\r\n BẢO HIỂM XÃ HỘI\r\n VIỆT NAM | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ\r\n NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2358/QĐ-BHXH \r\n | \r\n \r\n Hà Nội ngày 19\r\n tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGÀNH\r\nBẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM, PHIÊN BẢN 2.0
\r\n\r\nTỔNG\r\nGIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
\r\n\r\nCăn cứ Luật Công nghệ\r\nthông tin năm 2006;
\r\n\r\nCăn cứ Luật An toàn\r\nthông tin mạng năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật An ninh\r\nmạng năm 2018;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo\r\nhiểm xã hội.
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền\r\nhạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên\r\nmôi trường điện tử;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ\r\nliệu số của cơ quan nhà nước, trong đó quy định rõ quy trình kết nối, chia sẻ\r\ndữ liệu số của cơ quan nhà nước;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về\r\nBảo hiểm;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm\r\nphát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh\r\nthực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công\r\ntrên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các ngành\r\nliên quan”;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển\r\nđổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát\r\ntriển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng\r\nđến năm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban\r\nhành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
\r\n\r\nCăn cứ Công văn số\r\n39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa về việc mẫu Đề cương Kiến\r\ntrúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 2.0;
\r\n\r\nCông văn số\r\n838/THH-CSCNTT ngày 30/5/2022 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền\r\nthông về việc góp ý dự thảo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH Việt Nam,\r\nphiên bản 2.0.
\r\n\r\nXét đề nghị của Giám\r\nđốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
\r\n\r\nQUYẾT\r\nĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Phê\r\nduyệt kèm theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam,\r\nphiên bản 2.0.\r\n
\r\n\r\nĐiều 2. Tổ\r\nchức thực hiện.\r\n
\r\n\r\n1. Giao Trung tâm\r\nCông nghệ thông tin:
\r\n\r\na) Cung cấp tài liệu\r\nKiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 tới\r\ncác đơn vị liên quan; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai,\r\ntuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản\r\n2.0;
\r\n\r\nb) Tổ chức triển khai\r\nKiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 theo\r\nlộ trình được phê duyệt và đưa vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát\r\ntriển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam hàng năm của Ngành;
\r\n\r\nc) Theo dõi, đôn đốc,\r\nkiểm tra tình hình và đánh giá mức độ triển khai, tuân thủ Kiến trúc Chính phủ\r\nđiện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 bảo đảm đúng mục tiêu,\r\nnội dung được phê duyệt;
\r\n\r\nd) Đề xuất, báo cáo\r\nTổng Giám đốc xem xét, điều chỉnh nội dung Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 khi có thay đổi về tình hình và yêu cầu\r\nthực tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo\r\nđảm an toàn thông tin mạng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n2. Các đơn vị thuộc\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam tuân thủ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phát\r\ntriển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Kiến trúc Chính phủ\r\nđiện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0, định kỳ hàng năm gửi báo\r\ncáo kết quả các nhiệm vụ được giao về Trung tâm Công nghệ thông tin để tổng hợp\r\ntrình Tổng Giám đốc.
\r\n\r\nĐiều 3. Quyết\r\nđịnh này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam,\r\nVụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Giám đốc\r\nTrung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu\r\ntrách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. TỔNG GIÁM ĐỐC | \r\n
\r\n\r\n
KIẾN\r\nTRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
\r\n\r\n\r\n\r\n(Phê\r\nduyệt kèm theo Quyết định số 2358/QĐ-BHXH ngày 19/9/2022 của Tổng Giám đốc\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam )
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC HÌNH VẼ
\r\n\r\nMỞ ĐẦU
\r\n\r\nI. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM\r\nVI ÁP DỤNG
\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\n1.1. Mục đích chung
\r\n\r\n1.2. Mục đích cụ thể
\r\n\r\n1.3. Mục đích đối với\r\nđối tượng/trường hợp sử dụng tài liệu kiến trúc
\r\n\r\n2. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nII. TẦM NHÌN KIẾN\r\nTRÚC
\r\n\r\nIII. NGUYÊN TẮC KIẾN\r\nTRÚC
\r\n\r\nIV. KẾ HOẠCH PHÁT\r\nTRIỂN CỦA NGÀNH
\r\n\r\nV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT\r\nTRIỂN CPĐT
\r\n\r\n1. Các văn bản quy\r\nđịnh, chính sách
\r\n\r\n2. Định hướng của\r\nquốc gia về Chính phủ số
\r\n\r\n3. Định hướng phát\r\ntriển CPĐT BHXH Việt Nam
\r\n\r\n4. Các chỉ tiêu chính\r\ncần đạt được
\r\n\r\n4.1. Các mục tiêu\r\ntheo Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025\r\ncủa ngành BHXH
\r\n\r\n4.2. Các mục tiêu của\r\nNgành trong ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số
\r\n\r\nVI. KIẾN TRÚC HIỆN\r\nTẠI
\r\n\r\n1. Kiến trúc Nghiệp\r\nvụ
\r\n\r\n1.1. Sơ đồ quy trình\r\nxử lý nghiệp vụ hiện tại
\r\n\r\n1.2. Sơ đồ quy trình\r\nxử lý nghiệp vụ liên thông
\r\n\r\n2. Kiến trúc Ứng dụng
\r\n\r\n2.1. Hiện trạng các\r\nhệ thống ứng dụng nền tảng
\r\n\r\n2.2. Hiện trạng các\r\nứng dụng CNTT phục vụ nội bộ cơ quan
\r\n\r\n2.3. Hiện trạng các\r\nứng dụng chuyên ngành
\r\n\r\n2.4. Hiện trạng các\r\nứng dụng CNTT phục vụ người dân
\r\n\r\n3. Kiến trúc Dữ liệu
\r\n\r\n3.1. CSDL quốc gia về\r\nbảo hiểm
\r\n\r\n3.2. Hiện trạng phát\r\ntriển CSDL chuyên ngành
\r\n\r\n3.3. Hiện trạng phát\r\ntriển CSDL địa phương
\r\n\r\n4. Kiến trúc Công nghệ
\r\n\r\n4.1. Hệ thống mạng\r\ntổng thể toàn ngành
\r\n\r\n4.2. Trung tâm dữ\r\nliệu
\r\n\r\n4.3. Hạ tầng CNTT của\r\nBHXH Việt Nam
\r\n\r\n5. Kiến trúc An toàn\r\nthông tin
\r\n\r\n5.1. Hiện trạng ATTT\r\ncủa BHXH Việt Nam
\r\n\r\n5.2. Hiện trạng các\r\ngiải pháp đảm bảo ATTT
\r\n\r\n6. Hiện trạng nguồn nhân\r\nlực CNTT
\r\n\r\n7. Nhu cầu về đầu tư\r\nhạ tầng, ứng dụng và trao đổi, kết nối, chia sẻ dữ liệu
\r\n\r\n7.1. Nhu cầu phục vụ\r\nhoạt động ngành Bảo hiểm xã hội
\r\n\r\n7.2. Nhu cầu khác của\r\ncác đơn vị
\r\n\r\n8. Ưu điểm, hạn chế
\r\n\r\n8.1. Ưu điểm
\r\n\r\n8.2. Hạn chế
\r\n\r\nVII. KIẾN TRÚC MỤC\r\nTIÊU
\r\n\r\n1. Sơ đồ tổng quát\r\nCPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\n1.1. Người sử dụng
\r\n\r\n1.2. Kênh giao tiếp
\r\n\r\n1.3. Các hệ thống\r\nngoài
\r\n\r\n1.4. Dữ liệu và ứng\r\ndụng
\r\n\r\n1.5. Kỹ thuật - công\r\nnghệ
\r\n\r\n1.6. An toàn thông\r\ntin
\r\n\r\n1.7. Chỉ đạo, chính\r\nsách
\r\n\r\n2. Mô hình kiến trúc\r\ntổng thể CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\n2.1. Kiến trúc Nghiệp\r\nvụ
\r\n\r\n2.2. Kiến trúc Dữ\r\nliệu
\r\n\r\n2.3. Kiến trúc Ứng\r\ndụng
\r\n\r\n2.4. Kiến trúc Công\r\nnghệ
\r\n\r\n2.5. Kiến trúc An\r\ntoàn thông tin
\r\n\r\nVIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG\r\nCÁCH
\r\n\r\nIX. TỔ CHỨC TRIỂN\r\nKHAI
\r\n\r\n1. Danh sách các\r\nnhiệm vụ
\r\n\r\n2. Lộ trình triển\r\nkhai các nhiệm vụ
\r\n\r\n2.1. Giai đoạn đến\r\n2024
\r\n\r\n2.2. Giai đoạn từ\r\n2025
\r\n\r\n3. Giải pháp quản trị\r\nkiến trúc
\r\n\r\n3.1. Các định hướng\r\nthực hiện
\r\n\r\n3.2. Giải pháp quản\r\ntrị kiến trúc
\r\n\r\n4. Giải pháp về nguồn\r\nnhân lực
\r\n\r\n5. Giải pháp về cơ\r\nchế, chính sách
\r\n\r\n6. Giải pháp về tài\r\nchính
\r\n\r\n7. Giải pháp duy trì\r\nKiến trúc CPĐT
\r\n\r\nX. PHỤ LỤC
\r\n\r\n1. Phụ lục 1: Mô hình\r\ntham chiếu nghiệp vụ BHXH Việt Nam
\r\n\r\n2. Phụ lục 2: Danh\r\nsách các TTHC hiện có của BHXH Việt Nam
\r\n\r\n3. Phụ lục 3: Mô hình\r\ntham chiếu dữ liệu BHXH Việt Nam
\r\n\r\n4. Phụ lục 4: Mô hình\r\ntham chiếu ứng dụng BHXH Việt Nam
\r\n\r\n5. Phụ lục 5: Mô hình\r\ntham chiếu công nghệ BHXH Việt Nam
\r\n\r\n6. Phụ lục 6: Mô hình\r\ntham chiếu an toàn thông tin BHXH Việt Nam
\r\n\r\nXI. DANH MỤC TÀI LIỆU\r\nTHAM KHẢO
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC\r\nLỤC HÌNH VẼ
\r\n\r\nHình 1: Sơ đồ tổng\r\nthể hệ thống mạng toàn ngành
\r\n\r\nHình 2: Mô hình tổng\r\nthể hạ tầng CNTT BHXH cấp tỉnh
\r\n\r\nHình 3: Mô hình tổng\r\nthể hạ tầng CNTT BHXH cấp huyện
\r\n\r\nHình 4: Mô hình tổng\r\nthể hạ tầng CNTT TTDL Ngành
\r\n\r\nHình 5: Mô hình tổng\r\nthể hạ tầng CNTT TTDL dự phòng
\r\n\r\nHình 6: Sơ đồ khái\r\nquát CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\nHình 7: Mô hình Kiến\r\ntrúc tổng thể CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\nHình 8: Cấu trúc Mô\r\nhình tham chiếu nghiệp vụ BRM
\r\n\r\nHình 9: Sơ đồ quy\r\ntrình nghiệp vụ tổng thể
\r\n\r\nHình 10: Mô hình kiến\r\ntrúc dữ liệu (DRM)
\r\n\r\nHình 11: Mô hình dữ\r\nliệu mức khái niệm
\r\n\r\nHình 12: Mô hình chia\r\nsẻ dữ liệu từ CSDLQG về Bảo hiểm
\r\n\r\nHình 13: Mô hình kiến\r\ntrúc ứng dụng tham chiếu hướng dịch vụ SOA (ARM)
\r\n\r\nHình 14: Sơ đồ giao\r\ndiện ứng dụng mức khái niệm
\r\n\r\nHình 15: Sơ đồ minh\r\nhọa giao diện ứng dụng kết hợp các APIs
\r\n\r\nHình 16: Sơ đồ minh\r\nhọa các thành phần giao tiếp ứng dụng
\r\n\r\nHình 17: Sơ đồ minh\r\nhọa việc giao tiếp ứng dụng web
\r\n\r\nHình 18: Sơ đồ tích\r\nhợp tổng thể Kiến trúc CPĐT Việt Nam
\r\n\r\nHình 19: Sơ đồ tích\r\nhợp, chia sẻ tổng thể cấp quốc gia mức logic
\r\n\r\nHình 20: Sơ đồ tích\r\nhợp, chia sẻ dữ liệu tổng thể BHXH Việt Nam
\r\n\r\nHình 21: Mô hình tích\r\nhợp các CSDL quốc gia
\r\n\r\nHình 22: Sơ đồ các\r\nthành phần ứng dụng
\r\n\r\nHình 23: Sơ đồ mạng\r\ntổng thể ngành BHXH VN
\r\n\r\nHình 24: Sơ đồ tham\r\nchiếu mạng kết nối BHXH cấp tỉnh
\r\n\r\nHình 25: Thiết kế mẫu\r\nHTTT BHXH huyện
\r\n\r\nHình 26: Mô hình kết\r\nnối trục liên thông chính phủ điện tử
\r\n\r\nHình 27: Mô hình kết\r\nnối với các Bank
\r\n\r\nHình 28: Mô hình kết\r\nnối với các IVAN
\r\n\r\nHình 29: Sơ đồ tổng\r\nthể TTDL ngành BHXH Việt Nam
\r\n\r\nHình 30: Mô hình tham\r\nchiếu ảo hóa hạ tầng TTDL
\r\n\r\nHình 31: Mô hình bảo\r\nđảm ATTT tổng thể ngành BHXH Việt Nam
\r\n\r\nHình 32: Mô hình giải\r\npháp bảo đảm ATTT tổng thể ngành BHXH
\r\n\r\nHình 33: Mô hình yêu\r\ncầu về kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin
\r\n\r\nHình 34: Mô hình Mô\r\nhình các yêu cầu về quản lý an toàn thông tin
\r\n\r\nHình 35: Mô hình\r\nthành phần giám sát ATTT tập trung BHXH Việt Nam
\r\n\r\nHình 36: Mô hình SOC
\r\n\r\nHình 37: Quy trình\r\nquản lý, vận hành Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Thuật\r\n ngữ, từ viết tắt \r\n | \r\n \r\n Diễn\r\n giải, định nghĩa \r\n | \r\n
\r\n API \r\n | \r\n \r\n Giao diện chương\r\n trình ứng dụng \r\n | \r\n
\r\n BPM \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n liên thông nghiệp vụ \r\n | \r\n
\r\n BHTN \r\n | \r\n \r\n Bảo hiểm thất\r\n nghiệp \r\n | \r\n
\r\n BHXH/BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n Bảo hiểm xã hội/Bảo\r\n hiểm xã hội Việt Nam \r\n | \r\n
\r\n BHYT \r\n | \r\n \r\n Bảo hiểm y tế \r\n | \r\n
\r\n CCHC \r\n | \r\n \r\n Cải cách hành chính \r\n | \r\n
\r\n CNTT \r\n | \r\n \r\n Công nghệ thông tin \r\n | \r\n
\r\n CMR \r\n | \r\n \r\n Kho dữ liệu mô tả\r\n tập trung hóa \r\n | \r\n
\r\n CRM \r\n | \r\n \r\n Quản lý quan hệ\r\n khách hàng \r\n | \r\n
\r\n CPĐT \r\n | \r\n \r\n Chính phủ điện tử \r\n | \r\n
\r\n CSDL \r\n | \r\n \r\n Cơ sở dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n DBMS \r\n | \r\n \r\n Hệ quản trị cơ sở\r\n dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n DMS \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n tài liệu \r\n | \r\n
\r\n DVC/DVCTT \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ công/Dịch\r\n vụ công trực tuyến \r\n | \r\n
\r\n EA \r\n | \r\n \r\n Kiến trúc tổng thể \r\n | \r\n
\r\n EAF \r\n | \r\n \r\n Khung kiến trúc\r\n tổng thể \r\n | \r\n
\r\n EAWG \r\n | \r\n \r\n Nhóm công tác kiến\r\n trúc tổng thể \r\n | \r\n
\r\n ERP \r\n | \r\n \r\n Quy hoạch nguồn lực\r\n tổng thể \r\n | \r\n
\r\n ESB \r\n | \r\n \r\n Nền tảng tích hợp\r\n ESB \r\n | \r\n
\r\n G2B \r\n | \r\n \r\n Nhà nước đến doanh\r\n nghiệp \r\n | \r\n
\r\n G2C \r\n | \r\n \r\n Nhà nước đến người\r\n dân \r\n | \r\n
\r\n G2E \r\n | \r\n \r\n Nhà nước đến công\r\n chức \r\n | \r\n
\r\n G2G \r\n | \r\n \r\n Nhà nước đến Nhà\r\n nước \r\n | \r\n
\r\n HR \r\n | \r\n \r\n Nguồn nhân lực \r\n | \r\n
\r\n HRMS \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n nguồn nhân lực \r\n | \r\n
\r\n HTTT \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin \r\n | \r\n
\r\n ICT \r\n | \r\n \r\n Công nghệ thông tin\r\n và Truyền thông \r\n | \r\n
\r\n IDE \r\n | \r\n \r\n Môi trường phát\r\n triển tích hợp \r\n | \r\n
\r\n IDS / IPS \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phát hiện\r\n xâm nhập và ngăn ngừa \r\n | \r\n
\r\n ISMS \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n bảo mật thông tin \r\n | \r\n
\r\n ISP \r\n | \r\n \r\n Nhà cung cấp dịch\r\n vụ Internet \r\n | \r\n
\r\n KPI \r\n | \r\n \r\n Chỉ số hiệu quả\r\n hoạt động chính \r\n | \r\n
\r\n MIC \r\n | \r\n \r\n Bộ Thông tin và\r\n Truyền thông \r\n | \r\n
\r\n OLAP \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n trực tuyến \r\n | \r\n
\r\n OLTP \r\n | \r\n \r\n Xử lý giao dịch\r\n trực tuyến \r\n | \r\n
\r\n PDA \r\n | \r\n \r\n Thiết bị hỗ trợ kỹ\r\n thuật số cá nhân \r\n | \r\n
\r\n PPP \r\n | \r\n \r\n Công tư hợp danh \r\n | \r\n
\r\n PCCC \r\n | \r\n \r\n Phòng cháy chữa\r\n cháy \r\n | \r\n
\r\n QLVBĐH \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và điều\r\n hành \r\n | \r\n
\r\n RSS \r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ tổng hợp\r\n và cung cấp thông tin đơn giản \r\n | \r\n
\r\n SLA \r\n | \r\n \r\n Thoả thuận về cấp\r\n độ dịch vụ \r\n | \r\n
\r\n SOA \r\n | \r\n \r\n Kiến trúc hướng\r\n dịch vụ \r\n | \r\n
\r\n TTHC \r\n | \r\n \r\n Thủ tục hành chính \r\n | \r\n
\r\n TTTT \r\n | \r\n \r\n Thông tin và Truyền\r\n thông \r\n | \r\n
\r\n TSLCD \r\n | \r\n \r\n Truyền số liệu\r\n chuyên dùng \r\n | \r\n
\r\n VPN \r\n | \r\n \r\n Mạng riêng ảo \r\n | \r\n
\r\n XML \r\n | \r\n \r\n Ngôn ngữ đánh dấu\r\n mở rộng \r\n | \r\n
\r\n NTT \r\n | \r\n \r\n Người nộp thuế \r\n | \r\n
\r\n TCT \r\n | \r\n \r\n Tổng cục thuế \r\n | \r\n
\r\n TCTN \r\n | \r\n \r\n Trợ cấp thất nghiệp \r\n | \r\n
\r\n WS \r\n | \r\n \r\n WebService \r\n | \r\n
\r\n NDXP \r\n | \r\n \r\n National Data\r\n Exchange Platform Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
Ngày 28/10/2018, Tổng\r\ngiám đốc BHXH Việt Nam đã ký Quyết định số 1389/QĐ-BHXH về việc ban hành Kiến\r\ntrúc Chính phủ điện tử của BHXH Việt Nam phiên bản 1.0 trên cơ sở Khung Kiến\r\ntrúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 1.0 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành\r\nngày 21/4/2015.
\r\n\r\nTrong năm 2019 với\r\nquan điểm chỉ đạo “Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ\r\nsố, nền kinh tế số và xã hội số”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP\r\nngày 07/3/2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai\r\nđoạn 2019-2020, định hướng đến 2025”. Theo đó, được sự chỉ đạo của Thủ tướng\r\nChính phủ, ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết\r\nđịnh số 2323/QĐ-BTTTT ban hành Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, Phiên bản 2.0,\r\nđáp ứng yêu cầu xu thế phát triển CPĐT hướng tới chính phủ số và cập nhật các\r\nxu hướng phát triển công nghệ (Big Data, IoT, AI, Cloud Computing, Blockchain,\r\n…) làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng, phát triển Kiến trúc\r\nCPĐT/CQĐT, phiên bản 2.0.
\r\n\r\nNhằm kịp thời đáp ứng\r\nvới thực tiễn phát triển CPĐT Việt Nam và tuân thủ các quy định mới của Chính\r\nphủ, Thủ tướng Chính phủ, các định hướng, mục tiêu, chương trình hành động, các\r\nhoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành BHXH Việt Nam giai đoạn\r\n2020-2025 cũng như chỉ đạo của Lãnh đạo BHXH Việt Nam tại Quyết định số\r\n1038/QĐ-BHXH ngày 28/10/2021 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc\r\nban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn\r\nthông tin mạng trong hoạt động của ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025,\r\nBHXH Việt Nam tiến hành thực hiện xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 trên cơ sở cập nhật, bổ sung, phát\r\ntriển từ Kiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam, phiên bản 1.0.
\r\n\r\nNội dung cập nhật, bổ\r\nsung chính so với Phiên bản 1.0:
\r\n\r\n- Cập nhật các nội\r\ndung về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành, các mục tiêu/định\r\nhướng phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2020-2025;
\r\n\r\n- Cập nhật các nội\r\ndung Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam,\r\nphiên bản 2.0 trên cơ sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung Kiến\r\ntrúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0;
\r\n\r\n- Cập nhật các nội\r\ndung về cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT; Danh sách các\r\nnhiệm vụ và lộ trình triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH Việt\r\nNam, phiên bản 2.0.
\r\n\r\nI. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM\r\nVI ÁP DỤNG
\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\n1.1. Mục đích chung
\r\n\r\nKiến trúc Chính phủ\r\nđiện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0, được xây dựng nhằm thiết\r\nlập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CPĐT tại BHXH Việt Nam và làm cơ\r\nsở tham chiếu cho Kiến trúc CNTT của BHXH các địa phương; góp phần nâng cao\r\nhiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của Ngành, tăng cường\r\ncông khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và\r\ndoanh nghiệp, xây dựng CPĐT của ngành, hướng tới BHXH số, Chính phủ số và nền\r\nkinh tế số.
\r\n\r\n1.2. Mục đích cụ thể
\r\n\r\n- Xác định bản quy\r\nhoạch tổng thể về ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam, trong đó có các thành phần\r\nvà mối quan hệ giữa các thành phần, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động\r\nnghiệp vụ;
\r\n\r\n- Định hướng và triển\r\nkhai tin học hóa quy trình nghiệp vụ trong BHXH Việt Nam một cách có hệ thống\r\nvà thực thi chương trình cải cách TTHC, nghiệp vụ hành chính theo hướng công\r\nkhai, minh bạch để thực hiện hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- Định hình mô hình kết\r\nnối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu, tái cấu trúc cơ sở hạ\r\ntầng thông tin; Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng các thành phần, HTTT theo điều\r\nkiện thực tế;
\r\n\r\n- Là cơ sở xác định các\r\nthành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai CPĐT\r\ntại BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Làm căn cứ đề xuất và\r\ntriển khai các nhiệm vụ/dự án về ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam; Tăng cường\r\nkhả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ,\r\nhạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan, đơn vị.\r\n
\r\n\r\n1.3. Mục đích đối với\r\nđối tượng/trường hợp sử dụng tài liệu kiến trúc
\r\n\r\n- Đối với lãnh đạo các\r\ncấp của Ngành:
\r\n\r\n+ Cung cấp tầm nhìn\r\ntổng thể về quá trình chuyển đổi, ứng dụng CNTT trong Ngành, những lợi ích và\r\nkhả năng, tính khả thi trong việc cải thiện năng lực quản lý nhà nước, tiềm\r\nnăng và vai trò của Ngành đối với Chính phủ, các bộ, ngành địa phương khác và\r\nvới xã hội;
\r\n\r\n+ Cung cấp định hướng\r\nvà kết quả đạt được trong tương lai khi triển khai CPĐT cho Ngành, khả năng tối\r\nưu hóa nguồn lực, tài nguyên và nhận diện các giải pháp cải thiện về các vấn đề\r\nhạn chế trong quản lý nhà nước và điều hành bộ máy;
\r\n\r\n+ Bảo đảm tính bền\r\nvững của ứng dụng CNTT, tài nguyên thông tin, dữ liệu từ đó phục vụ sự phát\r\ntriển bền vững của Ngành.
\r\n\r\n- Đối với cơ quan, đơn\r\nvị và bộ phận xử lý nghiệp vụ chuyên ngành: Cung cấp định hướng và khả năng ứng\r\ndụng CNTT nhằm cải cách nghiệp vụ, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.\r\n
\r\n\r\n- Đối với bộ phận lập\r\nkế hoạch ứng dụng CNTT:
\r\n\r\n+ Xác định lộ trình\r\ntối ưu trong việc lập kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT, tối ưu hóa nguồn lực\r\nđầu tư;
\r\n\r\n+ Tránh việc đầu tư\r\nchồng chéo, trùng lặp các HTTT/CSDL; Xác định/nhận diện được các vấn đề trọng\r\ntâm, trọng điểm khi lập kế hoạch và đầu tư, tránh đầu tư dàn trải.
\r\n\r\n- Đối với các Chủ đầu\r\ntư dự án ứng dụng CNTT:
\r\n\r\n+ Xác định rõ mối\r\nquan hệ, các vấn đề liên quan trong các dự án đầu tư để tập trung nguồn lực\r\nthực hiện hiệu quả;
\r\n\r\n+ Đơn giản hóa trong\r\nmột số tác vụ triển khai ứng dụng CNTT do đã có các chỉ dẫn, yêu cầu từ kiến\r\ntrúc.
\r\n\r\n- Đối với đơn vị triển\r\nkhai ứng dụng CNTT:
\r\n\r\n+ Cung cấp các thiết\r\nkế sơ bộ tổng thể, các tài nguyên có sẵn khả dụng cho việc xây dựng các\r\nHTTT/CSDL của Ngành;
\r\n\r\n+ Chỉ dẫn các tiêu chuẩn,\r\nkỹ thuật công nghệ áp dụng đảm bảo sự thống nhất và tương thích giữa các HTTT\r\ntrong các dự án khác nhau.
\r\n\r\n2. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n- Các đơn vị của BHXH\r\nViệt Nam quy định tại Điều 5 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP\r\nngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu\r\ntổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\n- Các lãnh đạo, chuyên\r\nviên quản lý tại địa phương (BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện, các cán bộ/công\r\nchức/viên chức…) được cung cấp tài khoản truy cập vào các HTTT/CSDL của BHXH\r\nViệt Nam có phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương;
\r\n\r\n- Các tổ chức, cá nhân\r\ncó liên quan đến việc thụ hưởng/sử dụng sản phẩm từ hoạt động phát triển, ứng\r\ndụng CNTT của Ngành;
\r\n\r\n- Các bộ, ngành, địa\r\nphương tham khảo Kiến trúc của BHXH Việt Nam để làm cơ sở khai thác, kết nối,\r\nchia sẻ dữ liệu với BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc hình thành và\r\ntriển khai áp dụng hiệu quả, chặt chẽ, đồng bộ Kiến trúc Chính phủ điện tử\r\nngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 sẽ giúp đạt được các mục tiêu\r\nsau:
\r\n\r\n- Tăng cường khả năng\r\nkết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên công nghệ thông tin trong\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam và giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các cơ quan, tổ\r\nchức khác có liên quan trên phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí,\r\nthời gian trong hoạt động nội bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cung cấp hiệu\r\nquả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh\r\nnghiệp là trung tâm;
\r\n\r\n- Tăng cường khả năng\r\ngiám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai CPĐT của\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp;
\r\n\r\n- Tăng cường khả năng\r\nchuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai CPĐT.
\r\n\r\nDo đó, Kiến trúc CPĐT\r\nBHXH Việt Nam, phiên bản 2.0 có vai trò quan trọng trong việc phát triển CPĐT\r\ncủa Ngành vì những lý do sau đây:
\r\n\r\n- Kiến trúc CPĐT BHXH\r\nViệt Nam, phiên bản 2.0 là căn cứ để định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển\r\nvà lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2020-2025,\r\nhướng tới một hệ thống quản lý số toàn diện, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện\r\ncác mục tiêu chiến lược của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Kiến trúc CPĐT BHXH\r\nViệt Nam, phiên bản 2.0 định hướng về mặt nguyên tắc, về thiết kế và các tiêu\r\nchuẩn kỹ thuật trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư về CNTT của Ngành,\r\nhoàn chỉnh hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng hiệu quả công\r\nnghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đơn vị, tăng năng suất lao động,\r\ngiảm chi phí hoạt động, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao sự\r\ntiện lợi cho doanh nghiệp và người dân;
\r\n\r\n- Kiến trúc CPĐT BHXH\r\nViệt Nam, phiên bản 2.0 sẽ đóng vai trò là một khuôn giám quản CNTT mạnh mẽ,\r\nđảm bảo cách tiếp cận phù hợp cho việc quản lý và kiểm soát các khoản đầu tư\r\nCNTT và cách sử dụng các nguồn tài nguyên, nhằm tránh đầu tư CNTT trùng lắp,\r\ntăng cường khả năng tích hợp, giúp hệ thống CNTT BHXH Việt Nam liên thông kết\r\nnối với các hệ thống bên ngoài một cách an toàn;
\r\n\r\n- Kiến trúc CPĐT BHXH\r\nViệt Nam, phiên bản 2.0 là cơ sở quan trọng để tiếp tục tiến trình chuyển đổi\r\nsang chính phủ số và kiện toàn hệ thống Chính phủ điện tử hiện có, ứng dụng\r\nCNTT rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước làm cơ\r\nsở để phục vụ cải cách hành chính, triển khai ứng dụng CNTT kết hợp với hệ\r\nthống quản lý chất lượng ISO điện tử, nâng cao năng suất lao động, góp phần\r\nhiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngành, đảm bảo an\r\nninh mạng, an toàn thông tin.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong quá trình xây\r\ndựng, triển khai áp dụng các nội dung Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH\r\nViệt Nam, phiên bản 2.0 phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
\r\n\r\na) Phù hợp với Khung\r\nKiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và các văn bản hướng dẫn\r\nliên quan;
\r\n\r\nb) Phù hợp với định\r\nhướng, mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ\r\nđiện tử của quốc gia;
\r\n\r\nc) Phù hợp với chiến\r\nlược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương;
\r\n\r\nd) Bảo đảm việc đầu\r\ntư triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả;
\r\n\r\nđ) Phù hợp với quy\r\ntrình nghiệp vụ; thúc đẩy cải cách quy trình nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa,\r\nchuẩn hóa;
\r\n\r\ne) Ưu tiên phát triển\r\ncác dịch vụ, ứng dụng, nền tảng dùng chung;
\r\n\r\ng) Áp dụng hiệu quả\r\ncác công nghệ số mới; khai thác sử dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây\r\ntheo lộ trình phù hợp;
\r\n\r\nh) Triển khai các\r\ngiải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin ở mọi thành phần Kiến trúc Chính\r\nphủ điện tử theo nhu cầu và lộ trình phù hợp;
\r\n\r\ni) Tuân thủ các quy\r\nchuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin, phát\r\ntriển Chính phủ điện tử của quốc gia, chuyên ngành.
\r\n\r\nIV. KẾ HOẠCH PHÁT\r\nTRIỂN CỦA NGÀNH
\r\n\r\nNgày 22/10/2020, Tổng\r\nGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 3353/KH-BHXH về Kế\r\nhoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 của ngành BHXH với mục tiêu:
\r\n\r\n“Tiếp tục đẩy mạnh\r\ncông tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT để hoàn thành các mục\r\ntiêu đã đề ra tại Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần\r\nthứ sáu của Ban chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 28-NQ/TW tại Hội nghị lần\r\nthứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018\r\ncủa Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện\r\nnghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành\r\nTrung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. ”
\r\n\r\nCác nhiệm vụ triển\r\nkhai kế hoạch bao gồm:
\r\n\r\n“1. Tiếp tục bám sát\r\ncác nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị\r\nquyết số 102/NQ-CP, Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết 125, Chỉ thị số\r\n34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng\r\nbộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH và Nghị quyết số\r\n01/NQ-CP hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n2. Toàn ngành BHXH\r\nchủ động, nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm ra các giải pháp\r\nphát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT hoàn thành chỉ tiêu\r\nbao phủ được Thủ tướng Chính phủ giao; giải quyết, chi trả kịp thời các quyền\r\nlợi về BHXH, BHTN, BHYT cho người tham gia. Đồng thời, tăng cường công tác\r\nthanh tra, kiểm tra chuyên ngành BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật\r\ntrong đó tập trung thanh tra, kiểm tra giảm nợ đọng và trụ lợi, lạm dụng quỹ\r\nKCB BHYT.
\r\n\r\n3. Tiếp tục thực hiện\r\nchỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/1/2020 và các\r\nChỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020 của\r\nThủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19; Chỉ thị số\r\n11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp\r\ncấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng\r\nphó với dịch Covid-19; quán triệt công chức, viên chức và người lao động trong\r\ntoàn Ngành thực hiện các biện pháp phòng, chống và chấp hành chỉ đạo của từng\r\nđịa phương nơi xảy ra dịch Covid-19.
\r\n\r\n4. Tiếp tục đề xuất\r\ncác giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN và quản\r\nlý người hưởng, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, đảm bảo quyền\r\nlợi và tăng mức độ hài lòng của người tham gia BHXH, cụ thể:
\r\n\r\n5. Nâng cao chất\r\nlượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp\r\nđối với sự phục vụ của Ngành BHXH. Thực hiện tốt việc hỗ trợ, tư vấn,\r\ngiải đáp chính sách cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân về BHXH, BHYT, BHTN\r\nthông qua Hệ thống chăm sóc khách hàng.
\r\n\r\n6. Triển khai tổ chức\r\nthực hiện có hiệu quả Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 4/8/2020 của Chính phủ\r\nquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam\r\ntheo các nội dung đã xây dựng tại Kế hoạch số 2575/KH-BHXH ngày 12/8/2020 của\r\nBHXH Việt Nam về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 89/2020/NĐ-CP Chính phủ\r\nquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, cụ\r\nthể:
\r\n\r\n. . .
\r\n\r\n7. Đẩy mạnh cải cách\r\nthủ tục hành chính, triển khai thực hiện hệ thống tương tác đa phương tiện giữa\r\nngười dân và doanh nghiệp, mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ\r\n4 trên các lĩnh vực; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử; quản lý và sử dụng văn\r\nbản điện tử trong hệ thống cơ quan BHXH và trên trục liên thông của Chính phủ.
\r\n\r\n8. Tiếp tục hoàn\r\nthiện cơ sở hạ tầng; hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, cơ sở dữ liệu quốc gia\r\nvề bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính\r\nphủ; các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; cập nhật hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình,\r\ncấp mã số BHXH cho người tham gia; hoàn thiện các quy tắc quản lý, khai thác,\r\nphân cấp sử dụng các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; hoàn thiện hệ thống kho dữ\r\nliệu ngành phục vụ công tác nghiên cứu, dự báo phục vụ cho việc hỗ trợ ra quyết\r\nđịnh, xây dựng các kế hoạch, chiến lược của ngành BHXH; tiếp tục kết nối liên\r\nthông, cung cấp các dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;\r\ntăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng các\r\nphần mềm nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong Ngành.
\r\n\r\n9. Tiếp tục thực hiện\r\nChiến lược hội nhập quốc tế của Ngành BHXH đến năm 2020, định hướng\r\nđến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ\r\ntướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tăng cường hội nhập\r\nquốc tế, đẩy mạnh thực hiện công tác thông tin đối ngoại nhằm khẳng định vai\r\ntrò, vị thế và hình ảnh Ngành BHXH là bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm của\r\ncộng đồng an sinh xã hội khu vực và thế giới, hướng tới sự chuyên nghiệp, năng\r\nđộng, sáng tạo vì mục tiêu sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và phát\r\ntriển sự nghiệp an sinh xã hội bền vững, hiệu quả tại Việt Nam.
\r\n\r\n10. Tăng cường chỉ\r\nđạo các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố nâng cao kỷ luật,\r\nkỷ cương hành chính; chất lượng, tinh thần trách nhiệm của công chức, viên\r\nchức; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của công\r\nchức, viên chức; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các\r\nđơn vị cho phù hợp với yêu cầu; đánh giá viên chức, người lao động trên cơ sở\r\nkết quả thực hiện nhiệm vụ và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công tác. ”
\r\n\r\nV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT\r\nTRIỂN CPĐT
\r\n\r\n1.\r\nCác văn bản quy định, chính sách
\r\n\r\nViệc phát triển Chính\r\nphủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tuân thủ các văn bản sau:
\r\n\r\nCủa Trung ương:
\r\n\r\n- Luật Bảo hiểm xã\r\nhội năm 2014;
\r\n\r\n- Luật Bảo hiểm y tế\r\nnăm 2014;
\r\n\r\n- Luật Công nghệ\r\nthông tin năm 2006;
\r\n\r\n- Luật An toàn thông\r\ntin mạng năm 2015;
\r\n\r\n- Luật An ninh mạng\r\nnăm 2018;
\r\n\r\n- Nghị quyết số\r\n28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo\r\nhiểm xã hội.
\r\n\r\n- Nghị quyết số\r\n52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ\r\nđộng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
\r\n\r\n- Chỉ thị số\r\n18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát\r\ntriển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Thực hiện cơ chế một\r\ncửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
\r\n\r\n- Nghị quyết số\r\n17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm\r\nphát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ Quy định quản lý đầu tư ứng dụng\r\ncông nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên\r\nmôi trường điện tử;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu\r\nsố của cơ quan nhà nước;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về\r\nBảo hiểm;
\r\n\r\n- Nghị định số\r\n89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm\r\nvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án phát triển ứng\r\ndụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số\r\nquốc gia;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh\r\nthực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công\r\ntrên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các ngành\r\nliên quan”;
\r\n\r\n- Quyết định số 153/QĐ-TTg\r\nngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Công\r\nnghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình\r\nchuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
\r\n\r\n- Chỉ thị số 2/\r\nCT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển chính phủ điện tử\r\nhướng tới chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia;
\r\n\r\n- Công văn số\r\n775/VPCP-KSTT ngày 04/02/2020 của Văn phòng Chính phủ về danh mục văn bản điện\r\ntử không gửi kèm bản giấy;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban\r\nhành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
\r\n\r\nCủa Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam:
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n1320/QĐ-BHXH ngày 23/10/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban\r\nhành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025\r\ncủa ngành Bảo hiểm xã hội;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n3353/KH-BHXH ngày 22/10/2020 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về Kế hoạch\r\nphát triển KTXH 5 năm 2021-2025 của ngành BHXH;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n400/KH-BHXH ngày 12/02/2020 triển khai thực hiện Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày\r\n31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục\r\nhành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở\r\ndữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với\r\ncác cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n1823/KH-BHXH ngày 09/6/2020 của BHXH Việt Nam về việc đẩy mạnh thực hiện chi\r\ntrả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt\r\nqua hệ thống ngân hàng từ năm 2020 đến năm 2025;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n1829/KH-BHXH ngày 10/6/2020 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện nghị quyết số\r\n68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của chính phủ ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản\r\nhóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n1584/KH-BHXH ngày 21/5/2020 của BHXH Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị\r\nđịnh số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành\r\nchính trên môi trường điện tử;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n2575/KH-BHXH ngày 12/8/2020 của BHXH Việt Nam về việc tổ chức thực hiện Nghị\r\nđịnh số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm\r\nvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\n- Kế hoạch số\r\n3030/KH-BHXH ngày 24/09/2020 của BHXH Việt Nam về việc số hóa kết quả giải\r\nquyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm\r\nxã hội Việt Nam;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n515/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020 của BHXH Việt Nam về việc Quyết định Ban hành Quy\r\nchế quản lý cơ sở dữ liệu hộ gia đình và mã số bảo hiểm xã hội của người tham\r\ngia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n100/QĐ-BHXH ngày 17/01/2020 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình về\r\nthanh toán điện tử song phương giữa hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các hệ\r\nthống ngân hàng thương mại;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n108/QĐ-BHXH ngày 22/01/2020 của BHXH Việt Nam về việc ban hành hệ thống tổng\r\nhợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội phiên bản 1.0;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n136/QĐ-BHXH ngày 31/01/2020 của BHXH Việt Nam về việc ban hành chương trình\r\nhành động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày\r\n01/01/2020 của Chính phủ;
\r\n\r\n- Quyết định số\r\n1038/QĐ-BHXH ngày 28/10/2021 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc\r\nban hành Kế hoạch Kế hoạch ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số và bảo đảm an\r\ntoàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2021 -\r\n2025.
\r\n\r\n- Các văn bản khác có\r\nliên quan.
\r\n\r\n2.\r\nĐịnh hướng của quốc gia về Chính phủ số
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương\r\ntrình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, mục\r\ntiêu đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh\r\nvượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản,\r\ntoàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh\r\ndoanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển\r\nmôi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Theo đó, Chương trình\r\nChuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh\r\ntế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng\r\nlực đi ra toàn cầu. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cụ thể đối với Chính phủ\r\nsố của đến năm 2025, tầm nhìn 2030 như sau:
\r\n\r\n1. Mục tiêu cơ bản\r\nđến năm 2025
\r\n\r\na) Phát triển Chính\r\nphủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
\r\n\r\n- 80% dịch vụ công\r\ntrực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,\r\nbao gồm cả thiết bị di động;
\r\n\r\n- 90% hồ sơ công việc\r\ntại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại\r\ncấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí\r\nmật nhà nước);
\r\n\r\n- 100% chế độ báo\r\ncáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội\r\nphục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối,\r\ntích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
\r\n\r\n- 100% cơ sở dữ liệu\r\nquốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu\r\nquốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được\r\nhoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ\r\nquan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng\r\nđời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
\r\n\r\n- 50% hoạt động kiểm\r\ntra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi\r\ntrường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
\r\n\r\n- Việt Nam thuộc nhóm\r\n70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
\r\n\r\n…
\r\n\r\n2. Mục tiêu cơ bản\r\nđến năm 2030
\r\n\r\na) Phát triển Chính\r\nphủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
\r\n\r\n- 100% dịch vụ công\r\ntrực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,\r\nbao gồm cả thiết bị di động;
\r\n\r\n- 100% hồ sơ công\r\nviệc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc\r\ntại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi\r\nbí mật nhà nước);
\r\n\r\n- Hình thành nền tảng\r\ndữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà\r\nnước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp\r\ngiữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ\r\nchức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người\r\ndân, doanh nghiệp;
\r\n\r\n- 70% hoạt động kiểm\r\ntra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi\r\ntrường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
\r\n\r\n- Việt Nam thuộc nhóm\r\n50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
\r\n\r\n…
\r\n\r\n3.\r\nĐịnh hướng phát triển CPĐT BHXH Việt Nam
\r\n\r\n- Chính phủ điện tử cần\r\ntừng bước chuyển đổi dần sang Chính phủ số; Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và\r\nhọc từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số để phát triển, hình thành “Hệ sinh\r\nthái số 4.0 ngành BHXH” của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Lấy người dân và\r\ndoanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân\r\nvà doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước; Giảm bớt thủ tục hành\r\nchính, thay đổi nhận thức từ nền hành chính công “một cửa cố định” đến “một cửa\r\nbất kỳ” hay “không cửa”, cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị\r\ngia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng; Tăng\r\ncường ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành gắn với công tác CCHC theo\r\nhướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục, coi công tác CCHC là một\r\ntrong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành; Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số\r\ntrong các cơ quan nhà nước và làm cho các DVCTT đơn giản hơn, rõ ràng hơn,\r\nnhanh hơn, hiệu quả hơn để người dân được trải nghiệm các dịch vụ công tốt hơn.\r\n
\r\n\r\n- Phát triển, hoàn\r\nthiện hệ thống DVCTT tập trung đa dạng về hình thức truy cập giúp thu hút người\r\ndân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của các CQNN, cho phép\r\nngười dân chỉ truy cập vào một địa chỉ duy nhất và đăng nhập một lần mà có thể\r\nthực hiện được toàn bộ các giao dịch với Chính phủ. Người dân và các tổ chức dễ\r\ndàng tiếp cận thông tin của CQNN các cấp, thông tin biểu mẫu, giấy tờ và hướng\r\ndẫn đầy đủ về TTHC, dễ dàng thực hiện các DVCTT mức độ 3, 4, thanh toán điện\r\ntử, tích hợp chữ ký số điện tử. Hồ sơ xử lý TTHC được điện tử hóa và có tính\r\npháp lý, minh bạch hóa, người dân có thể theo dõi kết quả xử lý hồ sơ và nhận\r\nkết quả trực tuyến.
