kế chương trình qua các chuyên đề đi từ kiến thức nghiệp vụ chung đến kỹ năng riêng nhằm giúp học viên nắm được từ cái chung đến cái riêng, hiểu và vận dụng, áp dụng được các kỹ năng, nghiệp vụ của viên chức giám định BHYT.
IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUNG
a) Chương trình gồm 7 chuyên đề giảng dạy và đi thực tế tại cơ sở, bao gồm 04 phần:
- Phần II: Kiến thức riêng, gồm 01 chuyên đề giảng dạy (Tùy theo nhiệm vụ cụ thể của viên chức làm công tác giám định BHYT sẽ lựa chọn chuyên đề thuộc phần kiến thức riêng phù hợp dưới đây).
- Phần IV: Đi thực tế, kiểm tra cuối khóa, khai giảng, bế giảng
Thời gian của toàn bộ chương trình là 40 tiết, trong đó:
STT | Hoạt động | Số tiết |
1 | Lý thuyết | 18 |
2 | Thảo luận, thực hành | 14 |
3 | Kiểm tra | 02 |
4 | Đi thực tế | 04 |
5 | Khai giảng, bế giảng | 02 |
| Tổng cộng | 40 |
2. Cấu trúc của chương trình
STT | Nội dung/Chuyên đề | Số tiết | Hình thức bồi dưỡng | ||
Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Tổng | |||
I | Kiến thức chung |
|
|
|
|
1 | Một số quy định trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT | 02 | 02 | 04 | Trực tuyến |
2 | Phòng chống tham nhũng trong công tác giám định BHYT | 02 | 0 | 02 | |
3 | Giám định chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT | 04 | 04 | 08 | Tập trung |
4 | Công tác kiểm tra trong giám định BHYT | 02 | 02 | 04 | |
5 | Lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh | 02 | 0 | 02 | |
II | Kiến thức chuyên sâu |
|
|
| |
6 | Phân tích, xử lý dữ liệu KCB BHYT trong giám định chuyên đề (dành riêng cho viên chức làm công tác giám định chi phí KCB BHYT) | 04 | 04 | 08 | |
7 | Xây dựng dự toán, phân bổ kinh phí KCB BHYT và tạm ứng thanh quyết toán chi phí KCB BHYT (dành riêng cho viên chức làm thống kê tổng hợp) | 04 | 04 | 08 | Tập trung |
8 | Đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế (dành riêng cho viên chức tham gia đấu thầu thuốc) | 04 | 04 | 08 | |
III | Các kỹ năng |
|
|
| |
9 | Kỹ năng làm việc nhóm trong giám định, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT | 02 | 02 | 04 | |
IV | Khai giảng, đi thực tế, kiểm tra |
|
|
|
|
| Đi thực tế |
|
| 04 |
|
| Kiểm tra |
|
| 02 |
|
| Khai giảng, Bế giảng |
|
| 02 |
|
| Tổng số |
|
| 40 |
|
1. Yêu cầu và hướng dẫn đối với biên soạn
- Nội dung chuyên đề phải phù hợp với đối tượng, bảo đảm cung cấp cho học viên những kiến thức mới, trau dồi những kiến thức đã có; rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản, nâng cao để học viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ theo vị trí việc làm.
2. Yêu cầu và hướng dẫn đối với việc giảng dạy
- Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời có kiến thức, trình độ chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ.
b) Phương pháp, đồ dùng giảng dạy và đánh giá:
Giảng viên ứng dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại (thuyết trình, vấn đáp, làm việc nhóm, làm bài tập tình huống, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm...) đảm bảo phù hợp với từng chuyên đề, đảm bảo mục tiêu lấy người học làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng triệt để thời gian trao đổi, thảo luận, thực hành dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm thực tiễn.
* Đồ dùng giảng dạy
* Phương pháp đánh giá dạy và học
Để đánh giá kết quả dạy học của giảng viên, đơn vị tổ chức cần lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên tham gia giảng dạy. Việc lấy ý kiến cần được thực hiện ngay sau buổi học để đảm bảo tính chính xác, khách quan.