\r\n\r\n- Phát triển, hoàn\r\nthiện các hệ thống Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử, kết nối với\r\nCổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống giám sát quốc gia về Chính phủ số, các\r\nHTTT/CSDL cấp quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc\r\n(PayGov)/ Nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia\r\n(PaymentPlatform)/ Các cổng dịch vụ thanh toán trực tuyến khác, Hệ thống thu\r\nthập đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến (Hệ thống\r\nTracking EMC) và các hệ thống thông tin khác có liên quan để phục vụ cung cấp\r\nDVCTT mức độ 3, 4; định hướng cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 đủ điều kiện; ứng\r\ndụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng\r\ndịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng\r\ncác dịch vụ công trực tuyến.
\r\n\r\n- Tận dụng sức mạnh của\r\ncông nghệ để phát triển các dịch vụ số mới, đồng thời tinh giản một số dịch vụ\r\nkhông cần thiết. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp\r\ndịch vụ như trợ lý ảo, trả lời tự động. Triển khai các nội dung khuyến khích người\r\ndân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trước hết xem xét để giảm chi phí và thời\r\ngian cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến; Xây dựng các\r\nkênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng,\r\nthực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n- Tăng cường thanh tra,\r\nkiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo: Tăng cường sự phối hợp trong\r\ncông tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, BHTN, BHYT (ở cả trung ương và địa\r\nphương) giữa ngành BHXH Việt Nam và các cơ quan thanh tra, cơ quan liên quan\r\nkhác, tránh hình thức chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ, bỏ sót đối tượng; từng\r\nbước huy động cả hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa\r\nphương tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động BHXH; thực hiện\r\ntốt việc tổng hợp, theo dõi, nắm tình hình việc xây dựng kế hoạch thanh tra,\r\nkiểm tra của các BHXH tỉnh; tăng cường đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá\r\nquá trình thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về BHXH tại địa phương.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác\r\nbáo cáo, thống kê ngành BHXH: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê\r\nngành BHXH; chương trình điều tra thống kê hàng năm và dài hạn; chế độ báo cáo\r\nthống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở ngành BHXH áp dụng cho các\r\nđơn vị trực thuộc cũng như địa phương cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan\r\nđể có đầy đủ nguồn thông tin đầu vào; phát triển, xây dựng các hệ thống CNTT\r\nphục vụ công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và sử dụng thông tin\r\nthống kê; xây dựng CSDL phục vụ khai thác và chia sẻ dữ liệu thống kê trong\r\nngành và giữa Ngành với các bộ, ngành, địa phương.
\r\n\r\n- Xây dựng, phát triển\r\nCPĐT bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi\r\nmới phương thức làm việc theo hướng điện tử hóa, hướng tới chính phủ số, kinh\r\ntế số, xã hội số; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp:
\r\n\r\n+ Xây dựng hệ thống\r\nthông tin quản lý nhà nước của Ngành, bảo đảm cho phép kết nối tới các hệ thống\r\nthông tin chuyên ngành, mở rộng các kênh tương tác giữa các cán bộ và giữa cán\r\nbộ với người dân, doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả, hiệu suất trong phối hợp xử\r\nlý công việc và các dữ liệu được cập nhật trực tuyến trên nhiều lĩnh vực;
\r\n\r\n+ Tổ chức chuẩn hóa\r\ncấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục\r\ndữ liệu thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành đã được số hóa theo quy định để tích\r\nhợp, chia sẻ giữa các HTTT/CSDL của các CQNN bảo đảm dữ liệu được thu thập một\r\nlần;
\r\n\r\n+ Thiết lập môi\r\ntrường điện tử, cung cấp khả năng phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu\r\nthông minh, bảo đảm công tác quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ\r\nngười dân, doanh nghiệp; xác định dữ liệu được lưu trữ, chuẩn hóa trong các\r\nCSDL cùng các kết quả phân tích, xử lý dữ liệu đó là căn cứ quan trọng trong\r\nthực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác thường xuyên, là căn cứ khoa\r\nhọc, thực tiễn của việc ra quyết định, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều\r\nhành;
\r\n\r\n+ Phát triển Nền tảng\r\ntích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của Ngành (LGSP) kết nối các hệ thống thông\r\ntin, cơ sở dữ liệu của Ngành và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu\r\nquốc gia (NDXP) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương cũng\r\nnhư các cơ quan, tổ chức bên ngoài;
\r\n\r\n+ Xây dựng, phát\r\ntriển hoàn thiện các hệ thống ứng dụng/cơ sở dữ liệu đặc thù dùng chung, các cơ\r\nsở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số trong nội bộ\r\nNgành, bảo đảm không trùng lặp, tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai; cập\r\nnhật, kết nối, chia sẻ với các Cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia theo yêu cầu và\r\nthông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP);
\r\n\r\n+ Hầu hết các dữ liệu\r\ngốc phải được định hướng cho phép lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia\r\nsẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API), hướng tới việc hình thành\r\nkho dữ liệu dùng chung của Ngành. Dữ liệu cần được quản lý như là tài nguyên\r\nquan trọng, cần phải được chia sẻ một cách tối đa trong các CQNN và phục vụ\r\nngười dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu cần phải được chia\r\nsẻ, tái sử dụng trong các CQNN để đảm bảo người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung\r\ncấp một lần đối với một loại dữ liệu khi thực hiện các TTHC. Dữ liệu số cần\r\nđược pháp lý hóa để có giá trị như dữ liệu truyền thống; hướng đến cung cấp\r\ndịch vụ gia tăng trên các cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam trong tương lai.
\r\n\r\n- Xây dựng, hoàn thiện\r\nnền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển CPĐT tại\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam:
\r\n\r\n+ Triển khai thực\r\nhiện Kiến trúc, tuân thủ Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 và Kiến trúc\r\nCPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 tại các cơ quan, đơn vị thuộc,\r\ntrực thuộc Ngành;
\r\n\r\n+ Kế thừa và tiếp tục\r\nhoàn thiện xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, các Trung\r\ntâm dữ liệu của Ngành theo mô hình quản lý tập trung, đồng bộ, thống nhất, hội\r\ntụ tài nguyên, sử dụng giải pháp công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, dữ liệu\r\nlớn…; phát triển hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai CPĐT của Ngành\r\ntheo hướng ưu tiên thuê dịch vụ, sử dụng hiệu quả Mạng dùng riêng cho Chính phủ\r\nsố, tuân thủ mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương do Bộ\r\nThông tin và Truyền thông ban hành;
\r\n\r\n+ Kết hợp hài hòa mô\r\nhình tập trung và phân tán; tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam. Các nền\r\ntảng dùng chung của CPĐT phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung sau đó\r\nnhân rộng; phát triển các nền tảng theo hướng dịch vụ có thể sử dụng tại mọi\r\nnơi, không phân biệt các cấp QLNN trong BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n+ Cung cấp các hạ\r\ntầng tri thức, tính toán, xử lý, khai phá dữ liệu, tập dữ liệu mở của Ngành\r\ntrên mọi ngành, lĩnh vực; xây dựng danh mục và cung cấp thông tin, dữ liệu về\r\nCSDL của các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành… gắn với\r\nbảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng phục vụ xây dựng, phát triển\r\nCPĐT;
\r\n\r\n+ Ứng dụng mạnh mẽ\r\ncông nghệ số mới như Cloud, Big Data, Di động, IoT AI, Blockchain, Mạng xã hội\r\nvà các công nghệ số mới trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính\r\nphủ số tại bộ, ngành, địa phương để tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng, vận\r\nhành các hệ thống thông tin và tự động hóa, thông minh hóa, tối ưu hóa các quy\r\ntrình xử lý công việc.
\r\n\r\n- Xây dựng Chính phủ\r\nđiện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an\r\nninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức:
\r\n\r\n+ Xây dựng các hệ\r\nthống an toàn, an ninh mạng cho triển khai CPĐT tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam,\r\nbảo đảm kết nối với các hệ thống an toàn, an ninh mạng quốc gia; phát triển Hệ\r\nthống Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ\r\nthống thông tin của Ngành và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an\r\ntoàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia;
\r\n\r\n+ Tổ chức triển khai\r\nbảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị của Ngành; bảo đảm\r\nan toàn cho các HTTT của Ngành theo cấp độ theo quy định Nghị định số\r\n85/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ, Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày\r\n24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày\r\n16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản có liên quan;
\r\n\r\n+ Tổ chức triển khai\r\nphòng chống mã độc tại BHXH Việt Nam nhằm nâng cao năng lực phòng chống phần\r\nmềm độc hại theo quy định của Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 25/5/2018 của Thủ\r\ntướng Chính phủ;
\r\n\r\n+ Phối hợp với Bộ\r\nThông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ để triển khai các\r\ngiải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng tại BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác\r\nkhoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển CPĐT:
\r\n\r\n+ Tăng cường, chủ\r\nđộng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương và hội nhập kinh tế\r\nquốc tế; vận động các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài nhằm hỗ trợ\r\ntích cực cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Ngành; phát triển khoa\r\nhọc và công nghệ;
\r\n\r\n+ Nghiên cứu, triển\r\nkhai ứng dụng các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin mới, hiện đại (như\r\ntrí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT),\r\ndữ liệu lớn (Big Data), thực tại ảo (VR), …) trong việc thu nhận, xử lý thông\r\ntin, dữ liệu; xây dựng các hệ thống thông tin, CSDL và giải quyết các bài toán\r\nnghiệp vụ phức tạp đặt ra đối với BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n+ Nghiên cứu, thúc\r\nđẩy và triển khai các chương trình hợp tác quốc tế đào tạo trình độ ứng dụng\r\nkhoa học và công nghệ, ưu tiên các công nghệ theo xu hướng Cách mạng công\r\nnghiệp 4.0;
\r\n\r\n+ Học tập kinh nghiệm\r\nvề xây dựng CPĐT/CQĐT, nhận chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các giải pháp,\r\ncông nghệ của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, các hãng công nghệ lớn\r\nvà các đối tác quốc tế, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không phụ thuộc\r\nvào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh\r\nmạng, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ bí mật\r\nnhà nước.
\r\n\r\n- Phát triển nguồn nhân\r\nlực cho ứng dụng và phát triển CNTT:
\r\n\r\n+ Các cơ quan, đơn vị\r\ncủa BHXH Việt Nam phải có cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách về CNTT, đủ số\r\nlượng, đảm bảo chất lượng để triển khai tốt các hoạt động ứng dụng CNTT của đơn\r\nvị mình;
\r\n\r\n+ Tăng cường đào tạo,\r\nnâng cao năng lực về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo Quyết định số\r\n99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và\r\nphát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020; Quyết định\r\nsố 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên\r\ntruyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến\r\nnăm 2020 và Quyết định số 49/QĐ-BTTTT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông\r\ntin và Truyền thông về việc ban hành kế hoạch phát triển 1.000 nhân lực an toàn\r\nthông tin chuyên nghiệp;
\r\n\r\n+ Tổ chức tập huấn,\r\nđào tạo liên tục, chuyên sâu về ứng dụng CNTT; xây dựng các mã ngành đào tạo\r\nmới và cập nhật chương trình đào tạo nhân lực chuyên nghiệp ở đại học và các\r\ntrường cao đẳng, dạy nghề với các nội dung liên quan đến dữ liệu và công nghệ\r\nsố như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, điện toán đám mây, Internet vạn vật,\r\nchuỗi khối, dữ liệu lớn;
\r\n\r\n+ Xây dựng trung tâm\r\nnghiên cứu, đào tạo nhân lực về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số liên quan\r\nđể đào tạo nhân lực chuyển đổi số.
\r\n\r\n- Chủ động hoặc phối\r\nhợp, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy định\r\nvề cơ chế, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật liên quan đến\r\nquản lý, vận hành, cập nhật, chia sẻ, trao đổi, tích hợp, thông tin, dữ liệu\r\ncủa các HTTT/CSDL; bảo đảm an toàn thông tin tại các TTDL cũng như đối với các\r\nHTTT/CSDL của Ngành.
\r\n\r\n4. Các chỉ tiêu chính\r\ncần đạt được
\r\n\r\n4.1. Các mục tiêu\r\ntheo Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm\r\n2021-2025 của ngành BHXH
\r\n\r\nTrong giai đoạn\r\n2020-2025, BHXH Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng\r\ntham gia BHXH, BHTN, BHYT để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số\r\n20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tăng cường\r\ncông tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới,\r\nNghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về\r\ncải cách chính sách BHXH và Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính\r\nphủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết\r\nsố 28. Sau đây là một số chỉ tiêu chính cần đạt được đến năm 2025:
\r\n\r\n- Phấn đấu số người\r\ntham gia BHXH đạt tỷ lệ 45% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
\r\n\r\n- Phấn đấu số người\r\ntham gia BHTN đạt tỷ lệ 35% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
\r\n\r\n- Phấn đấu số người\r\ntham gia BHYT đạt tỷ lệ 95% dân số tham gia BHYT.
\r\n\r\n4.2. Các mục tiêu của\r\nNgành trong ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số
\r\n\r\nTheo Quyết định số\r\n1038/QĐ-BHXH ngày 28/10/2021 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngành\r\nBHXH Việt Nam cần tiếp tục thể hiện tính đổi mới thuộc nhóm 05 bộ, ngành dẫn\r\nđầu về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2025, đạt các mục\r\ntiêu sau:
\r\n\r\n(1) Triển khai thành\r\ncông cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số\r\n43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021, đáp ứng nguyên tắc dữ liệu chỉ từ một nguồn, đáp\r\nứng yêu cầu kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin dữ liệu.
\r\n\r\n(2) 100% dịch vụ công\r\ntrực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,\r\nbao gồm cả thiết bị di động.
\r\n\r\n(3) 100% người dân,\r\ndoanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực\r\nđiện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n(4) Cung cấp dữ liệu\r\nmở theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết\r\nnối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n(5) 100% thông tin\r\ncủa người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc\r\ngia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.
\r\n\r\n(6) 100% hệ thống báo\r\ncáo của các bộ, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với\r\nHệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
\r\n\r\n(7) Thực hiện đầy đủ,\r\nthành công các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày\r\n15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ\r\nđiện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1.1.\r\nSơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ hiện tại
\r\n\r\n1.1.1 Nghiệp vụ\r\nchuyên ngành của BHXH Việt Nam
\r\n\r\n- Cấp sổ bảo hiểm xã\r\nhội, thẻ bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n- Chi trả các chế độ\r\nbảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n- Giải quyết hưởng các\r\nchế độ bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n- Thu bảo hiểm xã hội,\r\nbảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề\r\nnghiệp.
\r\n\r\n- Thực hiện chính sách\r\nbảo hiểm y tế.
\r\n\r\n1.1.2 Dịch vụ cung\r\ncấp và giải quyết TTHC
\r\n\r\nCác dịch vụ được cấp\r\nqua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam (Hệ thống Giao dịch điện tử) tại địa\r\nchỉ: https://dichvucong. baohiemxahoi. gov. vn hoặc các doanh nghiệp, đơn vị sử\r\ndụng lao động có thể lựa chọn giao dịch thông qua Cổng giao dịch điện tử của\r\ncác tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử (IVAN) (có 12 nhà IVAN).
\r\n\r\nCác dịch vụ cung cấp\r\nvà giải quyết thủ tục hành chính bao gồm:
\r\n\r\n- Dịch vụ cung cấp\r\ntên các thủ tục hành chính của Ngành.
\r\n\r\n- Dịch vụ cung cấp\r\ntên và danh sách các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4.
\r\n\r\n- Dịch vụ tra cứu,\r\ntruy vấn thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực, cơ quan.
\r\n\r\n- Dịch vụ cung cấp\r\nthống kê về tình hình xử lý hồ sơ (tiếp nhận, xử lý đúng hạn, xử lý quá hạn,\r\nđang xử lý) chung của toàn bộ hồ sơ và của các cơ quan theo từng tháng và theo\r\ntừng cơ quan.
\r\n\r\n- Dịch vụ cung cấp\r\ntra cứu trạng thái và tiến độ xử lý hồ sơ trực tuyến.
\r\n\r\n- Dịch vụ cho phép\r\nngười dân, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá chất lượng hành chính công chung và\r\ntheo từng cơ quan, từng cán bộ tiếp nhận và giải quyết.
\r\n\r\n- Dịch vụ tiếp nhận\r\nvà phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và tổ chức về dịch vụ công\r\ntrực tuyến.
\r\n\r\n- Ngoài ra còn cung\r\ncung cấp một số dịch vụ khác như: tiếp nhận và hỗ trợ kỹ thuật phần mềm, dịch\r\nvụ Kiosk, dịch vụ cung cấp thông tin hồ sơ đã có kết quả.
\r\n\r\n- Dịch vụ đăng ký tài\r\nkhoản.
\r\n\r\n1.1.3 Dịch vụ phục vụ\r\nquản lý nội bộ
\r\n\r\n- Quản trị quy định\r\nvà chất lượng công việc;
\r\n\r\n- Quản lý văn bản và\r\nhồ sơ công việc;
\r\n\r\n- Quản lý đầu tư;
\r\n\r\n- Quản lý cung ứng;
\r\n\r\n- Quản trị nhân sự;
\r\n\r\n- Quản trị tài chính;
\r\n\r\n- Quản trị tài sản;
\r\n\r\n- Quản lý hồ sơ một\r\ncửa điện tử;
\r\n\r\n- Quản lý quy trình\r\n(work-flow);
\r\n\r\n- Phân tích, báo cáo\r\nthống kê;
\r\n\r\n- Quản trị các biểu\r\nmẫu;
\r\n\r\n- Quản trị nội dung;
\r\n\r\n- Quản trị hệ thống;
\r\n\r\n- Hỗ trợ công dân,\r\ndoanh nghiệp;
\r\n\r\n- Quản trị ATBM;
\r\n\r\n- Cộng tác (Email,\r\nThư viện, diễn đàn);
\r\n\r\n- Quản lý dữ liệu,\r\ntài liệu;
\r\n\r\n- Tìm kiếm (cơ bản,\r\nnâng cao).
\r\n\r\n1.2.\r\nSơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông
\r\n\r\n1.2.1 Tổng quan về\r\nchức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền\r\nhạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là\r\ncơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ,\r\nchính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm\r\nthất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nBảo hiểm xã hội Việt\r\nNam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài\r\nchính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế. Ngoài ra, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam còn bao gồm cả công tác chỉ\r\nđạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng,\r\nBộ Công an; phối hợp với Bảo hiểm xã hội
\r\n\r\nBộ Quốc phòng, Bộ\r\nCông an quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ\r\nQuốc phòng, Bộ Công an.
\r\n\r\nHội đồng quản lý Bảo\r\nhiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ\r\ntướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư\r\nvấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
\r\n\r\nHội đồng quản lý gồm\r\nđại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính,\r\nBộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp\r\nViệt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
\r\n\r\nCơ cấu tổ chức quản\r\nlý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương được mô hình hóa như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Chức năng nhiệm vụ\r\ncủa các đơn vị được mô tả chi tiết trong bảng sau:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n cơ\r\n quan, đơn vị \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả chung về chức năng, nhiệm vụ \r\n | \r\n \r\n Phân\r\n loại \r\n | \r\n
\r\n 1.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Hợp tác quốc tế \r\n | \r\n \r\n Vụ Hợp tác quốc tế\r\n là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau\r\n đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc thực hiện\r\n công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\n thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. \r\nVụ Hợp tác quốc tế\r\n chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\nVụ Hợp tác quốc tế\r\n có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là “International Cooperation Department”,\r\n viết tắt là ICD. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 2.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Kế hoạch và Đầu tư \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng\r\n Giám đốc quản lý công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư phát triển trong hệ\r\n thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. \r\nVụ Kế hoạch và Đầu\r\n tư chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 3.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham\r\n mưu, giúp Tổng Giám đốc thực hiện kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam. \r\nVụ Kiểm toán nội bộ\r\n chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu và chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 4.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Pháp chế \r\n | \r\n \r\n Vụ Pháp chế là đơn\r\n vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi\r\n là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, điều hành mọi\r\n hoạt động của Ngành bằng pháp luật; tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác\r\n pháp chế thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. \r\nVụ Pháp chế chịu sự\r\n quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 5.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Quản lý đầu tư quỹ \r\n | \r\n \r\n Vụ Quản lý đầu tư\r\n quỹ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\n (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, tổ\r\n chức thực hiện: hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư quỹ bảo hiểm xã\r\n hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (sau đây gọi là các quỹ bảo hiểm) do\r\n Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật. \r\nVụ Quản lý đầu tư\r\n quỹ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên \r\n | \r\n
\r\n 6.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Tài chính - Kế toán \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng\r\n Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý tài chính, tài sản của\r\n Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác kế toán về bảo\r\n hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức chi trả các chế độ\r\n bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bảo\r\n hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản chi khác; quản lý\r\n các quỹ cơ quan được trích lập theo quy định của pháp luật. \r\nVụ Tài chính - Kế\r\n toán chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 7.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Thanh tra - Kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Vụ Thanh tra - Kiểm\r\n tra là đơn vị chuyên môn giúp việc của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt\r\n Nam, có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc hướng dẫn, tổ chức thực hiện\r\n chức năng thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\n nghiệp, bảo hiểm y tế (gọi chung là thanh tra chuyên ngành); kiểm tra, giải\r\n quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã\r\n hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo\r\n hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài\r\n Ngành; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã\r\n hội Việt Nam trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của công\r\n chức, viên chức trong toàn Ngành. \r\nVụ Thanh tra - Kiểm\r\n tra chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chỉ đạo, hướng\r\n dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Chính phủ. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu và chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 8.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Thi đua - Khen thưởng \r\n | \r\n \r\n Vụ Thi đua - Khen\r\n thưởng là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\n (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc\r\n quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị\r\n thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật. \r\nVụ Thi đua - Khen\r\n thưởng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 9.\r\n \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Tổ chức cán bộ \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng\r\n Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công chức,\r\n viên chức, biên chế, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính,\r\n phòng chống tham nhũng và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức,\r\n viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định. \r\nVụ Tổ chức cán bộ\r\n chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 10.\r\n \r\n | \r\n \r\n Ban\r\n Quản lý Thu - Sổ, Thẻ \r\n | \r\n \r\n Ban Quản lý Thu -\r\n Sổ, Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\n (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý và\r\n chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thu, quản lý nợ và phát triển đối tượng\r\n tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp\r\n và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\r\n \r\nBan Quản lý Thu -\r\n Sổ, Thẻ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 11.\r\n \r\n | \r\n \r\n Ban\r\n Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham mưu,\r\n giúp Tổng Giám đốc tham gia xây dựng chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội,\r\n hướng dẫn và quản lý thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm\r\n xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. \r\nBan Thực hiện chính\r\n sách bảo hiểm xã hội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 12.\r\n \r\n | \r\n \r\n Ban\r\n Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế \r\n | \r\n \r\n Ban Thực hiện chính\r\n sách bảo hiểm y tế là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã\r\n hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) có chức năng tham mưu giúp Tổng\r\n Giám đốc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; quản lý và\r\n hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong khám bệnh,\r\n chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. \r\nBan Thực hiện chính\r\n sách bảo hiểm y tế chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 13.\r\n \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị chuyên\r\n môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham mưu,\r\n giúp Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống Bảo\r\n hiểm xã hội Việt Nam và bảo đảm các điều kiện về thông tin, tài chính, cơ sở\r\n vật chất và kỹ thuật để phục vụ hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt\r\n Nam. \r\nVăn phòng chịu sự\r\n quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\nVăn phòng có tư\r\n cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước\r\n và ngân hàng theo quy định của pháp luật. \r\nVăn phòng có Đại\r\n diện Văn phòng, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu và chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 14.\r\n \r\n | \r\n \r\n Viện\r\n Khoa học bảo hiểm xã hội \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa\r\n học về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để ứng dụng vào hoạt động của Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam. Viện chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của\r\n Tổng Giám đốc và chấp hành các quy định về nghiên cứu, quản lý khoa học của\r\n Bộ Khoa học và Công nghệ. \r\nViện là đơn vị dự\r\n toán cấp 3, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở đặt\r\n tại Hà Nội. Viện có tên giao dịch quốc tế: Institute for Social Security\r\n Sciences (ISSS). \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 15.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) quản lý, tổ chức và triển khai\r\n các chương trình, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống\r\n Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện các dịch vụ công nghệ thông tin đối với\r\n các đơn vị trong và ngoài hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của\r\n pháp luật. \r\nTrung tâm chịu sự\r\n chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trung tâm là đơn\r\n vị dự toán cấp 3, có tư cách pháp nhân, có con đấu, tài khoản riêng và trụ sở\r\n đặt tại Hà Nội. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 16.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Lưu trữ \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài\r\n liệu trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trung tâm\r\n chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trung tâm\r\n là đơn vị dự toán cấp 3, có tư cách pháp nhân, có con đấu, tài khoản riêng và\r\n trụ sở đặt tại Hà Nội. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 17.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Truyền thông \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam quản lý, tổ chức và triển khai thực hiện công tác truyền\r\n thông, tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,\r\n bảo hiểm thất nghiệp theo chủ trương, định hướng của Đảng và quy định của\r\n pháp luật Nhà nước. \r\nTrung tâm chịu sự\r\n chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. \r\nTrung tâm là đơn vị\r\n dự toán cấp 3, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở\r\n đặt tại Hà Nội. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 18.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến \r\n | \r\n \r\n Trung tâm Giám định\r\n Bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự\r\n nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc\r\n Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) quản lý, vận hành,\r\n phát triển Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế; tổng hợp, phân tích dữ\r\n liệu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. \r\nTrung tâm chịu sự\r\n chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trung tâm có tư\r\n cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở đặt tại thành phố Hà\r\n Nội. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 19.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng \r\n | \r\n \r\n Trung tâm Dịch vụ\r\n hỗ trợ, chăm sóc khách hàng (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) quản lý, tổ chức thực hiện các\r\n hoạt động hỗ trợ, giải đáp, tư vấn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo\r\n hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khảo sát, đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá\r\n nhân tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\n nghiệp, bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là khách hàng). \r\nTrung tâm có tên\r\n giao dịch quốc tế tiếng Anh là Customer Care Centre, viết tắt là CCC. \r\nTrung tâm chịu sự\r\n chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc; Trung tâm có tư\r\n cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở đặt tại thành phố Hà\r\n Nội. \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 20.\r\n \r\n | \r\n \r\n Trường\r\n Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội \r\n | \r\n \r\n Là đơn vị sự nghiệp\r\n trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm\r\n xã hội Việt Nam tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho\r\n công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về\r\n đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã\r\n hội Việt Nam theo quy định của pháp luật. \r\nTrường có tư cách\r\n pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở chính tại thành phố Hà\r\n Nội và Cơ sở đào tạo tại Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. \r\nTrường có tên giao\r\n dịch quốc tế là: Trainning School for Social Security Operations. \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý chuyên ngành \r\n | \r\n
\r\n 21.\r\n \r\n | \r\n \r\n Tạp\r\n chí Bảo hiểm xã hội \r\n | \r\n \r\n Tạp chí Bảo hiểm xã\r\n hội (sau đây gọi là Tạp chí) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội\r\n Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây\r\n gọi là Tổng Giám đốc) tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách\r\n và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực an sinh xã hội, trong đó chính sách Bảo\r\n hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là những trụ cột chính; đăng\r\n tải phổ biến việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm\r\n thất nghiệp, bảo hiểm y tế. \r\nTạp chí có tên giao\r\n dịch quốc tế tiếng Anh là Social Security Magazine, viết tắt là SSM. \r\nTạp chí chịu sự chỉ\r\n đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Tạp chí hoạt động theo\r\n Luật Báo chí và Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp\r\n luật. Tạp chí có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở đặt\r\n tại thành phố Hà Nội và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí\r\n Minh. \r\n | \r\n \r\n Tham\r\n mưu Quản lý chuyên ngành \r\n | \r\n
1.2.2 Mô hình xử lý\r\nnghiệp vụ liên thông
\r\n\r\n\r\n\r\n
Cơ\r\ncấu tổ chức, quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
\r\n\r\nBảo hiểm xã hội Việt\r\nNam được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc, tập trung, thống nhất từ trung\r\nương đến địa phương, bao gồm:
\r\n\r\n1. Ở Trung ương là\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n2. Ở các tỉnh, thành\r\nphố là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội\r\ntỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n3. Ở huyện, quận, thị\r\nxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội\r\nhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau\r\nđây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1.\r\nHiện trạng các hệ thống ứng dụng nền tảng
\r\n\r\n2.1.1 Hệ thống trao\r\nđổi và tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH
\r\n\r\nVới mục đích quy\r\nhoạch lại hệ thống ứng dụng CNTT tại BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố\r\ntrực thuộc Trung ương theo kiến trúc chuẩn SOA (Service Orianted Architeture),\r\nnhằm tăng hiệu quả hoạt động của các hệ thống ứng dụng và làm nền tảng cho việc\r\nphát triển hệ thống giai đoạn vừa qua. Năm 2016, BHXH Việt Nam đã đầu tư dự án\r\n“Xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất Ngành BHXH” để hoàn\r\nthiện hệ thống thông tin trong toàn Ngành BHXH, tạo môi trường làm việc điện tử\r\nthông suốt trong nội bộ ngành cũng như các kết nối liên ngành, ngoài ngành có\r\nliên quan (Thuế, Hải quan, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội, Y tế, Tư pháp, Công an, Ngân hàng, Cơ sở khám chữa bệnh. . . );\r\nđồng thời đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của ngành BHXH. . . ;\r\nviệc chuẩn hóa, kiến trúc hóa lại toàn bộ hệ thống ứng dụng ngành theo hướng\r\nkiến trúc dịch vụ bằng việc đầu tư hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin\r\nthống nhất, kiến trúc hướng dịch vụ toàn Ngành BHXH mang lại nhiều ưu điểm,\r\ngiúp tích hợp và khai thác tối đa các nhóm ứng dụng đã, đang và sẽ được BHXH\r\nxây dựng như: dịch vụ mã số định danh, dịch vụ tra cứu thông tin BHXH, BHYT,\r\ndịch vụ kê khai BHXH điện tử. . . giúp giảm bớt gánh nặng kê khai cho tổ chức,\r\ncá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH.
\r\n\r\n2.1.2 Hệ thống quản\r\nlý định danh và chia sẻ dữ liệu
\r\n\r\nVới việc ngành BHXH\r\nđang triển khai rất nhiều hệ thống thông tin đa dạng về chức năng nhiệm vụ như\r\nphục vụ hoạt động nghiệp vụ và có giao tiếp với bên ngoài, các ứng dụng mức hệ\r\nthống, văn phòng, các ứng dụng phục vụ công tác nội bộ dẫn đến bài toán cần\r\nquản trị người dùng, quản lý danh mục dùng chung để tránh sự thiếu nhất quán,\r\nquản lý dữ liệu người dùng, quản trị truy cập tập trung, cấp quyền cho tài khoản\r\nngười dùng để tránh lãng phí tài nguyên, kiểm soát được việc xóa bỏ tài khoản\r\nngười sử dụng khi không tiếp tục làm việc trong Ngành để đảm bảo an toàn thông\r\ntin cho toàn bộ hệ thống. Từ yêu cầu đó, từ cuối năm 2016 BHXH Việt Nam đã đầu\r\ntư hệ thống quản lý định danh và chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý chặt chẽ tài khoản\r\nvà quyền truy cập ứng dụng của người dùng tối thiểu: 20.000 cán bộ của ngành\r\nBHXH; khoảng 27 triệu hộ gia đình và gần 98 triệu người dân; toàn bộ các đơn vị\r\ntham gia BHXH, BHYT; quản lý danh mục dùng chung và tạo thuận tiện cho người\r\ndùng khi truy cập vào các ứng dụng nghiệp vụ.
\r\n\r\nNgành cũng đã triển\r\nkhai hệ thống xác thực tập trung với cơ chế đăng nhập một lần (single sign-on)\r\nvà phân quyền tập trung cho toàn bộ các hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống\r\nphần mềm nghiệp vụ và dùng chung của Ngành như: Hệ thống thư điện tử, hệ thống\r\nvăn bản điều hành, hệ thống đào tạo trực tuyến, hệ thống quản lý thiết bị, hệ\r\nthống báo cáo tập trung, hệ thống giám sát bảo hiểm y tế, hệ thống thu sổ thẻ,\r\nhệ thống quản lý chính sách BHXH, hệ thống kế toán, hệ thống tiếp nhận hồ sơ,\r\nhộ thống quản lý nhân sự, hệ thống thi đua khen thưởng, hệ thống quản lý quỹ,\r\nhệ thống giám định, hệ thống quản lý đấu thầu thuốc, hệ thống tài khoản đầu tư,\r\nhệ thống thẩm định quyết toán . . .
\r\n\r\n2.1.3 Triển khai, kết\r\nnối chia sẻ thông tin với các bộ, ngành
\r\n\r\n- Kết nối liên thông\r\nvà chia sẻ dữ liệu với trục liên thông dữ liệu quốc gia VDXP do Văn phòng Chính\r\nphủ quản lý để thực hiện việc liên thông: văn bản qua hệ thống Eoffice, chia sẻ\r\nthông tin người tham gia BHXH, BHYT để cổng dịch vụ công quốc gia đối chiếu với\r\nthông tin định danh, liên thông cung cấp các dịch vụ công trên cổng dịch vụ\r\ncông quốc gia; Hoàn tất kỹ thuật để kết nối với hệ thống báo cáo Quốc gia để\r\ncung cấp các chỉ tiêu báo cáo phục vụ điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính\r\nphủ; liên thông dịch vụ công cấp độ 4 với Cổng dịch vụ công quốc gia từ khi\r\nkhai trương (09/12/2019) theo Quyết định 411/QĐ-TTg. Tính đến hết năm 2021,\r\nBHXH Việt Nam đã thực hiện liên thông kết nối, cung cấp 24 DVC của Ngành, DVC\r\nliên thông trên Cổng DVC Quốc gia; đồng bộ trạng thái của trên 24 triệu hồ sơ\r\nvới Cổng DVC Quốc gia; tiếp nhận và giải quyết 149.770 hồ sơ, giao dịch qua\r\nCổng Dịch vụ công Quốc gia. Cụ thể: Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất: 3.820; Gia\r\nhạn thẻ BHYT theo hộ gia đình: 71.359; Đóng tiếp BHXH tự nguyện: 9.658; Đóng\r\nBHXH bắt buộc: 540; Hồ sơ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số\r\n23/2021/QĐ-TTg: 64.393.
\r\n\r\n- Chia sẻ dữ liệu với\r\nBộ Y tế: Từ tháng 5/2017 đến nay, BHXH Việt Nam đã thực hiện nhiều đợt bàn giao\r\ndữ liệu hộ gia đình và danh mục hành chính, danh mục đối tượng tham gia BHYT\r\nthuộc CSDL hộ gia đình tham gia BHYT để phục vụ công tác chăm sóc, quản lý sức\r\nkhỏe cho người dân của Bộ Y tế, gồm: (i) Toàn bộ dữ liệu hộ gia đình tham gia\r\nBHYT trên phạm vi cả nước với các trường dữ liệu về: Họ và tên, ngày sinh, giới\r\ntính, số chứng minh thư nhân dân, số định danh, nơi cấp giấy khai sinh, địa chỉ\r\ncư trú, số điện thoại, mã hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ, đã tham gia hoặc\r\nchưa tham gia BHYT, mã thẻ BHYT, mã đối tượng tham gia BHYT; (ii) Toàn bộ dữ\r\nliệu danh mục hành chính bao gồm: Danh mục tỉnh; danh mục huyện; danh mục xã,\r\nphường; danh mục thôn, xóm; danh mục đối tượng tham gia BHYT trong phạm vi cả\r\nnước thuộc hệ thống CSDL hộ gia đình tham gia BHYT.
\r\n\r\nViệc bàn giao CSDL hộ\r\ngia đình tham gia BHYT nhằm hỗ trợ xây dựng CSDL sức khỏe điện tử, kết nối với\r\ncác cơ sở khám chữa bệnh để cơ sở khám chữa bệnh có thể tra cứu thông tin thẻ\r\nBHYT; cung cấp tiện ích để các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc cập nhật dữ\r\nliệu chứng từ liên quan đến việc khám, chữa bệnh cho người tham gia BHXH để\r\nthực hiện thanh toán các chế độ BHXH (như: dữ liệu chứng nhận suy giảm khả năng\r\nlao động của Hội đồng giám định y khoa để giải quyết chế độ hưu trí; dữ liệu\r\ngiấy khai sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để giải quyết chế độ ốm\r\nđau, thai sản, dưỡng sức); chuyển dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa\r\nbệnh BHYT tới BHXH Việt Nam ngay khi bệnh nhân ra viện.
\r\n\r\n- Kết nối với với cơ\r\nsở KCB: BHXH Việt Nam đã thực hiện kết nối với 12.694 cơ sở KCB BHYT, tiếp nhận\r\nhàng năm hơn 170 triệu hồ sơ giao dịch điện tử đề nghị thanh toán chi phí KCB,\r\nđồng thời cung cấp ứng dụng tra cứu lịch sử KCB cho các cơ sở KCB BHYT.
\r\n\r\n- Kết nối, chia sẻ dữ\r\nliệu với Tổng cục Thuế: Ngày 31/12/2014, Tổng cục Thuế và BHXH Việt Nam đã ký\r\nquy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH- BHXH-TCT theo yêu cầu tại công văn số\r\n235/TTg-KTTH ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng quy chế\r\nphối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan BHXH. Trên cơ sở quy\r\nchế đã ký, BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật công\r\nnghệ thông tin, xây dựng hệ thống phần mềm và đã kết nối tự động để trao đổi thông\r\ntin theo yêu cầu tại Quy chế đã ký giữa 02 Ngành. Việc kết nối dữ liệu với Tổng\r\ncục Thuế để chia sẻ thông tin của cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký mã số\r\nthuế và người có đăng ký mã số thuế cá nhân trên địa bàn toàn quốc. Căn cứ dữ\r\nliệu, thông tin do cơ quan thuế cung cấp, cơ quan BHXH các địa phương đã rà\r\nsoát, đối chiếu với danh sách doanh nghiệp tham gia BHXH; từ đó phát hiện dấu\r\nhiệu vi phạm về đóng, nộp BHXH của doanh nghiệp để tổ chức thanh tra, kiểm tra,\r\nđôn đốc hoặc phối hợp với cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ.\r\n
\r\n\r\nSau hơn 4 năm triển\r\nkhai thực hiện Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT, công tác quản\r\nlý thu BHXH, thu thuế đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó nổi bật là\r\ncông tác phát triển đối tượng tham gia và truy thu tiền đóng BHXH, BHYT. BHXH\r\nViệt Nam và Tổng cục Thuế đã triển khai quy chế phối hợp công tác và trao đổi\r\nthông tin giữa hai cơ quan đến các Cục thuế và cơ quan BHXH 63 tỉnh thành phố.\r\nCơ quan thuế và cơ quan BHXH đã phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra đạt\r\nmột số kết quả bước đầu, tại thời điểm hiện nay, Tổng cục thuế đã gửi thông tin\r\ncủa khoảng 18,5 triệu người đã quyết toán thuế năm 2018 cho BHXH Việt Nam,\r\nngược lại Tổng cục Thuế cũng tiếp nhận thông tin của hơn 14 triệu người tham gia\r\nBHXH. Việc trao đổi thông tin đã giúp hai ngành phát triển được đối tượng tham\r\ngia, hoàn thành các nhiệm vụ được giao
\r\n\r\n- Kết nối liên thông\r\nvà chia sẻ dữ liệu với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NDXP) do Bộ\r\nThông tin và Truyền thông quản lý để thực hiện việc liên thông: Mã định danh\r\nđiện tử dung chung của các cơ quan, tổ chức; Kết nối, tiếp nhận, chia sẻ dữ\r\nliệu với Bộ Tư pháp; Chia sẻ CSDL với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể:
\r\n\r\n+ Kết nối, tiếp nhận,\r\nchia sẻ dữ liệu với Bộ Tư pháp: BHXH Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông đã phối hợp thực hiện thành công việc kết nối, tiếp nhận thông tin\r\nđăng ký khai sinh từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch của Bộ Tư pháp thông qua Nền tảng\r\ntích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) của Bộ Thông tin và Truyền thông để\r\ncấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số\r\n05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế. Việc tiếp nhận dữ\r\nliệu đăng ký khai sinh từ Bộ Tư pháp sẽ giúp tăng cường tính chính xác, đầy đủ\r\nvề dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT do dữ liệu đã được ngành Tư pháp, và\r\nCông an kiểm tra, và đã được cấp số định danh công dân, đảm bảo mỗi người chỉ\r\ncó một số định danh duy nhất và mỗi số định danh chỉ được cấp cho một người.\r\nNgoài ra việc liên thông dữ liệu sẽ giúp cho giảm bớt các thủ tục hành chính,\r\ngiảm khối lượng công việc, tạo thuận lợi cho người dân, cán bộ của ngành BHXH\r\nvà tư pháp hộ tịch
\r\n\r\nHiện nay việc tiếp\r\nnhận dữ liệu đăng ký khai sinh đã thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn\r\nquốc. BHXH Việt Nam và Bộ Tư pháp đang tiếp tục liên thông dữ liệu khai tử và\r\ncác dữ liệu chuyên ngành liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của hai ngành thông\r\nqua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) (là hệ thống kết nối,\r\nliên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương) của Bộ Thông tin\r\nvà Truyền thông.
\r\n\r\n+ Chia sẻ CSDL với Bộ\r\nKế hoạch và Đầu tư: BHXH Việt Nam đã hoàn thành kết nối, trao đổi thông tin\r\ngiữa CSDL quốc gia của BHXH với CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Chia sẻ dữ liệu với\r\nCục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội): BHXH Việt Nam đang cung cấp\r\ntài khoản để cán bộ của các Trung tâm Giới thiệu việc làm của các địa phương\r\ntruy cập dữ liệu từ Cổng thông tin của BHXH Việt Nam. Riêng đối với chia sẻ dữ\r\nliệu với Cục Việc làm, BHXH Việt Nam chưa thể xây dựng hệ thống kết nối trực\r\ntiếp do hạ tầng CSDL của Cục Việc làm đang phân tán, chưa đồng bộ và tập trung.\r\n
\r\n\r\n- BHXH Việt Nam đã\r\nkết nối với 14 nhà cung cấp dịch vụ IVAN để cung cấp và triển khai các dịch vụ\r\ncông và giao dịch điện tử cho đơn vị sử dụng lao động;
\r\n\r\n- Kết nối với 04\r\nNHTM: VIETCOMBANK, VIETTINBANK, MB BANK, BIDV để thực hiện thu, chi điện tử qua\r\nhệ thống ngân hàng. Đối với ngân hàng AGRIBANK, đã xây dựng xong phần mềm kết\r\nnối, đang chuẩn bị ký kết thanh toán điện tử song phương để triển khai thực\r\nhiện trên toàn quốc.
\r\n\r\n- Tiếp tục phối hợp\r\nvới Bưu điện Việt Nam rà soát dữ liệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng\r\ntháng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và thực hiện kết nối, truyền dẫn dữ liệu\r\ngiữa 02 ngành để phục vụ công tác chi trả và quản lý người hưởng.
\r\n\r\n2.2. Hiện\r\ntrạng các ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ cơ quan
\r\n\r\n2.2.1 Hệ thống văn\r\nbản điều hành
\r\n\r\nVới sự chỉ đạo sát\r\nsao của lãnh đạo ngành BHXH, đến nay 100% văn bản đi/đến từ trong và ngoài\r\nngành BHXH đều được thực hiện số hóa và xử lý điện tử, với những văn bản đến\r\nbằng giấy sẽ được bộ phận văn thư tại văn phòng Scan và gửi file với chữ ký số\r\nxác nhận để chuyển tới Lãnh đạo ngành cũng như các đơn vị chuyên môn xử lý.
\r\n\r\n2.2.2 Hệ thống thư\r\nđiện tử
\r\n\r\nHệ thống thư điện tử\r\n(@vss. gov. vn) với số lượng hòm thư điện tử được cấp trong toàn ngành và 100%\r\nsố lượng hòm thư điện tử thường xuyên được sử dụng. Từ năm 2018, ngành đã triển\r\nkhai tích hợp hệ thống SSO mỗi một cán bộ có thể sử dụng địa chỉ thư điện tử\r\ncủa mình để đăng nhập vào các hệ thống phần mềm nghiệp vụ khác.
\r\n\r\n2.2.3 Hệ thống Quản\r\nlý lưu trữ hồ sơ
\r\n\r\nNăm 2017, Trung tâm\r\nLưu trữ đã thực hiện số hóa và xác thực với chữ ký số điện tử cho khoảng 4\r\ntriệu hồ sơ. Tổng Giám đốc đã ra Quyết định ban hành Phần mềm Lưu trữ Hồ sơ\r\nđiện tử 1.0 để triển khai ứng dụng trong toàn hệ thống, hỗ trợ cho các cơ quan\r\nBHXH trong toàn ngành có thể dễ dàng tra cứu, khai thác hồ sơ được lưu trữ tại\r\nkho hồ sơ của BHXH Việt Nam, rút ngắn được thời gian khai thác trước đây bằng\r\nphương pháp thủ công từ 168 giờ xuống còn 30 phút.
\r\n\r\n2.2.4 Phần mềm Thanh\r\ntra -\r\nKiểm tra
\r\n\r\nNăm 2019, BHXH Việt\r\nNam đã xây dựng và bước đầu đưa phần mềm Thanh tra - Kiểm tra vào sử dụng. Việc\r\nkết nối giữa phần mềm Thanh tra - Kiểm tra với các hệ thống phần mềm nghiệp vụ\r\ncủa Ngành (Thu - Sổ thẻ, xét duyệt chính sách; Kế toán tập trung; Hệ thống\r\nthông tin giám định BHYT; dữ liệu giải quyết khiếu tố, khiếu nại; Hệ thống Quản\r\nlý văn bản và điều hành) để có thể khai thác, đối chiếu dữ liệu trước và trong\r\nquá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn chưa toàn diện (hiện nay mới kết\r\nnối với một số danh mục của phần mềm TST).
\r\n\r\n2.2.5 Phần mềm Quản\r\nlý nhân sự và Phần mềm Thi đua khen thưởng
\r\n\r\nCả 02 phần mềm: Quản\r\nlý nhân sự và Thi đua khen thưởng được xây dựng từ năm 2013 và năm 2019 đã được\r\nxây dựng mới để đáp ứng yêu cầu quản lý của các đơn vị.02 phần mềm đều được xây\r\ndựng theo mô hình quản lý tập trung tại Trung ương; người sử dụng tại BHXH Việt\r\nNam; BHXH các tỉnh/tp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc truy cập phần mềm này\r\nđể thực hiện các tác vụ quản lý theo phạm vi và quyền hạn khai thác dữ liệu\r\nđược cấp. Đến thời điểm này, 02 phần mềm đã được đưa vào sử dụng hiệu quả, đáp\r\nứng các yêu cầu nghiệp vụ về quản lý nhân sự và quản lý thi đua, khen thưởng\r\ntheo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo\r\ntổ chức thực hiện của Ngành.
\r\n\r\n2.2.6 Hệ thống Đào\r\ntạo trực tuyến
\r\n\r\nCuối năm 2017, BHXH\r\nViệt Nam đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến e-Learning\r\nvới mục tiêu tạo một môi trường đào tạo mới tiên tiến, hiện đại, đem lại những\r\nlợi ích thực sự về sự linh hoạt, tiện dụng và không bị giới hạn; giảm thiểu chi\r\nphí đào tạo trực tiếp, đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công\r\nnghệ các ứng dụng CNTT mới của Ngành một cách sâu rộng cho toàn thể cán bộ viên\r\nchức BHXH Việt Nam một cách hiệu quả.
\r\n\r\n2.2.7 Phần mềm tổng\r\nhợp, phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội
\r\n\r\nXây dựng hệ thống tự\r\nđộng thu thập và phân tích các bài viết có liên quan đến BHXH qua các trang báo\r\nđiện tử, mạng xã hội từ đó có phương án xử lý truyền thông nhanh chóng và hiệu\r\nquả đồng thời xây dựng hệ thống quản lý truyền thông của Ngành.
\r\n\r\n2.2.8 Hệ thống hội\r\nnghị truyền hình
\r\n\r\nTừ năm 2016, hệ thống\r\nHNTH của Ngành chính thức đi vào hoạt động đến 63 BHXH các tỉnh/thành phố. Năm\r\n2019, đã trang bị và triển khai xong hệ thống HNTH giai đoạn 1 đến 478 BHXH\r\nquận/huyện thuộc 42 BHXH đảm bảo cho việc thiết lập, vận hành các kênh họp giao\r\nban điện tử giữa các đơn vị. Trong năm 2020, Ngành đã hoàn thành thực hiện kế\r\nhoạch xây dựng giai đoạn 2 nâng cấp, mở rộng hệ thống HNTH đến cấp huyện của\r\nBHXH 21 tỉnh/thành phố còn lại. Hiện nay, hệ thống này được sử dụng rất hiệu\r\nquả (BHXH Việt Nam đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, hội nghị trực tuyến toàn quốc\r\nvà tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, đào tạo sử dụng phần mềm cho cán bộ Ngành thông\r\nqua hệ thống), toàn Ngành BHXH nói chung và BHXH các tỉnh, thành phố nói riêng\r\nđã phát huy hiệu quả của hệ thống trong công tác chỉ đạo, điều hành cho cơ quan\r\nBHXH các tỉnh, thành phố và các quận, huyện nhất là trong bối cảnh dịch bệnh\r\nCOVID-19 đang cần được kiểm soát chặt chẽ trên phạm vi cả nước.
\r\n\r\nĐối với hoạt động này\r\ncần được duy trì thường xuyên đối với dịch vụ vận hành. Đối với các thiết bị\r\nchỉ đầu tư khi có sự cố hoặc vòng đời của thiết bị kết thúc.
\r\n\r\n2.2.9 Chữ ký số\r\nchuyên dùng
\r\n\r\n100% tổng số cơ quan\r\ntrực thuộc sử dụng chữ ký số chuyên dùng. Đã đề nghị Ban Cơ yếu chính phủ cấp\r\n5.676 chữ ký số chuyên dùng (từ cán bộ cấp phó trưởng phòng/ phó giám đốc BHXH\r\nhuyện trở lên) trong Ngành. Tính đến thời điểm này, đã thu hồi 900 chữ ký số\r\n(do sát nhập BHXH thành phố trực thuộc tỉnh vào BHXH tỉnh/thành phố, các phòng\r\ntrực thuộc BHXH tỉnh, các trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác hoặc không\r\ncòn giữ chức vụ hiện tại), còn sử dụng 4.703 chữ ký số.
\r\n\r\nNgoài ra đã phối hợp\r\nvới Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 312 chữ ký số sử dụng trên thiết bị di động (sim\r\nPKI) (cho Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo cấp Vụ/Ban, Lãnh đạo cấp tỉnh/thành phố).\r\n
\r\n\r\nBHXH đã triển khai Hệ\r\nthống chữ ký số chuyên dùng ngành BHXH nhằm cấp chứng thư số (nội bộ) cho toàn\r\nbộ các cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ của Ngành. Trước mắt đã cấp cho cán bộ\r\ntrực tiếp làm việc với hệ thống giám định sau đó sẽ triển khai cấp xong chữ kỹ\r\nsố nội bộ tất cả cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ. Hiện nay, Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông đã cấp cho BHXH Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ\r\nchức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng tại Giấy chứng nhận số\r\n604/GCN-BTTTT ngày 17/12/2020, có giá trị đến hết ngày 16/12/2025.
\r\n\r\n2.3. Hiện\r\ntrạng các ứng dụng chuyên ngành
\r\n\r\n2.3.1 Hệ thống thông\r\ntin giám định BHYT
\r\n\r\nHệ thống thông tin\r\nGiám định BHYT được thực hiện theo hình thức thuê dịch vụ, được đưa vào vận\r\nhành từ năm 2016. Đến thời điểm này, 4 năm đưa vào sử dụng, đã đạt được nhiều\r\nkết quả, góp phần thay đổi ý thức, nâng cao trách nhiệm quản lý quỹ BHYT không\r\nchỉ của ngành BHXH mà cả ngành y tế đặc biệt là các cơ sở KCB, đã đạt được mục\r\ntiêu của Quốc hội yêu cầu “Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệ thống\r\nphần mềm CNTT giữa cơ quan BHXH và cơ sở KCB nhằm cải tiến thủ tục hành chính\r\ntrong khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, quản lý, sử\r\ndụng quỹ BHYT”. Đến thời điểm này, với việc kết nối với hơn 12.000 cơ sở KCB\r\ntrên toàn quốc, hệ thống thông tin Giám định BHYT đã giúp Ngành nâng cao hiệu\r\nquả, hiệu lực quản lý, là công cụ để kịp thời phát hiện những trường hợp trục\r\nlợi BHYT và là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT đối\r\nvới đơn vị khám chữa bệnh, người khám chữa bệnh có ý định trục lợi, ở góc độ\r\nquản lý, khi có số liệu lớn với hơn 170 triệu lượt khám chữa bệnh/năm có thể\r\nphân tích, dự báo xu hướng và hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách BHYT nói\r\nriêng và chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung. Đây được xem là một thành công\r\nlớn của Ngành trong ứng dụng CNTT và cải cách thủ tục hành chính.
\r\n\r\n2.3.2 Hệ thống cấp mã\r\nsố BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình
\r\n\r\nHệ thống này được\r\nBHXH Việt Nam xây dựng và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016 với mục tiêu quản lý\r\ntập trung thông tin, cấp mã bảo hiểm xã hội duy nhất cho toàn bộ người dân và\r\nhộ gia đình. Sau khi tạo lập cơ sở dữ liệu, cấp mã số BHXH và quản lý BHYT theo\r\ntừng hộ gia đình tiến tới tham gia BHYT bắt buộc trên toàn quốc. Đến nay, BHXH\r\nđã tạo lập xong CSDL cho hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của gần 100\r\ntriệu dân với gần 30 triệu hộ gia đình trên toàn quốc. Với thông tin bao gồm:\r\n(1) Thông tin hộ gia đình: Họ và tên chủ hộ; số sổ hộ khẩu; địa chỉ (thôn/bản;\r\nxã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố); Mã hộ gia đình; (2) Thông tin nhân\r\nkhẩu: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Nơi cấp giấy khai sinh lần\r\nđầu; Mối quan hệ với chủ hộ; Mã số BHXH. Đồng thời mã số BHXH được cấp chính\r\nxác, duy nhất cho từng cá nhân tham gia và đồng bộ với dữ liệu quản lý; đảm bảo\r\nquyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đã được in trên thẻ BHYT của\r\nngười dân đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung thông tin người dân khi\r\ncó thay đổi.
\r\n\r\n2.3.3 Phần mềm Thu và\r\nquản lý Sổ -\r\nThẻ (TST)
\r\n\r\nTừ tháng 4/2018, BHXH\r\nViệt Nam đã triển khai chính thức thuê dịch vụ hệ thống quản lý thu và Sổ thẻ\r\ntập trung cấp Trung ương sau khi chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ sang hệ\r\nthống TST. Hiện tại hệ thống TST hiện đã hoạt động ổn định, được các cán bộ\r\nThu, Sổ thẻ sử dụng hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, dữ liệu đang được tiến\r\nhành chia sẻ với Tổng cục Thuế để trao đổi thông tin về tổ chức và cá nhân trả\r\nthu nhập từ tiền lương tham gia đóng các khoản BHXH bắt buộc và nộp thuế và\r\nthường xuyên được hoàn thiện nhiều chức năng theo yêu cầu nghiệp vụ mới như\r\nchức năng tổng hợp báo cáo thu hàng ngày; bổ sung chức năng để cán bộ khai báo,\r\ncập nhật tỷ lệ, mức tiền hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện ngoài mức hỗ trợ theo quy\r\nđịnh của nhà nước; bổ sung chức năng báo cáo đối với các đơn vị nợ khó thu; các\r\nchức năng riêng để Ban nghiệp vụ cập nhật các chỉ tiêu quản lý; số giao kế\r\nhoạch thu, dân số, lực lượng lao động; hoàn thiện các chức năng lọc bỏ đối\r\ntượng báo giảm, cảnh báo gian lận, lạm dụng; đồng bộ mã thẻ BHYT hàng ngày.
\r\n\r\n2.3.4 Phần mềm kế\r\ntoán tập trung
\r\n\r\nTừ tháng 4/2018, hệ\r\nthống kế toán tập trung của Ngành đã hoàn thiện và chuyển đổi dữ liệu từ các hệ\r\nthống cũ sang hệ thống mới, được các cán bộ Tài chính kế toán sử dụng trên phạm\r\nvi toàn quốc. Hiện tại hệ thống đã tiếp tục được phát triển hoàn thiện các sổ\r\nsách, biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày\r\n14/11/2018 và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và\r\nđược sử dụng hiệu quả trên toàn quốc.
\r\n\r\n2.3.5 Phần mềm xét\r\nduyệt chính sách (TCS)
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã\r\ntriển khai phần mềm Xét duyệt chính sách tập trung toàn quốc tại Trung ương sau\r\nkhi chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ sang hệ thống mới. Hiện tại, với trên\r\n212 chức năng đáp ứng toàn bộ các quy định của Luật BHXH 2014 và các quy định\r\ncủa BHXH Việt Nam trong lĩnh vực giải quyết, quản lý chi trả cho các đối tượng\r\nhưởng lương hưu, trợ cấp BHXH một lần, hàng tháng, hệ thống hiện đã hoạt động ổn\r\nđịnh, liên thông dữ liệu với phần mềm thu và quản lý sổ thẻ, phần mềm kế toán\r\ntập trung nên hạn chế được rất nhiều trường hợp trục lợi quỹ BHXH, được các cán\r\nbộ nghiệp vụ sử dụng trên phạm vi toàn quốc đồng thời tạo điều kiện chia sẻ,\r\nkhai thác CSDL liên thông về bảo hiểm thất nghiệp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Lao\r\nđộng - Thương binh và Xã hội để quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng trợ cấp,\r\ntránh tình trạng trục lợi quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
\r\n\r\n2.3.6 Phần mềm quản\r\nlý đầu tư Quỹ
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã\r\ntriển khai chính thức thuê dịch vụ hệ thống phần mềm quản lý đầu tư Quỹ, góp\r\nphần ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đầu tư Quỹ của Ngành, tạo thuận lợi tối\r\nđa cho cán bộ nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đầu tư Quỹ của\r\nNgành từ tháng 4/2018. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã đáp ứng cơ bản các\r\nnghiệp vụ về hoạt động đầu tư quỹ và sẽ tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện,\r\nliên thông dữ liệu với phần mềm thu và quản lý sổ thẻ, phần mềm kế toán tập\r\ntrung để có thể chủ động xác định được số tiền thu hồi gốc, nợ lãi và số tiền\r\ntạm thời nhàn rỗi kịp thời, đầy đủ để kịp thời đề xuất các phương án đầu tư an\r\ntoàn, hiệu quả.
\r\n\r\n2.3.7 Phần mềm quản\r\nlý đấu thầu thuốc
\r\n\r\nHệ thống phần mềm\r\nquản lý đấu thầu thuốc được triển khai qua hình thức thuê dịch vụ từ tháng\r\n4/2018, góp phần tự động hóa, minh bạch hóa công tác đấu thầu thuốc tập trung\r\ncủa Ngành. Hiện tại hệ thống đã đi vào hoạt động, giúp quản lý chặt chẽ trong\r\ncông tác quản lý và phân phối thuốc một cách hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro\r\nphát sinh trong mua bán thuốc đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, đáp\r\nứng yêu cầu quản lý đấu thầu thuốc tập trung của Ngành.
\r\n\r\n2.3.8 Hệ thống tổng\r\nhợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH (DWH)
\r\n\r\nTừ quý III/2017, BHXH\r\nViệt Nam thực hiện triển khai xây dựng hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu\r\ntập trung với mục tiêu chính là cung cấp một hệ thống kho dữ liệu và công cụ hỗ\r\ntrợ ra quyết định cho phép nâng cao khả năng tương thích với môi trường nghiệp\r\nvụ biến đổi không ngừng cùng khả năng ứng phó với những rủi ro thông qua việc\r\ncung cấp thông tin hữu ích, nhanh chóng dựa trên thiết kế theo định hướng lấy\r\nđối tượng tham gia BHXH làm trung tâm, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ và\r\nứng dụng thông tin chính xác. Hệ thống được nghiệm thu và đưa vào sử dụng có\r\nhiệu quả từ tháng 4/2019 đã có những tác động tích cực đến toàn bộ hệ thống\r\nCNTT của BHXH Việt Nam. Đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt cũng như\r\ntrong tương lai của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nCụ thể: toàn bộ hệ\r\nthống CNTT của BHXH Việt Nam đã và đang được chuẩn hóa theo kiến trúc hiện đại\r\nđang được ứng dụng trên thế giới, tách biệt hoàn toàn môi trường vận hành\r\nnghiệp vụ (production system) với môi trường khai thác thông tin, phân tích dữ\r\nliệu và báo cáo (EDW/BI system). Kiến trúc này cho phép tăng hiệu quả, năng lực\r\nhoạt động của các hệ thống ứng dụng, và chuyên nghiệp hóa hạ tầng CNTT của tổ\r\nchức; Tập hợp và lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống nguồn và cung cấp dữ liệu phục\r\nvụ cho các yêu cầu về báo cáo, phân tích; hỗ trợ khả năng mở rộng tích hợp với\r\ntất cả các hệ thống nguồn dữ liệu khác của ngành trong tương lai; Thông qua hệ\r\nthống kho dữ liệu phục vụ các nhu cầu khai thác thông tin báo cáo, cùng các\r\ncông cụ hỗ trợ khác, quy trình và tính hiệu quả của công tác báo cáo của BHXH\r\nsẽ được cải thiện đáng kể, tính chính xác và toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo\r\nở mức cao nhất; khả năng phân tích đa chiều, tra cứu thông tin lịch sử và nhiều\r\ntính năng cao cấp khác, người dùng nghiệp vụ có thể khai phá dữ liệu theo rất\r\nnhiều hướng tiếp cận, một cách linh hoạt nhất.
\r\n\r\nHiện tại hệ thống\r\ntổng hợp và phân tích dữ liệu Ngành đã được tích hợp với hệ thống Trục tích hợp\r\nvà chia sẻ dữ liệu Ngành BHXH (SOA), việc thực hiện kết nối và chia sẻ thông\r\ntin giữa hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung Ngành BHXH với các hệ\r\nthống trong Ngành và với các Bộ, Ngành khác được thực hiện thông qua Trục tích\r\nhợp và chia sẻ dữ liệu Ngành BHXH.
\r\n\r\n2.3.9 Hệ thống phân\r\ntích xử lý dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo chống\r\ngian lận, trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,\r\nbảo hiểm thất nghiệp
\r\n\r\nĐể ứng dụng thành tựu\r\ncủa CMCN 4.0, hiện nay BHXH đang có kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống phân\r\ntích xử lý dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo chống gian lận,\r\ntrục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
\r\n\r\n2.4. Hiện\r\ntrạng các ứng dụng CNTT phục vụ người dân
\r\n\r\nCác hệ thống, phần\r\nmềm ứng dụng phục vụ người dân hiện có bao gồm những hệ thống phần mềm sau:
\r\n\r\n2.4.1 Cổng thông tin\r\nđiện tử
\r\n\r\nHệ thống được thiết\r\nkế gồm nhiều lớp có liên hệ chặt chẽ, logic với nhau, phục vụ khả năng sẵn sàng\r\ncủa hệ thống, khả năng mở rộng, tích hợp và mềm dẻo của hệ thống.
\r\n\r\nTháng 04/2017, BHXH\r\nViệt Nam ra mắt Cổng thông tin điện tử phiên bản nâng cấp tại địa chỉ www.\r\nbaohiemxahoi. gov. vn, đến nay đã duy trì Cổng TTĐT Ngành BHXH với đầy đủ 03\r\nphiên bản: Tiếng Việt; Tiếng Anh; Di động. Thường xuyên cập nhật thông tin, chủ\r\ntrương, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN cho người dân, người tham gia và doanh\r\nnghiệp nên cổng thông tin điện tử, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin theo quy\r\nđịnh tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/20116 của Chính phủ; Đẩy mạnh các\r\nhoạt động hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp thông qua trung tâm\r\ndịch vụ khách hàng; hệ thống email và trả lời trực tuyến trên Cổng thông tin\r\nđiện tử.
\r\n\r\nĐến cuối năm 2019 đã\r\nhoàn thiện cổng thông tin điện tử cho 63 BHXH các tỉnh, thành phố trên cùng một\r\nnền tảng, giao diện thống nhất từ Trung ương tới địa phương hình thành kênh\r\nquảng bá hình ảnh thống nhất và uy tín của Ngành, củng cố vai trò trụ cột an\r\nsinh xã hội của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n2.4.2 Hệ thống Giao\r\ndịch Bảo hiểm xã hội điện tử
\r\n\r\nHệ thống Giao dịch\r\nBHXH điện tử được xây dựng và khai trương tháng 5/2015, liên tục được nâng cấp,\r\nhoàn thiện đáp ứng nhu cầu theo yêu cầu nghiệp vụ. Năm 2019, nâng cấp hệ thống\r\nGiao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực Thu BHXH, BHYT, BHTN;\r\nCấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Chi trả các chế độ BHXH; Thực hiện chính sách BHXH của\r\nBHXH Việt Nam tới toàn bộ người dân và đơn vị sử dụng lao động trên nền tảng\r\nWeb và Internet ở mức độ 3, mức 4 theo Quyết định số 846/QĐ-TTg của Thủ tướng\r\nChính phủ. Đảm bảo hệ thống Giao dịch điện tử có khả năng tiếp nhận và xử lý số\r\nlượng hồ sơ trực tuyến lớn và hoạt động 24/7; 100% hồ sơ được xử lý đúng hạn;\r\nĐảm bảo 100% thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ của người dân, người lao động và doanh\r\nnghiệp khi sử dụng hệ thống giao dịch điện tử của Ngành được giải đáp đúng hạn.\r\n
\r\n\r\nTheo thống kê, từ năm\r\n2014 đến nay, BHXH Việt Nam đã giảm 75% số lượng thủ tục hành chính (TTHC). Cụ\r\nthể, từ 115 thủ tục năm 2014 xuống còn 33 thủ tục năm 2015, 32 thủ tục năm\r\n2016, 28 thủ tục năm 2017, 2018, 27 thủ tục năm 2019 và hiện tại là 25 TTHC.\r\nĐồng thời, số giờ thực hiện TTHC giảm mạnh từ 335 giờ năm 2014 xuống còn 147\r\ngiờ năm 2018. Thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày và thẻ BHYT từ 7 ngày đều được\r\nrút ngắn xuống còn 5 ngày (riêng với người hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá\r\n2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định), cấp lại thẻ BHYT không thay đổi\r\nthông tin được thực hiện trong ngày. Với việc thực hiện giao dịch điện tử trong\r\ntất cả các khâu từ thu, nộp đến quản lý chi trả thì số lần thực hiện giao dịch\r\nđiện tử giảm từ 12 lần/năm xuống còn 1 lần/năm.
\r\n\r\nHiện tại, BHXH Việt\r\nNam đã triển khai 63 DVC dành cho tổ chức và cá nhân theo Quyết định số\r\n896/QĐ-BHXH ngày 16/09/2021 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc ban\r\nhành Dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền\r\ngiải quyết của BHXH Việt Nam (trong đó 19 DVC áp dụng riêng đối với tổ chức, 31\r\nDVC áp dụng riêng đối với cá nhân, 13 DVC áp dụng chung đối với cá nhân và tổ chức).\r\n
\r\n\r\nVới nỗ lực đẩy mạnh\r\ncải cách thủ tục hành chính, hiện tại, BHXH Việt Nam đã cung cấp 100% dịch vụ\r\ncông trực tuyến mức độ 4 cho toàn bộ 25 thủ tục hành chính của Ngành. Đã tích\r\nhợp, cung cấp 24 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
\r\n\r\nNăm 2020, cơ quan\r\nBHXH đã tiếp nhận và giải quyết gần 85 triệu hồ sơ giao dịch BHXH điện tử (chưa\r\nkể 170 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí KCB liên thông trên hệ thống Giám\r\nđịnh BHYT). Trong đó, dịch vụ công Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất được quy định\r\ntại thủ tục Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo\r\nQuyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam là một\r\ndịch vụ công mức độ 4 được người tham gia sử dụng rất nhiều vì tính hiệu quả và\r\ntiện ích cao: Người dân chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối\r\nmạng internet có thể thực hiện cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất mà không cần phải\r\nra khỏi nhà. Ngày 15/10/2020, BHXH Việt Nam và BIDV đưa vào hoạt động chính\r\nthức chức năng đóng BHXH 24/7 trên Cổng giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam. Cụ\r\nthể: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu và thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN; Cá\r\nnhân cũng có thể dễ dàng tra cứu và thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình\r\nvà đóng tiếp BHXH tự nguyện cho bản thân mình và cho người thân.
\r\n\r\nCác doanh nghiệp, đơn\r\nvị sử dụng lao động được lựa chọn giao dịch với cơ quan BHXH thông qua Cổng\r\nthông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc thông qua Cổng giao dịch điện tử của các\r\ntổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử (IVAN) (có 14 nhà IVAN).
\r\n\r\nBên cạnh đó, Bảo hiểm\r\nxã hội Việt Nam đã hoàn thiện và nâng cao mức độ bảo mật của các chức năng tra\r\ncứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, quá trình tham gia BHXH, giá trị sử dụng thẻ\r\nBHYT. Bổ sung mới các tính năng tra cứu điểm thu, đại lý thu nhằm mục đích công\r\nkhai thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân và doanh nghiệp tiếp\r\ncận thông tin và thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n2.4.3 Cổng tiếp nhận\r\ndữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT
\r\n\r\nNgày 24/6/2016, Cổng\r\ntiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống Thông tin giám định BHYT chính thức được khai\r\ntrương, kết nối với các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã đến Trung ương trên\r\nphạm vi toàn quốc. Cổng tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa cơ sở KCB và cơ quan\r\nBHXH, cung cấp công cụ tra cứu, quản lý thông tuyến, chuyển tuyến, kiểm tra thẻ\r\nBHYT, thông báo kết quả giám định, cung cấp các tiện ích theo dõi tình hình KCB\r\ncủa cơ sở y tế và thống kê thanh toán BHYT, đặc biệt các cơ sở y tế có thể liên\r\nthông các kết quả xét nghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật, kết quả điều trị của\r\nngười bệnh BHYT, tránh trùng lặp chỉ định, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu\r\nquả điều trị.
\r\n\r\nGiai đoạn 2018-2020,\r\nCổng tiếp nhận đã bổ sung thêm các chức năng:
\r\n\r\n- Cấp quyền xem lịch\r\nsử KCB của người tham gia BHYT để đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, tránh\r\nlộ lọt thông tin KCB của người tham gia BHYT. Tính đến thời điểm hiện tại đã\r\ncấp quyền xem lịch sử KCB cho 53619 tài khoản và đã có khoảng gần 5 triệu lượt\r\nxem lịch sử KCB;
\r\n\r\n- Tự động dừng cấp\r\nquyền sử dụng các hàm tra cứu tự động (API) khi phát hiện số lượng tra cứu bất\r\nthường từ các CSKCB nhằm tăng cường tính bảo mật và an toàn thông tin. Để có\r\nthể phục hồi tài khoản sử dụng đối với các hàm tra cứu tự động, các CSKCB phải\r\nthực hiện đổi mật khẩu và có văn bản giải trình về số lượng tra cứu bất thường\r\nnày gửi về cơ quan BHXH ký hợp đồng. Sau khi tiếp nhận văn bản từ CSKCB, BHXH\r\ntỉnh thực hiện việc kiểm tra và gửi văn bản kèm theo văn bản của CSKCB về Trung\r\ntâm CNTT để mở khóa tài khoản tra cứu. Việc khóa và mở khóa quyền sử dụng các\r\nhàm tra cứu sẽ được Hệ thống tự động gửi tin nhắn về số điện thoại người đại\r\ndiện của CSKCB đã được khai báo đăng ký nhận thông tin hàng tháng trên Hệ\r\nthống.
\r\n\r\n- Chức năng tạo lập\r\ngiấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ\r\ndưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và\r\ngiấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư\r\n56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế (Công văn số 707/BHXH-CNTT ngày\r\n11/03/2019, Công văn số 3639/BHXH-CNTT ngày 27/09/2019, Công văn số\r\n4811/BHXH-CNTT ngày 24/12/2019, Công văn số 2076/BHXH-CNTT ngày 25/06/2020).\r\nKết quả:
\r\n\r\n+ Tổng số cơ sở KCB\r\nđã được phê duyệt cấp chứng từ: 8.793
\r\n\r\n+ Tổng số Giấy chứng\r\nnhận nghỉ việc hưởng BHXH: 13.478.429
\r\n\r\n+ Tổng số biên bản\r\ngiám định BHYT: 8.793
\r\n\r\n+ Tổng số giấy chứng\r\nsinh: 585.956
\r\n\r\n+ Tổng số giấy ra\r\nviện: 5.671.760
\r\n\r\n+ Tổng số Tóm tắt hồ\r\nsơ bệnh án: 393.315
\r\n\r\n+ Tổng số Giấy chứng\r\nnhận nghỉ dưỡng thai: 3.988
\r\n\r\nViệc cấp chứng từ\r\ntrên Cổng tiếp nhận hệ thống thông tin giám định BHYT giúp việc kiểm soát dữ\r\nliệu hưởng các chế độ BHXH được chặt chẽ, chính xác và hạn chế việc trục lợi\r\nquỹ BHXH.
\r\n\r\nNgoài ra, năm 2019,\r\nBHXH Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp Cổng tiếp nhận dữ liệu HTTT\r\ngiám định BHYT tích hợp và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực thực hiện chính\r\nsách bảo hiểm y tế của BHXH Việt Nam trên nền tảng Web và Internet ở mức độ 3,\r\nmức độ 4 tới toàn bộ người dân và cơ sở KCB BHYT theo Quyết định số 846/QĐ-TTg\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n2.4.4 Ứng dụng CNTT\r\ntại bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã nâng\r\ncấp Hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm “Tiếp nhận và quản\r\nlý hồ sơ” để quản lý, theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết\r\nvà trả kết quả thủ tục hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, đã\r\nnâng cấp, hoàn thiện Phần mềm kê khai KBHXH để hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động\r\nvà cá nhân tham gia giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Từ ngày 12/8/2019, BHXH\r\nViệt Nam chính thức triển khai Phần mềm giao dịch điện tử phiên bản Web thay\r\nthế Phần mềm KBHXH, theo đó doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần sử dụng phương tiện\r\nđiện tử có kết nối internet là có thể thực hiện kê khai “Nộp BHXH” trực tuyến\r\ntại địa chỉ: https://dichvucong. baohiemxahoi. gov. vn; đồng thời, triển khai\r\ngiao dịch điện tử BHXH đối với 08 TTHC do cá nhân thực hiện trong việc giải\r\nquyết các chế độ BHXH, trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong\r\nlĩnh vực BHXH nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực\r\ngiao dịch điện tử do BHXH Việt Nam cấp.
\r\n\r\n2.4.5 Hệ thống tương\r\ntác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan BHXH
\r\n\r\nTừ tháng 4/2019, Bảo\r\nhiểm xã hội Việt Nam đã triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người\r\ndân và doanh nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội: cung cấp tin nhắn thương hiệu\r\nBHXH Việt Nam (Gửi thông báo tới đại diện doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp nộp\r\ntiền; Biến động giảm của người lao động: khi Doanh nghiệp báo giảm cho người\r\nlao động hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo cho người lao động; Gửi tin nhắn\r\nthông báo cho đơn vị/cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH và khi cơ quan BHXH\r\ngiải quyết xong hồ sơ; Thông báo cho người tham gia BHYT hộ gia đình trước khi\r\nthẻ BHYT hết giá trị sử dụng 30 ngày; Tin nhắn thông báo cho người tham gia\r\nBHXH tự nguyện khi phương thức đóng đã đăng ký gần hết hạn) và tin nhắn tra cứu\r\ntheo cú pháp (Tra cứu thời gian tham gia BHXH; Tra cứu thời gian tham gia BHXH\r\ntheo khoảng thời gian; Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian\r\ntheo năm; Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT; Tra cứu hồ sơ đã nộp, tình trạng\r\nhồ sơ). Hệ thống được sử dụng hiệu quả và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ\r\nphía người dân và doanh nghiệp.
\r\n\r\nNgoài ra, trong giai\r\nđoạn dịch bệnh Covid 19, BHXH Việt Nam đã kịp thời triển khai cung cấp nhắn tin\r\nđến các tài khoản cá nhân để cung cấp mã số BHXH phục vụ người dân tra cứu và\r\nđiền các thông tin liên quan đến khai báo y tế điện tử. Cụ thể: tin nhắn thương\r\nhiệu liên quan Bệnh viện Bạch Mai: 1.907 lượt gửi tương ứng 3.814 tin nhắn; Tin\r\nnhắn thương hiệu liên quan tới khai báo y tế: 10.905.064 lượt gửi, tương ứng\r\n10.908.098 tin nhắn.
\r\n\r\n2.4.6 Ứng dụng dịch\r\nvụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã có\r\nvăn bản số 1220/BHXH-CNTT ngày 17/4/2020 về việc triển khai thẻ BHYT điện tử\r\ntrình Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho phép BHXH Việt Nam triển khai thẻ\r\nBHYT điện tử trên ứng dụng VSSID cài trên các thiết bị di động. Ngày 06/5/2020,\r\nBHXH Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc cùng Bộ Y tế để trao đổi các thông tin,\r\nkế hoạch, giải pháp kỹ thuật về việc cấp thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VSSID.
\r\n\r\nBắt đầu triển khai\r\nxây dựng ứng dụng dịch vụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động từ tháng\r\n2/2020 với mục tiêu thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận dịch vụ, thông tin cho\r\ncá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan BHXH thông qua môi trường di\r\nđộng một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng. Ngày 16/11/2020, BHXH Việt Nam đã\r\nkhai trương Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số. Việc triển khai ứng dụng VssID\r\nlà một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của ngành\r\nBHXH như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ\r\ntháng 10/2020 và các phiên họp của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Góp\r\nphần thực hiện những nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách\r\nchính sách BHXH, hướng tới sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân. Trong thời\r\ngian tới, Ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai tích hợp các dịch vụ công,\r\ntiện ích thanh toán trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID để đảm bảo\r\nngười dân có thể thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH tại bất cứ đâu và bất\r\nkỳ lúc nào. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh Ngành BHXH hiện đại, chuyên\r\nnghiệp, vì sự hài lòng của tổ chức và cá nhân
\r\n\r\n2.4.7 Hệ thống thu\r\nnộp, chi trả BHXH điện tử
\r\n\r\nTrên cơ sở thỏa thuận\r\nvề kết nối thanh toán điện tử song phương, từ năm 2020 BHXH Việt Nam đã phối\r\nhợp với các hệ thống ngân hàng thương mại xây dựng phần mềm và kết nối thanh\r\ntoán điện tử để thực hiện truyền, nhận tự động các chứng từ điện tử, các thông\r\ntin, dữ liệu điện tử. Việc kết nối thanh toán điện tử song phương giữa cơ quan\r\nBHXH và các hệ thống ngân hàng thương mại đã đạt được một số hiệu quả trong ứng\r\ndụng CNTT vào quản lý, hạch toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN như sau:
\r\n\r\n- Thực hiện điện tử\r\nhóa công tác thu/nộp tiền bảo hiểm, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp BHXH,\r\nBHYT, BHTN, đáp ứng được yêu cầu về hạch toán kế toán tự động tiền thu do các\r\nđơn vị nộp theo quy định; tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng ngày của tổ chức, cá\r\nnhân đã được ngân hàng tự động chuyển sang phần mềm nghiệp vụ của cơ quan BHXH\r\nđể tự động phân bổ, hạch toán kế toán;
\r\n\r\n- BHXH Việt Nam và\r\ncác ngân hàng thương mại đã phối hợp xây dựng, kiểm thử và đưa vào sử dụng đối\r\nvới các chức năng nghiệp vụ: Thu BHXH qua Ngân hàng; Thu BHXH 24/7 trên Cổng\r\ngiao dịch điện tử của BHXH; Thu gia hạn thẻ; Truy vấn số dư; Đối chiếu; Điện\r\ntra soát; Sao kê tài khoản; Chuyển tiền thu BHXH tự động từ cấp dưới lên cấp\r\ntrên; Tổng hợp các báo cáo thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN; Phối hợp lập, xác nhận\r\ncác loại báo cáo bao gồm: Bảng kê chuyển tiền; Bảng đối chiếu số dư tài khoản\r\ntiền gửi;…Đã xây dựng xong và đang kiểm thử các chức năng tự động thực hiện và\r\nhạch toán kế toán đối với các lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản của cơ quan\r\nBHXH.
\r\n\r\n2.4.8 Hệ thống\r\nchatbot tự động trả lời, hỗ trợ khách hàng
\r\n\r\nTrung tâm Truyền\r\nthông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thử nghiệm đưa vào Chatbot hơn 3.200\r\ncâu hỏi và 110.000 tình huống hỏi đáp. Đã thực hiện chạy thử trên Fanpage của\r\nNgành từ tháng 4/2019. Kết quả chạy thử: Chabot đã đáp ứng được phần câu hỏi\r\nchung về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Với dữ liệu đào đào tạo hiện nay, phục vụ\r\ncó hiệu quả cho đội ngũ tư vấn của Tổng đài 1900.9068 trong việc hỗ trợ, tư\r\nvấn, giải đáp cho người dân, doanh nghiệp.
\r\n\r\nTuy nhiên hiện nay\r\ncần đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống chatbot trả lời\r\ntự động, hỗ trợ khách hàng nhằm giải đáp chính sách về BHXH, BHYT, BHTN nhanh\r\nchóng và chính xác cho người dân có quan tâm và xây dựng kịch bản đào tạo, huấn\r\nluyện chatbot trả lời các chính sách của Ngành.
\r\n\r\n2.4.9 Trung tâm hỗ\r\ntrợ chăm sóc khách hàng
\r\n\r\nTừ tháng 8/2017, BHXH\r\nViệt Nam đã khai trương Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call Center) với đầu số\r\nhỗ trợ giải đáp, thắc mắc hoạt động 24/7 là 1900 96.96.68 và chuyển sang đầu số\r\n19009068 từ 01/01/2019. Đây là một hệ thống đầu mối phát huy hiệu quả tối đa\r\ntrong việc cung cấp và giải đáp mọi thắc mắc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho\r\nngười dân và đơn vị, hỗ trợ người dân và đơn vị trong quá trình khai thác, sử\r\ndụng các dịch vụ công trực tuyến của ngành BHXH; Giúp nâng cao hiệu quả vận\r\nhành mạng lưới tiếp nhận thông tin hai chiều giữa BHXH Việt Nam với người dân,\r\nngười tham gia và đơn vị sử dụng lao động; đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngày càng\r\ncao của người dân, người tham gia và đơn vị sử dụng lao động khi tham gia giao\r\ndịch với cơ quan BHXH thông qua môi trường mạng…
\r\n\r\n2.4.10 Hệ thống đánh\r\ngiá sự hài lòng của người dân, đơn vị sử dụng lao động đối với\r\nsự phục vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội
\r\n\r\nTrang bị thiết bị\r\nkiosk tiếp nhận phản hồi chất lượng dịch vụ cho người dân, đơn vị sử dụng lao\r\nđộng tại cơ quan BHXH các cấp và trang bị hệ thống phần mềm quản trị tiếp nhận\r\nphản hồi chất lượng dịch vụ cho người dân, đơn vị sử dụng lao động tại cơ quan\r\nBHXH các cấp.
\r\n\r\nChi tiết hiện trạng\r\nsử dụng các ứng dụng CNTT của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam xem tại Báo cáo\r\nkết quả khảo sát.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. CSDL\r\nquốc gia về bảo hiểm
\r\n\r\nThực hiện Quyết định\r\nsố 1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án\r\n"Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến\r\nmức độ 4, đẩy mạnh xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm, bảo đảm tính kết nối,\r\nchia sẻ dữ liệu với các CSDL quốc gia có liên quan". Trong đó có nhiều nội\r\ndung, nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm và kết nối\r\nliên thông để chia sẻ dữ liệu. Đặc biệt là nội dung tại khoản 2, điều 1 mở rộng\r\nphạm vi, quy mô của CSDL quốc gia về Bảo hiểm: “ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo\r\nhiểm là tài sản chung được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam chủ trì xây dựng, quản lý và vận hành, chứa đựng các thông tin cần\r\nthiết về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các thông tin\r\nvề y tế, an sinh xã hội để thực hiện chính sách bảo hiểm đồng thời phục vụ quản\r\nlý nhà nước của các ngành liên quan như y tế, lao động, thương binh - xã hội”.
\r\n\r\nNgày 14/5/2020, Chính\r\nphủ ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị\r\nđịnh quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Trong đó, giao Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tiến hành các\r\nhoạt động xây dựng dự thảo Nghị định.
\r\n\r\nNgày 31/3/2021, Chính\r\nphủ đã ban hành Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về\r\nBảo hiểm.
\r\n\r\nHiện tại BHXH Việt\r\nNam đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Cấu trúc thông điệp dữ liệu Cơ sở\r\ndữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trên cơ sở đó sẽ tiếp tục kết nối liên thông chia\r\nsẻ với các Bộ ngành khác.
\r\n\r\n3.2. Hiện\r\ntrạng phát triển CSDL chuyên ngành
\r\n\r\nTrong giai đoạn từ\r\n1995-2015 ngành BHXH phải quản lý nhiều CSDL riêng lẻ của từng mảng nghiệp vụ\r\nđược phân tán tại các 63 BHXH tỉnh, hơn 700 huyện (như các phần mềm quản lý\r\nthu, chi, kế toán, quản lý sổ thẻ). Khả năng tích hợp giữa các ứng dụng ở mỗi\r\ncấp còn gặp nhiều khó khăn dẫn tới phải thực hiện thủ công, gây nhiều sai sót\r\nvà chậm trễ.
\r\n\r\nVới mục tiêu của Kế\r\nhoạch ứng dụng CNTT ngành BHXH giai đoạn 2016 - 2020 là đẩy mạnh phát triển mô\r\nhình chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ nhằm\r\nphục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Xây dựng hệ thống CNTT của\r\nBHXH Việt Nam tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc\r\ntế, hướng khách hàng, dịch vụ với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao\r\nđược vận hành bởi nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, chất lượng cao đáp ứng yêu\r\ncầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ khách hàng toàn diện trong các lĩnh\r\nvực BHXH và BHYT.
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã có\r\nnhiều hoạt động đầu tư cho ứng dụng CNTT và cải cách thủ tục hành chính nhằm mục\r\nđích hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan BHXH và nâng\r\ncao hiệu quả, hiệu lực quản lý. Giai đoạn này, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng\r\nbộ cả hạ tầng, phần mềm và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT trong đó đã thực\r\nhiện rất nhiều hoạt động nâng cấp, xây dựng mới hệ thống phần mềm nghiệp vụ\r\nphục vụ công tác quản lý theo hướng tập trung CSDL tại Trung ương. BHXH Việt Nam\r\nđã hoàn thiện, đưa vào sử dụng các hệ thống phần mềm nghiệp vụ lõi tập trung\r\ncấp Trung ương của Ngành tương ứng với các CSDL chuyên ngành sau:
\r\n\r\n- CSDL hộ gia đình\r\ntham gia BHYT:
\r\n\r\nVới mục tiêu tạo lập\r\ncơ sở dữ liệu, cấp số định danh và quản lý BHYT theo từng hộ gia đình tiến tới\r\ntham gia BHYT bắt buộc trên toàn quốc. Đến nay, BHXH đã tạo lập xong CSDL cho\r\nhộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của hơn 98 triệu người. Thông\r\ntin bao gồm:
\r\n\r\n+ Dữ liệu cơ bản cá\r\nnhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định\r\ndanh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng ký khai\r\nsinh; quê quán, nơi thường trú;
\r\n\r\n+ Thông tin liên hệ\r\ncủa người tham gia: số điện thoại, địa chỉ email;
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nhộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia\r\nđình
\r\n\r\nCSDL hộ gia đình tham\r\ngia BHYT đã được chia sẻ cho Bộ Y tế theo chỉ đạo của Chính phủ để sử dụng\r\ntrong việc lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong tương lai dữ liệu giữa 2\r\ncơ quan sẽ được ánh xạ, đối chiếu để đảm bảo đồng bộ dữ liệu quản lý giữa 2\r\nNgành.
\r\n\r\n- CSDL giám định\r\nBHYT: hệ\r\nthống giám định BHYT đã triển khai kết nối tới hơn 12.000 cơ sở khám chữa bệnh\r\ntrên toàn quốc, thực hiện chuẩn hóa gần 12 triệu dữ liệu danh mục thuốc, vật tư\r\ny tế, dịch vụ kỹ thuật. Trung bình mỗi năm giám định khoảng 170 triệu lượt khám\r\nchữa bệnh BHYT (theo số lượng ghi nhận trên hệ thống giám định), gần 1,5 tỷ bản\r\nghi dữ liệu mỗi năm. Thông qua hệ thống, BHXH Việt Nam đã phát hiện và xuất\r\ntoán hàng nghìn tỷ đồng. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\n+ Dữ liệu cơ bản cá\r\nnhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi\r\nthường trú;
\r\n\r\n+ Thông tin liên hệ\r\ncủa người tham gia: số điện thoại, địa chỉ email;
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội;
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban\r\nđầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình hưởng.