3. Yêu cầu đối với việc học tập
b) Tham gia học tập đầy đủ thời gian theo quy định của chương trình.
d) Chủ động, tích cực nghiên cứu, học tập các kiến thức, kỹ năng để ứng dụng vào thực tế công việc sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng, góp phần nâng cao tác phong, phương pháp làm việc, đáp ứng yêu cầu của viên chức làm công tác giám định BHYT.
a) Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
c) Điều kiện xét công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giám định cho học viên:
- Học viên có điểm bài kiểm tra từ điểm 5 (năm) trở lên.
d) Xếp loại:
- Khá: 7,0 - 8,9 điểm.
- Không đạt: Dưới 5,0 điểm.
Hàng năm căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của công tác giám định BHYT và nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho từng công việc cụ thể của viên chức thực hiện giám định BHYT, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH phối hợp với các đơn vị chuyên môn để lựa chọn viên chức giám định BHYT tham gia bồi dưỡng.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT
Chuyên đề cung cấp cho học viên những quy định về khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong Luật BHYT, Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Sau khi học xong học viên có thể:
Hiểu và vận dụng được các quy định về khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Vận dụng tốt kiến thức để xác định chính xác các chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong quá trình thực hiện công tác giám định BHYT.
Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về vai trò của giám định BHYT trong thực hiện chính sách BHYT.
b) Mức hưởng trong trường hợp KCB đúng tuyến
d) Mức hưởng trong trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT
a) Điều kiện, hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT
c) Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu
b) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
a) Các hình thức chuyển tuyến
c) Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Anh/Chị cho biết mức hưởng BHYT trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định?
3. Các hình thức chuyển tuyến, điều kiện chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT hiện nay?
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BHYT
Cung cấp cho học viên kiến thức phòng chống tham nhũng nói chung và đối với công tác giám định BHYT nói riêng. Trên cơ sở đó học viên hiểu và nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
Hiểu và nhận thức rõ được các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng nói chung trong công tác giám định BHYT nói riêng.
Vận dụng kiến thức đã học về tham nhũng, từ đó xác định rõ ý thức, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ giám định BHYT.
Chủ động, tích cực áp dụng các kiến thức đã học để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của viên chức giám định BHYT.
1. Khái niệm, đặc điểm và các hành vi tham nhũng
b) Đặc điểm của hành vi tham nhũng
2. Phòng chống tham nhũng trong công tác giám định BHYT
b) Những việc giám định viên BHYT không được làm
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
2. Anh/Chị cho biết Những việc giám định viên BHYT không được làm?
I. MỤC ĐÍCH: Cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết về giám định hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, trên cơ sở đó học viên có thể thực hiện thành thạo công việc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
Hiểu và vận dụng được những kiến thức và kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ giám định hồ sơ đề nghị thanh toán phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện thành thạo công việc được giao.
- Coi trọng việc trang bị kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ giám định BHYT
a) Nguyên tắc và quy định thanh toán chi phí thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT.
c) Một số khó khăn, vướng mắc trong giám định sử dụng và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
a) Quy định thanh toán vật tư y tế
- Quy định thanh toán đối với một số vật tư y tế
b) Phương pháp, quy trình thực hiện
3. Giám định việc chỉ định sử dụng và thanh toán dịch vụ y tế
b) Phương pháp, quy trình giám định
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
2. Quy định trong thanh toán vật tư y tế sử dụng cho người bệnh BHYT?
CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG GIÁM ĐỊNH BHYT
Chuyên đề cung cấp cho học viên phương pháp xây dựng kế hoạch và cách thức tổ chức, tiến hành cuộc kiểm tra, thẩm định chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở KCB
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
Hiểu và biết xây dựng kế hoạch và cách thức tổ chức, tiến hành cuộc kiểm tra
Vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng để thực thi tốt nhiệm vụ
- Coi trọng việc trang bị kiến thức, kỹ năng về công tác kiểm tra
a) Khái niệm
c) Phương pháp kiểm tra
a) Nguyên tắc tổ chức của kiểm tra
c) Tiến hành kiểm tra
a) Đảm bảo quyền lợi khám bệnh chữa bệnh cho người tham gia BHYT
c) Thực hiện cung ứng thuốc cho người bệnh BHYT
đ) Tính xác thực hợp lý hợp lệ của việc lập hồ sơ chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh chức bệnh BHYT
1. Anh/Chị hãy nêu tóm tắt trình tự tiến hành một cuộc kiểm tra việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở KCB?