\r\n\r\n- CSDL tài chính\r\nkế toán
\r\n\r\nBao gồm toàn bộ dữ\r\nliệu tài chính kế toán của BHXH trên toàn quốc được quản lý tập trung tại Trung\r\nương. Hiện tại đã hoàn tất việc chuyển đổi dữ liệu đối với BHXH các tỉnh, TP.\r\nHệ thống hiện đã hoạt động ổn định, được các cán bộ tài chính kế toán sử dụng\r\ntrên phạm vi toàn quốc. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\n+ Danh mục dùng\r\nchung;
\r\n\r\n+ Thông tin chứng từ\r\nchi quản lý;
\r\n\r\n+ Thông tin chứng từ\r\nchi BHXH: ngắn hạn, một lần, hàng tháng, thất nghiệp;
\r\n\r\n+ Thông tin chứng từ\r\nchi BHYT: CSKCB, trực tiếp;
\r\n\r\n+ Thông tin chứng từ\r\nthu bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN.
\r\n\r\n- CSDL Thu -\r\nSổ Thẻ (TST)
\r\n\r\nBao gồm toàn bộ dữ\r\nliệu Thu, Sổ thẻ của người tham gia BHXH, BHYT trên toàn quốc được quản lý tập\r\ntrung tại Trung ương. Là CSDL nghiệp vụ quan trọng, đóng vai trò cung cấp thông\r\ntin đầu vào của người tham gia các loại hình Bảo hiểm do BHXH VN quản lý. Hiện\r\nđã được chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ như: MISBHXH; MISBHXH_SOTHE; MIS\r\nsang hệ thống TST từ cuối tháng 12/2016 và từ Hệ thống phần mềm lõi đối với 2\r\ntỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được chuyển đổi năm 2018. Hệ thống hiện đã hoạt động ổn\r\nđịnh, được các cán bộ Thu, Sổ thẻ sử dụng trên phạm vi toàn quốc, dữ liệu đang\r\nđược tiến hành chia sẻ với Tổng cục Thuế để trao đổi thông tin về tổ chức và cá\r\nnhân trả thu nhập từ tiền lương tham gia đóng các khoản BHXH bắt buộc và nộp\r\nthuế. Trong trách nhiệm kết nối và trao đổi thông tin với các hệ thống nghiệp\r\nvụ TST cung cấp mã số và hồ sơ cần thiết của đối tượng tham gia bảo hiểm đến\r\ncác hệ thống nghiệp vụ còn lại. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\nDữ liệu cơ bản cá\r\nnhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định\r\ndanh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng ký khai\r\nsinh; địa chỉ nhận hồ sơ
\r\n\r\n+Thông tin liên hệ\r\ncủa người tham gia: số điện thoại, địa chỉ email
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nhộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia\r\nđình
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ\r\nquan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội; phương thức đóng;\r\nquá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mã\r\nsố thuế
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban\r\nđầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được\r\nbảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nngười sử dụng lao động: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số\r\nthuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh doanh\r\nchính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện tử; loại hình doanh\r\nnghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng.
\r\n\r\n- CSDL xét duyệt\r\nchính sách (TCS)
\r\n\r\nBao gồm toàn bộ dữ\r\nliệu xét duyệt chế độ đối với các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Được triển\r\nkhai trong toàn Ngành từ tháng 11/2017 với cơ sở dữ liệu tập trung tại trung\r\nương, ứng dụng chạy trên nền web, phần mềm Xét duyệt chính sách bao gồm các\r\nchức năng: Xét duyệt các chế độ dài hạn, Xét duyệt các chế độ ngắn hạn, Chi trả\r\nBHXH hàng tháng, Chi trả BHTN. CSDL phần mềm xét duyệt được nghiên cứu, thiết\r\nkế có sự liên thông dữ liệu với các phần mềm nghiệp vụ của Ngành và có nhiều\r\ncảnh báo khi thực hiện giải quyết các chế độ BHXH và chi trả chế độ BHXH, BHTN,\r\nhỗ trợ tối đa cho cán bộ thực hiện chế độ, đảm bảo việc chi đúng, chi đủ và\r\nchính xác. CSDL này hoàn thiện tạo điều kiện chia sẻ, khai thác CSDL liên thông\r\nvề bảo hiểm thất nghiệp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội để quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng trợ cấp, tránh tình trạng trục lợi\r\nquỹ bảo hiểm thất nghiệp. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\n+ Dữ liệu cơ bản cá\r\nnhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định\r\ndanh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; nơi thường trú;
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ\r\nquan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội; quá trình đóng,\r\nhưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
\r\n\r\n+ Nhóm thông tin về\r\nbảo hiểm thất nghiệp: Quá trình hưởng; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được\r\nbảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
\r\n\r\n- CSDL quản lý đầu\r\ntư quỹ: Bao\r\ngồm toàn bộ các dữ liệu liên quan đến hoạt động đầu tư quỹ giúp quản lý các khoản\r\ngốc đầu tư, theo dõi chính xác số tiền thu hồi gốc, lãi khi đến hạn. Thông tin\r\nbao gồm:
\r\n\r\n+ Danh mục dùng\r\nchung;
\r\n\r\n+ Thông tin hồ sơ\r\nkhách hàng;
\r\n\r\n+ Thông tin hợp đồng;
\r\n\r\n+ Thông tin tính lãi.\r\n
\r\n\r\n- CSDL quản lý đấu\r\nthầu thuốc tập trung: Giúp quản lý chặt chẽ trong công tác quản lý và phân phối\r\nthuốc một cách hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong mua bán thuốc\r\nđảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\n+ Thông tin kế hoạch\r\nđấu thầu;
\r\n\r\n+ Thông tin quy trình\r\nxét thầu;
\r\n\r\n+ Thông tin quy trình\r\nthực hiện hợp đồng;
\r\n\r\n- CSDL thu - chi điện\r\ntử SMS: giúp hiện đại hóa công tác thanh toán của ngành BHXH thông qua kênh\r\nthanh toán (thu nộp, chi trả) điện tử trực tuyến qua mạng Internet giữa đơn vị,\r\nngười tham gia, BHXH Việt Nam và các ngân hàng thương mại. Thông tin bao gồm:
\r\n\r\n+ Chứng từ đóng BHXH\r\ncủa các đơn vị sử dụng lao động, người tham gia do ngân hàng có quan hệ song\r\nphương với cơ quan BHXH;
\r\n\r\n+ Chứng từ chi của cơ\r\nquan BHXH: chi cho Đơn vị, người tham gia; chi cho cơ quan BHXH cấp dưới; Chi\r\nhoạt động bộ máy.
\r\n\r\n- CSDL tổng hợp và\r\nphân tích dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội: là một kho dữ liệu\r\nnghiệp vụ tập trung của ngành BHXH, với công cụ hỗ trợ ra quyết định với công\r\nnghệ hiện đại, tiên tiến và thông minh của hệ thống nhằm góp phần tăng cường\r\ncông tác tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; tăng cường khả năng cung cấp\r\nthông tin dữ liệu mang tính chính xác, toàn vẹn và duy nhất; khai thác hiệu quả\r\ntài sản dữ liệu của ngành nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ triển khai\r\ncơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, góp phần hỗ trợ công tác liên thông và chia\r\nsẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo\r\nnền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Thông tin bao gồm: Toàn bộ dữ liệu của\r\ncác phần mềm nghiệp vụ; Dữ liệu điện tử được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu\r\nNgành, được chia sẻ để 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể\r\ntrực tiếp khai thác.
\r\n\r\nNgoài ra, còn nhiều\r\nCSDL của các hệ thống quản lý nội bộ như: CSDL quản lý nhân sự, CSDL thi đua\r\nkhen thưởng, CSDL hệ thống thư điện tử, CSDL hệ thống văn bản điều hành, CSDL\r\nthanh tra kiểm tra, CSDL hệ thống đào tạo trực tuyến; CSDL hệ thống lưu trữ hồ\r\nsơ điện tử; CSDL của hệ thống chăm sóc khách hàng. . .
\r\n\r\n3.3. Hiện\r\ntrạng phát triển CSDL địa phương
\r\n\r\nCSDL địa phương không\r\nphát triển do hiện tại toàn bộ CSDL của Ngành đã được tập trung ở Trung ương.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Hệ\r\nthống mạng tổng thể toàn ngành
\r\n\r\n4.1.1 Hệ thống mạng\r\nWAN
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n1: Sơ đồ tổng thể hệ thống mạng toàn ngành
\r\n\r\nTừ năm 2018, Ngành đã\r\nhoàn thành việc nâng cấp mạng WAN (bao gồm cả đường dự phòng) đến 100% đơn vị\r\ncơ quan BHXH các cấp, đảm bảo mỗi cơ quan BHXH có 02 đường truyền kết nối tới\r\nmạng WAN Ngành; Bổ sung đường truyền mạng WAN tại các trụ sở BHXH Việt Nam;\r\nđường truyền kết nối giữa TTDL Ngành và TTDL dự phòng; Tối ưu toàn bộ hệ thống\r\nmạng WAN Ngành nhằm đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối liên thông các hệ thống\r\nứng dụng điều hành, tác nghiệp và hoạt động giao dịch trực tuyến và tiếp tục\r\nduy trì hiệu quả toàn bộ hệ thống mạng WAN Ngành, đảm bảo cung cấp dịch vụ\r\nthông suốt, liên tục cho hệ thống CNTT toàn Ngành qua mạng WAN.
\r\n\r\nHiện nay, BHXH Việt\r\nNam đã lắp đặt mạng diện rộng (WAN) ở tất cả 63 tỉnh thành và hơn 700 huyện để\r\nthực hiện kết nối từ Trung ương đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện. Hệ thống mạng WAN\r\nNgành đã đảm bảo kết nối liên tục, thông suốt và bảo mật cho các hoạt động\r\nnghiệp vụ và quản lý trên môi trường mạng của Ngành.
\r\n\r\nĐể đảm bảo tính liên\r\ntục, kịp thời, không bị gián đoạn các đường truyền WAN Ngành cần bố trí kinh\r\nphí hàng năm để duy trì thuê đường truyền mạng WAN cho BHXH các cấp.
\r\n\r\n4.1.2 Đường truyền\r\nInternet
\r\n\r\nTại TTDL Ngành: Hiện\r\ntại ngành BHXH đang có 04 đường truyền Internet 900Mbps cho các hệ thống có\r\ngiao tiếp ra bên ngoài với đơn vị và người tham gia. Do vậy, hệ thống đường\r\ntruyền Internet tại TTDL Ngành hoàn toàn đáp ứng cho việc kết nối của đơn vị và\r\nngười tham gia tới các hệ thống của Ngành BHXH.
\r\n\r\nTại cơ quan BHXH các\r\ncấp: 100% cơ quan BHXH các cấp đã được đầu tư (BHXH cấp huyện tối thiểu 01\r\nđường truyền, BHXH cấp tỉnh tối thiểu 02 đường truyền) kết nối mạng Internet\r\ntốc độ cao để phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến của\r\nngười dân và đơn vị.
\r\n\r\n4.1.3 Hiện trạng hệ\r\nthống mạng LAN và an ninh bảo mật các tỉnh/thành phố
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n2: Mô hình tổng thể hạ tầng CNTT BHXH cấp tỉnh
\r\n\r\nTừ năm 2016, BHXH\r\nViệt Nam đã thực hiện xây dựng và quy hoạch lại toàn bộ hệ thống mạng LAN để\r\ntừng bước nâng cấp đạt tới mạng LAN quy chuẩn trong toàn Ngành.
\r\n\r\nTới thời điểm hiện\r\ntại, hệ thống mạng LAN của BHXH các tỉnh/ thành phố về cơ bản đã có đầy đủ các\r\nthành phần thiết bị mạng LAN như Router; Switch đảm bảo phục vụ cho hoạt động\r\nnghiệp vụ cũng như đã có các thiết bị tối ưu hóa mạng WAN; thiết bị tường lửa\r\nđa lớp; thiết bị Proxy đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho các đơn vị. Các\r\nthiết bị trên đều đã được đầu tư có tính dự phòng, đảm bảo hoạt động 24/7 cho\r\nhệ thống CNTT của BHXH các tỉnh, thành phố.
\r\n\r\nĐối với hệ thống của\r\ncơ quan BHXH cấp huyện, tới thời điểm hiện tại cũng đã được đầu tư hệ thống\r\nmạng LAN với đầy đủ các thành phần bao gồm thiết bị định tuyến; thiết bị chuyển\r\nmạch; thiết bị tường lửa theo mô hình:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n3: Mô hình tổng thể hạ tầng CNTT BHXH cấp huyện
\r\n\r\nHiện tại, các trang\r\nthiết bị tại cơ quan BHXH cấp huyện đã được đầu tư có tính dự phòng, bảo đảm\r\ncho hệ thống hoạt động thông suốt, ổn định.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.2.1 Trung tâm dữ\r\nliệu Ngành
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n4: Mô hình tổng thể hạ tầng CNTT TTDL Ngành
\r\n\r\nTừ năm 2015 đến nay\r\nBHXH Việt Nam đã đầu tư xây dựng TTDL Ngành nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai và\r\nquản lý tập trung các hệ thống ứng dụng CNTT của Ngành. TTDL đang sử dụng dịch\r\nvụ thuê chỗ đặt máy chủ và dịch vụ quản trị tại TTDL Viettel IDC, Khu Công nghệ\r\ncao, Km29, đường Láng - Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội, với các tiêu chuẩn đạt\r\nchất lượng toàn cầu, cùng nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, công tác vận hành,\r\nan ninh và quản lý chất lượng.
\r\n\r\nTTDL Ngành về cơ bản\r\nđã được trang bị đầy đủ các phân hệ phần cứng chuyên dụng, cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị\r\nmạng:
\r\n\r\n○ Các thiết bị chuyển\r\nmạch lõi, chuyển mạch phân phối/ truy cập và chuyển mạch cho vùng quản trị.
\r\n\r\n○ Các thiết bị định\r\ntuyến Internet và WAN.
\r\n\r\n○ Các thiết bị cân\r\nbằng tải ứng dụng và cân bằng tải đường truyền.
\r\n\r\n○ Đường truyền: Kết\r\nnối Internet, kết nối WAN cho TTDL tới các đầu mối cấp tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc Trung ương.
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị an\r\nninh bảo mật đáp ứng cho toàn bộ các hệ thống trọng yếu của TTDL:
\r\n\r\n○ Các thiết bị tường\r\nlửa lớp lõi;
\r\n\r\n○ Các thiết bị tường\r\nlửa lớp biên (gateway);
\r\n\r\n○ Các thiết bị bảo\r\nmật, phòng chống tin rác (Spam) cho hệ thống thư điện tử (email);
\r\n\r\n○ Các thiết bị phòng\r\nchống tấn công từ chối dịch vụ DDOS.
\r\n\r\n○ Các hệ thống bảo\r\nmật chuyên dụng cho CSDL.
\r\n\r\n○ Các hệ thống rò\r\nquét lỗ hổng bảo mật và hệ thống tối ưu chính sách an ninh bảo mật.
\r\n\r\n○ . . .
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị lưu\r\ntrữ và backup dữ liệu.
\r\n\r\n- Hệ thống điện toán\r\nđám mây cung cấp năng lực xử lý cho các phần mềm nghiệp vụ lõi của Ngành.
\r\n\r\nVới thiết kế mang\r\ntính mở của TTDL Ngành, toàn bộ các hệ thống hạ tầng cốt lõi về mạng, bảo mật,\r\ngiám sát quản trị, không gian lưu trữ - sao lưu dữ liệu được coi là các dịch vụ\r\nhạ tầng dùng chung và được nâng cấp, bổ sung theo nhu cầu phát sinh thực tế.
\r\n\r\n4.2.2 Trung tâm dữ\r\nliệu dự phòng
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n5: Mô hình tổng thể hạ tầng CNTT TTDL dự phòng
\r\n\r\nTTDL dự phòng ngành\r\nBảo hiểm xã hội được đầu tư xây dựng từ năm 2017. Trung tâm dữ liệu dự phòng\r\ncủa BHXH Việt Nam đang sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ và dịch vụ quản trị\r\ntại TTDL GDS Thăng Long, KCN Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam, với các tiêu chuẩn\r\nđạt chất lượng toàn cầu, cùng nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, công tác vận\r\nhành, an ninh và quản lý chất lượng.
\r\n\r\nTTDL dự phòng về cơ\r\nbản đã được triển khai, trang bị các cấu phần hạ tầng cơ bản, đáp ứng mục tiêu\r\ndự phòng thảm họa cho TTDL Ngành, các trang thiết bị được đầu tư bao gồm:
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị\r\nmạng:
\r\n\r\n+ Các thiết bị chuyển\r\nmạch lõi, chuyển mạch phân phối/ truy cập và chuyển mạch cho vùng quản trị
\r\n\r\n+ Thiết bị định tuyến\r\nInternet và WAN
\r\n\r\n+ Thiết bị cân bằng\r\ntải
\r\n\r\n+ Đường truyền: Kết\r\nnối Internet, kết nối WAN cho TTDL dự phòng tới các đầu mối cấp tỉnh, thành phố\r\ntrực thuộc Trung ương và đường kết nối trực tiếp tới TTDL Ngành.
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị an\r\nninh bảo mật đáp ứng cho toàn bộ các hệ thống trọng yếu của TTDL:
\r\n\r\n+ Thiết bị tường lửa\r\nlớp lõi;
\r\n\r\n+ Thiết bị tường lửa\r\nlớp biên (gateway);
\r\n\r\n+ Thiết bị Giám sát\r\nvà bảo mật CSDL;
\r\n\r\n+ Phần mềm giám sát\r\nvà bảo mật máy chủ ảo hóa;
\r\n\r\n+ Thiết bị phòng\r\nchống tấn công có chủ đích;
\r\n\r\n+ Các thiết bị phòng\r\nchống tấn công từ chối dịch vụ DDOS.
\r\n\r\n- Hệ thống thiết bị lưu\r\ntrữ dữ liệu;
\r\n\r\n- Hệ thống điện toán\r\nđám mây cung cấp năng lực xử lý cho các phần mềm nghiệp vụ lõi của Ngành.
\r\n\r\n- Phần mềm theo dõi,\r\nquản lý hệ thống mạng và máy chủ tại TTDL dự phòng.
\r\n\r\nNgoài ra, để đảm bảo\r\nhoạt động của TTDL dự phòng nhằm đảm bảo kết nối mạng, đảm bảo an ninh bảo mật\r\nan toàn thông tin, đảm bảo hoạt động ổn định, không bị gián đoạn của các hệ\r\nthống phần mềm, cơ sở dữ liệu trong trường hợp TTDL chính của Ngành gặp sự cố\r\nthì việc tiếp tục duy trì thuê chỗ đặt máy chủ và các thiết bị liên quan đã\r\nđược đầu tư của TTDL dự phòng là rất cần thiết. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã phê\r\nduyệt chủ trương nhiệm vụ “Thuê chỗ đặt máy chủ và các thiết bị liên quan cho\r\nTrung tâm dữ liệu dự phòng (03 năm)” tại Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày\r\n04/01/2021 để thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước nhằm lựa\r\nchọn được nhà thầu cung cấp dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định của\r\nBộ Thông tin và Truyền thông và của Ngành.
\r\n\r\n4.3. Hạ\r\ntầng CNTT của BHXH Việt Nam
\r\n\r\n4.3.1 Máy trạm
\r\n\r\nHiện nay toàn Ngành\r\ncó khoảng 20.000 CBCCVC thuộc đối tượng phải sử dụng máy tính cho công việc.\r\nHàng năm ngành BHXH đều thực hiện trang bị bổ sung và thay thế kịp thời máy\r\ntính hết khấu hao và cấu hình không đáp ứng yêu cầu sử dụng (bao gồm máy chuyên\r\ndùng và máy thông thường) cho cán bộ viên chức toàn Ngành để đảm bảo 100% cán\r\nbộ có máy tính với cấu hình đáp ứng yêu cầu xử lý nghiệp vụ hàng ngày. Tổng số\r\nmáy tính được trang bị đến thời điểm này là gần 23.806 chiếc (bao gồm máy tính\r\nxách tay dùng chung để phục vụ cán bộ viên chức đi công tác). Tỷ lệ trung bình\r\nmáy tính/ Số cán bộ viên chức là: 100%.
\r\n\r\nCần tiếp tục bố trí\r\nkinh phí hàng năm để mua sắm, thay thế các máy đã hết khấu hao hỏng không sử\r\ndụng được nhằm đảm bảo 100% cán bộ công chức, viên chức toàn Ngành có máy tính\r\nđể phục vụ công việc.
\r\n\r\n4.3.2 Trung tâm dịch\r\nvụ điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH
\r\n\r\nToàn bộ các hệ thống\r\nthông tin của ngành được quản lý, giám sát và điều hành tại Trung tâm điều hành\r\nhệ thống CNTT đặt tại Tầng 11, 150 Phố Vọng.
\r\n\r\n5. Kiến\r\ntrúc An toàn thông tin
\r\n\r\n5.1.\r\nHiện trạng ATTT của BHXH Việt Nam
\r\n\r\nTrong những năm qua,\r\nBHXH đã chú trọng đầu tư các giải pháp và trang thiết bị cho công tác đảm bảo\r\nan toàn, an ninh thông tin một cách bài bản và có chọn lựa phù hợp. Từ việc lựa\r\nchọn đầu tư trang thiết bị có nguồn gốc xuất xứ tại các nước, khu vực có trình\r\nđộ khoa học công nghệ và cơ chế đảm bảo an toàn thông tin cao như EU, G7 đến\r\nviệc lựa chọn ứng dụng các giải pháp an toàn thông tin của thuộc top 3 trong\r\nbảng đánh giá, xếp hạng các giải pháp ATTT được các tổ chức độc lập có uy tín\r\nđánh giá; Hoàn thiện, ban hành quy chế, chính sách đảm bảo ATTT; Áp dụng hệ\r\nthống quản lý ATTT mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động\r\ncủa hệ thống thông tin; Phân công lãnh đạo phụ trách và thành lập hoặc chỉ định\r\nbộ phận đầu mối chịu trách nhiệm về ATTT mạng; triển khai các biện pháp nâng\r\ncao nhận thức về ATTT cho lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức và người lao\r\nđộng trong các cơ quan, đơn vị; Thường xuyên cập nhật các chính sách an ninh\r\nbảo mật, các bản vá lỗ hổng bảo mật; kiểm soát chặt chẽ vấn đề an ninh bảo mật\r\nthông qua Trung tâm điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH; Tổ chức triển khai diễn\r\ntập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin trong toàn Ngành.
\r\n\r\n5.2. Hiện\r\ntrạng các giải pháp đảm bảo ATTT
\r\n\r\n5.2.1 Các giải pháp\r\nan toàn thông tin tổng thể đã triển khai
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Giải\r\n pháp \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa lớp lõi \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa lớp biên \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa cho ứng\r\n dụng Web \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa chuyên\r\n dụng chống tấn công CSDL \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Lọc thư rác \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm bảo\r\n mật/diệt virut \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Antivirus \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Gatewway\r\n Antivirus \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống cảnh báo\r\n truy nhập trái phép \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống chống tấn\r\n công DDOS \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n giám sát tài khoản đặc quyền Cyber-ark \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống bảo vệ\r\n truy cập Web \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm quản lý\r\n giám sát dò quét quản lý lỗ hổng bảo mật: Rapid7 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm quản lý\r\n giám sát bảo mật cho máy chủ ảo hóa: TrendMicro Deep Security - Enterprise \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n truy cập và xác thực tập trung \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản trị\r\n định danh tập trung \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý an\r\n ninh thông tin mạng \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thu thập\r\n và phân tích log \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Proxy \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Bảo mật WEB với cơ\r\n chế mã hóa TLS \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n SSL VPN \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Ipsec VPN \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Mã hóa dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Bảo mật hệ điều\r\n hành \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phòng\r\n chống tấn công có chủ đích Email \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phòng\r\n chống tấn công có chủ đích ứng dụng Web \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống bảo mật\r\n trao đổi thông tin giữa các ứng dụng \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống bảo mật\r\n thông qua xác thực số (HSM; chữ ký số) \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý,\r\n phân tích mã nguồn \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống chống thất\r\n thoát dữ liệu (Network DLP) \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm phát hiện\r\n và và phản ứng với các cuộc tấn công chưa biết (EDR) cho các thiết bị đầu\r\n cuối \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Công cụ quản lý và\r\n phản hồi sự cố (SOC - Incident reponse Management) \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n cập nhật bản vá các trang thiết bị (Patch management) \r\n | \r\n
5.2.2 Tình hình thực\r\nthi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
\r\n\r\nSố lượng hệ thống\r\nthông tin thuộc phạm vi quản lý: 22 hệ thống. Trong đó:
\r\n\r\n- Số lượng HTTT Cấp\r\nđộ 1: 0.
\r\n\r\n- Số lượng HTTT Cấp\r\nđộ 2: 12 (đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ: 10; chưa phê duyệt hồ sơ đề xuất\r\ncấp độ 02).
\r\n\r\n- Số lượng HTTT Cấp\r\nđộ 3: 10 (đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ: 07; chưa phê duyệt hồ sơ đề xuất\r\ncấp độ 03).
\r\n\r\n- Số lượng HTTT Cấp\r\nđộ 4: 04 (chưa phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, đang xây dựng hồ sơ trình Bộ\r\nTTTT phê duyệt 04 hệ thống từ cấp độ 3 lên cấp độ 4).
\r\n\r\n- Số lượng HTTT Cấp\r\nđộ 5: 0.
\r\n\r\nCụ thể:
\r\n\r\nTại Quyết định số\r\n1954/QĐ-BHXH ngày 08/11/2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê\r\nduyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 cho 7 hệ thống thông tin của\r\nngành BHXH Việt Nam kèm theo phương án bảo đảm an toàn thông tin với tiêu chuẩn\r\nquốc gia TCVN 11930:2017 tương ứng, phù hợp cấp độ 3.
\r\n\r\nTại Quyết định số\r\n1137/QĐ-BHXH ngày 08/11/2019 của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin phê\r\nduyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin cấp độ 2 cho 10 hệ thống thông tin kèm\r\ntheo phương án bảo đảm an toàn thông tin với tiêu chuẩn quốc gia TCVN\r\n11930:2017 tương ứng, phù hợp cấp độ 2.
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n hệ thống\r\n thông tin \r\n | \r\n \r\n Đơn\r\n vị vận\r\n hành \r\n | \r\n \r\n Cấp\r\n độ đề xuất \r\n | \r\n \r\n Phê\r\n duyệt cấp độ \r\n | \r\n \r\n Phương\r\n án bảo đảm an toàn thông tin \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n văn bản điều hành \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n phòng BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n định danh và xác thực người dùng và quản lý danh mục người dùng chung \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n chính sách xã hội \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n nhân sự \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giám sát \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Thanh tra\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Tổng đài\r\n và chăm sóc khách hàng \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống trao đổi\r\n và tích hợp thống nhất ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tổng hợp\r\n và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH (DWH) \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n trực tuyến \r\n | \r\n \r\n Trường\r\n Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1337/QĐ- CNTT \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giám định\r\n BHYT \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Cấp mã số\r\n BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHYT điện tử \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n thu sổ thẻ BHYT \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Cổng thông\r\n tin điện tử \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Truyền thông \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Thư điện\r\n tử Ngành \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Trung tâm\r\n dữ liệu Ngành \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Quyết\r\n định số 1954/QĐ- BHXH \r\n | \r\n \r\n TCVN\r\n 11930:2017 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Quản lý\r\n đấu thầu thuốc \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Giám định \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đang\r\n đề xuất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Lưu trữ Hồ\r\n sơ điện tử \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Lưu trữ \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đang\r\n đề xuất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đầu tư Quỹ \r\n | \r\n \r\n Vụ\r\n Quản lý đầu tư quỹ \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đang\r\n đề xuất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tương tác\r\n đa phương tiện người dân và DN với cơ quan BHXH \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đang\r\n đề xuất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm quản lý\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm Công nghệ thông tin \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đang\r\n đề xuất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Việc tổ chức triển\r\nkhai phương án bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống nếu trên đã được phê\r\nduyệt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 đã được thuyết minh tại hồ sơ\r\ncấp độ kèm theo Quyết định số 1954/QĐ-BHXH, Quyết định số 1137/QĐ-BHXH với các\r\ngiải pháp an toàn thông tin tổng thể đã triển khai được nêu tại Mục 1 phần VII.\r\n
\r\n\r\nTrong giai đoạn cuối\r\nnăm 2021, đầu năm 2022, BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện rà soát, xây dựng hồ\r\nsơ và phê duyệt cấp độ đối với các hệ thống đưa vào sử dụng ưu tiên 04 hệ thống\r\ntừ cấp độ 3 lên cấp độ 4 trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Cụ thể:
\r\n\r\n+ Hệ thống hạ tầng\r\nthông tin Trung tâm dữ liệu
\r\n\r\n+ Hệ thống thông tin\r\nGiám định Bảo hiểm y tế
\r\n\r\n+ Hệ thống thông tin\r\ncấp mã định danh và Bảo hiểm y tế Hộ gia đình
\r\n\r\n+ Hệ thống thông tin\r\nmột cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công trực tuyến
\r\n\r\n5.2.3 Tình hình triển\r\nkhai Trung tâm điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã đầu\r\ntư xây dựng Trung tâm điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH đồng thời thuê nhân sự\r\ntrực Trung tâm điều hành từ đơn vị cung cấp dịch vụ có chất lượng cao (Công ty\r\nTNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất TECAPRO) nhằm chuyên nghiệp hóa, tập\r\ntrung hóa công tác giám sát, quản trị và vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT,\r\nđảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin, giúp các hệ thống thông tin của\r\nngành BHXH hoạt động liên tục 24/7, giảm thiểu tối đa nguy cơ đe dọa mất an\r\ntoàn thông tin, thời gian gián đoạn hoạt động nghiệp vụ do vấn đề kỹ thuật;\r\nNâng cao khả năng quản trị, vận hành, giám sát và khắc phục sự cố kịp thời cho\r\ntoàn bộ hệ thống CNTT ngành BHXH.
\r\n\r\nTrung tâm quản lý điều\r\nhành hệ thống CNTT ngành BHXH đã được Công ty TNHH chứng nhận DAS Việt Nam đánh\r\ngiá và trao chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO\r\n27001:2013 từ tháng 12/2019.
\r\n\r\n5.2.4 Tình hình triển\r\nkhai đảm bảo an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp
\r\n\r\nCăn cứ Chỉ thị số\r\n14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh\r\nmạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, BHXH Việt Nam hoàn thành việc\r\ntriển khai bảo đảm ATTT cho hệ thống thông tin ngành BHXH theo mô hình “4 lớp”,\r\ncụ thể như sau:
\r\n\r\na) Lực lượng tại chỗ
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã ban\r\nhành Kế hoạch số 3280/KH-BHXH ngày 29/8/2018 về việc Ứng phó sự cố bảo đảm ATTT\r\nmạng trong ngành BHXH Việt Nam quy định nguyên tắc, phương châm ứng phó sự cố\r\nbằng lực lượng tại chỗ do Đơn vị vận hành hệ thống thông tin là đầu mối gồm\r\nTrung tâm CNTT, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH\r\nViệt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã\r\nthành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT do Tổng Giám đốc làm Trưởng ban, giao 01\r\nPhó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực CNTT làm Phó Trưởng ban thường trực phụ\r\ntrách chỉ đạo và điều hành về hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin và đảm bảo\r\nan toàn thông tin toàn Ngành.
\r\n\r\nTrung tâm CNTT là đơn\r\nvị đầu mối chịu trách nhiệm về an toàn thông tin mạng, trực tiếp thực hiện công\r\ntác đảm bảo an toàn thông tin mạng toàn Ngành và tham gia thành viên Mạng lưới\r\nứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia.
\r\n\r\nTại BHXH các tỉnh,\r\nthành phố, Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách CNTT là người chịu trách nhiệm\r\ntrực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo về an toàn thông tin mạng; phòng CNTT chịu\r\ntrách nhiệm đảm bảo công tác an toàn thông tin tại đơn vị, báo cáo Trung tâm\r\nCNTT khi có sự cố nằm ngoài phạm vi kiểm soát để hỗ trợ giải quyết.
\r\n\r\nb) Thuê đơn vị giám\r\nsát, bảo vệ ATTT mạng
\r\n\r\nTrong giai đoạn 2018\r\n- 2021, Trung tâm CNTT thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số\r\n3091/QĐ-BHXH ngày 28/12/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc\r\nphê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT “Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống\r\nCNTT ngành BHXH” và Quyết định số 576/QĐ-BHXH ngày 08/5/2018 của Tổng Giám đốc\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuê dịch\r\nvụ CNTT: Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống CNTT ngành BHXH đã triển khai\r\ncác thủ tục đấu thầu theo đúng quy định của nhà nước và đã lựa chọn được nhà\r\nthầu thực hiện gói thầu “Thuê dịch vụ giám sát, kiểm tra, đánh giá, ứng cứu, điều\r\nphối xử lý sự cố an toàn thông tin và triển khai hệ thống quản lý an toàn thông\r\ntin theo tiêu chuẩn ISO 27001:2013” tại Hợp đồng số\r\n16072018/HĐTV/TTCNTT-VNCERT-QCC-DAS. Theo đó, Trung tâm CNTT đã phối hợp với\r\nTrung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCert/CC) thực hiện các\r\nnội dung:
\r\n\r\nGiám sát gián tiếp\r\ncác tên miền của ngành BHXH Việt Nam:
\r\n\r\n- baohiemxahoi. gov.\r\nvn
\r\n\r\n- vss. gov. vn
\r\n\r\n- bhxh. gov. vn
\r\n\r\n- baobaohiemxahoi. vn\r\n(đã ngừng hoạt động từ 01/10/2020).
\r\n\r\n- tapchibaohiemxahoi.\r\ngov. vn
\r\n\r\nDịch vụ giám sát gián\r\ntiếp thực hiện:
\r\n\r\n- Theo dõi, thu thập,\r\nphân tích các dữ kiện, thông tin an toàn mạng từ nguồn giám sát mạng Internet\r\ncủa nhà cung cấp dịch vụ và từ nhiều nguồn khác mà nhà cung cấp dịch vụ thu\r\nthập được để phát hiện sớm các nguy cơ, sự cố, lỗ hổng bảo mật, và các mã độc,\r\ntấn công mạng liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n- Xây dựng báo cáo\r\nđịnh kỳ về hoạt động theo dõi, cảnh báo nguy cơ, mã độc trong hệ thống công\r\nnghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội, đồng thời nghiên cứu, đề xuất phương án xử\r\nlý và hỗ dõi trợ tư vấn, hướng dẫn khách hàng cách thức xử lý các điểm yếu,\r\nnguy cơ, lỗ hổng và các mã độc phát hiện được trong hệ thống của khách hàng.
\r\n\r\n- Tổng hợp báo cáo\r\nđịnh kỳ về tình hình an ninh mạng, mã độc tại Việt Nam để từ đó có các phương\r\nán chủ động đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của Bảo hiểm\r\nxã hội.
\r\n\r\nThông qua các báo\r\ncáo, cảnh báo BHXH Việt Nam đã thực hiện ngăn chặn sớm các cuộc tấn công từ các\r\nmạng Botnet tới hệ thống của BHXH Việt Nam. Nhanh chóng có biện pháp cập nhật,\r\ncách ly các mã độc mới xuất hiện trước khi có ảnh hưởng tới hệ thống của BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\nc) Thuê đơn vị độc\r\nlập kiểm tra, đánh giá định kỳ
\r\n\r\nTrong giai đoạn 2018\r\n- 2021, Trung tâm CNTT thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số\r\n3091/QĐ-BHXH ngày 28/12/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc\r\nphê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT “Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống\r\nCNTT ngành BHXH” và Quyết định số 576/QĐ- BHXH ngày 08/5/2018 của Tổng Giám đốc\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuê dịch\r\nvụ CNTT: Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống CNTT ngành BHXH đã triển khai\r\ncác thủ tục đấu thầu theo đúng quy định của nhà nước và đã lựa chọn được nhà\r\nthầu thực hiện gói thầu “Thuê dịch vụ giám sát, kiểm tra, đánh giá, ứng cứu, điều\r\nphối xử lý sự cố an toàn thông tin và triển khai hệ thống quản lý an toàn thông\r\ntin theo tiêu chuẩn ISO 27001:2013” tại Hợp đồng số\r\n16072018/HĐTV/TTCNTT-VNCERT-QCC-DAS.
\r\n\r\nTheo đó, Trung tâm\r\nCNTT đã phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam\r\n(VNCert/CC) thực hiện các nội dung:
\r\n\r\nĐánh giá định kỳ mức\r\nđộ sẵn sàng cho 04 hệ thống CNTT quan trọng của Ngành đang cung cấp dịch vụ\r\ncông trực tuyến phục vụ cho người dân, doanh nghiệp:
\r\n\r\n+ Cổng thông tin điện\r\ntử BHXH (https://baohiemxahoi. gov. vn)
\r\n\r\n+ Cổng dịch vụ công\r\nBHXH (https://dichvucong. baohiemxahoi. gov. vn)
\r\n\r\n+ Cổng tiếp nhận dữ\r\nliệu (https://gdbhyt. baohiemxahoi. gov. vn)
\r\n\r\n+ Phần mềm Giám định\r\nBHYT (https://giamdinh. baohiemxahoi. gov. vn)
\r\n\r\nDịch vụ thực hiện\r\nkiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống nêu trên, bao gồm:
\r\n\r\n- Kiểm tra lỗi SQL\r\nInjection
\r\n\r\n- Kiểm tra thực thi\r\nmã script độc hại Reflected Cross Site Scripting
\r\n\r\n- Kiểm tra xử lý lỗi
\r\n\r\n- Kiểm tra tải lên\r\ncác loại tệp không mong muốn
\r\n\r\n- Kiểm tra chuyển\r\nhướng URL phía máy khách
\r\n\r\n- Kiểm tra\r\nClickjacking
\r\n\r\n- Kiểm tra thu thập\r\nthông tin tài khoản và đoán tài khoản người dùng
\r\n\r\n- Kiểm tra quá trình\r\ntạm ngưng tài khoản và tái sử dụng tài khoản
\r\n\r\n- Kiểm tra tài khoản\r\nmặc định và mật khẩu mặc định
\r\n\r\n- Kiểm tra chức năng\r\nnhớ mật khẩu
\r\n\r\n- Kiểm tra chức năng\r\nthay đổi password và đặt lại mật khẩu
\r\n\r\n- Kiểm tra thông tin\r\nđăng nhập truyền qua kênh truyền mã hóa
\r\n\r\n- Kiểm tra thông tin\r\nnhạy cảm được gửi qua kênh không được mã hóa
\r\n\r\n- Kiểm tra việc gia\r\nhạn phiên giao dịch
\r\n\r\n- Kiểm tra thời gian\r\nhết hạn phiên
\r\n\r\n- Kiểm tra chính sách\r\nmật khẩu
\r\n\r\n- Kiểm tra cơ chế lưu\r\ncache trong trình duyệt
\r\n\r\n- Kiểm tra lỗi Beast
\r\n\r\n- Kiểm tra lỗi Crime
\r\n\r\n- Kiểm tra lỗi Poodle
\r\n\r\n- Kiểm tra lỗi sử\r\ndụng các thuật toán, giao thức mã hóa yếu để truyền dữ liệu
\r\n\r\n- Kiểm tra Directory\r\ntraversal/file include
\r\n\r\n- Kiểm tra nâng quyền\r\ntrái phép
\r\n\r\n- Kiểm tra CSRF
\r\n\r\n- Kiểm tra thuộc tính\r\nCookies
\r\n\r\n- Lỗi chèn đoạn mã\r\nđộc hại (Code Injection)
\r\n\r\n- Lỗi Xpath Injection
\r\n\r\n- Lỗi Command\r\nInjection
\r\n\r\n- Lỗi thực thi mã\r\nscript độc hại trên Server (Stored Cross Site Scripting)
\r\n\r\n- Lỗi sử dụng các\r\nthành phần mã nguồn với lỗ hổng đã biết
\r\n\r\n- Kiểm tra khả năng\r\nForge Requests
\r\n\r\n- Kiểm tra việc\r\nupload và download file
\r\n\r\n- Lỗi bảo mật thư\r\nviện FCKEditor
\r\n\r\n- Kiểm tra DOM based\r\nCross Site Scripting
\r\n\r\nThông qua các kết quả\r\nkiểm tra, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm kịp thời\r\nnâng cấp bản vá và khắc phục các lỗ hổng bảo mật đảm bảo an toàn cho các hệ\r\nthống phần mềm của Ngành.
\r\n\r\nd) Kết nối, chia sẻ\r\nthông tin với hệ thống giám sát quốc gia
\r\n\r\nThực hiện Chỉ thị số\r\n14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực\r\nphòng, chống phần mềm độc hại và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông, BHXH Việt Nam đã thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin về phòng,\r\nchống mã độc gồm:
\r\n\r\n- Cung cấp đầy đủ các\r\ndải địa chỉ IP Public, tên miền của các hệ thống thông tin trong ngành BHXH\r\ncung cấp các dịch vụ ra bên ngoài cũng như có giao tiếp với mạng internet với\r\nTrung tâm Giám sát ATTT mạng quốc gia (NCSC) theo địa chỉ ais@mic. gov. vn
\r\n\r\n- Phối hợp với Cục An\r\ntoàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành triển khai Công văn số\r\n2973/BTTTT-CATTT ngày 04/9/2019 về việc hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát\r\nan toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
\r\n\r\n5.2.5 Tình hình lây\r\nnhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc và tấn công mạng, ứng cứu, khắc phục sự cố
\r\n\r\n- 100% máy tính trang\r\nbị cho CCVC toàn ngành đang hoạt động đều cài đặt các phần mềm diệt và phòng\r\nchống virus và cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc (với số liệu được ghi nhận\r\nlà 23.806 máy).
\r\n\r\n- BHXH Việt Nam đã\r\nthực hiện triển khai giải pháp phòng, chống mã độc F- Secure cài đặt bảo vệ cho\r\n100% máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và Trend Micro cài đặt bảo vệ cho\r\n100% máy chủ từ trước tháng 5/2018. Giải pháp phòng, chống mã độc được BHXH\r\nViệt Nam trang bị có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải\r\npháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện,\r\nphân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc\r\ndấu hiệu nhận dạng mã độc mới theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ\r\ntướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Việc\r\nkết nối, chia sẻ thông tin về mã độc với với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm\r\nGiám sát ATTT mạng quốc gia theo Công văn số 2290/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2018 về\r\nviệc hướng dẫn kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật\r\nđang được BHXH Việt Nam phối hợp triển khai.
\r\n\r\n- Tình hình lây nhiễm\r\nvà tấn công mạng nhắm vào Trung tâm dữ liệu Ngành ngày càng có xu hướng tăng\r\ncao theo từng năm, cụ thể qua các năm từ tháng 09/2018 đến 05 tháng đầu năm\r\n2022 như sau :
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Nội\r\n dung \r\n | \r\n \r\n Năm 2018 (tháng\r\n 09-12) \r\n | \r\n \r\n Năm 2019 \r\n | \r\n \r\n Năm 2020 \r\n | \r\n \r\n Năm\r\n 2021 \r\n | \r\n \r\n Năm 2022 (tháng\r\n 01-05) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Số cuộc dò quét điểm\r\n yếu hệ thống lớp biên \r\n | \r\n \r\n 76.119 \r\n | \r\n \r\n 440.353 \r\n | \r\n \r\n 932.518 \r\n | \r\n \r\n 1.097.136 \r\n | \r\n \r\n 973.249 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Số cuộc dò quét điểm\r\n yếu hệ thống lớp lõi \r\n | \r\n \r\n 402.583 \r\n | \r\n \r\n 54.768 \r\n | \r\n |||
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Số lượng mã độc tấn\r\n công hệ thống lớp biên \r\n | \r\n \r\n 1.663 \r\n | \r\n \r\n 13.096 \r\n | \r\n \r\n 29.529 \r\n | \r\n \r\n 225.194 \r\n | \r\n \r\n 168.455 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Số lượng mã độc tấn\r\n công hệ thống lớp lõi \r\n | \r\n \r\n 4.573 \r\n | \r\n \r\n 242 \r\n | \r\n |||
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Số lượng mã độc tấn\r\n công có chủ đích vào hệ thống \r\n | \r\n \r\n 54.217 \r\n | \r\n \r\n 32.356 \r\n | \r\n |||
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Số lượt hành động\r\n tấn công vào hệ thống Cơ sở dữ liệu \r\n | \r\n \r\n 1.359 \r\n | \r\n \r\n 11.508 \r\n | \r\n \r\n 59.477 \r\n | \r\n \r\n 67.935 \r\n | \r\n \r\n 8.678 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Số link giả mạo\r\n đính kèm vào thư điện tử \r\n | \r\n \r\n 752 \r\n | \r\n \r\n 217 \r\n | \r\n \r\n 1.845 \r\n | \r\n \r\n 1.833 \r\n | \r\n \r\n 2.318 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Số lượng thư điện\r\n tử có virus trên tầng ứng dụng \r\n | \r\n \r\n 5.476 \r\n | \r\n \r\n 28.923 \r\n | \r\n \r\n 9.485 \r\n | \r\n \r\n 531 \r\n | \r\n \r\n 759 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Số lượng thư điện\r\n tử bị nghi ngờ là thư rác \r\n | \r\n \r\n 100.939 \r\n | \r\n \r\n 95.652 \r\n | \r\n \r\n 118.194 \r\n | \r\n \r\n 640.437 \r\n | \r\n \r\n 169.390 \r\n | \r\n
100% các cuộc tấn\r\ncông nêu trên đều được ngăn chặn trên hệ thống của Ngành.
\r\n\r\n- Kết quả phối hợp\r\nvới Bộ Thông tin và Truyền thông trong các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy\r\ntính nhiễm mã độc trên diện rộng: BHXH Việt Nam đã có Công văn 1802/CNTT-HTA\r\nngày 06/11/2020 về việc triển khai rà quét xử lý mã độc năm 2020 gửi Cục An\r\ntoàn thông tin trong đó: (1) Tuyên truyền, phố biến đến các cán bộ công chức,\r\nviên chức trong toàn Ngành về Chiến dịch rà quét và xử lý mã độ; (2) Thực hiện\r\ncập nhật danh sách IP Botnet của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng\r\nquốc gia trên thiết bị bảo mật quản lý tập trung của Ngành để ngăn chặn kết\r\nnối; (3). Phát hành văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện rà quét\r\nvà xử lý mã độc cho các máy tính và thiết bị hệ thống thông tin thuộc phạm vi\r\nquản lý của các đơn vị (Công văn số 1709/CNTT-HTA); (4) Thực hiện kiểm tra 100%\r\nmáy tính với cơ sở dữ liệu máy tính ma của Trung tâm giám sát an toàn không\r\ngian mạng quốc gia; (5) Thực hiện rà quét toàn bộ máy tính, thiết bị bằng phần\r\nmềm phòng chống mã độc của Ngành trang bị; (6) Thường xuyên thực hiện giám sát,\r\nngăn chặn kết nối
\r\n\r\n5.2.6 Tình hình xây\r\ndựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên\r\ntục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống\r\nsau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng
\r\n\r\nBHXH Việt Nam đã xây\r\ndựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu cho các hệ thống ứng dụng\r\nvà trang thiết bị CNTT quan trọng của Ngành. Các phương án dự phòng, sao lưu dữ\r\nliệu bao gồm:
\r\n\r\n- Backup CSDL:
\r\n\r\nSử dụng giải pháp\r\nBackup Disk to Disk to Tape với cơ chế backup như sau:
\r\n\r\n\r\n Thứ\r\n Hai \r\n | \r\n \r\n Thứ\r\n Ba \r\n | \r\n \r\n Thứ\r\n Tư \r\n | \r\n \r\n Thứ\r\n Năm \r\n | \r\n \r\n Thứ\r\n Sáu \r\n | \r\n \r\n Thứ\r\n Bảy \r\n | \r\n \r\n Chủ\r\n Nhật \r\n | \r\n
\r\n Differential\r\n Backup/ Transaction Log Backups \r\n | \r\n \r\n Differential\r\n Backup/ Transaction Log Backups \r\n | \r\n \r\n Differential\r\n Backup/ Transaction Log Backups \r\n | \r\n \r\n Differential\r\n Backup/ Transaction Log Backups \r\n | \r\n \r\n Differential\r\n Backup/ Transaction Log Backups \r\n | \r\n \r\n Full Backup \r\n | \r\n
Full Database\r\nBackups: Thực hiện vào thứ 7 & Chủ nhật hàng tuần.
\r\n\r\nDifferential Database\r\nBackups: Thực hiện vào cuối ngày.
\r\n\r\nTransaction Log\r\nBackups: Thực hiện vào cuối ngày.
\r\n\r\n- Backup cấu hình,\r\nfile system các trang thiết bị quan trọng: Thực hiện hàng tháng vào ngày cuối\r\ncùng của tháng.
\r\n\r\n- Backup mã nguồn\r\nphần mềm:
\r\n\r\nToàn bộ mã nguồn các\r\nứng dụng của BHXH Việt Nam được quản lí bằng phần mềm SVN, quản lí tất cả các\r\nsự thay đổi mã nguồn đảm bảo sẵn sàng khôi phục lại các phiên bản mã nguồn khi\r\ncần thiết.
\r\n\r\n- Backup sang TTDL dự\r\nphòng và phục hồi thảm họa:
\r\n\r\nBHXH đã triển khai\r\nxây dựng TTDL dự phòng và phục hồi thảm họa nhằm đảm bảo tính an toàn của các\r\nhệ thống nghiệp vụ, các dịch vụ công của Ngành. Thường xuyên có sự kết nối và\r\nđồng bộ dữ liệu từ TTDL Ngành sang TTDL dự phòng và phục hồi thảm họa đảm bảo\r\nkhả năng khôi phục lại hoạt động bình thường của hệ thống khi có sự cố ở mức độ\r\nnghiêm trọng xảy ra.
\r\n\r\n5.2.7 Tình hình tổ\r\nchức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng
\r\n\r\nHàng năm, BHXH tổ\r\nchức các khóa học quản lý, vận hành các hệ thống CNTT cho cán bộ chuyên trách\r\nvề CNTT của cơ quan BHXH các cấp.
\r\n\r\nTrong các năm 2018,\r\n2019, 2020 BHXH Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian\r\nmạng Việt Nam (VNCERT/CC và Cục An toàn thông tin tổ chức các khóa đào tạo, cấp\r\nchứng chỉ, chứng nhận về an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách về CNTT tại\r\nBHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh tập huấn và thực hiện diễn tập về an toàn thông\r\ntin mạng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn\r\nthông tin, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra với 09 khóa học và 20 lớp. Cụ\r\nthể là: Khóa bồi dưỡng an toàn thông tin cho cán bộ lãnh đạo, áp dụng bồi dưỡng\r\ntrực tuyến qua hệ thống cầu truyền hình (Khóa A1); Khóa bồi dưỡng an toàn thông\r\ntin cho cán bộ quản lý (Khóa B1); Khóa học dành cho người dùng cuối - Chương\r\ntrình khung bồi dưỡng an toàn thông tin cho người dùng mức độ cơ bản, áp dụng\r\nbồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống cầu truyền hình (Khóa C1); Khóa bồi dưỡng an\r\ntoàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật (Khóa D1); Khóa bồi dưỡng tổng quan dành cho\r\ncán bộ chuyên trách về an toàn thông tin (Khóa E1); Khóa bồi dưỡng kiện toàn an\r\ntoàn thông tin cho hệ điều hành (Windows, Linux/Unix) (Khóa E2); Khóa bồi dưỡng\r\nkiện toàn an toàn thông tin cho các thiết bị mạng (Khóa E3); Khóa bồi dưỡng vận\r\nhành bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng mạng (Khóa E4); Khóa bồi dưỡng ứng\r\nphó và xử lý tấn công mạng (Khóa E5).
\r\n\r\nTrong năm 2020, BHXH\r\nViệt Nam phê duyệt Kế hoạch diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin\r\nvà đã triển khai diện rộng 03 đợt diễn tập và ứng cứu sự cố an toàn thông tin\r\ntại 3 miền trên cả nước trong năm 2020 và 2022 cho các đội ngũ kỹ thuật trực\r\ntiếp vận hành và hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức 01 đợt\r\ndiễn tập chuyển đổi hoạt động từ Trung tâm dữ liệu Ngành sang Trung tâm dữ liệu\r\ndự phòng và phục hồi thảm họa 03 ngày (từ 21-23/8/2020). Qua đó, nâng cao năng\r\nlực, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật của cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách\r\nvề an toàn thông tin cũng như nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp\r\nlãnh đạo quản lý, các đơn vị, bộ phận tham mưu công tác bảo đảm an toàn thông\r\ntin. Tăng cường năng lực ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công\r\nchức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\nHàng năm, BHXH Việt\r\nNam đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông (VNCERT/CC;\r\nCục An toàn thông tin) tổ chức các buổi tập huấn toàn Ngành về an toàn thông\r\ntin và thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn thông qua hệ thống Hội nghị\r\ntruyền hình về việc hướng dẫn sử dụng và khai thác các ứng dụng CNTT của Ngành,\r\nđặc biệt khi có sự thay đổi, bổ sung các tính năng mới trên các phần mềm nghiệp\r\nvụ.
\r\n\r\n5.2.8 Tình hình xây\r\ndựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố, tham gia hoạt động\r\ncủa mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
\r\n\r\n- BHXH Việt Nam đã\r\nban hành Kế hoạch số 3280/KH-BHXH ngày 29/8/2018 về Kế hoạch ứng phó sự cố bảo\r\nđảm an toàn thông tin mạng trong ngành BHXH Việt Nam. Định kì hàng năm, BHXH\r\nViệt Nam tổ chức các buổi hội nghị về an toàn thông tin qua đó phổ biến nhận\r\nthức, cập nhật tình hình an toàn thông tin của thế giới, Việt Nam nói chung và\r\nBHXH Việt Nam nói riêng cho cán bộ CCVC toàn Ngành.
\r\n\r\n- Trung tâm CNTT -\r\nBHXH Việt Nam là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc\r\ngia từ ngày 09/2/2018 theo chứng nhận số BB- 2017-13/VNCERT-ĐPUC, tham gia đầy\r\nđủ vào các buổi diễn tập ứng phó sự cố do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.\r\n
\r\n\r\n6. Hiện\r\ntrạng nguồn nhân lực CNTT
\r\n\r\n* Toàn Ngành có khoảng\r\n20.000 CBCCVC làm nghiệp vụ và sử dụng máy tính cho công việc. Phần lớn cán bộ\r\nđều được đào tạo tin học ở mức cơ bản, có thể nhanh chóng tiếp cận với các phần\r\nmềm ứng dụng CNTT.
\r\n\r\n* Cơ cấu tổ chức\r\nnguồn nhân lực CNTT của BHXH Việt Nam bao gồm:
\r\n\r\n- Ở Trung ương: Có\r\nTrung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị chuyên trách về CNTT của Ngành với 39\r\ncán bộ thuộc 6 phòng chuyên môn. Trung tâm CNTT
\r\n\r\n- BHXH Việt Nam là\r\nđơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng\r\ngiám đốc BHXH Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện phát triển, ứng dụng công\r\nnghệ thông tin đối với các đơn vị trong và ngoài hệ thống BHXH Việt Nam theo\r\nquy định của pháp luật. Hiện nay nguồn nhân lực của Trung tâm cần phải bổ sung\r\nthêm và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn\r\nmới. Chi tiết nguồn lực của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam xem tại\r\nBáo cáo kết quả khảo sát.
\r\n\r\n- Ở địa phương: Có phòng\r\nCNTT thuộc BHXH tỉnh; các quận, huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT. Các cán\r\nbộ CNTT của Ngành đều có trình độ Đại học (chiếm 100%). Những cán bộ làm công\r\ntác quản trị mạng và CSDL từ TW đến cấp tỉnh đều được đào tạo hàng năm về quản\r\ntrị mạng và CSDL. Những cán bộ này có thể đảm nhận việc vận hành hệ thống hiện\r\ntại.
\r\n\r\nSong song với việc\r\ntuyển dụng cán bộ CNTT có trình độ chuyên môn cao, BHXH Việt Nam kết hợp với tổ\r\nchức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ chuyên sâu CNTT cho số cán bộ\r\nCNTT hiện có và cập nhật, bổ sung các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản cho các\r\ncán bộ nghiệp vụ. Nâng cao năng lực, chuẩn hóa cán bộ CNTT BHXH Việt Nam:
\r\n\r\n○ Đào tạo chuyên sâu\r\nvề quản trị mạng, quản trị CSDL, an ninh mạng máy tính, an ninh dữ liệu cho cán\r\nbộ CNTT của Ngành. Hình thức tổ chức là đạo tạo tập trung tại trung ương.
\r\n\r\n○ Đào tạo kiến thức,\r\nkỹ năng lập trình cho cán bộ của TTTT theo các chuẩn công nghệ mới. Hình thức\r\ntổ chức theo các khóa học có chứng chỉ quốc tế do các tổ chức đào tạo trong\r\nnước có uy tín tổ chức.
\r\n\r\n○ Tập huấn bồi dưỡng\r\nkiến thức quản lý CNTT cho lãnh đạo các cấp của Ngành.
\r\n\r\n○ Bồi dưỡng kiến thức\r\nsử dụng mạng máy tính, khai thác các phần mềm nghiệp vụ, cập nhật, bổ sung kỹ\r\nnăng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng cho cán bộ nghiệp vụ của BHXH huyện\r\nvà tỉnh.
\r\n\r\n○ Đào tạo tập trung\r\ntại trung ương sẽ được thực hiện cho cán bộ CNTT của BHXH tỉnh. Cán bộ CNTT của\r\nBHXH tỉnh sẽ tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ tại tỉnh. Việc đào tạo được tổ\r\nchức thường xuyên trong các năm.
\r\n\r\n○ Phối hợp với Bộ\r\nThông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an\r\ntoàn, an ninh thông tin; chủ động kết hợp, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan\r\nnhà nước, các Bộ/ Ban / Ngành liên quan, các đối tác và nhà cung cấp, các hãng\r\ncông nghệ.
\r\n\r\nBên cạnh đó, Ngành\r\ncũng xây dựng hệ thống bài giảng điện tử hướng dẫn sử dụng các phần mềm nghiệp\r\nvụ Ngành. Do vậy, 100% cán bộ nghiệp vụ đều có đủ năng lực sử dụng và khai thác\r\ncác ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Đến thời điểm hiện tại,\r\ntoàn Ngành có 41 CBCCVC có chứng chỉ về An toàn bảo mật (CISSP, Security+,\r\nCISA, CISM…); 761 CBCCVC có các chứng chỉ về Quản trị mạng (MCSE, MCSA, CCNA,\r\nCCNP…); 13 CBCCVC có chứng chỉ về Quản trị cơ sở dữ liệu (MCDBA, OCA, OCM,\r\nOCP…).
\r\n\r\n7. Nhu cầu về đầu tư\r\nhạ tầng, ứng dụng và trao đổi, kết nối, chia sẻ dữ liệu
\r\n\r\n7.1. Nhu\r\ncầu phục vụ hoạt động ngành Bảo hiểm xã hội
\r\n\r\na) Nhu cầu về xây\r\ndựng phần mềm/ CSDL chuyên ngành bao gồm:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n cơ sở dữ liệu/Phần mềm \r\n | \r\n \r\n Mục\r\n đích \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n CSDL quản lý khách\r\n hàng \r\n | \r\n \r\n Nhận diện và phát\r\n triển dữ liệu tham gia của khách hàng để mở rộng đối tượng tham gia tại các\r\n lĩnh vực, theo dõi chất lượng khách hàng thông qua quá trình tham gia, hưởng\r\n chế độ BHXH, BHTN, BHYT. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n CSDL về quản lý rủi\r\n ro \r\n | \r\n \r\n Nhận diện các dấu\r\n hiệu bất thường trong dữ liệu tham gia, hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT của cá\r\n nhân, tổ chức. Đưa ra cảnh báo và có chiến lược xử lý các rủi ro có thể phát\r\n sinh. \r\n | \r\n
b) Nhu cầu về trao\r\nđổi thông tin, dữ liệu với các cơ quan, đơn vị khác gồm:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n cơ quan có nhu cầu trao đổi \r\n | \r\n \r\n Thông tin, dữ liệu\r\n trao đổi \r\n | \r\n \r\n Giải thích lý do \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Bộ Y tế \r\n | \r\n \r\n “Nhóm thông tin cơ\r\n bản về y tế” thuộc CSDLQG về BH quy định tại điểm h, khoản 1, điều\r\n 6 Nghị định số 43/2021/NĐ- CP \r\n | \r\n \r\n Theo điểm\r\n h khoản 1 Điều 6 Nghị định số 43/2021/NĐ-CP “Nhóm thông tin cơ bản về y\r\n tế gồm: nhóm máu hệ ABO, hệ Rh; tiền sử bệnh tật, dị ứng; tình trạng khuyết\r\n tật; tiền sử phẫu thuật; tiền sử tiêm chủng; ngày khám, ngày vào viện, ngày\r\n ra viện, số ngày điều trị nội trú, chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán bệnh kèm\r\n theo, thuốc đã sử dụng, cơ sở y tế đã khám/điều trị, người hành nghề đã khám/điều\r\n trị” và danh mục dữ liệu chuyên ngành đề nghị Bộ y tế chia sẻ, kết nối với\r\n CSDLQG về BH theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số\r\n 43/2021/NĐ-CP để hoàn thiện CSDLQD về Bảo hiểm. \r\nNhằm xây dựng dữ\r\n liệu KCB, giám định y tế của người tham gia BHYT, từ đó có căn cứ xây dựng,\r\n quản lý quỹ BHYT. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Bộ Lao động -\r\n Thương binh và xã hội \r\n | \r\n \r\n Nhóm thông tin về\r\n an sinh xã hội” thuộc CSDLQG về BH quy định tại điểm i, khoản\r\n 1, điều 6 Nghị định số 43/2021/NĐ- CP \r\n | \r\n \r\n Đề nghị được chia\r\n sẻ, khai thác nhóm thông tin về BHXH, BHTN theo quy định tại điểm\r\n d, điểm e, khoản 1 Điều 6 Nghị định số 43/2021/NĐ-CP và liên thông dữ\r\n liệu Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo Nghị định 145/2020/NĐ- CP của\r\n Chính phủ. Trong thời gian tới sẽ phối hợp xây dựng Quy chế trao đổi thông\r\n tin BHTN với CSDLQG về BH ở cấp Cục và Trung tâm. \r\nXây dựng dữ liệu\r\n quản lý người tham gia, cảnh báo được các trường hợp giải quyết BHXH, BHTN có\r\n dấu hiệu bất thường. Đồng thời đưa ra được chính sách BHXH, BHTN hợp lý, quản\r\n lý quỹ BHXH, BHTN. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Bộ Công An, Bộ Quốc\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n Xây dựng quy định\r\n về kết nối và chia sẻ thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN do các đơn vị thuộc\r\n Bộ Công an quản lý \r\n | \r\n \r\n Thống nhất chia sẻ\r\n thông tin với CSDLQG về BH đối với các thông tin: Nhóm ngừng tham gia (Chốt\r\n sổ Bảo lưu); thông tin chi tiết thẻ BHYT của những người thôi phục vụ trong\r\n Bộ Công An; các thông tin hưởng chế độ BHXH, BHTN, chế độ tử tuất: Số người giải quyết hưởng\r\n các chế độ BHXH (Hàng tháng: Hưu trí, tuất, tai nạn lao động-Bệnh nghề\r\n nghiệp; Một lần: BHXH một lần, Tuất 1 lần, tai nạn lao động một lần, bệnh\r\n nghề nghiệp một lần; Chết do tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp. . . ). \r\nXây dựng, hoàn\r\n thiện dữ liệu người tham gia, hưởng BHXH, BHTN, BHYT toàn quốc. \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Bộ Kế hoạch và Đầu\r\n tư \r\n | \r\n \r\n Dữ liệu đăng ký\r\n doanh nghiệp, đầu tư của các đơn vị \r\n | \r\n \r\n Hoàn thiện, sử dụng\r\n dữ liệu về đơn vị, tổ chức được thống nhất giữa các Bộ, Ngành. Xây dựng quy\r\n định về kết nối và chia sẻ thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN do các\r\n đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Văn phòng Chính phủ \r\n | \r\n \r\n Kết nối và chia sẻ\r\n dữ liệu chứng thực từ bản sao điện tử và các dữ liệu dịch vụ công liên quan\r\n đến CSDLQG về BH theo quy định hiện hành \r\n | \r\n \r\n Thực hiện báo cáo\r\n chính phủ, đưa ra các chính sách, dịch vụ công phù hợp, tiện ích \r\n | \r\n
7.2. Nhu\r\ncầu khác của các đơn vị
\r\n\r\nNhu cầu về đầu tư hạ\r\ntầng, ứng dụng và trao đổi, kết nối, chia sẻ dữ liệu của các đơn vị khác xem\r\nchi tiết tại Báo cáo kết quả khảo sát.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Ưu điểm
\r\n\r\nTrong giai đoạn\r\n2016-2020, với sự chỉ đạo quyết liệt Lãnh đạo Ngành, toàn ngành đã triển khai\r\nmạnh mẽ ứng dụng CNTT, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng CNTT thiết yếu cho toàn\r\nngành: Trung tâm dữ liệu Ngành, Trung tâm dữ liệu dự phòng, đường truyền\r\nWAN/LAN …; các hoạt động ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp, các hoạt\r\nđộng nghiệp vụ chủ yếu đều được tin học hóa … theo mô hình tập trung tại Trung\r\nương. Theo đó, công tác ứng dụng CNTT cũng được BHXH Việt Nam đặc biệt quan\r\ntâm, thể hiện qua việc tập trung xây dựng nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác\r\ncải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực\r\nhiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo sự minh bạch, rõ ràng trong\r\nquản lý điều hành, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Đặc\r\nbiệt là việc áp dụng triệt để cải cách thủ tục hành chính, gắn liền với ứng\r\ndụng CNTT. Đến nay, ứng dụng CNTT đã bao phủ hầu hết các hoạt động nghiệp vụ\r\nchủ yếu của Ngành qua các phần mềm nghiệp vụ: Thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ\r\nBHXH, thẻ BHYT; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao\r\nđộng, bệnh nghề nghiệp; tài chính kế toán; quản lý nhân sự; quản lý thiết bị\r\ncông nghệ thông tin; quản lý văn bản điều hành Eoffice; hệ thống email công vụ;\r\nthực hiện chữ ký số trong toàn ngành; hệ thống giám sát điều hành BHYT; hệ\r\nthống giám sát mạng… giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
\r\n\r\nNgành BHXH cũng đã\r\nchủ động thay đổi các hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC phù hợp với\r\nyêu cầu của xã hội: thực hiện qua giao dịch điện tử; giao dịch tại trụ sở cơ\r\nquan BHXH; giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời, thực hiện kết\r\nnối chia sẻ dữ liệu với Bộ Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh để sử dụng bộ mã\r\ndanh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT;\r\nvới Bộ Tư pháp trong việc cung cấp thông tin đăng ký kê khai và cấp thẻ cho trẻ\r\nem dưới 6 tuổi; thông tin về khai tử khi đối tượng hưởng chế độ tuất. . . Đồng\r\nthời, ngành BHXH đã áp dụng hệ thống tương tác đa phương tiện đã góp phần quan\r\ntrọng vào công tác quản lý, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ\r\nkhi có thể tiếp cận tốt nhất đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng người tham\r\ngia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…Thông qua hình thức tin nhắn (SMS)\r\nlà một giải pháp hiệu quả giúp tổ chức và người dân, DN nắm bắt được các thông\r\ntin liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Cụ thể, các\r\nhình thức thông báo được cung cấp tới: đại diện DN sau khi DN nộp tiền người\r\nlao động biết khi DN báo giảm lao động; cá nhân/đơn vị biết kết quả giải quyết\r\nTTHC; người tham gia BHYT hộ gia đình trước (30 ngày) khi thẻ BHYT hết hạn sử\r\ndụng; người tham gia BHXH tự nguyện khi phương thức đóng đã đăng ký gần hết\r\nhạn; người có thẻ BHYT số tiền được cơ quan BHXH chi trả khi đi khám chữa bệnh\r\nBHYT…Dịch vụ tin nhắn thông báo, tra cứu quá trình đóng, hưởng, giải quyết hồ sơ\r\nBHXH, BHYT, BHTN đem đến sự kết nối thông tin, giải quyết chế độ chính sách\r\ngiữa các cá nhân, đơn vị với cơ quan BHXH được thuận lợi, nhanh chóng và chính\r\nxác hơn. Đây là điều rất cần thiết giúp người dân, người lao động chủ động hơn\r\ntrong việc nắm bắt, cập nhật thông tin quá trình tham gia, thụ hưởng các chính\r\nsách BHXH, BHYT, BHTN, từ đó, cùng với cơ quan BHXH đấu tranh, tố giác, xử lý\r\ncác hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, bảo vệ quyền lợi chính đáng\r\ncủa người lao động. Còn về phía cơ quan BHXH, các dịch vụ này sẽ góp phần quan\r\ntrọng vào công tác quản lý, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ.\r\nViệc “cá nhân hóa” được đối tượng phục vụ giúp công tác thông tin, tuyên truyền\r\ncủa ngành BHXH thêm thân thiện, hiệu quả; đồng thời, việc thông báo, theo dõi\r\ncụ thể về “đường đi” của từng hồ sơ cũng giúp cho công tác giải quyết chế độ\r\nchính sách BHXH, BHYT, BHTN thêm nhanh chóng, chính xác. Để triển khai được\r\ndịch vụ tin nhắn thông báo này, cơ quan BHXH sẽ thu thập thông tin về số điện\r\nthoại di động của đại diện doanh nghiệp và cá nhân; sau đó cập nhật trên các hệ\r\nthống phần mềm liên quan của ngành BHXH.
\r\n\r\nTrước đó, ngày\r\n31/12/2019, Đề án “Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành\r\nbảo hiểm và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt\r\nNam với các ngành liên quan” đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt theo\r\nQuyết định 1939/QĐ-TTg, với mục tiêu chung là xây dựng và triển khai các giải\r\npháp đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hoàn thiện, mở rộng\r\ncơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm, bảo đảm dữ liệu được thu thập, xác\r\nminh và quản trị một cách đầy đủ, chính xác để kết nối, chia sẻ dữ liệu với các\r\nCSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia có liên quan. Theo đó, BHXH Việt Nam đã ban\r\nhành Kế hoạch số 400/KH-BHXH nhằm mục đích triển khai thực hiện kịp thời, toàn\r\ndiện và có hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định\r\nsố 1939/QĐ-TTg, đảm bảo thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải\r\npháp trong việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành bảo\r\nhiểm và các dịch vụ công.
\r\n\r\nHiện nay, BHXH Việt\r\nNam đã và đang xác định, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kết nối, khai thác\r\ncác CSDL của các bộ, ngành; đẩy mạnh thanh toán điện tử và đảm bảo các điều\r\nkiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; xây dựng CSDL quốc gia về\r\nbảo hiểm; rà soát, đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, TTHC thuộc các lĩnh vực BHXH,\r\nBHYT, thu, sổ thẻ, chi trả các chế độ BHXH. Xác định tổng số dịch vụ công thuộc\r\nthẩm quyền giải quyết của Ngành tương ứng với số TTHC do ngành BHXH công bố; rà\r\nsoát cơ sở pháp lý thực hiện phương thức thanh toán điện tử và kiến nghị cơ\r\nquan có thẩm quyền ban hành văn bản điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở số dịch vụ\r\ncông của Ngành, tiến hành xác định tổng số dịch vụ công trực tuyến, và mức độ\r\ncủa từng dịch vụ công để xây dựng lộ trình thực hiện dịch vụ công mức độ 4\r\ntriển khai trong năm 2020 và 2021 (nhằm đạt mục tiêu tối thiểu 70% số dịch vụ\r\ncông mức độ 4 năm 2020 và 85% số dịch vụ công mức độ 4 năm 2021). Tăng cường\r\nđẩy mạnh việc tuyên truyền các giải pháp vận động, khuyến khích người dân thực\r\nhiện dịch vụ công trực tuyến, nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện\r\nthanh toán không dùng tiền mặt.
\r\n\r\nNgoài ra, trong năm\r\n2020 và các năm tiếp theo, ngành BHXH đã và đang triển khai các giải pháp bảo\r\nđảm điều kiện về cơ sở hạ tầng CNTT; thực hiện giao dịch điện tử đối với cá\r\nnhân, tổ chức trên các lĩnh vực BHXH, BHYT; triển khai các dịch vụ công trực\r\ntuyến theo từng TTHC; từng bước thực hiện thanh toán điện tử bắt buộc; hoàn\r\nthiện hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử; triển khai đánh giá và xác định\r\ncấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng của Ngành. Đồng\r\nthời, ngành BHXH sẽ tham gia với các Bộ: LĐ-TB&XH, Y tế, TT-TT, Tài chính,\r\nCông an, Tư pháp trong việc hoàn thiện các quy định liên quan đến CSDL quốc gia\r\nvề bảo hiểm; phối hợp xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định về tiêu chuẩn,\r\nquy chuẩn kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ thông tin của\r\nCSDL quốc gia về bảo hiểm với các CSDL quốc gia và các CSDL chuyên ngành.
\r\n\r\nĐối với hoạt động,\r\nnâng cao hiệu quả quản lý, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, ngành\r\nBHXH luôn nỗ lực, cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thúc\r\nđẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đây được coi là “chỉ số” quan\r\ntrọng, nhằm phản ánh thực chất nhất công tác cải cách hành chính, gắn liền với\r\nứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục\r\ntiêu là sự hài lòng của cá nhân, tổ chức. Trong thời gian tới, nhiệm vụ quan\r\ntrọng của ngành BHXH là hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành BHXH\r\nphiên bản 2.0. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh, bổ sung CSDL hộ gia đình tham gia\r\nBHYT cũng như trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành liên quan để nâng cao\r\nhiệu quả quản lý, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi tham\r\ngia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
\r\n\r\n8.2. Hạn chế
\r\n\r\nNgười sử dụng
\r\n\r\nNhiều doanh nghiệp,\r\nđơn vị sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến ứng dụng CNTT vào quản lý nên\r\nchưa tích cực triển khai giao dịch điện tử; Một số đơn vị do cơ sở hạ tầng,\r\nnhân lực, máy móc, đường truyền mạng internet chưa đáp ứng được; Một số đơn vị\r\ncó số lao động nhỏ, ít phát sinh tăng, giảm, quen sử dụng phương thức nộp hồ sơ\r\ngiấy. . . ảnh hưởng đến kết quả triển khai giao dịch điện tử.
\r\n\r\nNghiệp vụ
\r\n\r\nVề các nghiệp vụ của\r\nNgành, cần thực thi nghiên cứu rà soát, đơn giản hóa các hồ sơ, quy trình, thủ\r\ntục hành chính gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kết nối, khai thác\r\ncơ sở dữ liệu của các bộ ngành liên quan.
\r\n\r\nCác ứng dụng
\r\n\r\nNgành BHXH đã triển\r\nkhai đồng bộ nhiều hệ thống phần mềm quan trọng theo mô hình tập trung từ Trung\r\nương đến địa phương để hỗ trợ các công tác xử lý nghiệp vụ, tiến tới xây dựng\r\nhệ thống phần mềm tổng thể, thống nhất, đáp ứng hầu hết các yêu cầu nghiệp vụ\r\nkhác. Trong đó, đã giúp quản lý, đồng bộ thông tin người tham gia BHXH, BHYT và\r\ncấp mã số BHXH duy nhất cho người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT.
\r\n\r\nTuy nhiên, BHXH Việt\r\nNam cần: 1) Thực thi rà soát, nâng cấp các hệ thống để đảm bảo tính sẵn sàng\r\nđối với IPv6 của các hệ thống CNTT đã đầu tư theo Quyết định số 1509/QĐ-BTTTT;\r\n2) Tăng cường thúc đẩy, hoàn thiện các công cụ giao dịch điện tử đối với cá\r\nnhân, tổ chức trên các lĩnh vực BHXH, BHYT; BHTN bằng nhiều phương tiện trực\r\ntuyến khác nhau như Cổng thông tin điện tử, ứng dụng trên thiết bị thông minh,\r\nhệ thống tin nhắn đa phương tiện
\r\n\r\nCơ sở dữ liệu
\r\n\r\nNền tảng phát triển,\r\nquản trị các cơ sở dữ liệu cần có sự chuyển đổi để tạo ra sự phù hợp với các\r\nquy định về bản quyền, không còn rủi ro về pháp lý, an toàn thông tin và tài\r\nchính; tương thích với sự phát triển, cải tiến các hệ thống ứng dụng của BHXH\r\nViệt Nam trên nền tảng điện toán đám mây.
\r\n\r\nHạ tầng kỹ thuật
\r\n\r\nHạ tầng kỹ thuật của\r\nBHXH Việt Nam được đầu tư và nâng cấp thường xuyên đáp ứng năng lực xử lý cho\r\ncác ứng dụng được triển khai và công việc của người dùng nhưng cần lưu ý một số\r\nvấn đề sau:
\r\n\r\n- Tăng cường rà soát\r\ntổng thể tài nguyên CNTT của Ngành, đặc biệt là tài nguyên tại các Trung tâm dữ\r\nliệu; xây dựng, ban hành và thực thi, giám sát việc thực thi các quy định về\r\nquản lý tài nguyên và triển khai áp dụng;
\r\n\r\n- Hạ tầng kỹ thuật\r\ncần phải mở rộng nâng cấp với các công nghệ hiện đại để phù hợp với định hướng,\r\nchiến lược phát triển ứng dụng, dữ liệu của ngành; định hướng chuyển đổi kiến\r\ntrúc ứng dụng và nền tảng dữ liệu.
\r\n\r\nĐảm bảo an toàn, an\r\nninh thông tin
\r\n\r\n- Chưa hoàn thành\r\ntriển khai đánh giá và xác định cấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông\r\ntin quan trọng của BHXH Việt Nam theo quy định và tổ chức triển khai thực hiện\r\nviệc bảo đảm an toàn thông tin;
\r\n\r\n- Việc đảm bảo an\r\ntoàn, an ninh thông tin theo các quy định đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo\r\nhiểm cần phải thực thi toàn diện, triệt để.
\r\n\r\nQuản lý chỉ đạo
\r\n\r\n- Chưa hoàn thành\r\nviệc phối hợp với các bộ, ngành liên quan về các cơ sở pháp lý liên quan đến\r\nCSDL quốc gia về bảo hiểm; quy định/quy chế giữa các đơn vị liên quan đến xây\r\ndựng, quản lý, thu thập, duy trì, cập nhật, chỉnh sửa, kết nối, chia sẻ, khai\r\nthác, sử dụng thông tin. . . trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
\r\n\r\n- Chưa xây dựng, hoàn\r\nthiện các văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu\r\nphục vụ kết nối, chia sẻ thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với\r\ncác cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
\r\n\r\nNguồn nhân lực CNTT
\r\n\r\nCác cán bộ chuyên\r\ntrách về CNTT đều có trình độ từ Đại học trở lên tuy nhiên còn ít về số lượng\r\nso với quy mô các hệ thống ứng dụng CNTT hiện có của BHXH, do vậy BHXH Việt Nam\r\ncũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và vận hành hệ thống ứng dụng\r\ncũng như đảm bảo an toàn thông tin trong toàn Ngành.
\r\n\r\nTrung tâm Công nghệ\r\nthông tin gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực để quản lý hệ thống hạ tầng và\r\nứng dụng hiện có, do vậy Trung tâm Công nghệ thông tin cần phải bổ sung thêm và\r\ntiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hiện có để đáp ứng được các nhiệm vụ trong\r\ngiai đoạn tới.
\r\n\r\n\r\n\r\n1.\r\nSơ đồ tổng quát CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\nCăn cứ Sơ đồ khái\r\nquát Chính phủ điện tử Việt Nam trong Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt\r\nNam, phiên bản 2.0, Sơ đồ tổng quát Chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam được thể hiện như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình\r\n6: Sơ đồ khái quát CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các thành phần chính\r\ntrong hình trên được mô tả cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nLà các tác nhân tham\r\ngia sử dụng dịch vụ CPĐT của BHXH Việt Nam, bao gồm: Người tham gia bảo hiểm\r\n(cá nhân, tổ chức, đại lý thu); lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các\r\ncơ quan các cấp thuộc BHXH Việt Nam, khách có nhu cầu theo dõi, tìm hiểu, khai\r\nthác thông tin do BHXH Việt Nam công bố công khai trên môi trường mạng.
\r\n\r\nMỗi người dùng, khi\r\nđăng ký tài khoản điện tử với hệ thống, sẽ được gắn với một loại đối tượng sử\r\ndụng thích hợp với vai trò và mục đích sử dụng hệ thống của mình. Thông tin về\r\nloại đối tượng sử dụng của một tài khoản điện tử giúp hệ thống xác định được\r\nchính xác những thông tin và chức năng hệ thống nào cần được cung cấp cho người\r\ndùng đó, đồng thời giúp hệ thống kiểm soát được giới hạn truy nhập và khai thác\r\nhệ thống của người dùng đó. Sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống, mỗi\r\nngười dùng sẽ được cung cấp một giao diện Không gian làm việc bao gồm các thông\r\ntin và chức năng hệ thống được phép truy nhập đối với người dùng đó.
\r\n\r\nNgười dùng sử dụng\r\ncác chức năng của hệ thống thông qua giao diện tương tác giữa người dùng và hệ\r\nthống. Thông qua giao diện tương tác này, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin\r\nliên quan cho người dùng, và thu nhận các thông tin cần thiết (cho việc xử lý\r\ncủa hệ thống) từ người dùng. Giao diện tương tác người dùng của hệ thống được\r\nthiết kế, đảm bảo giúp mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho người dùng trong\r\nviệc khai thác các chức năng và dịch vụ của hệ thống. Tất cả các người dùng đều\r\nsử dụng cùng một giao diện tương tác với hệ thống, nhưng nội dung của giao diện\r\n(các thông tin, các dịch vụ, các chức năng, các công cụ) có thể khác nhau tùy\r\ntheo vai trò, quyền hạn được xác định cho mỗi tài khoản người dùng, người dùng\r\nsau khi đăng nhập hệ thống thành công sẽ được cung cấp giao diện tương tác với\r\nhệ thống bao gồm các thông tin, các dịch vụ, các chức năng và các công cụ phù\r\nhợp.
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ thống CPĐT của\r\nBHXH Việt Nam có những kênh triển khai dịch vụ khác nhau. Các đối tượng trong\r\nlớp Người dùng và hệ thống bên ngoài có thể tương tác, truy cập\r\nvà sử dụng các dịch vụ do BHXH Việt Nam cung cấp. Người dùng giao tiếp với hệ\r\nthống thông qua các kênh (các phương thức) mà hệ thống trao đổi thông tin với\r\nngười sử dụng.
\r\n\r\n- Cổng/Trang thông\r\ntin điện tử:
\r\n\r\n○ Cổng thông tin nội\r\nbộ: cổng thông tin điều hành nội bộ ngành BHXH, tích hợp với các ứng dụng\r\nnghiệp vụ, ứng dụng quản lý nội bộ của ngành; cung cấp giao diện xử lý các ứng\r\ndụng cho các cán bộ viên chức của BHXH các cấp qua mạng LAN/WAN của ngành.
\r\n\r\n○ Cổng thông tin điện\r\ntử Internet: tích hợp với các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến của Ngành để\r\ncung cấp thông tin về quá trình tham gia BHXH, BHYT và cung cấp các dịch vụ\r\ncông trực tuyến BHXH cho người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ tích hợp, kết nối,\r\nliên thông tới các đơn vị cung cấp dịch vụ, các cơ quan chức năng khác tùy theo\r\nyêu cầu. Đồng thời cung cấp các cổng thông tin thành phần cho đơn vị BHXH các\r\ncấp thống nhất trong toàn Ngành.
\r\n\r\n- Điện thoại/Fax,\r\nĐường dây nóng, Đa phương tiện: Kết nối người sử dụng với các hệ thống như: Hệ\r\nthống mạng điện thoại, Hệ thống chăm sóc khách hàng (Call Center), Hệ thống Đa\r\nphương tiện của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Hệ thống Thư điện\r\ntử (Email): Hệ thống thư điện tử riêng của Ngành BHXH Việt Nam cho các cán bộ,\r\ncông chức, viên chức của ngành trao đổi công việc và giao dịch với các cá nhân\r\nvà tổ chức bên ngoài hệ thống.
\r\n\r\n- Các ứng dụng trên\r\nnền tảng di động: Trong thời đại di động hiện nay, hệ thống sẽ cần cung cấp\r\nthêm kênh trao đổi thông tin dành cho các người sử dụng di động. Môi trường sử\r\ndụng di động sẽ có những đặc điểm khác biệt quan trọng so với môi trường sử\r\ndụng máy trạm. Tất cả những đặc điểm quan trọng này của môi trường sử dụng di\r\nđộng sẽ cần phải được tính đến khi xây dựng kênh trao đổi thông tin dành cho\r\nngười dùng di động. Các ứng dụng trên nền tảng di động sẽ cho phép truy cập, tra\r\ncứu và khai thác thông tin một cách tiện lợi và đa dạng, bao gồm cả các chức\r\nnăng hiện đại như thanh toán trực tuyến (thanh toán không dùng tiền mặt) cho\r\ncác đối tượng người sử dụng khác nhau của BHXH Việt Nam và các cá nhân, tổ chức\r\ntham gia giao dịch với cơ quan BHXH bằng các ứng dụng trên các nền tảng di động\r\nphổ biến do BHXH Việt Nam xây dựng.
\r\n\r\n- Quầy thông tin\r\n(Kiosks): Phục vụ giao tiếp, tương tác giữa công dân và cơ quan Nhà nước khi\r\nđăng lý xử lý TTHC tại các cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh.
\r\n\r\n- Bưu chính: Cho phép\r\ncác cơ quan BHXH Việt Nam tiếp nhận/trả kết quả xử lý TTHC thông qua dịch vụ\r\ncủa các đơn vị bưu chính công ích.
\r\n\r\n- Trực tiếp: Khi người\r\ndân, người lao động và doanh nghiệp trực tiếp đến giao dịch tại cơ quan BHXH các cấp,\r\ncác đại lý thu BHXH.
\r\n\r\n\r\n\r\nLà các hệ thống bên\r\ntrong và bên ngoài hệ thống chính trị Việt Nam như: Các Cơ sở dữ liệu hoặc hệ\r\nthống thông tin cấp Quốc gia, các hệ thống thông tin của các bộ, ngành liên\r\nquan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tài\r\nchính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch\r\nvà Đầu tư…), các hệ thống thông tin của các địa phương, các hệ thống thông tin\r\ncủa các đối tác, đơn vị cung cấp sử dụng dịch vụ (như Cổng thanh toán Ngân\r\nhàng…). Các hệ thống bên ngoài này được tương tác trực tiếp với các hệ thống\r\ncủa BHXH Việt Nam thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp (LGSP) trừ các trường\r\nhợp bắt buộc phải thực hiện kết nối, chia sẻ, liên thông qua Nền tảng tích hợp,\r\nchia sẻ quốc gia (NDXP). Sau đây là mô tả khái quát về một số hệ thống tiêu\r\nbiểu:
\r\n\r\nNền tảng tích hợp,\r\nchia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP, VDXP)
\r\n\r\nNền tảng tích hợp,\r\nchia sẻ dữ liệu quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ\r\nchủ trì triển khai với mục tiêu tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống\r\nthông tin, CSDL của các bộ, ngành, địa phương theo hình thức kết nối tập trung\r\nvà hình thức kết nối trực tiếp theo mô hình phân tán.
\r\n\r\nNền tảng chia sẻ,\r\ntích hợp của các bộ, ngành, địa phương khác (LGSP)
\r\n\r\nNền tảng này để tích\r\nhợp, chia sẻ các HTTT/CSDL trong nội bộ các bộ, ngành, địa phương và giữa các\r\nbộ, ngành, địa phương với nhau qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.\r\n
\r\n\r\nCổng Dịch vụ công\r\nquốc gia
\r\n\r\nCổng Dịch vụ công\r\nquốc gia được xây dựng với mục tiêu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp\r\ndịch vụ công của các cơ quan nhà nước, bảo đảm phục vụ người dân và doanh\r\nnghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt\r\nđộng sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ\r\nsơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc\r\nvào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải\r\ncách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện\r\nvị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển\r\nChính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Cổng Dịch vụ công quốc gia\r\nđược tích hợp kết nối chia sẻ thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia,\r\nCổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa\r\nphương, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho việc\r\ncung cấp dịch vụ công trực tuyến.
\r\n\r\nCổng Dịch vụ công\r\nquốc gia được thực hiện theo Quyết định số 247/QĐ- TTg ngày 12/3/2019 của Thủ\r\ntướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia.
\r\n\r\nHệ thống phân tích dữ\r\nliệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
\r\n\r\nHệ thống phân tích dữ\r\nliệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dựa trên số\r\nliệu thu thập từ các bộ, ngành, địa phương cung cấp thông tin, hỗ trợ đắc lực\r\ncho quá trình chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\nHệ thống thông tin\r\nbáo cáo Chính phủ
\r\n\r\nHệ thống thông tin\r\nbáo cáo Chính phủ được xây dựng hướng tới mục tiêu: Đơn giản hóa chế độ báo cáo\r\ntrong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống báo cáo phải đồng bộ,\r\nthống nhất, bảo đảm cung cấp và truyền dẫn thông tin chính xác, đầy đủ, kịp\r\nthời, an toàn, phục vụ thiết thực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều\r\nhành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, giảm tải\r\ngánh nặng hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo tại các cơ quan hành chính\r\nnhà nước, tiết kiệm thời gian, nhân lực thực hiện.