3. Căn cứ tình hình thực tế công tác giám định và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại BHXH nơi anh/chị công tác, anh/chị đề xuất kế hoạch, biện pháp gì để kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bệnh BHYT?
LẠM DỤNG, TRỤC LỢI QUỸ BHYT TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT
Chuyên đề trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng phân tích phát hiện, phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh.
Sau khi học xong học viên có thể:
Hiểu, phân tích đánh giá được các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh.
Vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp phân tích dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ đó phát hiện và phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
- Coi trọng việc trang bị kiến thức, kỹ năng về lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT
a) Lạm dụng, trục lợi từ phía người tham gia BHYT
c) Lạm dụng, trục lợi từ cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH
a) Tình huống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía người tham gia BHYT
c) Tình huống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH.
1. Thực tế tại địa phương nơi Anh/Chị công tác, đã gặp những hành vi lạm dụng, trục lợi BHYT nào từ phía người tham gia BHYT và Anh/Chị đã có biện pháp gì để phòng chống?
3. Anh/Chị cho biết các hành vi lạm dụng, trục lợi BHYT từ cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH và các biện pháp phòng chống?
PHÂN TÍCH, XỬ LÝ DỮ LIỆU KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT TRONG GIÁM ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ
(dành riêng cho viên chức làm công tác giám định chi phí KCB BHYT)
Chuyên đề cung cấp cho học viên phân tích và xử lý dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong giám định chuyên đề. Trên cơ sở đó học viên vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
Hiểu và vận dụng để phân tích, đánh giá xác định các vấn đề cần tập trung giám định và xây dựng chuyên đề và nguyên tác giám định
Vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng để thực thi tốt nhiệm vụ để công tác giám định BHYT đạt chất lượng, hiệu quả.
Coi trọng việc trang bị kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám định BHYT
1. Phân tích đánh giá xác định các vấn đề cần tập trung giám định thông qua ứng dụng phần mềm giám định, phần mềm giám sát
3. Triển khai giám định chuyên đề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT
1. Anh/Chị cho biết nguyên tắc phân tích đánh giá xác định vấn đề cần tập trung giám định?
XÂY DỰNG DỰ TOÁN, PHÂN BỔ KINH PHÍ VÀ TẠM ỨNG, THANH QUYẾT TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT
(dành riêng cho viên chức làm thống kê tổng hợp)
Chuyên đề cung cấp cho học viên các nguyên tắc xây dựng, phương pháp tính dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT và phân bổ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; nguyên tắc và quy trình tạm ứng, thanh, quyết toán chi phí phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
Hiểu, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện đúng trong việc xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, phân bổ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tạm ứng, thanh, quyết toán chi phí phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng để thực thi tốt nhiệm vụ và giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Chủ động, tích cực áp dụng các kiến thức đã học để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của viên chức giám định BHYT.
- Nguyên tắc xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT
- Phương pháp xác định dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT
2. Tạm ứng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
b) Quy trình tạm ứng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
a) Nguyên tắc thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
c) Xác định tổng mức thanh toán tại cơ sở KCB
1. Bài tập thực hành xây dựng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
(dành riêng cho viên chức tham gia đấu thầu thuốc)
Chuyên đề cung cấp cho học viên các quy định về mua thuốc tại cơ sở y tế và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của viên chức cơ quan BHXH được cử tham gia là thành viên các hội đồng đấu thầu mua thuốc tại cơ sở y tế.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
- Hiểu các quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế;
2. Về kỹ năng
3. Về thái độ
a) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc
c) Phương thức lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc
đ) Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc
a) Trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện tham gia
- Trách nhiệm và quyền hạn của viên chức cơ quan BHXH khi tham gia đấu thầu thuốc
- Tham gia xây dựng Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Tham gia xây dựng Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu
- Tham gia đánh giá Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất
- Tham gia điều tiết việc thực hiện thỏa thuận khung của các cơ sở KCB đối với gói Đấu thầu tập trung địa phương, Đấu thầu tập trung Quốc Gia, Đàm phán giá