\r\n\r\nVề phạm vi, Hệ thống\r\nthông tin báo cáo Chính phủ triển khai trong phạm vi toàn quốc, kết nối, tích\r\nhợp với Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, ngành, địa phương để hình thành\r\nHệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Thiết lập Trung tâm chỉ đạo, điều hành để\r\nphục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông\r\nqua các thông tin về tình hình biến động các chỉ số kinh tế - xã hội được hiển\r\nthị trực quan trên các màn hình điện tử; quản lý, giám sát, hỗ trợ hoạt động\r\ncủa Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ cũng như hoạt động của các Hệ thống thông\r\ntin báo cáo bộ, ngành, địa phương.
\r\n\r\nHệ thống thông tin\r\nphục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ
\r\n\r\nHệ thống được xây\r\ndựng với mục tiêu: đổi mới phương thức làm việc của Chính phủ trên cơ sở ứng\r\ndụng mạnh mẽ CNTT, hướng tới Chính phủ không giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi\r\nphí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng\r\nChính phủ và các Thành viên Chính phủ; tạo sự lan tỏa quyết tâm của Chính phủ,\r\nThủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT. Hệ thống\r\nđược triển khai phục vụ các phiên họp Chính phủ và xử lý các công việc thuộc\r\nthẩm quyền của Chính phủ.
\r\n\r\nCác cơ sở dữ liệu, hệ\r\nthống thông tin quốc gia
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Dân\r\ncư
\r\n\r\nMục tiêu cơ bản của\r\nviệc xây dựng CSDL Quốc gia về Dân cư là để quản lý thống nhất trên toàn quốc\r\nthông tin cơ bản của công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý\r\nbằng cơ sở hạ tầng thông tin, phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của các cơ\r\nquan, tổ chức, cá nhân. Tăng cường chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin\r\ncủa cơ quan nhà nước khác trên cơ sở lấy dữ liệu dân cư làm gốc, góp phần đẩy\r\nmạnh cải cách hành chính, giảm giấy tờ khi thực hiện các dịch vụ công.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Đăng\r\nký doanh nghiệp
\r\n\r\nMục tiêu cơ bản của\r\nviệc xây dựng CSDL Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp là cung cấp dịch vụ công\r\ntrực tuyến về đăng ký doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện\r\nthuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khởi sự doanh nghiệp và gia nhập thị\r\ntrường; Hướng tới mục tiêu 100% đăng ký doanh nghiệp qua mạng; Chuyển đổi số\r\nquy trình nghiệp vụ, công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp tạo ra\r\nmôi trường kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người\r\ntrong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Công khai hóa, minh bạch hóa\r\nthông tin đăng ký doanh nghiệp giúp cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp\r\ncận được với các thông tin có giá trị và có tính pháp lý về đăng ký doanh\r\nnghiệp; Tăng cường chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin của cơ quan nhà\r\nnước khác trên cơ sở lấy dữ liệu đăng ký kinh doanh làm gốc.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Tài\r\nchính
\r\n\r\nXây dựng CSDL Quốc\r\ngia về Tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu\r\nphục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều\r\nhành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, công\r\nkhai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. CSDL Quốc gia về Tài chính là cốt\r\nlõi, trung tâm của Hệ thống thông tin tài chính quốc gia. Thông tin dữ liệu\r\ntrong CSDL Quốc gia về Tài chính sẽ là kho thông tin tri thức được quản lý và\r\nkhai thác hiệu quả.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Bảo\r\nhiểm
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Bảo\r\nhiểm được xây dựng để lưu trữ, quản lý dữ liệu ngành Bảo hiểm bảo đảm tính\r\nchính xác, hướng tập trung; dữ liệu được cập nhật đầy đủ bởi các đối tượng, đơn\r\nvị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các hệ thống khác có thể kết nối,\r\ntích hợp chia sẻ thông tin với CSDL Quốc gia về Bảo hiểm. Về thiết kế vật lý,\r\nCSDL Quốc gia về Bảo hiểm được triển khai ngay trên hạ tầng của Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam và là một phần của dữ liệu chủ (master data) được trích xuất nội bộ từ\r\ncác cơ sở dữ liệu chuyên Ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tuy nhiên, về\r\nthiết kế logic khai thác, CSDL Quốc gia về Bảo hiểm được bố trí và triển khai ở\r\n1 phân vùng độc lập, tương đương với các CSDL quốc gia khác.
\r\n\r\nCSDL Đất đai quốc gia
\r\n\r\nCSDL Đất đai quốc gia\r\n(cơ sở dữ liệu đất đai từ Trung ương tới địa phương) phục vụ quản lý đất đai\r\ntại các cấp, cung cấp các dịch vụ công về đất đai, chia sẻ thông tin đất đai\r\nvới các ngành khác. Việc triển khai được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến\r\nđịa phương.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về thủ\r\ntục hành chính
\r\n\r\nMục tiêu của CSDL\r\nQuốc gia về thủ tục hành chính là cung cấp, công khai thông tin cho người dân,\r\ndoanh nghiệp về thủ tục hành chính trong phạm vi toàn quốc; Cung cấp cho các bộ,\r\nngành, địa phương công cụ để cập nhật (thêm mới, sửa đổi, thay thế, hủy bỏ) các\r\nquyết định công bố, thủ tục hành chính; Cung cấp công cụ phục vụ việc kiểm soát\r\nthủ tục hành chính tại Trung ương và các bộ, ngành, địa phương; từ đó đề xuất\r\ncác phương án cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người\r\ndân, doanh nghiệp. CSDL Quốc gia về thủ tục hành chính là một hợp phần quan\r\ntrọng của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về An\r\nsinh xã hội
\r\n\r\nXây dựng CSDL Quốc\r\ngia về An sinh xã hội có mục tiêu là ứng dụng CNTT trong đăng ký, giải quyết\r\nchính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội kịp thời,\r\ncông khai và minh bạch.
\r\n\r\nCSDL Hộ tịch điện tử\r\ntoàn quốc
\r\n\r\nXây dựng CSDL hộ tịch\r\nđiện tử toàn quốc theo hướng hình thành Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý\r\nhộ tịch với sự quản lý tập trung, thống nhất, có sự phân cấp, phân quyền hợp lý\r\ncho Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng\r\nký, quản lý hộ tịch với cấu trúc chuẩn chung tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ\r\ntịch, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đăng ký, quản lý hộ tịch theo Luật Hộ tịch và\r\ngiải quyết thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch trực tuyến, có khả năng kết\r\nnối để cung cấp thông tin hộ tịch cho CSDL Quốc gia về Dân cư và CSDL chuyên\r\nngành khác có liên quan.
\r\n\r\nCSDL Quốc gia về Tài\r\nnguyên và môi trường
\r\n\r\nXây dựng CSDL Quốc\r\ngia về Tài nguyên và môi trường với mục tiêu là tạo ra các dịch vụ nền tảng\r\ndùng chung cho toàn hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường thống nhất\r\ntừ Trung ương đến địa phương nhằm khai thác, phân tích xử lý thông tin, dữ liệu\r\nphục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành,\r\nchuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, dữ\r\nliệu tài nguyên và môi trường cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người\r\ndân; xây dựng ngành tài nguyên và môi trường số, tạo ra các giá trị góp phần\r\nthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.
\r\n\r\nCSDL về Cán bộ, công\r\nchức, viên chức
\r\n\r\nNhằm thực hiện xây\r\ndựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng và lưu trữ CSDL cán bộ, công chức,\r\nviên chức của hệ thống cơ quan nhà nước các cấp đồng bộ, thống nhất trên phạm\r\nvi toàn quốc; bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu với các CSDL quốc gia\r\nở các lĩnh vực khác, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử/Chính quyền điện\r\ntử. Góp phần minh bạch hóa quy trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức; là\r\nmột trong những công cụ có hiệu quả để phòng, chống tham nhũng trong công tác\r\nquản lý cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng một nền hành chính phục vụ, hiện\r\nđại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.
\r\n\r\n\r\n\r\nLà các hệ thống ứng\r\ndụng, cơ sở dữ liệu của CPĐT mà BHXH Việt Nam cần xây dựng/phát triển mới hoặc\r\nnâng cấp từ các hệ thống đã có (nếu đủ điều kiện), bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực\r\ntế của BHXH Việt Nam, giúp cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho công dân, doanh\r\nnghiệp. Các ứng dụng của BHXH Việt Nam cơ bản gồm: 1) Các ứng dụng/CSDL chuyên\r\nngành theo từng lĩnh vực cụ thể thuộc thẩm quyền/trách nhiệm quản lý nhà nước\r\ncủa các cơ quan hành chính trong bộ máy chính quyền; 2) Các ứng dụng dùng chung\r\ncấp thành phố cho các cơ quan sử dụng để bảo đảm tính kết nối liên thông, đồng\r\nbộ, thống nhất, tránh đầu tư dàn trải lãng phí.
\r\n\r\nBên cạnh đó, tại các\r\nđịa phương còn có các ứng dụng/phân hệ ứng dụng của các HTTT/CSDL cấp quốc gia\r\nhoặc các HTTT/CSDL khác do các bộ, ngành triển khai từ cấp Trung ương đến cơ\r\nquan hành chính các cấp trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n(Nội\r\ndung về dữ liệu, ứng dụng sẽ được mô tả chi tiết trong các mục 2.2 [Kiến trúc Dữ liệu] và mục\r\n2.3 [Kiến trúc ứng dụng] của báo cáo).
\r\n\r\n\r\n\r\nThành phần kỹ thuật -\r\ncông nghệ bao gồm các thành phần kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) như máy\r\ntính, thiết bị lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN (mạng cục bộ), WAN (mạng diện\r\nrộng), hạ tầng kỹ thuật dùng chung (trung tâm dữ liệu,. . . ). Dựa trên hiện\r\ntrạng, nhu cầu, giải pháp kỹ thuật đề xuất áp dụng các công nghệ, xu thế công\r\nnghệ tiên tiến hiện nay như Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân\r\ntạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT),. . .
\r\n\r\nVề mặt hạ tầng kỹ\r\nthuật truyền dẫn, các hệ thống CPĐT của BHXH Việt Nam sử dụng Mạng truyền số\r\nliệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, kết hợp các hạ tầng mạng khác\r\nđể kết nối, truyền tải thông tin, dữ liệu CPĐT.
\r\n\r\nHiện nay, Bộ Thông\r\ntin và Truyền thông có trách nhiệm quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử\r\ndụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các\r\ncơ quan Đảng, Nhà nước.
\r\n\r\n(Nội\r\ndung chi tiết được mô tả trong mục 2.5 Kiến trúc Công nghệ).
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc bảo đảm an toàn\r\nthông tin phục vụ phát triển CPĐT phải được triển khai cụ thể, thống nhất, đồng\r\nbộ giữa các thành phần trong Sơ đồ khái quát CPĐT BHXH Việt Nam. Hệ thống bảo\r\nđảm an toàn thông tin quy mô quốc gia bao gồm các hệ thống chính: Hệ thống hỗ\r\ntrợ giám sát và phòng chống tấn công mạng vào các hệ thống CPĐT; Hệ thống tổng\r\nhợp, phân tích, chia sẻ và cảnh báo các mối đe dọa, nguy cơ về an toàn thông\r\ntin. Các hệ thống thành phần được kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống kỹ\r\nthuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phục vụ hoạt động\r\nhỗ trợ giám sát và phòng chống tấn công mạng và điều phối ứng cứu sự cố an toàn\r\nthông tin.
\r\n\r\nViệc thực thi bảo đảm\r\nan toàn thông tin cho các thành phần CPĐT cần được thực hiện theo quy định của\r\npháp luật về an toàn thông tin mạng
\r\n\r\n(Nội\r\ndung chi tiết được mô tả trong mục 2.6 Kiến trúc An toàn thông tin).
\r\n\r\n\r\n\r\nBao gồm các công tác\r\nchỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông\r\nnhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các hệ thống thông tin của CPĐT BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n2.\r\nMô hình kiến trúc tổng thể CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\nDưới khung nhìn Kiến\r\ntrúc tổng thể gồm 5 miền cốt lõi: Nghiệp vụ, Dữ liệu, Ứng dụng, Công nghệ, An\r\ntoàn thông tin, chúng tôi đề xuất Mô hình Kiến trúc tổng thể CPĐT Bảo hiểm xã\r\nhội Việt Nam, phiên bản 2.0 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n7: Mô hình Kiến trúc tổng thể CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
\r\n\r\nGhi chú:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Đã triển khai\r\n chính thức, cần nâng cấp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Chưa triển khai,\r\n đầu tư mới \r\n | \r\n
Mô hình này được mô\r\ntả chi tiết thông qua các Kiến trúc thành phần sau:
\r\n\r\n\r\n\r\nCăn cứ Mô hình tham\r\nchiếu nghiệp vụ trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, Đơn vị tư\r\nvấn đã xây dựng được Mô hình tham chiếu nghiệp vụ của Ngành thể hiện tại Phụ\r\nlục 1 của báo cáo này. Mô hình tham chiếu này là cơ sở để xây dựng Kiến trúc\r\nnghiệp vụ BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nVề cơ bản, Kiến trúc\r\nnghiệp vụ phản ánh thành phần nghiệp vụ của BHXH Việt Nam cần đáp ứng, là cơ sở\r\nđể định hình và xác định các ứng dụng cần xây dựng mới hoặc phát triển nâng cấp\r\nđể đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiệp vụ của người sử dụng bên trong\r\nvà bên ngoài BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n2.1.1 Nguyên tắc\r\nNghiệp vụ
\r\n\r\n- Nghiệp vụ phải đặt mục\r\ntiêu đối tượng phục vụ chính là người dân và doanh nghiệp (dịch vụ công, dịch\r\nvụ tại nhà, kênh giao tiếp, thanh toán trực tuyến).
\r\n\r\n- Hỗ trợ tái cấu trúc,\r\nnâng cấp, hoàn thiện các nghiệp vụ, đảm bảo tính thống nhất, tường minh, hiệu\r\nquả, thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hành chính.
\r\n\r\n- Kiến trúc nghiệp vụ\r\nvừa thỏa mãn nhóm theo chức năng vừa tạo ra dịch vụ liên thông phục vụ đối\r\ntượng sử dụng thông qua các dịch vụ nghiệp vụ (business services).
\r\n\r\n- Kiến trúc nghiệp vụ\r\nphải làm đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua tính tái sử dụng của dữ liệu\r\n(tách data services từ business services).
\r\n\r\n- Kiến trúc nghiệp vụ\r\ncần hỗ trợ cải cách hành chính thông qua tính tái sử dụng của các nhóm thủ tục\r\nthông qua chuẩn hóa quản lý nghiệp vụ (BPM).
\r\n\r\n2.1.2 Danh mục nghiệp\r\nvụ
\r\n\r\nCăn cứ Kiến trúc CPĐT\r\nViệt Nam 2.0, nghiệp vụ của BHXH Việt Nam theo ba mức, thể hiện các chức năng\r\nnghiệp vụ của CQNN. Mức cao nhất là Miền nghiệp vụ, thể hiện các lĩnh vực\r\nnghiệp vụ phổ biến mà CQNN thực thi. Mỗi Miền nghiệp vụ được chia nhỏ thành các\r\nNhóm nghiệp vụ (thể hiện ở mức giữa) và mỗi Nhóm nghiệp vụ lại được tổ chức\r\nthành các Loại nghiệp vụ (thể hiện ở mức dưới cùng).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n8: Cấu trúc Mô hình tham chiếu nghiệp vụ BRM
\r\n\r\nCấp 1. Miền nghiệp vụ
\r\n\r\nCác Miền nghiệp vụ mô\r\ntả bản chất chức năng CQNN và các công việc liên quan tới hoạt động của CQNN,\r\nphân cấp ở mức cao nhất trong cấu trúc BRM. Dựa theo chức năng, đối tượng quản\r\nlý và tính chất các hoạt động của CQNN, Miền nghiệp vụ được phân loại thành các\r\nNhóm nghiệp vụ khác nhau. Các Miền nghiệp vụ phân chia các hoạt động của CQNN BHXH\r\nViệt Nam phân thành 05 Miền riêng biệt:
\r\n\r\n1) Kinh tế - xã hội;
\r\n\r\n2) Xã hội;
\r\n\r\n3) Đối ngoại, Quốc\r\nphòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội;
\r\n\r\n4) Hỗ trợ hoạt động\r\ncủa CQNN;
\r\n\r\n5) Quản lý nguồn lực.\r\n
\r\n\r\nCấp 2. Nhóm nghiệp vụ
\r\n\r\nNhóm nghiệp vụ bao\r\ngồm các chức năng của CQNN, phân cấp ở mức giữa trong cấu trúc BRM. Các chức\r\nnăng được nhóm theo Nhóm nghiệp vụ, độc lập với chức năng, nhiệm vụ của các bộ,\r\nngành, địa phương.
\r\n\r\nCấp 3. Loại nghiệp vụ
\r\n\r\nLoại nghiệp vụ được\r\nphân rã từ Nhóm nghiệp vụ, bao gồm các chức năng nhỏ hơn thực hiện chức năng\r\ncủa CQNN, phân cấp ở mức thấp nhất trong cấu trúc BRM. Các chức năng nhỏ hơn\r\nbao gồm các nghiệp vụ, quy trình, thủ tục liên quan để thực hiện một chức năng\r\ncụ thể.
\r\n\r\nTheo đó, danh mục\r\nnghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước BHXH Việt Nam ánh xạ theo mô hình tham chiếu\r\ncủa Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 và được tổng hợp, phân loại thành\r\ncác nhóm nghiệp vụ sau:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Nhóm\r\n nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thủ tục hành chính \r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ chung\r\n liên quan hầu hết đến các thủ tục hành chính về tiếp nhận hồ sơ và trả kết\r\n quả, xử lý thủ tục hành chính, trình và phê duyệt kết quả thủ tục hành chính.\r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Chuyên ngành \r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ theo các\r\n lĩnh vực chuyên ngành theo phạm vi, quyền hạn do cơ quan, đơn vị BHXH Việt\r\n Nam quản lý như: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất\r\n nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã\r\n hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quản lý, hỗ trợ đại lý thu; Quản lý Quỹ đầu tư; Quản\r\n lý đối tượng; Quản lý rủi ro; Quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội;\r\n Giám định bảo hiểm; Xét duyệt chính sách để thực hiện chính sách bảo hiểm y\r\n tế, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; Quản lý đấu thầu thuốc, vật\r\n tư y tế… \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ hoạt động\r\n của các cơ quan nhà nước \r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ hỗ trợ\r\n hoạt động của các cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam theo Kiến trúc Chính phủ\r\n điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0, gồm có: Kế hoạch và ngân sách; Khoa học và\r\n công nghệ; Phổ biến, cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật; Quản trị; Thống kê; Thu ngân\r\n sách; Trao đổi thông tin, phố biến hướng dẫn kiến thức… \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý nguồn lực \r\n\r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ hỗ trợ\r\n hoạt động của các cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam theo Kiến trúc Chính phủ\r\n điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0, gồm có: Quản lý công nghệ thông tin; Quản lý\r\n dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa; Quản lý nguồn lực (nhân sự); Quản lý tài\r\n chính; Quản lý và hỗ trợ đại lý… \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Phân tích, báo cáo\r\n và giám sát điều hành thông minh \r\n | \r\n \r\n Nghiệp vụ phân\r\n tích, báo cáo và giám sát điều hành thông minh dựa trên dữ liệu số để giúp\r\n tăng cường, cải thiện hiệu quả, hiệu suất, mức độ kịp thời trong công tác\r\n quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp ngành BHXH việt Nam, bao\r\n gồm: Thu thập, tổng hợp dữ liệu phục vụ phân tích, báo cáo, thống kê, tổng\r\n hợp số liệu; Phân tích, xử lý dữ liệu; Giám sát, điều hành dựa trên dữ liệu;\r\n Dự báo, cảnh báo và hỗ trợ ra quyết định… \r\n | \r\n
Chi tiết các Mô hình\r\nnghiệp vụ tham chiếu của BHXH Việt Nam tại Phụ lục 1 kèm theo.
\r\n\r\n2.1.3 Kế hoạch hoạt động\r\nnghiệp vụ
\r\n\r\nHiện nay, việc ứng\r\ndụng CNTT để phục vụ xử lý nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc\r\nBHXH Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt nhưng cần phải được tái cấu trúc để\r\nđảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của\r\nChính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và Nghị\r\nđịnh số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia\r\nsẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, phù hợp với định hướng tập trung hóa,\r\nchuyên môn hóa của BHXH Việt Nam cũng như tối ưu, tăng mức tự động hóa tham\r\nchiếu đầy đủ đến các hệ thống phần mềm nghiệp vụ, hệ thống thông tin quản lý,\r\nhệ thống dịch vụ công trực tuyến và các phần mềm tương tác với doanh nghiệp,\r\nngười dân của BHXH Việt Nam. Bên cạnh đó, các biểu mẫu cũng cần thiết kế mới\r\ntheo hướng dữ liệu hóa gắn với các cơ sở dữ liệu dùng chung của toàn Ngành, cấp\r\nquốc gia cũng như các bộ quy tắc kiểm tra, xác thực thông tin hiện đại. Vì vậy,\r\ntrong quá trình triển khai thực hiện CPĐT BHXH Việt Nam, chúng tôi đề xuất BHXH\r\nViệt Nam cần có bước kiểm tra, rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ điện\r\ntử để hướng tới sự thống nhất, chuẩn hóa đồng bộ và kết nối giữa các hệ thống\r\nliên quan. Các nhiệm vụ chính gồm có:
\r\n\r\n- Rà soát, đổi mới\r\ncác quy trình nghiệp vụ, thay đổi các biểu mẫu dữ liệu tham chiếu đến các hệ\r\nthống phần mềm ứng dụng của BHXH Việt Nam đang triển khai nhưng bảo đảm không\r\ntrái với quy định của Trung ương;
\r\n\r\n- Cải tiến cơ chế và\r\ncác quy tắc kiểm tra xác thực thông tin trong các quy trình nghiệp vụ theo\r\nhướng tự động hóa gắn với CSDL dùng chung;
\r\n\r\n- Tích hợp các quy\r\ntrình nghiệp vụ sau khi tái cấu trúc và các biểu mẫu mới vào các hệ thống phần\r\nmềm ứng dụng của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Kế hoạch hoạt động\r\nnghiệp vụ là quá trình tái cấu trúc hóa quy trình nghiệp vụ để tăng cường hiệu\r\nquả ứng dụng CNTT trong phục vụ công dân, doanh nghiệp theo các yêu cầu sau:
\r\n\r\n- Việc quản lý quy\r\ntrình, xử lý công việc được tiến hành một cách đồng bộ trên một nền tảng chung,\r\ncác quy trình nội bộ của các cơ quan, đơn vị được đặt trong bối cảnh và được điều\r\nphối bởi quy trình quản lý chung toàn Ngành. Theo đó, BHXH Việt Nam phải thực\r\nhiện xây dựng, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong xử lý hồ sơ\r\nthủ tục hành chính, bảo đảm phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của ngành\r\nBHXH Việt Nam để đơn giản hóa quá trình liên thông giữa các cơ quan, đơn vị của\r\nBHXH.
\r\n\r\n- Chuẩn hóa mã tiếp\r\nnhận hồ sơ đăng ký xử lý thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến,\r\nHệ thống Một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày\r\n23/4/2018 của Chính phủ và các văn bản khác liên quan; Bảo đảm tất cả các hồ sơ\r\ntiếp nhận trực tiếp, qua bưu chính hay trực tuyến đều phải được đưa lên hệ\r\nthống dịch vụ công để xử lý tập trung.
\r\n\r\n- Các hệ thống ứng\r\ndụng CNTT dùng chung, hành chính, hỗ trợ nghiệp vụ phải được đồng bộ đối với\r\ntất cả các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc BHXH Việt Nam; tối đa việc tự động\r\nhóa xử lý công việc bằng hệ thống ứng dụng CNTT; sử dụng các CSDL dùng chung,\r\nKho dữ liệu tổng hợp của BHXH Việt Nam để giúp đơn giản hóa TTHC, giấy tờ của\r\ncông dân nhằm giảm các tác vụ kiểm tra, xác minh thông tin; hỗ trợ kết nối,\r\nkhai thác dữ liệu từ CSDL để đánh giá phân tích hỗ trợ ra quyết định.
\r\n\r\n- Kiểm tra, rà soát\r\nđánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Thông tư\r\nsố 22/2019/TT-BTTTT của Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống Một cửa điện\r\ntử để nâng cấp, phát triển hoàn thiện hệ thống. Từ đó, phát triển nâng cấp và\r\nhoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử theo hướng tập trung,\r\nthống nhất để cung cấp DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam, đáp\r\nứng quy định hiện hành.
\r\n\r\n- Hoàn thiện việc kết\r\nnối hệ thống dịch vụ công của các đơn vị với Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt\r\nNam thông qua hệ thống chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP), đáp ứng chức năng\r\nđăng nhập một lần SSO và tích hợp đồng bộ trạng thái xử lý của tất cả hồ sơ thủ\r\ntục hành chính; bảo đảm cho phép tổ chức, cá nhân chỉ cần đăng nhập một lần;\r\nthông tin cơ bản của tất cả hồ sơ và trạng thái, tiến trình xử lý trên cổng đơn\r\nvị (nếu có) được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Triển khai mở rộng\r\nkết nối, tích hợp các Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam với Cổng Dịch vụ công\r\nquốc gia đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ\r\nliệu gói tin phục vụ kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia với Cổng Dịch vụ công,\r\nhệ thống Một cửa điện tử của BHXH Việt Nam và các cơ sở dữ liệu quốc gia,\r\nchuyên ngành tại Thông tư số 18/2019/TT- BTTTT ngày 25/12/2019 của Bộ Thông tin\r\nvà Truyền thông.
\r\n\r\n- Kết nối, tích hợp\r\ncổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam với Hệ thống Tracking EMC, đáp ứng theo\r\ntiêu chuẩn về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối theo hướng\r\ndẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, phục vụ giám sát việc cung cấp các dịch\r\nvụ công trực tuyến.
\r\n\r\n- Từng bước nâng cấp\r\ncác ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa toàn bộ quy trình xử lý hồ sơ trên\r\nmôi trường mạng để nâng cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và 3 lên\r\nmức độ 4 (đối với các thủ tục đủ điều kiện); Thúc đẩy công dân, doanh nghiệp\r\nthanh toán phí, lệ phí (nếu có) trực tuyến, không dùng tiền mặt, bằng nhiều\r\nphương tiện khác nhau khi sử dụng dịch vụ công của BHXH Việt Nam qua Cổng hỗ\r\ntrợ thanh toán quốc gia (PayGov) hoặc Cổng thanh toán điện tử của các nhà cung\r\ncấp dịch vụ trên thị trường.
\r\n\r\n- Tích hợp đa kênh\r\ntrực tuyến và trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ, ứng dụng các công nghệ mới\r\nđể tối ưu hóa trải nghiệm, mang lại sự tiện lợi cho người dùng, tự động điền\r\nsẵn dữ liệu mà người dùng đã từng cung cấp thông qua việc tích hợp các CSDL\r\nnghiệp vụ; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục\r\nhành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
\r\n\r\n- Thực hiện xây dựng\r\nđơn, tờ khai trực tuyến (E-Form), thành phần hồ sơ trong quy trình điện tử giải\r\nquyết hồ sơ thủ tục hành chính; hoàn thành quy trình điện tử thống nhất trong\r\ncung cấp DVCTT trên môi trường mạng theo hướng:
\r\n\r\n+ Thiết lập đơn, tờ\r\nkhai trực tuyến theo mẫu và hỗ trợ điền sẵn thông tin công dân, doanh nghiệp để\r\nnhanh chóng cung cấp DVCTT mức độ 4;
\r\n\r\n+ Tích hợp với CSDL\r\nnghiệp vụ để hỗ trợ điền sẵn dữ liệu nghiệp vụ lên đơn, tờ khai trực tuyến;\r\nkiểm tra dữ liệu nghiệp vụ khi nhập để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân,\r\ndoanh nghiệp.
\r\n\r\n- Xây dựng, phát\r\ntriển kho lưu trữ hồ sơ điện tử tập trung và thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả\r\ngiải quyết thủ tục hành chính phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết\r\nthủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
\r\n\r\n- Các phần mềm xử lý\r\nnghiệp vụ chuyên ngành phải xây dựng trên cơ sở phù hợp với các yêu cầu/bài\r\ntoán nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam; bảo đảm cho phép tích\r\nhợp, kết nối liên thông với Cổng Dịch vụ công trực tuyến, hệ thống Một cửa điện\r\ntử và các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu liên quan qua hệ thống LGSP, NDXP để\r\ntái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, giúp đơn giản hóa, minh bạch hóa, cải thiện\r\nhiệu suất, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính để cung cấp dịch vụ công\r\ntốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh triển khai\r\ncác phần mềm xử lý nghiệp vụ chuyên ngành theo mức độ ưu tiên, mức độ sử dụng\r\nvà ứng dụng cao trong thực tiễn; thông tin, dữ liệu và các dịch vụ do các phần\r\nmềm này cung cấp phải tin cậy, chính xác và kịp thời; gắn liền với việc số hóa\r\nquy trình xử lý TTHC trên môi trường điện tử.
\r\n\r\n- Phải thực hiện đánh\r\ngiá độc lập hàng năm về mức độ tự động hóa quy trình nghiệp vụ của các cơ quan,\r\nđơn vị thuộc/trực thuộc BHXH Việt Nam, đặc biệt là các nghiệp vụ liên thông trong\r\nxử lý TTHC.
\r\n\r\n2.1.4 Sơ đồ quy trình\r\nnghiệp vụ
\r\n\r\nTrong hệ thống CPĐT,\r\nthông qua thực hiện các quy trình nghiệp vụ hành chính trên môi trường điện tử\r\n(trang thiết bị CNTT, mạng máy tính, phần mềm) sẽ hình thành các quy trình\r\nnghiệp vụ CPĐT. Trong các quy trình nghiệp vụ CPĐT, tính chất liên thông nghiệp\r\nvụ của các quy trình là tương ứng với phạm vi và quy mô liên thông của quy\r\ntrình nghiệp vụ hành chính. Các đối tượng tham gia hệ thống CPĐT thông qua các\r\nquy trình nghiệp vụ CPĐT, trong môi trường tác nghiệp thông qua mạng máy tính\r\nkết nối: bên trong nội bộ công sở qua mạng LAN; giữa các công sở của các cơ\r\nquan, đơn vị (của BHXH Việt Nam) với nhau qua mạng WAN; giữa bộ máy tổ chức\r\nhành chính với công dân, doanh nghiệp qua mạng Internet.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n9: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tổng thể
\r\n\r\nNghiệp vụ CPĐT thay\r\nđổi cơ bản cách tiếp xúc, giao tiếp làm việc truyền thống giữa công dân/doanh\r\nnghiệp với cơ quan công quyền các cấp. Với CPĐT, cơ quan công quyền sẽ công\r\nkhai minh bạch: chức năng, nhiệm vụ; các cam kết chất lượng thực hiện công\r\nviệc; cách làm việc; các số liệu báo cáo phản ảnh chất lượng hoạt động. Các\r\nthông tin này được công khai và được giám sát không chỉ bởi cơ quan công quyền\r\nmà còn cả bởi chính công dân/doanh nghiệp tham gia. Trong hệ thống CPĐT, công\r\ndân/doanh nghiệp là nhân tố tham gia trực tiếp vào các quá trình xử lý, giải\r\nquyết công việc của các công sở trên cơ sở được cung cấp, hướng dẫn đầy đủ các\r\nthông tin một cách tự động qua môi trường mạng Internet và các trang thiết bị\r\nCNTT (theo quy trình nghiệp vụ CPĐT).
\r\n\r\nNghiệp vụ CPĐT hướng mục\r\ntiêu là “chính phủ tương tác”, phục vụ công dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội\r\ntrên môi trường trực tuyến; nâng cao hiệu quả phục vụ xã hội của các cơ quan\r\nnhà nước của BHXH Việt Nam dựa vào sự hoạt động hiệu quả của các công sở cùng\r\nvới các phương tiện CNTT-TT (các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, trang thiết\r\nbị CNTT, mạng Internet,…). Nghiệp vụ về CPĐT thể hiện mối quan hệ tương tác\r\nnghiệp vụ chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước của BHXH Việt Nam với công\r\ndân/doanh nghiệp trong việc quản lý, cung cấp và đáp ứng các yêu cầu đời sống\r\nxã hội thông qua hệ thống CNTT của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nĐể thực hiện được mục\r\ntiêu CPĐT, hướng đến Chính phủ số thì bộ máy quản lý nhà nước của BHXH Việt Nam\r\ncần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các sản phẩm công nghệ thông tin và\r\ntruyền thông để thực hiện và phối hợp thực hiện tốt các chức năng, công việc\r\nnội tại từng cơ quan, đơn vị và giữa các các cơ quan, đơn vị này với nhau trong\r\ncông tác QLNN. Các cán bộ công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện\r\ncác hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhằm thực thi các chức năng quản lý nhà\r\nnước qua các quy trình nghiệp vụ nội bộ và các quy trình nghiệp vụ liên thông\r\nxoay quanh các nhóm nghiệp vụ trong Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản\r\n2.0.
\r\n\r\n2.1.5 Sơ đồ liên thông\r\nnghiệp vụ
\r\n\r\nTrên cơ sở phân cấp\r\ntổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam, mô\r\nhình kiến trúc tổng thể về quan hệ nghiệp vụ được thể hiện như hình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế\r\nđộ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm\r\nthất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\nphối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ có liên\r\nquan đến lĩnh vực bảo hiểm. Theo ngành dọc, ở địa phương có BHXH Tỉnh, BHXH\r\nHuyện, là các cơ quan thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm\r\nvi quản lý của BHXH Việt Nam, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp toàn diện và\r\nkiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị\r\nngành BHXH Việt Nam chủ trì xử lý các TTHC theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.\r\nTrong quá trình xử lý TTHC cụ thể, đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với các đơn vị\r\nliên quan và sử dụng thông tin, dữ liệu được lưu trữ trong Kho dữ liệu dùng\r\nchung toàn ngành của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nViệc phối hợp với các\r\ncơ quan, đơn vị bên trong và bên ngoài BHXH Việt Nam sẽ được thực hiện thông\r\nqua nền hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH SOA (đây\r\ncũng chính là nền tảng tích hợp LGSP của BHXH Việt Nam).
\r\n\r\nMô hình liên thông\r\nnghiệp vụ giữa các cơ quan theo kết nối dọc:
\r\n\r\n- Kết nối từ BHXH\r\nViệt Nam xuống các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự\r\nnghiệp trực thuộc tại Trung ương;
\r\n\r\n- Kết nối từ các đơn\r\nvị trực thuộc BHXH Việt Nam xuống các phòng của cơ quan BHXH tỉnh theo đúng\r\nchuyên môn, nghiệp vụ (như kết nối từ các Ban nghiệp vụ tại BHXH Việt Nam xuống\r\ncác phòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh);
\r\n\r\n- Kết nối từ các\r\nphòng nghiệp vụ của cơ quan BHXH tỉnh xuống các Tổ nghiệp vụ cấp dưới (huyện,\r\nquận).
\r\n\r\nMô hình liên thông nghiệp\r\nvụ giữa các cơ quan theo kết nối ngang:
\r\n\r\n- Kết nối giữa các\r\nđơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Kết nối giữa các cơ\r\nquan BHXH tỉnh;
\r\n\r\n- Kết nối giữa các\r\nphòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh;
\r\n\r\n- Kết nối giữa các tổ\r\nnghiệp vụ tại BHXH huyện.
\r\n\r\nViệc kết nối về chuyên\r\nmôn, nghiệp vụ ở trên sẽ ảnh hưởng đến Kiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam. Các\r\nkiến trúc phải bảo đảm sự kết nối, liên thông theo quy trình nghiệp vụ của\r\nNgành.
\r\n\r\nMô hình liên thông\r\nnghiệp vụ các cấp từ Trung ương đến địa phương:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô hình liên thông xử\r\nlý công việc, nghiệp vụ được giao giữa các đơn vị:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hiện nay, việc ứng\r\ndụng CNTT vào hỗ trợ quá trình xử lý nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đã có những\r\nbước tiến rõ rệt nhưng cần phải được tái cấu trúc để đảm bảo tuân thủ chỉ đạo\r\ncủa Chính phủ về đơn giản hóa giấy tờ liên quan đến công dân tại Nghị quyết\r\n125/NQ-CP, phù hợp với định hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa của BHXH Việt\r\nNam cũng như tối ưu, tăng mức tự động hóa tham chiếu đầy đủ đến các hệ thống\r\nphần mềm nghiệp vụ, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử và\r\ncác phần mềm tương tác với doanh nghiệp, người dân của BHXH Việt Nam. Bên cạnh\r\nđó, các biểu mẫu cũng cần thiết kế mới theo hướng dữ liệu hóa gắn với thiết kế\r\ncác cơ sở dữ liệu và các hệ thống quy tắc kiểm tra, xác thực thông tin hiện đại.\r\n
\r\n\r\n2.1.6 Sơ đồ tổ chức các cơ\r\nquan nhà nước thuộc BHXH Việt Nam
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền\r\nhạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là\r\ncơ quan của Chính phủ, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã\r\nhội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử\r\ndụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra\r\nchuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nCơ cấu tổ chức, BHXH\r\nViệt Nam gồm các cơ quan, đơn vị sau:
\r\n\r\n1. Vụ Tài chính - Kế\r\ntoán.
\r\n\r\n2. Vụ Hợp tác quốc\r\ntế.
\r\n\r\n3. Vụ Thanh tra -\r\nKiểm tra.
\r\n\r\n4. Vụ Thi đua - Khen\r\nthưởng.
\r\n\r\n5. Vụ Kế hoạch và Đầu\r\ntư.
\r\n\r\n6. Vụ Tổ chức cán bộ.\r\n
\r\n\r\n7. Vụ Pháp chế.
\r\n\r\n8. Vụ Quản lý đầu tư\r\nquỹ.
\r\n\r\n9. Vụ Kiểm toán nội\r\nbộ.
\r\n\r\n10. Ban Thực hiện\r\nchính sách bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n11. Ban Thực hiện\r\nchính sách bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n12. Ban Quản lý Thu -\r\nSổ, Thẻ.
\r\n\r\n13. Văn phòng (có đại\r\ndiện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
\r\n\r\n14. Viện Khoa học bảo\r\nhiểm xã hội.
\r\n\r\n15. Trung tâm Truyền\r\nthông.
\r\n\r\n16. Trung tâm Công\r\nnghệ thông tin.
\r\n\r\n17. Trung tâm Lưu\r\ntrữ.
\r\n\r\n18. Trung tâm Giám\r\nđịnh bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến.
\r\n\r\n19. Trung tâm Dịch vụ\r\nhỗ trợ, chăm sóc khách hàng.
\r\n\r\n20. Trường Đào tạo\r\nnghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n21. Tạp chí Bảo hiểm\r\nxã hội.
\r\n\r\nCác đơn vị quy định\r\ntừ 01 đến 13 là các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy\r\nđịnh từ 14 đến 21 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
\r\n\r\n2.1.7 Sơ đồ quy trình\r\nnghiệp vụ xử lý thủ tục hành chính
\r\n\r\nBên cạnh nghiệp vụ\r\nquản lý chính quyền chủ yếu trong hoạt động nội bộ tại các cơ quan, đơn vị,\r\nviệc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một trong những nội dung cốt lõi\r\ncủa hệ thống CPĐT. Vì vậy, trong phạm vi tài liệu này, chúng tôi trình bày quy\r\ntrình nghiệp vụ tổng quát phục vụ xử lý thủ tục hành chính trên môi trường\r\nmạng, hướng đến cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đủ điều kiện\r\ntrong tương lai.
\r\n\r\n2.1.7.1 Số hóa quy\r\ntrình nghiệp vụ
\r\n\r\nTiếp nhận hồ sơ
\r\n\r\nCông chức, viên chức\r\ntiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy\r\nđủ của hồ sơ, quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu\r\ncủa Hệ thống Giao dịch điện tử (GDĐT) theo quy định tại Điều 17,\r\nNghị định số 61/2018/NĐ-CP.
\r\n\r\nChuyển hồ sơ đến cơ\r\nquan có thẩm quyền giải quyết
\r\n\r\nNgay sau khi tiếp\r\nnhận hồ sơ TTHC theo quy định tại Điều 17 Nghị định số\r\n61/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển dữ liệu hồ sơ\r\nđiện tử được tiếp nhận đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thông qua\r\nHệ thống GDĐT theo quy định tại Điều 18 Nghị định số\r\n61/2018/NĐ-CP.
\r\n\r\nGiải quyết hồ sơ TTHC
\r\n\r\nSau khi nhận hồ sơ\r\nTTHC, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phân công cán bộ, công chức, viên\r\nchức xử lý xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết TTHC\r\ntrên Hệ thống GDĐT tuân thủ theo quy định tại Điều 19 Nghị định\r\nsố 61/2018/NĐ-CP.
\r\n\r\nTrả hồ sơ, kết quả\r\ngiải quyết TTHC
\r\n\r\nHồ sơ TTHC được giải\r\nquyết theo Điều 19 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, sau khi có\r\nkết quả giải quyết TTHC, cơ quan có thẩm quyền trả cho tổ chức, cá nhân theo\r\nquy định tại Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
\r\n\r\n2.1.7.2 Quy trình đối\r\nvới hồ sơ nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích
\r\n\r\nSơ đồ quy trình thực\r\nhiện trên hệ thống Một cửa điện tử
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
Mô tả các bước quy\r\ntrình
\r\n\r\nNgười làm thủ tục\r\nthực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu\r\nchính công ích tới Bộ phận Một cửa. Công chức tiếp nhận và trả kết quả\r\n(TN&TKQ) kiểm tra hồ sơ theo quy định Mục 2.7.1 (tiếp nhận hồ sơ) nêu trên.\r\n
\r\n\r\nKết quả kiểm tra hồ\r\nsơ có 03 trường hợp:
\r\n\r\n- Trường hợp 1: Từ\r\nchối tiếp nhận hồ sơ thì công chức TN&TKQ thực hiện lập phiếu từ chối tiếp\r\nnhận giải quyết hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối, gửi phiếu từ chối tiếp nhận cho\r\nngười làm thủ tục, cập nhật thông tin vào Hệ thống Một cửa điện tử. Kết thúc\r\nquá trình giải quyết hồ sơ.
\r\n\r\n- Trường hợp 2: Hồ sơ\r\nchưa đầy đủ theo quy định thì công chức TN&TKQ hướng dẫn người làm thủ tục\r\nbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
\r\n\r\n- Trường hợp 3: Hồ sơ\r\nđủ điều kiện, tiếp nhận hồ sơ, quá trình giải quyết hồ sơ được thực hiện trên\r\nMCĐT, tin học hóa được theo quy trình điện tử sau:
\r\n\r\n\r\n Bước \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n bước \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Đối\r\n tượng thực hiện \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra thông tin,\r\n các thành phần hồ sơ theo quy định \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tiếp nhận \r\n | \r\n \r\n Hồ sơ nộp đã đảm\r\n bảo đầy đủ theo quy định Tiếp nhận lần đầu (thêm mới hồ sơ): \r\n- Nhập thông tin hồ\r\n sơ tiếp nhận \r\n+ Nhập các thông\r\n tin hồ sơ, người nộp hồ sơ, thành phần hồ sơ; \r\n+ Lựa chọn hình\r\n thức để trả kết quả. \r\n- Sau đó công chức\r\n TN&TKQ thực hiện lưu hồ sơ đã tiếp nhận, in “Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn\r\n trả kết quả” theo mẫu quy định. \r\n- Chuyển hồ sơ đến\r\n Lãnh đạo phòng chuyên môn để phân công giải quyết. \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Phân công giải\r\n quyết hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách các hồ sơ đang chờ phân công giải quyết, Lãnh đạo phòng chuyên môn\r\n thực hiện phân công chuyên viên giải quyết, thẩm định hồ sơ. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo phòng chuyên môn \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Giải quyết, thẩm\r\n định hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Chuyên viên nhận,\r\n kiểm tra và thực hiện thẩm định hồ sơ. \r\n- Chuyển kết quả xử\r\n lý với 02 trường hợp: \r\n+ Trường hợp 1: Hồ\r\n sơ không đạt thì dự thảo văn bản trả lời ghi rõ lý do và trình lên lãnh đạo\r\n Phòng phê duyệt. \r\n+ Trường hợp 2: Hồ\r\n sơ đủ điều kiện giải quyết, dự thảo kết quả giải quyết để đề nghị xét duyệt\r\n hồ sơ. \r\n- Cập nhật thông\r\n tin giải quyết vào Hệ thống Một cửa điện tử. \r\n | \r\n \r\n Chuyên\r\n viên giải quyết, thẩm định \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Duyệt kết quả giải\r\n quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ cần xét duyệt. Lãnh đạo phòng chuyên môn thực hiện việc xét\r\n duyệt hồ sơ và dự thảo kết quả giải quyết: \r\n- Trường hợp 1:\r\n Không đồng ý xét duyệt thì trả hồ sơ yêu cầu chuyên viên thụ lý thẩm định\r\n lại. Hồ sơ chuyển về Bước 4. \r\n- Trường hợp 2:\r\n Đồng ý xét duyệt thì thực hiện chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cơ quan thực hiện\r\n bước Ký duyệt kết quả giải quyết. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo phòng chuyên môn \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Ký duyệt kết quả\r\n giải quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ cần phê duyệt. Lãnh đạo cơ quan xem xét hồ sơ và dự thảo kết\r\n quả giải quyết: \r\n- Trường hợp 1:\r\n Không đồng ý ký duyệt thì yêu cầu xét duyệt lại, hồ sơ chuyển về Bước 5. \r\n- Trường hợp 2:\r\n Đồng ý ký duyệt thì thực hiện ký duyệt kết quả giải quyết và chuyển cho\r\n Chuyên viên phòng chuyên môn cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống\r\n Một cửa điện tử. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo cơ quan \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Chuyển kết quả giải\r\n quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Chuyên viên phòng chuyên môn cập nhật kết quả\r\n giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử. Chuyển kết quả giải quyết đã\r\n được phê duyệt cho văn thư cơ quan. \r\n | \r\n \r\n Chuyên\r\n viên giải quyết, thẩm định \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Đóng dấu xác nhận\r\n kết quả giải quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Văn thư thực hiện việc đóng dấu xác nhận kết\r\n quả giải quyết. Chuyển kết quả giải quyết đã được phê duyệt và có đóng dấu\r\n xác nhận cho công chức TN&TKQ. \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n thư \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Trả kết quả \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Công chức TN&TKQ thực hiện trả kết quả\r\n giải quyết TTHC. Cập nhật thông tin trả kết quả vào Hệ thống Một cửa điện tử.\r\n \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
2.1.7.3 Quy trình\r\nđiện tử đối với hồ sơ nộp trực tuyến mức độ 3, độ 4
\r\n\r\nSơ đồ quy trình đối\r\nvới hồ sơ nộp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
Mô tả các bước quy\r\ntrình
\r\n\r\nNgười làm thủ tục\r\nthực hiện việc nhập thông tin và nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công\r\ntrực tuyến. Công chức TN&TKQ kiểm tra hồ sơ theo quy định Mục 2.7.1 (tiếp\r\nnhận hồ sơ) nêu trên.
\r\n\r\nKết quả kiểm tra hồ\r\nsơ có 03 trường hợp:
\r\n\r\n+ Trường hợp 1: Từ\r\nchối tiếp nhận hồ sơ thì công chức TN&TKQ thực hiện lập Phiếu từ chối tiếp\r\nnhận giải quyết hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối (phiếu điện tử), gửi thông báo từ\r\nchối tiếp nhận cho người làm thủ tục (email/sms/thông báo điện tử khác), cập\r\nnhật thông tin vào Hệ thống Một cửa điện tử. Kết thúc quá trình giải quyết hồ\r\nsơ.
\r\n\r\n+ Trường hợp 2: Hồ sơ\r\nchưa đầy đủ theo quy định thì công chức TN&TKQ gửi thông báo hướng dẫn\r\nngười làm thủ tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (thông báo hướng dẫn gửi\r\nemail/sms/thông báo điện tử khác), cập nhật thông tin vào Hệ thống Một cửa điện\r\ntử.
\r\n\r\n+ Trường hợp 3: Hồ sơ\r\nđủ điều kiện, tiếp nhận hồ sơ, quá trình giải quyết hồ sơ được thực hiện theo\r\ncác bước tin học hóa như mô tả sau:
\r\n\r\n\r\n Bước \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n bước \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Đối\r\n tượng thực hiện \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra thông tin,\r\n các thành phần hồ sơ theo quy định \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tiếp nhận \r\n | \r\n \r\n Hồ sơ nộp đã đảm\r\n bảo đầy đủ theo quy định \r\n- Tiếp nhận hồ sơ. \r\n- Lựa chọn hình\r\n thức để trả kết quả. \r\n- Lưu hồ sơ đã tiếp\r\n nhận, gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ, mã hồ sơ cho người làm thủ tục\r\n (email/sms/thông báo điện tử khác). \r\n- Chuyển hồ sơ đến\r\n Lãnh đạo Phòng chuyên môn để phân công giải quyết. \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Phân công giải\r\n quyết hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách các hồ sơ đang chờ phân công giải quyết, Lãnh đạo phòng chuyên môn\r\n thực hiện phân công chuyên viên giải quyết, thẩm định hồ sơ. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo phòng chuyên môn \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Giải quyết, thẩm\r\n định hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Chuyên viên kiểm\r\n tra và thực hiện thẩm định hồ sơ. Chuyển kết quả xử lý với 02 trường hợp: \r\n+ Trường hợp 1: Hồ\r\n sơ không đủ điều kiện giải quyết thì dự thảo văn bản trả lời ghi rõ lý do và\r\n trình lên lãnh đạo Phòng phê duyệt. \r\n+ Trường hợp 2: Hồ\r\n sơ đủ điều kiện giải quyết, dự thảo kết quả giải quyết để đề nghị xét duyệt\r\n hồ sơ. Cập nhật thông tin giải quyết vào Hệ thống Một cửa điện tử \r\n | \r\n \r\n Chuyên\r\n viên giải quyết, thẩm định \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Duyệt kết quả giải\r\n quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ cần xét duyệt. Lãnh đạo phòng chuyên môn thực hiện việc xét\r\n duyệt hồ sơ và dự thảo kết quả giải quyết: \r\n- Trường hợp 1:\r\n Không đồng ý xét duyệt thì trả hồ sơ yêu cầu chuyên viên thụ lý thẩm định\r\n lại. Hồ sơ chuyển về Bước 4. \r\n- Trường hợp 2:\r\n Đồng ý xét duyệt thì thực hiện chuyển hồ sơ lên Lãnh đạo cơ quan thực hiện\r\n bước Ký duyệt kết quả giải quyết. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo phòng chuyên môn \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Ký duyệt kết quả\r\n giải quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ cần phê duyệt. Lãnh đạo cơ quan xem xét hồ sơ và dự thảo kết\r\n quả giải quyết: \r\n- Trường hợp 1:\r\n Không đồng ý ký duyệt thì yêu cầu xét duyệt lại, hồ sơ chuyển về Bước 5. \r\n- Trường hợp 2:\r\n Đồng ý ký duyệt thì thực hiện ký duyệt kết quả giải quyết và chuyển cho\r\n Chuyên viên phòng chuyên môn cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống\r\n Một cửa điện tử. \r\n | \r\n \r\n Lãnh\r\n đạo cơ quan \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Chuyển kết quả giải\r\n quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Chuyên viên phòng chuyên môn cập nhật kết quả\r\n giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử. Chuyển kết quả giải quyết đã\r\n được phê duyệt cho văn thư cơ quan. \r\n | \r\n \r\n Chuyên\r\n viên giải quyết, thẩm định \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Đóng dấu xác nhận\r\n kết quả giải quyết \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Văn thư thực hiện việc đóng dấu xác nhận kết\r\n quả giải quyết. Chuyển kết quả giải quyết đã được phê duyệt và có đóng dấu\r\n xác nhận cho công chức TN&TKQ. \r\n | \r\n \r\n Văn\r\n thư \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Trả kết quả \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hiển thị\r\n danh sách hồ sơ đã giải quyết. Công chức TN&TKQ thực hiện trả kết quả\r\n giải quyết TTHC. Cập nhật thông tin trả kết quả vào Hệ thống Một cửa điện tử.\r\n \r\n | \r\n \r\n Công\r\n chức TN&TKQ \r\n | \r\n
Căn cứ Mô hình tham\r\nchiếu dữ liệu trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, Đơn vị tư vấn\r\nđã xây dựng được Mô hình tham chiếu dữ liệu của BHXH Việt Nam, thể hiện tại Phụ\r\nlục 3 của báo cáo. Mô hình tham chiếu này là cơ sở để xây dựng Kiến trúc dữ\r\nliệu BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nKiến trúc dữ liệu\r\nđược thiết kế tuân theo các nguyên tắc kiến trúc thông tin được mô tả trong\r\nNguyên tắc xây dựng kiến trúc dữ liệu và mô tả theo các nội dung dưới đây. Mô\r\nhình kiến trúc dữ liệu cung cấp một cấu trúc mẫu tạo điều kiện cho việc phát\r\ntriển dữ liệu có thể chia sẻ hiệu quả giữa các ứng dụng nghiệp vụ, để cung cấp\r\ndịch vụ công tốt hơn, hiệu quả hơn, cải thiện việc ra quyết định và năng suất\r\nthực hiện dịch vụ.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phù hợp với Khung\r\nKiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
\r\n\r\n- Phù hợp với định\r\nhướng, chiến lược ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Dữ liệu là tài\r\nnguyên có giá trị cao; hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho người dân, phục vụ ra chính\r\nsách và quyết định của lãnh đạo, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n- Dữ liệu của BHXH\r\nViệt Nam phải được quản lý, lưu trữ, bảo vệ cẩn thận, là nền tảng quan trọng\r\ngiúp phát triển, phục vụ các hoạt động chỉ đạo điều hành thông qua các nghiệp\r\nvụ phân tích, báo cáo thống kê, dự báo và hỗ trợ ra quyết định.
\r\n\r\n- Dữ liệu phải phù\r\nhợp với các chuẩn dữ liệu quốc gia và được chia sẻ, kết nối nội bộ và với các\r\nHTTT/CSDL cấp Quốc gia cũng như các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương\r\nkhác qua LGSP, NDXP.
\r\n\r\n- Dữ liệu phải được\r\nquản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên, được chia sẻ và khai thác, sử dụng\r\nhiệu quả; Không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ liệu trùng lặp;\r\nbảo đảm tận dụng tối đa các cơ sở dữ liệu hoặc danh mục dữ liệu dùng chung của\r\nBHXH Việt Nam cũng như quốc gia (nếu có).
\r\n\r\n- Đảm bảo an toàn dữ\r\nliệu theo cấp độ xác định theo quy định hiện hành đáp ứng yêu cầu về sẵn sàng,\r\nchính xác, toàn vẹn và độ tin cậy; Tăng cường chia sẻ, khai thác tối đa, có\r\nhiệu quả các cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ\r\nliệu quốc gia về Bảo hiểm.
\r\n\r\n- Dữ liệu trong hệ\r\nthống phải được tổ chức khoa học, bảo đảm cho phép người sử dụng có thể truy\r\nxuất một cách nhanh chóng và thuận tiện tối đa những dữ liệu mà họ có thể truy\r\nxuất trong phạm vi quyền hạn của mình.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.2.2.1 Mô hình dữ\r\nliệu tham chiếu
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n10: Mô hình kiến trúc dữ liệu (DRM)
\r\n\r\nMô hình kiến trúc dữ\r\nliệu (DRM) bao gồm các thành phần:
\r\n\r\n\r\n Thành\r\n phần \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n
\r\n Ngữ\r\n cảnh, Định nghĩa, và Quản lý vòng đời dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Phần này xác định\r\n ngữ cảnh của dữ liệu bằng cách phân loại dữ liệu theo chủ đề của các lĩnh\r\n vực, và xác định các tiêu chuẩn dữ liệu và metadata để đảm bảo khả năng tương\r\n tác liền mạch giữa các ứng dụng dịch vụ thông qua việc loại bỏ các thông tin\r\n mơ hồ, không rõ ràng trong việc sử dụng dữ liệu giữa các ứng dụng dịch vụ. \r\n | \r\n
\r\n Vòng\r\n đời dữ liệu, Quản lý chất lượng dữ liệu, và quản trị dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Quản lý vòng đời dữ\r\n liệu là quản lý các cấu trúc dữ liệu thông qua vòng đời của dữ liệu, từ khi\r\n tạo và chuyển đổi đến khi lưu trữ và xoá bỏ. \r\nQuản lý chất lượng\r\n dữ liệu là định nghĩa, giám sát, và nâng cao chất lượng dữ liệu. \r\nQuản trị dữ liệu là\r\n quy hoạch, giám sát và kiểm soát quá trình quản lý dữ liệu và sử dụng dữ\r\n liệu. \r\n | \r\n
\r\n Mô\r\n hình dữ\r\n liệu\r\n tổng thể \r\n | \r\n \r\n Phần này hướng tới\r\n việc phân tích và thiết kế các cấu trúc dữ liệu cơ bản. \r\n | \r\n
\r\n Tích\r\n hợp dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Phần này quản lý\r\n chuyển đổi dữ liệu và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng và lưu trữ dữ liệu,\r\n xác định khả năng tích hợp từ chạy ngầm theo thời gian đến thời gian thực\r\n (bao gồm: ETL, ELT, hướng sự kiện, hướng thông báo,. . ) \r\n | \r\n
\r\n BI,\r\n Tìm kiếm, Kho dữ liệu và Quản lý dữ liệu tập trung \r\n | \r\n \r\n Phần này hỗ trợ\r\n quan lý xử lý và phân tích dữ liệu, cho phép truy cập vào dữ liệu hỗ trợ ra\r\n quyết định (báo cáo, phân tích), cung cấp tìm kiếm và báo cáo và quản lý dữ\r\n liệu master. \r\n | \r\n
\r\n Quản\r\n lý nội dung và tri thức \r\n | \r\n \r\n Phần này hỗ trợ\r\n quản lý lưu trữ, bảo vệ, lập chỉ mục, và cho phép truy cập vào dữ liệu tìm\r\n thấy trong các nguồn phi cấu trúc (các tệp tin điện tử, hồ sơ bao gồm văn\r\n bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh. . . ). \r\n | \r\n
\r\n Quản\r\n lý cơ sở hạ tầng dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Phần này quản lý\r\n nền tảng cơ sở hạ tầng dữ liệu, đây là một phần quan trọng trong kiến trúc\r\n thông tin, vì nó tập trung vào khả năng của hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống\r\n lưu trữ dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc của thông tin và dữ liệu. \r\n | \r\n
2.2.2.2 Mô hình dữ\r\nliệu tổng thể
\r\n\r\nTừ việc phân tích\r\nnghiệp vụ của ngành BHXH Việt Nam, chúng tôi đề xuất mô hình kiến trúc dữ liệu\r\ntổng thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô hình này đưa ra ở\r\nmức khái niệm về tổ chức các dữ liệu của ngành BHXH bao gồm: Dữ liệu ứng dụng\r\ndịch vụ công trực tuyến, Dữ liệu ứng dụng chuyên ngành, Dữ liệu ứng dụng hành\r\nchính, Dữ liệu ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ, Dữ liệu báo cáo tổng hợp, Dữ liệu\r\ndùng chung toàn ngành cũng như việc chia sẻ dữ liệu qua mô hình dữ liệu mở\r\nngành BHXH với các hệ thống bên ngoài.
\r\n\r\nNhóm dữ liệu chuyên\r\nngành gồm các loại thông tin, dữ liệu lưu trữ trong các CSDL nghiệp vụ ngành\r\nBHXH Việt Nam, cụ thể gồm có:
\r\n\r\n- Dữ liệu về Hộ gia\r\nđình tham gia BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về Người\r\nhưởng BHXH 1 lần, hàng tháng;
\r\n\r\n- Dữ liệu Hủy sổ,\r\nChốt sổ;
\r\n\r\n- Dữ liệu thu BHXH,\r\nBHYT, BHTN;
\r\n\r\n- Dữ liệu về sổ và\r\nquá trình tham gia BHXH, BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về người\r\ntham gia BHXH, BHYT
\r\n\r\n- Dữ liệu thuốc và\r\nhoạt chất trong danh mục được thanh toán KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về về vật\r\ntư y tế trong danh mục được thanh toán KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về dịch vụ\r\nkỹ thuật trong danh mục được thanh toán KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về cơ sở\r\nKCB tham gia KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về đại lý\r\nủy quyền thu BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về hồ sơ\r\nthanh toán chi phí KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về kết quả\r\ngiám định thanh toán chi phí KCB BHYT;
\r\n\r\n- Dữ liệu về hồ sơ\r\nđối tượng hưởng BHXH trước năm 1995;
\r\n\r\n- Dữ liệu về đối\r\ntượng hưởng bảo trợ xã hội;
\r\n\r\n- Dữ liệu về Xét\r\nduyệt chế độ ngắn hạn, dài hạn;
\r\n\r\n- Dữ liệu về Chi trả;
\r\n\r\n- Dữ liệu về Quản lý\r\nQuỹ đầu tư;
\r\n\r\n- Dữ liệu thẩm định\r\nquyết toán.
\r\n\r\nCác loại dữ liệu trên\r\ncủa ngành BHXH có thể được chọn, trích xuất để phục vụ thiết lập Kho dữ\r\nliệu/hồ dữ liệu dùng chung toàn ngành. Đây là cơ sở dữ liệu phục vụ cho\r\ntoàn ngành BHXH cũng như trao đổi giữa ngành BHXH với các ngành, tổ chức, cá\r\nnhân khác thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Nhóm này cũng bao gồm\r\ncác dữ liệu được sử dụng chung phục vụ các đơn vị trong ngành BHXH giúp thống\r\nnhất đồng bộ về mặt dữ liệu cũng như chia sẻ khai thác một cách hiệu quả bao\r\ngồm các dữ liệu:
\r\n\r\n- Dữ liệu văn bản\r\nhành chính: Đây là dữ liệu quản lý các văn bản pháp lý, công văn, hồ sơ, văn\r\nbản gửi nhận và điều hành trong ngành BHXH được gửi nhận qua các đơn vị, tổ\r\nchức khác nhau được quản lý lưu lại và tra cứu tập trung
\r\n\r\n- Dữ liệu Báo cáo\r\nphân tích, thống kê cấp quốc gia: Bao gồm dữ liệu về ngành BHXH theo thời gian\r\ncũng như các thống kê dựa trên các dữ liệu của ngành BHXH được thu thập nhiều\r\nnguồn khác nhau.
\r\n\r\n- Dữ liệu về Đơn vị\r\nsử dụng lao động: Dữ liệu Đơn vị sử dụng lao động được quản lý tập trung trong\r\nngành BHXH, bao gồm các dữ liệu về Đơn vị sử dụng lao động, các dữ liệu liên\r\nquan nghĩa vụ đóng bảo hiểm của Đơn vị sử dụng lao động.
\r\n\r\n- Dữ liệu về Cán bộ:\r\nĐây là cơ sở dữ liệu lưu chữ các thông tin về cán bộ trong ngành tài chính bao\r\ngồm các dữ liệu liên quan đến cán bộ như: Thông tin cán bộ như lý lịch, quá\r\ntrình hoạt động công tác, quá trình học tập.
\r\n\r\n- Dữ liệu quốc gia về\r\nngành BHXH: Đây là kho dữ liệu kết nối tích hợp tất cả các dòng dữ liệu liên\r\nquan đến ngành BHXH tại các đơn vị, tổ chức trong ngành BHXH để trao đổi, phân\r\ntích tạo ra Kho dữ liệu ngành BHXH cấp quốc gia (thuộc CSDLQG về Bảo hiểm).
\r\n\r\n- Dữ liệu mở: Đây là\r\nkho dữ liệu mở của ngành BHXH cho phép chia sẻ khai thác thông tin ngành BHXH\r\nphục vụ cho nhu cầu khai thác, phân tích thông tin của người dân, doanh nghiệp\r\nvà các tổ chức khác. Các dữ liệu mở được
\r\n\r\n- Dữ liệu Danh mục\r\ndùng chung: Đây là các dữ liệu dùng chung cho ngành BHXH giúp chuẩn hóa thông\r\ntin, danh mục được dùng chung phục vụ chia sẻ thống nhất theo quy định.
\r\n\r\n- Dữ liệu định danh\r\nngười dùng: Đây là dữ liệu về thông tin người dùng trên hệ thống của BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n- Dữ liệu về tài\r\nchính, kế toán: Đây là các dữ liệu lưu trữ thông tin về chi, trả bảo hiểm được\r\nthanh quyết toán bởi cơ quan BHXH các cấp.
\r\n\r\nCác dữ liệu trên được\r\ntạo lập, phát triển cùng với vòng đời các nhóm ứng dụng của ngành, trong đó:
\r\n\r\n+ Các dữ liệu các ứng\r\ndụng phục vụ công dân, doanh nghiệp (D1) tương ứng với các ứng dụng phục vụ\r\ncông dân, doanh nghiệp (A1);
\r\n\r\n+ Các dữ liệu các ứng\r\ndụng hành chính (D2) tương ứng với các ứng dụng hành chính (A2);
\r\n\r\n+ Dữ liệu các ứng\r\ndụng chuyên ngành (D3) tương ứng với Nhóm ứng dụng chuyên ngành (A3);
\r\n\r\n+ Các dữ liệu các ứng\r\ndụng hỗ trợ nghiệp vụ (D4) tương ứng với các ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ (A4);
\r\n\r\n+ Các dữ liệu các ứng\r\ndụng phân tích, báo cáo và giám sát điều hành (D5) tương ứng với các ứng dụng\r\ntổng hợp, báo cáo và giám sát điều hành thông minh.
\r\n\r\n+ Các dữ liệu của hệ\r\nthống SOA (D6) tương ứng với Hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất\r\nngành BHXH - SOA (A.6).
\r\n\r\n+ Các dữ liệu từ các\r\nứng dụng trên sẽ được trích xuất, tổng hợp, xây dựng phát triển thành Kho dữ\r\nliệu/Cơ sở dữ liệu lớn toàn ngành BHXH, từ đó, là cơ sở để cung cấp thông tin\r\ndữ liệu, thiết lập CSDLQG về Bảo hiểm theo quy định.
\r\n\r\n2.2.2.3 Mô hình dữ\r\nliệu mức khái niệm
\r\n\r\nMô hình dữ liệu mức\r\nkhái niệm của BHXH Việt Nam như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n11: Mô hình dữ liệu mức khái niệm
\r\n\r\n\r\n Các\r\n thực thể chính \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n
\r\n Cơ\r\n quan \r\n | \r\n \r\n Thông tin về Cơ\r\n quan mô tả các thông tin về cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công cho các đối\r\n tượng tham gia BHXH. Một số thông tin cơ bản của cơ quan gồm có: \r\n- Tên cơ quan; \r\n- Mã QHNS; \r\n- Địa chỉ cơ quan; \r\n- Lĩnh vực nghiệp\r\n vụ quản lý; \r\n- Thông tin khác\r\n như: Lãnh đạo đơn vị, cơ cấu tổ chức… \r\n | \r\n
\r\n Thủ\r\n tục hành chính công \r\n | \r\n \r\n Thông tin về Thủ\r\n tục hành chính công mô tả các thông tin về các thủ tục hành chính của các\r\n lĩnh vực trong ngành Bảo hiểm xã hội, các loại giấy tờ, văn bản liên quan,\r\n các hướng dẫn để thực hiện. Một số thông tin cơ bản sau: \r\n- Lĩnh vực; \r\n- Nhóm thủ tục; \r\n- Các loại giấy tờ; \r\n- Đối tượng sử dụng\r\n thủ tục; \r\n- Cơ quan xử lý; \r\n- Các văn bản hướng\r\n dẫn liên quan… \r\n | \r\n
\r\n Quy\r\n trình nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n Quy trình nghiệp vụ\r\n mô tả thông tin về các bước xử lý hồ sơ của thủ tục hành chính. Tại mỗi bước,\r\n cán bộ, chuyên viên sẽ căn cứ vào từng nghiệp vụ cụ thể để đưa ra các quyết\r\n định xử lý đối với hồ sơ. \r\n | \r\n
\r\n Hồ\r\n sơ đăng ký dịch vụ công \r\n | \r\n \r\n Hồ sơ mô tả các\r\n thông tin sử dụng để đăng ký thực hiện dịch vụ công mà các đối tượng tham gia\r\n BHXH cần cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý. \r\nHồ sơ bao gồm các\r\n thông tin cơ bản: \r\n- Thông tin đầu vào\r\n hồ sơ; \r\n- Trạng thái xử lý; \r\n- Các giấy tờ đính\r\n kèm; \r\n- Lịch sử thay đổi\r\n giấy tờ; \r\n- Ý kiến trao đổi; \r\n- Kết quả xử lý… \r\n | \r\n
\r\n Tài\r\n liệu lưu trữ \r\n | \r\n \r\n Tài liệu lưu trữ mô\r\n tả các thông tin về các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến hồ sơ, thủ tục\r\n hành chính mà công dân, doanh nghiệp cần phải nộp; các loại giấy tờ, tài liệu\r\n mẫu sử dụng để tham khảo cho các thủ tục hành chính; đối với các loại giấy tờ\r\n dùng để xác minh tính pháp lý cho công dân, doanh nghiệp sẽ được hệ thống lưu\r\n lại để sử dụng cho các lần tiếp theo. \r\n- Thông tin cơ bản\r\n (Tên, loại tài liệu, file, …); \r\n- Mô tả về tài liệu\r\n lưu trữ; \r\n- Đơn vị quản lý,\r\n sở hữu; \r\n- Người tạo ra tài\r\n liệu; \r\n- Người duyệt; \r\n- Danh mục thủ tục\r\n liên quan. \r\n | \r\n
\r\n Tài\r\n khoản điện tử \r\n | \r\n \r\n Tài khoản điện tử\r\n mô tả thông tin của tài khoản sử dụng trong hệ thống. Mỗi công dân, doanh\r\n nghiệp khi tham gia vào hệ thống sẽ phải có một tài khoản điện tử duy nhất và\r\n phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các thông tin cơ bản của một tài khoản\r\n như: \r\n- Thông tin cơ bản; \r\n- Loại đối tượng sử\r\n dụng; \r\n- Vai trò theo chức\r\n vụ; \r\n- Quyền hạn và tài\r\n nguyên trên hệ thống… \r\n | \r\n
\r\n Công\r\n dân \r\n | \r\n \r\n Thực thể Công dân\r\n mô tả các thông tin cơ bản của một công dân (đối tượng tham gia BHXH). Một\r\n công dân tham gia hệ thống sẽ được cấp một tài khoản điện tử để truy cập và\r\n có quyền nhất định đối với hệ thống. BHXH Việt Nam sẽ trích xuất các thông\r\n tin cơ bản của mỗi công dân tham gia BHXH từ các phần mềm nghiệp vụ ngành\r\n BHXH để xây dựng bộ hồ sơ bảo hiểm số của công dân (bao gồm cả dữ liệu có cấu\r\n trúc và dữ liệu bán cấu trúc, phi cấu trúc) theo đúng thẩm quyền, phạm vi\r\n trách nhiệm quản lý nhà nước của BHXH Việt Nam, bảo đảm tuân thủ Luật Căn\r\n cước công dân, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế cũng như các nghị\r\n định, thông tư hướng dẫn cùng văn bản pháp luật có liên quan. \r\n | \r\n
\r\n Doanh\r\n nghiệp \r\n | \r\n \r\n Thực thể Doanh\r\n nghiệp mô tả các thông tin cơ bản của một tổ chức, doanh nghiệp hay một đơn\r\n vị tham gia vào hệ thống. Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị phải\r\n có tính chính xác, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Mỗi doanh nghiệp,\r\n tổ chức hay đơn vị tham gia hệ thống sẽ có một tài khoản điện tử và bao gồm\r\n các thông tin cơ bản như: Tên doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị; địa chỉ; mã số\r\n thuế (hoặc giấy phép kinh doanh) (nếu có); người đại diện; một số thông tin\r\n khác… \r\n | \r\n
\r\n Cán\r\n bộ, công chức \r\n | \r\n \r\n Cán bộ, công chức\r\n mô tả thông tin về những người có chức năng xử lý nghiệp vụ của các thủ tục\r\n hành chính. Một cán bộ, công chức có đầy đủ thông tin của một công dân. Ngoài\r\n ra, họ có các thông tin khác như: Mã số CCVC; tên đơn vị; chức vụ… \r\n | \r\n
\r\n Thông\r\n tin tích hợp \r\n | \r\n \r\n Thông tin tích hợp\r\n mô tả các thông tin dùng để trao đổi với các hệ thống khác (bao gồm các hệ\r\n thống nghiệp vụ theo lĩnh vực chuyên ngành và các hệ thống bên ngoài khác).\r\n Đối với các hệ thống khác nhau thì các thông tin tích hợp sẽ phải được xây\r\n dựng khác nhau. \r\n | \r\n
\r\n Hệ\r\n thống \r\n | \r\n \r\n Hệ thống mô tả các\r\n thông tin dùng để cấu hình, quản trị hệ thống như: Thông tin kết nối dữ liệu;\r\n các tham số cấu hình tin hiển thị; thông tin cấu hình tích hợp, trao đổi với\r\n các hệ thống khác… \r\n | \r\n
\r\n Thống\r\n kê báo cáo \r\n | \r\n \r\n Thống kê báo cáo mô\r\n tả các thông tin phục vụ cho việc thống kê, báo cáo của hệ thống. Thông tin\r\n thống kê báo cáo sẽ bao gồm các tham số về cấu hình báo cáo; các dữ liệu\r\n thống kê, báo cáo định kỳ được kiết xuất… \r\n | \r\n
\r\n Thông\r\n tin thanh toán \r\n | \r\n \r\n Thông tin thanh\r\n toán mô tả các thông tin sử dụng trong việc thanh toán phí của công dân,\r\n doanh nghiệp đối với các thủ tục hành chính (đối với thủ tục có yêu cầu phí).\r\n \r\nThông tin thanh\r\n toán phục vụ cho việc tra cứu, thống kê khi cấp quản lý yêu cầu. \r\n | \r\n
\r\n Thông\r\n tin hỗ trợ nghiệp vụ các lĩnh vực \r\n | \r\n \r\n Thông tin hỗ trợ\r\n nghiệp vụ các lĩnh vực mô tả các thông tin nhằm hỗ trợ cho quá trình xử lý\r\n thủ tục hành chính. Thông tin hỗ trợ nghiệp vụ các lĩnh vực sẽ giúp chuyên\r\n viên xử lý có được các thông tin, dữ liệu cần thiết hỗ trợ cho việc đưa ra\r\n các quyết định xử lý hồ sơ đối với các thủ tục hành chính công. \r\n | \r\n
Liên quan đến các cơ\r\nsở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của các phần mềm được thiết kế theo\r\nhướng tập trung tại BHXH. Dữ liệu được phân quyền theo các tỉnh. Cán bộ của\r\ntỉnh nào chỉ có thể truy xuất vào dữ liệu của tỉnh đó:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình CSDL của phần mềm Thu và quản lý sổ thẻ (TST)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình CSDL của phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình CSDL của phần mềm Kế toán tập trung
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình CSDL của phần mềm Đấu thầu thuốc
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình CSDL của phần mềm Đầu tư quỹ
\r\n\r\nDữ liệu của các phần\r\nmềm trong cơ sở dữ liệu được chia thành các nhóm:
\r\n\r\n- Nhóm dữ liệu quản\r\ntrị hệ thống: Lưu các thông tin phục vụ cho việc quản lý hệ thống, như tên, mật\r\nkhẩu NSD; Phân quyền chức năng, phân quyền đơn vị cho NSD; Các thông tin về\r\ntham số đặc trưng của hệ thống; Các thông tin về cơ chế ghi nhật ký hệ thống
\r\n\r\n- Nhóm dữ liệu danh mục\r\nhệ thống: Lưu các thông tin về danh mục hệ thống, gồm các thành phần sau: Danh mục\r\ntỉnh thành, danh mục quận huyện, các danh mục khác… Tùy theo nghiệp vụ từng\r\nphần mềm mà danh mục được tổ chức danh mục tương ứng phục vụ chức năng quản lý\r\nphần mềm đó. Ví dụ:
\r\n\r\n+ Danh mục dữ liệu\r\ncủa phần mềm kế toán: danh mục tài khoản kế toán, danh mục chứng từ, kế toán,\r\ndanh mục bệnh viện, danh mục khối thu, danh mục khối khám chữa bệnh, danh mục\r\nchi tiết các tài khoản,…
\r\n\r\n+ Danh mục dữ liệu\r\ncủa phần mềm đấu thầu thuốc: danh mục quốc gia, danh mục nước sản xuất, danh mục\r\nnhà sản xuất, danh mục đơn vị tính, danh mục đường dùng, danh mục Hàm\r\nlượng/Nồng độ,…
\r\n\r\n+ Danh mục dữ liệu\r\ncủa phần mềm Thu và quản lý sổ thẻ: Danh mục bảo hiểm xã hội, danh mục sổ BHXH,\r\ndanh mục đối tượng KCB, danh mục bệnh viện, danh mục khối KCB,…
\r\n\r\n+ Danh mục dữ liệu\r\ncủa phần mềm đầu tư quỹ: Danh mục chi tiết các tài khoản, danh mục cơ quan bảo\r\nhiểm xã hội, danh mục hợp đồng, danh mục trái phiếu, danh mục ngân hàng, danh mục\r\nbiểu mẫu,…
\r\n\r\n+ Danh mục dữ liệu\r\nphần mềm xét duyệt chính sách: Danh mục bảo hiểm xã hội, danh mục đại lý, danh mục\r\nđịa bàn hành chính, danh mục doanh nghiệp…
\r\n\r\n- Nhóm dữ liệu về\r\nnghiệp vụ phần mềm: Tùy theo phạm vi triển khai của phần mềm mà dữ liệu sẽ được\r\nphân theo đơn vị. Đối với phần mềm Thu và quản lý sổ thẻ, phần mềm kế toán,\r\nphần mềm xét duyệt chính sách, phần mềm đấu thầu thuốc. phạm vi triển khai đến\r\ncác đơn vị tỉnh, huyện vì thế dữ liệu sẽ được phân theo từng đơn vị hành chính cấp\r\ntỉnh. Tuy nhiên, đối với các phần mềm triển khai tập trung hoàn toàn tại trung\r\nương (ví dụ như: phần mềm quản lý đầu tư quỹ do Vụ đầu tư quỹ chủ trì quản lý\r\nvề nghiệp vụ) thì dữ liệu sẽ tập trung không phân loại theo đơn vị hành chính\r\ncấp tỉnh.
\r\n\r\n+ Phần mềm kế toán:\r\nDữ liệu bao gồm số liệu chứng từ, bút toán, chi bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm\r\nxã hội,…
\r\n\r\n+ Phần mềm Quản lý\r\nđấu thầu thuốc: Bao gồm các dữ liệu về kế hoạch đấu thầu thuốc, xét thầu…
\r\n\r\n+ Phần mềm Thu và\r\nquản lý sổ thẻ: Bao gồm các dữ liệu thông tin về người tham gia bảo hiểm, dữ\r\nliệu thu BHXH, dữ liệu số thẻ…
\r\n\r\n+ Phần mềm Quản lý\r\nđầu tư quỹ: Dữ liệu về kế hoạch đầu tư, dữ liệu các hợp đồng đầu tư…
\r\n\r\n+ Phần mềm xét duyệt\r\nchính sách: Dữ liệu về xét duyệt ngắn hạn, xét duyệt dài hạn, xét duyệt các chế\r\nđộ, chi trả bảo hiểm hàng tháng,…
\r\n\r\nCác dữ liệu về nghiệp\r\nvụ mục được lưu trữ với mục đích cung cấp các báo cáo theo quy định của ngành\r\nBHXH. Các phần mềm nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đều cung cấp những danh sách các\r\nmẫu báo cáo theo nghiệp vụ của ngành.
\r\n\r\n2.2.2.4 Mô hình trao\r\nđổi thông tin, dữ liệu
\r\n\r\nCăn cứ thực tế và\r\nchiến lược phát triển CPĐT/CQĐT và chuyển đổi số của quốc gia nói chung và BHXH\r\nViệt Nam nói riêng trong kỷ nguyên CMCN 4.0, nhu cầu trao đổi thông tin, dữ\r\nliệu giữa các đơn vị của BHXH Việt Nam cũng như giữa BHXH Việt Nam với các cơ\r\nquan Chính phủ, các bộ, ngành khác là rất lớn. Có thể tóm lược việc trao đổi\r\nthông tin, liên thông dữ liệu của BHXH Việt Nam như sau:
\r\n\r\n- Trao đổi thông tin,\r\ndữ liệu theo trục dọc: Việc trao đổi thông tin dữ liệu theo chiều dọc giữa cơ\r\nquan hành chính các cấp TW - cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã để phục vụ các mục\r\nđích quản lý điều hành, tổng hợp, thống kê, báo cáo và trao đổi dữ liệu giữa\r\ncác hệ thống CNTT, các đơn vị trực thuộc. . .
\r\n\r\n- Trao đổi thông tin,\r\ndữ liệu theo trục ngang:
\r\n\r\n+ Trao đổi thông tin\r\ndữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam với các đối tượng khai thác\r\nthông tin bên ngoài ngành như Chính phủ, chính phủ địa phương các cấp, các bộ,\r\nngành, đơn vị hữu quan, người dân và doanh nghiệp. Các thông tin, dữ liệu cần\r\ntrao đổi nhằm phục vụ các mục đích quản lý hành chính của nhà nước, các nhu cầu\r\nkhai thác thông tin của các đối tượng hữu quan, các nhu cầu sử dụng dịch vụ\r\ncông, thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp. . .
\r\n\r\n+ Việc trao đổi thông\r\ntin dữ liệu theo chiều ngang giữa các đơn vị chuyên môn/sự nghiệp, các phòng/\r\ntổ nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan hành chính các cấp phục vụ các nhu cầu quản\r\nlý điều hành của đơn vị, các công tác nghiệp vụ, hành chính, sự nghiệp…
\r\n\r\nVới định hướng phát\r\ntriển, nhu cầu chuyển đổi số của quốc gia nói chung và của ngành BHXH nói\r\nriêng, nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trực thuộc của ngành\r\ncũng như giữa ngành với các cơ quan Chính phủ, các bộ ngành hữu quan khác là\r\nrất lớn. Có thể tóm lược việc trao đổi thông tin, liên thông dữ liệu của BHXH\r\nViệt Nam theo mô hình tổng quan sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
- Trao đổi thông tin,\r\ndữ liệu theo trục dọc: Việc trao đổi thông tin dữ liệu theo chiều dọc giữa cơ\r\nquan BHXH các cấp Trung ương - tỉnh - huyện phục vụ các mục đích quản lý điều\r\nhành, tổng hợp, thống kê, báo cáo và trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống CNTT,\r\ncác đơn vị trực thuộc. . .
\r\n\r\n- Trao đổi thông tin,\r\ndữ liệu theo trục ngang:
\r\n\r\n+ Trao đổi thông tin\r\ndữ liệu giữa các cơ quan BHXH với các đối tượng khai thác thông tin bên ngoài\r\nngành như Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, các bộ ngành, đơn vị hữu\r\nquan, người dân và doanh nghiệp. Các thông tin, dữ liệu cần trao đổi nhằm phục\r\nvụ các mục đích quản lý hành chính của nhà nước, các nhu cầu khai thác thông\r\ntin của các đối tượng hữu quan, các nhu cầu sử dụng dịch vụ công, thủ tục hành\r\nchính của người dân và doanh nghiệp. . .
\r\n\r\n+ Việc trao đổi thông\r\ntin dữ liệu theo chiều ngang giữa các đơn vị chuyên môn/ sự nghiệp, các phòng/\r\ntổ nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan BHXH các cấp phục vụ các nhu cầu quản lý điều\r\nhành của đơn vị, các công tác nghiệp vụ, hành chính, sự nghiệp. . .
\r\n\r\nViệc trao đổi, chia\r\nsẻ với các bộ, ngành được mô tả sau đây.
\r\n\r\n- Thông tin trao đổi,\r\nchia sẻ dữ liệu với Bộ Tư pháp:
\r\n\r\n+ Nội dung hồ sơ;
\r\n\r\n+ Thông tin đơn vị;
\r\n\r\n+ Thông tin hồ sơ;
\r\n\r\n+ Số định danh cá\r\nnhân (nếu có);
\r\n\r\n+ ID liên kết 10 ký\r\ntự số (nếu chưa có Số ĐDCN);
\r\n\r\n+ Thông tin người\r\ntham gia: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Mã tỉnh bệnh viện; Mã bệnh\r\nviện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;
\r\n\r\n+ Thông tin người lao\r\nđộng: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Dân tộc; Địa chỉ\r\nUBND lập; Họ tên cha/ mẹ/ người giám hộ; Số CMND/ Hộ chiếu/ Số định danh cá\r\nnhân; Mã tỉnh bệnh viện đăng ký; Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
\r\n\r\n- Thông tin trao đổi,\r\nchia sẻ dữ liệu với Tổng cục Thuế:
\r\n\r\n+ Dữ liệu TCT cung\r\ncấp cho BHXH: Dữ liệu TCT cung cấp cho BHXH gồm 2 phần chính là Thông tin số\r\nlượng người lao động (NLĐ) trong tổ chức trả thu nhập và thông tin danh sách\r\nngười lao động trong tổ chức trả thu nhập. Nội dung dữ liệu gửi sang căn cứ\r\ntrên các mẫu báo cáo sau:
\r\n\r\n○ Tờ khai thuế thu\r\nnhập cá nhân (Áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền\r\nlương, tiền công), bao gồm các chỉ tiêu:
\r\n\r\n▪ Kỳ tính thuế:\r\nTháng/năm hoặc Quý/năm
\r\n\r\n▪ Lần đầu: Tờ khai\r\nđược nộp lần đầu
\r\n\r\n▪ Bổ sung lần thứ:\r\nLần bổ sung của tờ khai
\r\n\r\n▪ Tên người nộp\r\nthuế: Tên tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: Mã\r\nsố thuế của tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Tổng số người\r\nlao động: Tổng số NLĐ trong tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Định kỳ kết xuất\r\ndữ liệu sang BHXH: Hàng tháng
\r\n\r\n○ Tờ khai quyết toán\r\nthuế thu nhập cá nhân (Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền\r\nlương, tiền công cho cá nhân), bao gồm các chỉ tiêu:
\r\n\r\n▪ Kỳ tính thuế:\r\nNăm
\r\n\r\n▪ Tờ khai được nộp\r\nlần đầu
\r\n\r\n▪ Lần bổ sung của\r\ntờ khai
\r\n\r\n▪ Tên tổ chức trả\r\nthu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế của\r\ntổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Tổng số người\r\nlao động trong tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Định kỳ kết xuất\r\ndữ liệu sang BHXH: Hàng năm
\r\n\r\n○ Bảng kê chi tiết cá\r\nnhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần, bao gồm các chỉ tiêu.
\r\n\r\n▪ Kỳ tính thuế:\r\nNăm……
\r\n\r\n▪ Tên người nộp thuế\r\n(Tên tổ chức trả thu nhập)
\r\n\r\n▪ Mã số thuế của\r\ntổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Tên cá nhân\r\ntrong tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế của\r\ncá nhân
\r\n\r\n▪ Số CMND/ Hộ\r\nchiếu/CCCD của cá nhân
\r\n\r\n▪ Bảo hiểm được\r\ntrừ của cá nhân
\r\n\r\n○ Bảng kê thu nhập\r\nchịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công\r\ncủa cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động dưới\r\n3 tháng và cá nhân không cư trú, bao gồm các chỉ tiêu:
\r\n\r\n▪ Kỳ tính thuế:\r\nNăm…
\r\n\r\n▪ Tên người nộp\r\nthuế: Tên tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: MST\r\ncủa tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Họ và tên: Tên\r\ncá nhân
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: MST\r\ncá nhân
\r\n\r\n▪ Số CMND/ Hộ\r\nchiếu: của cá nhân
\r\n\r\n▪ Bảo hiểm được\r\ntrừ: của cá nhân
\r\n\r\n○ Mẫu số 05/DS-TNCN:\r\nDanh sách cá nhân nhận thu nhập (Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải\r\nthể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu\r\ntrừ thuế thu nhập cá nhân)
\r\n\r\n▪ Kỳ tính thuế:\r\nNăm…
\r\n\r\n▪ Tên người nộp\r\nthuế: Tên tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: MST\r\ncủa tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Họ và tên: của\r\nCá nhân trong tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: của\r\ncá nhân trong tổ chức trả thu nhập
\r\n\r\n▪ Số CMND/ Hộ\r\nchiếu: của cá nhân
\r\n\r\n▪ Bảo hiểm được\r\ntrừ: của cá nhân
\r\n\r\n▪ Định kỳ kết xuất\r\ndữ liệu sang BHXH: Hàng năm
\r\n\r\n○ Thông tin Số lượng\r\nNLĐ trong tổ chức trả thu nhập TCT gửi sang BHXH:
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: Mã\r\nsố thuế của NNT
\r\n\r\n▪ Tên đăng ký: tên\r\ngiao dịch của NNT
\r\n\r\n▪ Tên thường gọi:\r\ntên chính thức của NNT
\r\n\r\n▪ Địa chỉ trụ sở:\r\nLà địa chỉ giao dịch của NNT, Mã Tỉnh, Mã Huyện, Mã xã
\r\n\r\n▪ Loại hình doanh\r\nnghiệp: Mã/Tên loại hình kinh tế của NNT
\r\n\r\n▪ Số điện thoại:\r\nSố điện thoại giao dịch của NNT
\r\n\r\n▪ Địa chỉ email:\r\nEmail giao dịch của NNT
\r\n\r\n▪ Ngày cấp MST
\r\n\r\n▪ Ngày bắt đầu\r\nhoạt động
\r\n\r\n▪ Số Quyết định\r\nthành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh
\r\n\r\n▪ Cơ quan cấp\r\nQuyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh
\r\n\r\n▪ Cơ quan Thuế\r\nquản lý: Mã/Tên cơ quan thuế NNT nộp thuế
\r\n\r\n▪ Trạng thái của\r\ntổ chức trả thu nhập: Mã/ Tên trạng thái
\r\n\r\n▪ Ngày đóng cửa,\r\nMã/ Tên Lý do đóng cửa
\r\n\r\n▪ Ngày tái hoạt\r\nđộng, Lý do tái hoạt động
\r\n\r\n▪ Tạm ngừng hoạt\r\nđộng từ ngày, đến ngày
\r\n\r\n▪ Lý do tạm ngừng\r\nhoạt động
\r\n\r\n○ Thông tin danh sách\r\nNLĐ trong tổ chức trả thu nhập TCT gửi sang BHXH:
\r\n\r\n▪ Mã số thuế
\r\n\r\n▪ Tên người nộp\r\nthuế
\r\n\r\n▪ Số CMND/Hộ chiếu
\r\n\r\n▪ Ngày sinh
\r\n\r\n▪ Cơ quan thuế\r\nđăng ký MST
\r\n\r\n▪ Thông tin danh mục\r\nđịa bàn hành chính:
\r\n\r\n▪ Danh mục Tỉnh/TP
\r\n\r\n▪ Danh mục\r\nQuận/Huyện
\r\n\r\n▪ Danh mục\r\nPhường/Xã
\r\n\r\n▪ Thông tin danh mục\r\nCQT: Danh mục cơ quan thuế trên cả nước (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế)
\r\n\r\n○ Thông tin danh mục:
\r\n\r\n▪ Danh mục địa bàn\r\nhành chính (tỉnh, huyện, xã)
\r\n\r\n▪ Danh mục cơ quan\r\nbảo hiểm xã hội
\r\n\r\n- Dữ liệu BHXH cung\r\ncấp cho TCT: Dữ liệu BHXH cung cấp cho TCT gồm 2 phần chính là Thông tin về đơn\r\nvị đóng BHXH và thông tin cá nhân tham gia BHXH. Bên cạnh đó là các thông tin\r\ndanh mục địa bàn hành chính, danh mục cơ quan BHXH.
\r\n\r\n○ Thông tin đơn vị\r\nđóng BHXH:
\r\n\r\n▪ Tháng đóng bảo\r\nhiểm.
\r\n\r\n▪ Tên Đơn vị tham\r\ngia bảo hiểm.
\r\n\r\n▪ Địa chỉ của đơn\r\nvị tham gia BHXH: mã xã, mã huyện, mã tỉnh
\r\n\r\n▪ Mã của đơn vị\r\ntham gia BHXH: Mã số
\r\n\r\n▪ Mã/Tên CQ BHXH\r\nquản lý đơn vị tham gia BHXH: BHXH
\r\n\r\n▪ Địa chỉ của cơ\r\nquan bảo hiểm: bao gồm mã xã, mã huyện, mã tỉnh
\r\n\r\n▪ Mã số thuế: BHXH\r\ncung cấp thêm MST để đối chiếu với MST của Thuế
\r\n\r\n▪ Số lao động tham\r\ngia BHXH
\r\n\r\n▪ Số tiền phải\r\nđóng trong tháng
\r\n\r\n▪ Số tiền đã đóng\r\ntrong tháng
\r\n\r\n▪ Số tiền nợ BHXH
\r\n\r\n▪ Quỹ lương đóng
\r\n\r\n▪ Gửi định kỳ hàng\r\ntháng
\r\n\r\n○ Thông tin cá nhân\r\ntham gia BHXH:
\r\n\r\n▪ Số lao động tham\r\ngia BHXH
\r\n\r\n▪ Số tiền phải\r\nđóng trong tháng
\r\n\r\n▪ Số tiền đã đóng\r\ntrong tháng
\r\n\r\n▪ Số tiền nợ BHXH
\r\n\r\n▪ Quỹ lương đóng
\r\n\r\n▪ Mức lương làm\r\ncăn cứ đóng BHXH (BHXH, BHYT, BHTN)
\r\n\r\n▪ Mức đóng BHXH
\r\n\r\n▪ Định kỳ gửi hàng\r\nnăm (chậm nhất là 28/02)
\r\n\r\n○ Thông tin danh mục:
\r\n\r\n▪ Danh mục địa bàn\r\nhành chính (tỉnh, huyện, xã)
\r\n\r\n▪ Danh mục cơ quan\r\nbảo hiểm xã hội
\r\n\r\n- Chia sẻ dữ liệu với\r\nCục Việc làm
\r\n\r\n○ Thông tin BHXH Việt\r\nNam cần thu thập, khai thác từ Cục Việc làm:
\r\n\r\n▪ Danh sách theo\r\ndõi tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp (bao gồm: hưởng mới, đang hưởng tiếp\r\ntục hưởng, chuyển từ tỉnh khác đến);
\r\n\r\n▪ Danh sách theo\r\ndõi giảm hưởng trợ cấp thất nghiệp (bao gồm: tạm dừng hưởng, chấm dứt hưởng,\r\nhủy hưởng, chuyển đi nơi khác hưởng);
\r\n\r\n▪ Danh sách theo\r\ndõi thu hồi tiền hưởng TCTN;
\r\n\r\n▪ Danh sách theo\r\ndõi tăng hưởng hỗ trợ học nghề;
\r\n\r\n▪ Danh sách theo dõi\r\ngiảm hưởng trợ cấp thất nghiệp (do hủy quyết định hỗ trợ học nghề);
\r\n\r\n▪ Danh sách đề\r\nnghị điều chỉnh hưởng TCTN (bao gồm: trường hợp thông tin quyết định hưởng\r\nkhông đúng; trường hợp phát hiện hưởng không đúng quy định thông qua đối chiếu\r\nvới dữ liệu thu - chi của BHXH; Trường hợp hưởng chưa đúng theo kết luận của\r\nthanh tra, kiểm tra, kiểm toán. . . ).
\r\n\r\n▪ Tình hình biến\r\nđộng lao động tại doanh nghiệp.
\r\n\r\n○ Thông tin Cục Việc\r\nlàm cần thu thập, khai thác từ Bảo hiểm xã hội:
\r\n\r\n▪ Các chỉ tiêu cần\r\nthu thập cho công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương:
\r\n\r\nThông tin cá nhân của người lao\r\nđộng: họ và tên, ngày sinh, số CMND, nơi cấp CMND, ngày cấp CMND, giới tính, số\r\nsổ BHXH.
\r\n\r\nThông tin về hợp đồng lao động và đơn vị\r\ntham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc\r\nhợp đồng làm việc: quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm\r\nviệc (số quyết định hoặc số hợp đồng lao động, ngày ký, ngày có hiệu lực, loại\r\nhợp đồng), tên cơ quan, đơn vị, số điện thoại liên hệ của đơn vị, chức vụ, chức\r\ndanh nghề, công việc, lương chính, các phụ cấp, chức vụ.
\r\n\r\nThông tin về quá trình đóng bảo hiểm thất\r\nnghiệp: số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp,\r\ntiền lương tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng (hệ số lương tham gia bảo\r\nhiểm thất nghiệp nếu người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương\r\ndo Nhà nước quy định, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nếu người lao động đóng\r\nbảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết\r\nđịnh).
\r\n\r\nSố tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp\r\nđược bảo lưu trong các trường hợp: số tháng lẻ theo Quyết định hưởng trợ cấp\r\nthất nghiệp; các trường hợp người lao động được xác định là không có nhu\r\ncầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, các trường hợp chấm dứt được bảo lưu theo quy\r\nđịnh của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
\r\n\r\nThông tin về số tháng gián đoạn đóng bảo\r\nhiểm thất nghiệp: số tháng gián đoạn, lý do gián đoạn (ốm đau, thai sản, tạm\r\nhoãn, không hưởng lương…).
\r\n\r\n▪ Thông tin về quá\r\ntrình hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
\r\n\r\nĐối với hưởng trợ cấp thất nghiệp: số\r\ntháng đã hưởng, số tiền đã hưởng, nơi nhận trợ cấp, số tháng và số tiền chưa\r\nhưởng tính đến thời điểm tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
\r\n\r\nĐối với hỗ trợ học nghề: họ và tên người\r\nlao động được hỗ trợ học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, thời gian đã học\r\nnghề,, số tiền đã thanh toán cho các cơ sở đào tạo nghề, tên cơ sở đào tạo\r\nnghề, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, số tháng người lao động chưa học nghề.
\r\n\r\nĐối với bảo hiểm y tế: danh sách người\r\nlao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được cấp thẻ bảo hiểm y tế, thời hạn của thẻ\r\nbảo hiểm y tế, thời điểm người lao động nhận thẻ bảo hiểm y tế, thời điểm trả\r\nthẻ bảo hiểm y tế khi người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, nơi\r\nđăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
\r\n\r\nĐối với chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo,\r\nbồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao\r\nđộng: thông tin về đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong doanh\r\nnghiệp; danh sách người lao động được hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi\r\ndưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, số tiền tạm ứng kinh phí hỗ trợ đào tạo,\r\nbồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động; kinh phí\r\nđào tạo; cơ sở đào tạo; quyết toán kinh phí đào tạo.
\r\n\r\nDữ liệu tăng, giảm số lượng người lao\r\nđộng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời phát hiện các trường hợp có việc\r\nlàm hoặc không đủ điều kiện hưởng.
\r\n\r\n▪ Các chỉ tiêu cần\r\nthu thập cho công tác quản lý chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung ương:
\r\n\r\nSố thu bảo hiểm thất nghiệp của các địa\r\nphương bao gồm: số người tham gia, số tiền tham gia và tổng số đơn vị tham gia.\r\n
\r\n\r\nSố chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp\r\ncủa các địa phương và chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp.
\r\n\r\n2.2.2.5 Danh sách các\r\ncơ sở dữ liệu dùng chung
\r\n\r\nNhằm bảo đảm việc vận\r\nhành, khai thác có hiệu quả các CSDL, BHXH Việt Nam sẽ triển khai một số công\r\ntác sau:
\r\n\r\n- Kết nối với các Hệ\r\nthống thông tin và CSDL quốc gia: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số\r\n714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 Quy định Danh mục CSDL quốc gia ưu tiên triển khai\r\ntạo nền tảng phát triển CPĐT có liên quan;
\r\n\r\n- Triển khai liên\r\nthông, kết nối giữa CSDL dùng chung với các CSDL chuyên ngành. Các CSDL chuyên\r\nngành là nguồn tham khảo quan trọng để dựa trên đó, BHXH Việt Nam có thể cập\r\nnhật CSDL nền tảng và chia sẻ cho các cơ quan có nhu cầu cùng khai thác, sử\r\ndụng;
\r\n\r\n- Triển khai liên\r\nthông, kết nối với các hệ thống thông tin ngoài BHXH Việt Nam: Đây là các hệ\r\nthống thông tin hoặc CSDL của các Bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức\r\nđoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức khác… Đây cũng là\r\nnguồn dữ liệu quan trọng mà BHXH Việt Nam sẽ khai thác để làm giàu, cập nhật\r\ncác CSDL của mình.
\r\n\r\nTrong tương lai, BHXH\r\nViệt Nam sẽ ban hành các quy định, quy chế để bảo đảm mỗi thông tin trong CSDL\r\nnền tảng chỉ do một và chỉ một đơn vị chịu trách nhiệm khởi tạo, cập nhật và\r\nchia sẻ cho các đơn vị khác thông qua các công cụ ứng dụng hoặc các giao diện\r\nlập trình (API) để các đơn vị tự xây dựng ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ theo nhu\r\ncầu riêng của mỗi ngành, lĩnh vực. Các CSDL dùng chung của Ngành được xây dựng\r\ntrên cơ sở bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
\r\n\r\n- Nguyên tắc 1: Đảm\r\nbảo việc chia sẻ các thông tin dùng chung cho toàn ngành, cung cấp chính xác,\r\nkịp thời các thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ chung của ngành để giảm\r\nthiểu tối đa thời gian xử lý, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành,\r\nqua đó, cung cấp các dịch vụ công cho người dân một cách minh bạch, rõ ràng và\r\ngiảm thiểu tối đa thời gian đi lại cho người dân.
\r\n\r\n- Nguyên tắc 2: CSDL\r\ndùng chung này cũng cần phải so sánh, tham chiếu đến các CSDLQG hiện nay đang\r\nđược xây dựng để có thể có lộ trình cũng như sự phối hợp triển khai cho phù\r\nhợp. Nếu dữ liệu đã có từ các CSDLQG sẽ không triển khai thu thập lại mà sẽ kết\r\nnối/chia sẻ dữ liệu này qua các đầu mối (nếu có hoặc cần thiết).
\r\n\r\n- Nguyên tắc 3: Cần\r\ncân nhắc đưa các dữ liệu khác phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành\r\nchính, cũng như sự cần thiết của các dữ liệu đó để phục vụ quá trình quản lý\r\nnhà nước thành dữ liệu dùng chung căn cứ tình hình thực tế và mức độ ứng dụng\r\ncông nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị tại địa phương.
\r\n\r\n- Nguyên tắc 4: Việc\r\nxây dựng các CSDL dùng chung cần phải có sự tham gia của các thành phần liên\r\nquan để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác về mặt dữ liệu để tránh việc đầu tư, xây\r\ndựng trùng lặp. Trước khi các đơn vị triển khai, khi xây dựng các CSDL có nội\r\ndung trùng lặp một phần, hoặc toàn bộ nội dung với các CSDL đã có cần xin ý\r\nkiến cấp có thẩm quyền và các đơn vị liên quan.
\r\n\r\n- Nguyên tắc 5: Các\r\ncơ quan, đơn vị chỉ đề xuất xây dựng các CSDL dùng chung khi các dữ liệu này có\r\nnhiều nhu cầu chia sẻ, kết nối và được yêu cầu với tần suất lớn trong quá trình\r\ngiải quyết các nghiệp vụ, việc xem xét đề xuất thêm các CSDL dùng chung khác ngoài\r\ndanh mục do cấp có thẩm quyền quyết định.
\r\n\r\nCơ sở dữ liệu dùng\r\nchung lưu giữ những thông tin cơ bản nhất, cần thiết nhất trong quá trình xử lý\r\nthủ tục hành chính, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành cùng chia sẻ, quản\r\nlý, sử dụng. Do đó, các dữ liệu này phải bảo đảm được tính nhất quán, chống\r\ntrùng lặp dữ liệu giữa các đơn vị. Các dữ liệu này sẽ được tổ chức thành các\r\nCSDL nền. Ngoài ra, danh sách danh mục dùng chung của BHXH Việt Nam được quy\r\nđịnh cụ thể tại Tài liệu chuẩn hóa các tiêu chí thông tin quản lý, chuẩn hóa\r\ncác mẫu biểu và bộ mã ngành đã được ban hành kèm theo Quyết định số\r\n1263/QĐ-BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành\r\nvà quy định quản lý, sử dụng hệ thống danh mục dùng chung, chỉ tiêu báo cáo\r\nngành Bảo hiểm xã hội. Các danh mục dùng chung và bộ chỉ tiêu báo cáo bước đầu\r\nđược xây dựng nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý hiện tại của BHXH Việt Nam. Khi\r\nchính sách hoặc yêu cầu quản lý thay đổi có thể dẫn đến chỉnh sửa cấu trúc dữ\r\nliệu hoặc thêm bớt các chỉ tiêu báo cáo. BHXH Việt Nam thực hiện các quy định\r\ntrách nhiệm cụ thể việc quản lý và cập nhật và thay đổi cấu trúc và cập nhật\r\nthông tin dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới. Với các nội dung phân\r\ntích nêu trên, chúng tôi đề xuất xây dựng một số CSDL dùng chung để quản lý như\r\nsau:
\r\n\r\n- Thông tin về người\r\ntham gia;
\r\n\r\n- Thông tin về Sổ\r\nBHXH;
\r\n\r\n- Thông tin về Thẻ\r\nBHYT;
\r\n\r\n- Thông tin về Hộ gia\r\nđình tham gia BHYT;
\r\n\r\n- Thông tin về báo\r\ncáo, thống kê;
\r\n\r\n- Thông tin về CSKCB\r\nBHYT;
\r\n\r\n- Thông tin về các\r\nĐơn vị SDLĐ;
\r\n\r\n- Thông tin về thuốc\r\nvà hóa chất;
\r\n\r\n- Thông tin về vật tư\r\nvà dịch vụ kỹ thuật;
\r\n\r\n- Thông tin về khai\r\nsinh;
\r\n\r\n- Thông tin về cán\r\nbộ, nhân sự;
\r\n\r\n- Thông tin về văn\r\nbản hành chính;
\r\n\r\n- Định danh điện tử\r\ndùng chung;
\r\n\r\n- Danh mục dữ liệu\r\ndùng chung.
\r\n\r\n- . . .
\r\n\r\nNgày 22/5/2015 Thủ\r\ntướng Chính phủ đã ký Quyết định số 714/QĐ-TTg ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu\r\nquốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, nội\r\ndung Quyết định đã nêu rõ 06 CSDL dùng chung được ưu tiên xây dựng gồm có: Dân\r\ncư; Đất đai; Đăng ký doanh nghiệp; Thống kê tổng hợp về dân số; Tài chính; Bảo\r\nhiểm. Hiện nay, thông tin về công dân (bao gồm cả thông tin hộ khẩu, thông tin\r\ndi biến động dân cư) được quản lý CSDLQG về dân cư - Bộ Công an; thông tin về\r\nbảo hiểm được quản lý bởi CSDLQG về Bảo hiểm - BHXH Việt Nam; thông tin khai\r\nsinh được quản lý bởi hệ thống Hộ tịch điện tử toàn quốc của Bộ Tư pháp; thông\r\ntin về Đăng ký doanh nghiệp được quản lý bởi CSDLQG về ĐKDN. Vì vậy, chúng tôi\r\nđề xuất BHXH Việt Nam sẽ sử dụng các thông tin sẽ không đầu tư các hệ thống\r\nthông tin, CSDL trên mà sử dụng các hệ thống của Trung ương triển khai. Sau đây\r\nlà mô tả khái quát về các cơ sở dữ liệu, danh mục dữ liệu dùng chung của BHXH\r\nViệt Nam cần xây dựng mới/hoặc nâng cấp hoàn thiện để phù hợp với định hướng\r\nđơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến công dân, định hướng tin\r\nhọc hóa các quy trình nghiệp vụ, chiến lược phát triển ngành trong tương lai:
\r\n\r\n1. Cơ sở dữ liệu QLVB và\r\nĐiều hành (Văn bản điện tử): Nhu cầu khai thác các văn bản chỉ đạo điều\r\nhành trong hoạt động quản lý nhà nước ngành BHXH là cần thiết và đặc biệt quan\r\ntrọng. Vì vậy, đề xuất xây dựng hoàn thiện CSDL QLVB và ĐH để chia sẻ và dùng\r\nchung trong toàn ngành BHXH. CSDL này sẽ lưu toàn bộ các văn bản liên quan đến\r\nhoạt động chỉ đạo, điều hành trong ngành BHXH.
\r\n\r\n2. Cơ sở dữ liệu Danh mục\r\ndùng chung:\r\nNhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các danh mục dùng chung trong Ngành cũng như các\r\nBộ, ngành khác, đề xuất tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện CSDL Danh mục dùng chung\r\nnhằm hạn chế trùng lặp và đảm bảo sự thống nhất thông tin danh mục cũng như\r\nphục vụ trao đổi, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các HTTT/CSDL cấp Quốc gia. Các\r\nđơn vị chuyên ngành sẽ có trách nhiệm cập nhật các danh mục trong phạm vi quản\r\nlý của mình khi có thay đổi. BHXH Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và quản lý\r\nCSDL Danh mục dùng chung để phân phối, chia sẻ thông tin hiệu quả trong ngành\r\nBHXH cũng như các ngành khác khi có nhu cầu.
\r\n\r\n3. Cơ sở dữ liệu Cán bộ:\r\nCác\r\ncông chức, viên chức, cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính là những đối\r\ntượng được phân quyền sử dụng, khai thác hệ thống, thông tin trong hệ thống\r\nChính phủ điện tử. Các thông tin cơ sở dữ liệu, công chức, viên chức, cán bộ\r\nđược lưu trữ trong cơ sở dữ liệu công chức, viên chức, cán bộ.
\r\n\r\n4. Cơ sở dữ liệu định\r\ndanh điện tử dùng chung: Lưu thông tin người dùng hệ thống, được quản lý tập trung\r\nvà cung cấp định danh cho dịch vụ quản lý truy cập và xác thực tập trung (SSO)\r\ntoàn ngành của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n5. Cơ sở dữ liệu Sổ, Thẻ\r\ntập trung: Cơ\r\nsở dữ liệu này tổng hợp các cơ sở dữ liệu phân tán của các hệ thống sổ thẻ tại\r\n63 tỉnh, thành phố. Cung cấp thông tin đối tượng tham gia BHXH, BHYT hiện đang\r\nđược BHXH Việt Nam quản lý cho hệ thống quản lý BHYT theo hộ gia đình.
\r\n\r\n6. Cơ sở dữ liệu Hộ Gia\r\nđình tham gia BHYT: Cơ\r\nsở dữ liệu này lưu trữ toàn bộ thông tin của đối tượng và hộ gia đình tham gia\r\nBHYT; giúp thực hiện rà soát, đối chiếu thông tin của đối tượng được nhập liệu\r\nvào hệ thống phần mềm quản lý BHYT theo Hộ gia đình với CSDL Sổ thẻ tập trung;\r\ngiúp BHXH Việt Nam quản lý việc tham gia BHYT theo từng hộ gia đình theo quy\r\nđịnh.
\r\n\r\n7. Cơ sở dữ liệu quốc\r\ngia về Bảo hiểm: Cơ\r\nsở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm sẽ đóng vai trò là Cơ sở dữ liệu chủ (Master\r\ndata) về các thông tin nghiệp vụ chính của ngành Bảo hiểm. Phục vụ tất cả các\r\nhệ thống tác nghiệp tham chiếu và khai thác sử dụng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về\r\nBảo hiểm sẽ lưu trữ dữ liệu theo lịch sử và đảm bảo dữ liệu là đúng đắn và\r\nchính xác.
\r\n\r\nCơ sở dữ liệu quốc\r\ngia về Bảo hiểm sẽ là nơi cung cấp cho các Bộ, Ngành, Tổ chức và Cá nhân những\r\nthông tin kịp thời, chính xác về tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm\r\nthất nghiệp, Bảo hiểm y tế của toàn bộ người dân. Đáp ứng được nhu cầu khai\r\nthác, trích xuất các thông tin về Bảo hiểm cho các ngành phục vụ mục tiêu phát\r\ntriển kinh tế, xã hội, xây dựng chính sách. Giúp Tổ chức, Cá nhân dễ dàng khai\r\nthác, sử dụng thông tin về Bảo hiểm một cách dễ dàng. Góp phần minh bạch hóa\r\nthông tin và giảm thiểu thủ tục hành chính cho toàn xã hội.
\r\n\r\nCSDLQG về Bảo hiểm do\r\nBHXH Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng để lưu trữ,\r\nquản lý dữ liệu được đảm bảo tính chính xác, tính toàn vẹn; được lưu trữ tập\r\ntrung và được áp dụng mức độ đảm bảo an ninh thông tin cấp quốc gia, dữ liệu\r\nđầy đủ, được làm sạch và cập nhật của tất cả các đối tượng, đơn vị tham gia\r\nBHXH, BHYT theo yêu cầu của Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ\r\ntướng Chính phủ ban hành danh Mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển\r\nkhai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, trong đó có Cơ sở dữ liệu quốc\r\ngia về Bảo hiểm do BHXH Việt Nam làm cơ quan chủ quản. Dữ liệu được tổng hợp từ\r\nhệ thống CSDL và phần mềm ứng dụng đảm bảo đáp ứng tối thiểu 95% để xây dựng\r\nbáo cáo phục vụ công tác theo dõi, tổng kết, đánh giá, dự báo và hoạch định\r\ntrong phạm vi toàn ngành BHXH.
\r\n\r\n8. Kho dữ liệu tập trung\r\ndùng chung toàn ngành: Lưu trữ tập trung dữ liệu của Ngành là một trong những\r\nnhu cầu cấp thiết để phục vụ cho việc kiểm tra, hậu kiểm ngăn chặn các hành vị\r\ntrục lợi BHXH, BHYT; ngoài ra còn phục vụ việc tổng hợp dữ liệu, tra cứu dữ\r\nliệu cơ bản trong toàn Ngành và xây dựng các báo cáo thống kê - phân tích dữ\r\nliệu trong phạm vi toàn Ngành, cung cấp khả năng quản lý, lưu trữ và khai thác\r\ndữ liệu tập trung của Ngành, từ đó hạn chế sự trùng lặp số liệu, tăng cường\r\ntính chính xác trong quyết định giải quyết chế độ, hạn chế sự gian lận, lạm\r\ndụng trong giải quyết các chế độ. Trong tương lai, khi ứng dụng các giải pháp,\r\ncông nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ\r\nnhân tạo (AI), BHXH Việt Nam sẽ nghiên cứu, phát triển mở rộng Kho dữ liệu\r\nthành Hồ dữ liệu, Hệ thống CSDL lớn ngành BHXH Việt Nam để cho phép xử lý khối\r\nlượng lớn dữ liệu, thông tin thu thập cùng đa dạng thể loại thông tin, dữ liệu\r\nnhư dữ liệu bán cấu trúc, phi cấu trúc.
\r\n\r\n2.2.2.6 Phương án\r\ntrao đổi thông tin, dữ liệu cơ bản
\r\n\r\nTrong trao đổi thông\r\ntin giữa các cơ quan, về cơ bản hiện tại thực hiện theo mô hình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình trao đổi thông tin cơ bản
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị\r\nkhi cần trao đổi với cơ quan, đơn vị khác sẽ lập văn bản và gửi yêu cầu trao\r\nđổi. Thông tin, số liệu được đưa vào các văn bản dưới dạng bảng biểu hoặc các\r\nphương tiện mang tin kèm theo. Khi có sự ứng dụng CNTT, trao đổi thông tin dữ\r\nliệu được mở rộng thêm phương tiện khác như gửi qua thư điện tử, tải từ máy chủ\r\nnhưng về cơ bản trao đổi chính thống vẫn qua văn bản và kèm theo văn bản là\r\nphương tiện trao đổi thuận tiện và thông dụng nhất.
\r\n\r\n2.2.2.7 Phương án\r\ntrao đổi thông tin, dữ liệu tương lai
\r\n\r\nGiải pháp tin học hóa\r\ntrao đổi dữ liệu trong tương lai sẽ đa dạng hóa các phương thức trao đổi, tăng\r\ncường trao đổi dữ liệu có cấu trúc và hạn chế trao đổi qua phương pháp bằng con\r\nđường văn bản để đảm bảo dữ liệu có thể xử lý tự động và giảm công sức trong\r\nviệc nhập liệu và tác vụ thủ công. Việc đánh giá trao đổi dữ liệu thực hiện\r\ntổng thể và phân loại theo các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, khả\r\nnăng cấu trúc hóa dữ liệu và năng lực đầu tư, số hóa dữ liệu. Qua đó, mô hình\r\ntrao đổi dữ liệu sẽ thực hiện qua một số phương án sau:
\r\n\r\nPhương án 1: Trao đổi dữ liệu bằng\r\nvăn bản điện tử
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử
\r\n\r\nThông tin trao đổi\r\nthực tế vô cùng đa dạng và theo tình huống khác nhau, vì vậy, việc cấu trúc hóa\r\ndữ liệu được thực hiện theo từng bước. Trao đổi văn bản điện tử vẫn sử dụng như\r\nphương tiện trao đổi thông tin cơ bản nhất. Phương án này được áp dụng cho các\r\nloại dữ liệu sau:
\r\n\r\n- Dữ liệu phi cấu\r\ntrúc và nửa cấu trúc;
\r\n\r\n- Dữ liệu không được\r\nthường xuyên trao đổi;
\r\n\r\n- Dữ liệu không thể\r\nđịnh hình từ trước.
\r\n\r\nQuá trình trao đổi dữ\r\nliệu bằng phương tiện văn bản điện tử đã được áp dụng trên cơ sở vận hành hệ thống\r\nquản lý và trao đổi văn bản điện tử hiện nay ở BHXH Việt Nam đã tương đối thành\r\ncông bước đầu và trong tương lai tiếp tục được duy trì và mở rộng.
\r\n\r\nPhương án 2: Trao đổi qua việc\r\nkhai thác dữ liệu dùng chung
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình trao đổi dữ liệu qua việc khai thác dữ liệu dùng chung
\r\n\r\nTrong phương án này,\r\ndữ liệu thường được trao đổi sẽ được lưu trữ trong một CSDL dùng chung của BHXH\r\nViệt Nam. CSDL dùng chung sẽ được phân cấp cho một cơ quan chịu trách nhiệm\r\nquản lý, vận hành và duy trì, đơn vị phát sinh nguồn dữ liệu sẽ chịu trách\r\nnhiệm về giá trị dữ liệu, các đơn vị khác có thể khai thác, sử dụng chung. Điều\r\nnày làm hạn chế quá trình trao đổi và giảm các tác vụ hành chính trao đổi không\r\ncần thiết. Phương án này áp dụng với các loại dữ liệu sau:
\r\n\r\n- Dữ liệu có cấu trúc;
\r\n\r\n- Dữ liệu được nhiều\r\ncơ quan, đơn vị cùng xây dựng và khai thác;
\r\n\r\n- Dữ liệu có tần suất\r\ntruy cập lớn.
\r\n\r\nPhương án 3: Trao đổi\r\ndữ liệu qua dịch vụ
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô\r\nhình trao đổi dữ liệu qua dịch vụ
\r\n\r\nTrong phương án này,\r\ncác cơ quan, đơn vị công bố các dịch vụ (công nghệ thông tin) tiếp nhận và cung\r\ncấp dữ liệu cho các cơ quan khác khai thác và sử dụng. Phương án này áp dụng\r\nvới các loại dữ liệu sau:
\r\n\r\n- Dữ liệu có cấu\r\ntrúc;
\r\n\r\n- Dữ liệu phần lớn\r\nđược duy trì và vận hành bởi một đơn vị;
\r\n\r\n- Dữ liệu đòi hỏi cần\r\nphải có các thao tác nghiệp vụ xử lý;
\r\n\r\n- Dữ liệu có tần suất\r\ntruy cập hạn chế và mang tính chuyên ngành cao.
\r\n\r\n2.2.3\r\nCơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
\r\n\r\n2.2.3.1 Vị trí, vai\r\ntrò
\r\n\r\nCơ sở dữ liệu quốc\r\ngia về Bảo hiểm thuộc nhóm các cơ sở dữ liệu lõi tạo nền tảng xây dựng Chính phủ\r\nđiện tử có vai trò sử dụng chung cho các Bộ, ngành, địa phương, làm cơ sở đồng\r\nbộ thống nhất các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan. Vì vậy, phạm vi tác\r\nđộng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm vượt ra ngoài phạm vi phục vụ cho\r\nngành bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Các cơ sở dữ liệu khác của\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam đang triển khai và vận hành thuộc phạm vi các cơ sở dữ\r\nliệu chuyên ngành và quản lý theo ngành dọc bao gồm cả TW và địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Vì vậy, Cơ sở dữ liệu\r\nquốc gia về Bảo hiểm có mối độc lập tương đối nhất định với các cơ sở dữ liệu\r\nkhác cùng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý và vận hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Về mối quan hệ với\r\ncác cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác:
\r\n\r\n\r\n\r\n
CSDL quốc gia về Bảo\r\nhiểm thuộc nhóm các CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT được cập nhật\r\nthông tin từ nhiều nguồn dữ liệu:
\r\n\r\n- Cập nhật thông tin\r\ncơ bản về người dân từ CSDL quốc gia về Dân cư đảm bảo tính nhất quán và pháp\r\nlý đối với thông tin về người dân.
\r\n\r\n- Cập nhật thông tin\r\nvề doanh nghiệp từ CSDLQG về Đăng ký doanh nghiệp vào các đơn vị sử dụng lao\r\nđộng, đóng BHYT, BHXH trong CSDLQG về Bảo hiểm, đảm bảo sự đồng bộ thông tin về\r\nđăng ký doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Cập nhật các thông\r\ntin (nếu cần thiết) để triển khai các chính sách về BHXH; BHYT; BHTN. . . từ\r\nCSDL của các Bộ, ngành có liên quan như: Bộ LĐTBXH; Bộ Y tế; Bộ Tư pháp. . .
\r\n\r\n- Các thông tin\r\nchuyên ngành bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN được trích xuất từ các CSDL chuyên\r\nngành thành phần hiện đang được BHXH Việt Nam quản lý theo phạm vi nội dung xác\r\nđịnh trong CSDLQG về Bảo hiểm.
\r\n\r\nHiện tại, BHXH Việt\r\nNam đã và đang xây dựng, phát triển các CSDL chuyên ngành về bảo hiểm. Theo\r\nquan điểm triển khai “CSDL quốc gia là CSDL lõi đóng vai trò làm cơ sở\r\ntham chiếu đồng bộ các CSDL chuyên ngành bảo hiểm; có phạm vi phù hợp đảm bảo\r\ntính nhất quán và thuận lợi cho duy trì và vận hành”. CSDLQG về Bảo\r\nhiểm theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP, bao gồm các thông tin sau:
\r\n\r\na) Dữ liệu cơ bản cá\r\nnhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính,\r\nsố định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng\r\nký khai sinh; quê quán, nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá\r\nnhân hoặc số chứng minh nhân dân của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp\r\npháp;
\r\n\r\nb) Thông tin liên hệ\r\ncủa công dân;
\r\n\r\nc) Nhóm thông tin về\r\nhộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia\r\nđình;
\r\n\r\nd) Nhóm thông tin về\r\nBHXH: Mã số BHXH; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan BHXH quản lý; loại\r\nđối tượng BHXH; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm tai nạn\r\nlao động, bệnh nghề nghiệp; mã số thuế;
\r\n\r\nđ) Nhóm thông tin về\r\nBHYT: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký KCB ban đầu; thời điểm hết hạn;\r\nthời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng;
\r\n\r\ne) Nhóm thông tin về\r\nBHTN: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng BHTN được bảo lưu làm căn cứ để\r\ntính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
\r\n\r\ng) Nhóm thông tin về\r\nngười sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã\r\nsố thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh\r\ndoanh chính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện tử; loại hình doanh\r\nnghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng;
\r\n\r\nh) Nhóm thông tin cơ\r\nbản về y tế;
\r\n\r\ni) Nhóm thông tin về\r\nan sinh xã hội;
\r\n\r\n2.2.3.2 Mô hình kiến\r\ntrúc tổng thể
\r\n\r\nKiến trúc tổng thể\r\ncủa CSDL quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các thành phần sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nLớp Người sử dụng
\r\n\r\nĐối tượng sử dụng của\r\nCSDL quốc gia về Bảo hiểm bao gồm 3 thành phần: Người sử dụng trong ngành Bảo\r\nhiểm xã hội; Người sử dụng ngoài ngành Bảo hiểm xã hội; Các hệ thống khai thác.\r\n
\r\n\r\nLớp Kênh giao tiếp
\r\n\r\nCác đối tượng sử dụng\r\nCSDL quốc gia về Bảo hiểm sẽ giao tiếp qua các kênh chính sau:
\r\n\r\n- Cổng thông tin CSDL\r\nquốc gia về Bảo hiểm
\r\n\r\n- App VSSID
\r\n\r\n- Thư điện tử
\r\n\r\n- SMS
\r\n\r\n- Trục tích hợp ngoài\r\nngành ( Sử dụng cho trường hợp các hệ thống bên ngoài khai thác dữ liệu của\r\nCSDL quốc gia về Bảo hiểm)
\r\n\r\nLớp Nghiệp vụ
\r\n\r\nCSDL quốc gia về Bảo\r\nhiểm bao gồm các nghiệp vụ chính sau: Thu thập và xử lý dữ liệu; Chia sẻ thông\r\ntin CSDL quốc gia về Bảo hiểm cho các hệ thống; Cung cấp các dịch vụ khai thác\r\ndữ liệu cho Tổ chức, Cá nhân; Quản trị hệ thống.
\r\n\r\nLớp Ứng dụng
\r\n\r\nỨng dụng của CSDL\r\nquốc gia về Bảo hiểm bao gồm các thành phần chính sau: Thu thập và xử lý dữ\r\nliệu; Chia sẻ thông tin CSDL quốc gia về Bảo hiểm cho các hệ thống khác; Khai\r\nthác CSDL quốc gia về Bảo hiểm cho Tổ chức/Cá nhân; Quản trị hệ thống.
\r\n\r\nLớp Tích hợp và chia\r\nsẻ dữ liệu
\r\n\r\nCSDL quốc gia về Bảo\r\nhiểm được lưu trữ và xử lý theo cấu trúc phù hợp nhất để đáp ứng mục tiêu chia\r\nsẻ dữ liệu cho các hệ thống tác nghiệp của ngành Bảo hiểm xã hội như là dữ liệu\r\nmaster về Bảo hiểm, chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống bên ngoài và Tổ chức/ Cá\r\nnhân đáp ứng yêu cầu thông tin theo nghị định 43/2021/NĐ-CP.
\r\n\r\nLớp dữ liệu
\r\n\r\nCSDL quốc gia về Bảo\r\nhiểm được tổng hợp lên từ các CSDL chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội như: CSDL\r\nmã số bảo hiểm và hộ gia đình; CSDL về BHXH; CSDL về BHYT; CSDL về BHTN. Được\r\ntổ chức và lưu trữ để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chính của CSDL quốc gia về Bảo\r\nhiểm.
\r\n\r\n2.2.3.3 Mô hình kiến\r\ntrúc logic
\r\n\r\nQua phân tích mô hình\r\ntổng thể và các thành phần kiến trúc CSDL quốc gia về Bảo hiểm kết hợp cùng các\r\nyếu tố ràng buộc về kiến trúc Chính phủ điện tử. Mô hình kiến trúc logic của\r\ncác thành phần trong CSDL Quốc gia về Bảo hiểm như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Các vùng lưu trữ dữ\r\nliệu trong cấu trúc lưu trữ của CSDL quốc gia về Bảo hiểm:
\r\n\r\n- Vùng Landing /\r\nRaw(LND): Lưu toàn bộ dữ liệu thô (Raw):
\r\n\r\n○ Chứa dữ liệu từ hệ\r\nthống nguồn,
\r\n\r\n○ Được kiểm tra chất\r\nlượng cơ bản (kiểm tra trùng, toàn vẹn file, cấu trúc, số bản ghi, số cột). . .\r\n,
\r\n\r\n○ Giữ nguyên mức độ\r\nchi tiết, cấu trúc logic (raw),
\r\n\r\n○ Là nơi lưu nhiều dữ\r\nliệu nhất,
\r\n\r\n- Vùng\r\nHarmonized(HMN): Cung cấp khung nhìn đầy đủ, tích hợp về dữ liệu nhưng độc lập\r\nvới trường hợp sử dụng (Use-case independent)
\r\n\r\n○ Là master data,
\r\n\r\n○ Được hài hòa: cấu\r\ntrúc chung (consolidated schema/fields), kiểu (type),
\r\n\r\n○ Giữ nguyên mức độ\r\nchi tiết, cấu trúc logic
\r\n\r\n- Vùng Curated(CRD):\r\nChuẩn bị dữ liệu cho các mục đích sử dụng (Use- case dependent)
\r\n\r\n○ Dữ liệu có thể được\r\ntổng hợp
\r\n\r\n○ Bổ sung thuộc tính\r\n(enrich)
\r\n\r\n- Data Service(DTS):\r\nVùng dịch vụ dữ liệu, chia sẻ
\r\n\r\n- Electronic Document\r\nStore (EDS): Lưu trữ hồ sơ điện tử.
\r\n\r\n2.2.3.4 Mô hình triển\r\nkhai chia sẻ dữ liệu bảo hiểm
\r\n\r\n- Dữ liệu từ CSDLQG\r\nvề Bảo hiểm được chia sẻ với các CSDL, HTTT của các cơ quan, tổ chức, cá nhân\r\nđược đóng gói bằng các thông điệp dữ liệu với cấu trúc tuân thủ mô hình dữ liệu\r\nđược quy định tại văn bản này.
\r\n\r\n- Mô hình chia sẻ các\r\nthông điệp dữ liệu được thực hiện theo mô tả theo quy trình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n12: Mô\r\nhình chia sẻ dữ liệu từ CSDLQG về Bảo hiểm
\r\n\r\n- CSDLQG về Bảo hiểm\r\ntrích xuất dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cá nhân. Cấu trúc dữ liệu\r\nđược trích xuất theo mô hình dữ liệu quy định.
\r\n\r\n- Dữ liệu được trích\r\nxuất được bổ sung các thông tin phụ trợ khác (phần bao thông điệp) liên quan\r\nđến giao dịch, đóng gói, giao thức, mã hóa, chữ ký số … (nếu cần thiết) để phục\r\nvụ cho việc trao đổi qua mạng hoặc phương thức phù hợp. Đối với các thông tin\r\nnày, đơn vị triển khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu hướng dẫn cụ thể trong tài liệu\r\nkỹ thuật mô tả kèm theo dịch vụ.
\r\n\r\n- Dịch vụ chia sẻ dữ\r\nliệu và việc kết nối, truyền tải dữ liệu giữa CSDLQG và HTTT của đơn vị khai\r\nthác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ- CP và Thông tư số\r\n13/2017/TT-BTTTT.
\r\n\r\n- Sau khi thành phần\r\ncủa HTTT khai thác tiếp nhận dữ liệu từ dịch vụ chia sẻ dữ liệu của CSDLQG về\r\nBảo hiểm sẽ bóc tách dữ liệu bảo hiểm và tích hợp vào các CSDL hoặc sử dụng\r\ntrong HTTT có nhu cầu sử dụng.
\r\n\r\n- Ngôn ngữ mã hóa\r\nthông điệp dữ liệu là ngôn ngữ XML. Trong trường hợp sử dụng ngôn ngữ JSON, cấu\r\ntrúc dữ liệu được mã hóa tương đương như ngôn ngữ XML.
\r\n\r\nBảo hiểm xã hội Việt\r\nNam đang tổ chức tiến hành nghiên cứu, xây dựng để ban hành văn bản quy định kỹ\r\nthuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu trao đổi với CSDLQG về Bảo hiểm.
\r\n\r\n2.2.4\r\nGiải pháp Kho dữ liệu tập trung toàn ngành
\r\n\r\nKho dữ liệu tập trung\r\ntoàn ngành của BHXH Việt Nam là một phần không thể thiếu của Hệ thống Thông tin\r\nquản lý; tích hợp với các nguồn dữ liệu hiện có, chuyển đổi dữ liệu từ các hệ\r\nthống CSDL cũ sang CSDL mới, làm sạch, kiểm tra xác minh dữ liệu đối tượng,\r\ncủng cố dữ liệu, nhập dữ liệu vào CSDL ngành, chuyển đổi dữ liệu theo cấu trúc,\r\ntiến hành lưu trữ tập trung, xếp loại và lập danh mục dữ liệu. Hệ thống kho dữ\r\nliệu sẽ là tiền đề để BHXH Việt Nam có thể hoàn thành nhiệm vụ xây dựng CSDL\r\nquốc gia về bảo hiểm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô hình kiến trúc\r\nthông tin dựa trên giải pháp kho dữ liệu giúp cho ngành dễ dàng xây dựng một hệ\r\nthống thông tin có khả năng tích hợp, lưu trữ, phân tích, và truy cập dữ liệu.\r\nMô hình này cũng giúp cho việc biến dữ liệu thành thông tin một cách dễ dàng.
\r\n\r\nTrước tiên, dữ liệu\r\ntài chính từ nhiều nguồn dữ liệu được thu thập và tích hợp để đưa vào Kho dữ\r\nliệu dùng chung toàn ngành BHXH. Tại bước này, việc tạo hồ sơ dữ liệu (data\r\nprofiling) thực hiện phân tích một cách có hệ thống về nội dung của mỗi nguồn\r\ndữ liệu, giúp xác định chất lượng dữ liệu (ví dụ: một số bản ghi không có giá\r\ntrị đối với một trường dữ liệu, hay là các bản ghi trùng lặp) và các đặc điểm\r\ndữ liệu (ví dụ: phân bố giá trị đối với một thuộc tính dữ liệu, hay miền giá\r\ntrị đối với một thuộc tính dữ liệu), và các vấn đề kỹ thuật cần xử lý đối với\r\nnguồn dữ liệu đó.
\r\n\r\nTiếp theo, các dữ\r\nliệu trong Kho dữ liệu sẽ có thể cần phải được chuyển đổi sang biểu diễn dữ\r\nliệu phù hợp (data modelling). Tại bước này, dữ liệu đặc tả (metadata) sẽ cần\r\nphải được sử dụng để thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ biểu diễn dữ liệu\r\nnguồn (source data model) sang biểu diễn dữ liệu đích (target data model) phù\r\nhợp cho từng mục đích khai thác cụ thể. Mỗi mục đích khai