- Thành lập Tổ tham gia đấu thuốc của BHXH tỉnh
- Trách nhiệm của Giám đốc BHXH tỉnh
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
2. Anh/Chị mô tả các bước lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc?
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG GIÁM ĐỊNH THANH QUYẾT TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT
Giúp học viên hiểu được kiến thức cơ bản về nhóm, lợi ích của làm việc nhóm, nguyên tắc làm việc nhóm và các yếu tố tạo nên hiệu quả làm việc nhóm. Từ đó giúp học viên biết cách vận dụng phân chia, xây dựng được nhóm làm việc hiệu quả tại các tổ, nhóm giám định BHYT.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Hiểu được kiến thức cơ bản về nhóm, nhóm làm việc hiệu quả và lợi ích của làm việc theo nhóm.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả như kỹ năng phối hợp, giao tiếp, thuyết phục.
3. Thái độ
- Có ý thức chủ động để trở thành thành viên tích cực và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong nhóm làm việc
1. Tổng quan về nhóm làm việc và làm việc nhóm
b) Làm việc nhóm, vai trò, ý nghĩa của làm việc nhóm
d) Nguyên tắc làm việc nhóm
2. Các kỹ năng làm việc nhóm trong công tác giám định BHYT
b) Kỹ năng phối hợp trong nhóm
d) Kỹ năng chia sẻ thông tin
e) Kỹ năng khuyến khích, tạo động lực làm việc theo nhóm
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
2. Trong công tác giám định BHYT những yếu tố nào quyết định sự thành công của làm việc nhóm?
1. Kiến thức
- So sánh với kiến thức được học để tìm hiểu, phân tích vấn đề phát sinh trong thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm.
Vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng để giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế.
- Có tinh thần trách nhiệm khi tham gia đi thực tế.
- Tìm hiểu phương pháp làm việc của các tổ, nhóm giám định.
- Trao đổi vướng mắc trong thực tế và cách giải quyết.
1. Giảng viên
Xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
Chuẩn bị trước câu hỏi và những vấn đề cần làm rõ khi đi cơ sở.
Chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên thăm quan, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
2. Nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Nước CHXHCN Việt Nam (2018), Luật Phòng chống tham nhũng.
6. Nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
10. Bộ Y tế (2014), Thông tư 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 sửa đổi, bổ sung TT số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013.
14. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; Thông tư 01/2020/TT-BYT ngày 16/01/2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018.
16. Bộ Y tế (2017), Thông tư 04/2017/TT-BYT ngày 11/4/2017 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế.
18. Bộ Y tế (2018), Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
20. Bộ Y tế (2019), Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
22. Bộ Nội vụ (2018), Quyết định 2721/QĐ-BNV ngày 28/12/2018 của Bộ Nội vụ về ban hành tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
24. Bộ Y tế (2019), Công văn số 7691/BYT-BH ngày 31/12/2019 về việc hướng dẫn xác định tổng mức thanh toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2019.
26. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định 1300/QĐ-BHXH ngày 14/10/2019 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung mội số điều của Quyết định 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016 của BHXH Việt Nam Ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
28. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017, Quyết định số 3015/QĐ-BHXH ngày 15/12/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành Quy định về việc tham gia đấu thầu thuốc của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại các cơ sở y tế.
30. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Công văn 3328/BHXH-GĐB ngày 01/6/2017 của BHXH Việt Nam về việc tăng cường công tác giám định và thực hiện giám định điện tử.
32. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), Công văn số 523/BHXH-CSYT ngày 21/02/2020 về việc quyết toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2019.
34. John C. Maxwell: 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm, NXB. Lao động - Xã hội, 2017.
File gốc của Quyết định 802/QĐ-BHXH năm 2020 về bồi dưỡng nghiệp vụ giám định bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 802/QĐ-BHXH năm 2020 về bồi dưỡng nghiệp vụ giám định bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 802/QĐ-BHXH |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Đình Liệu |
Ngày ban hành | 2020-06-02 |
Ngày hiệu lực | 2020-06-02 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |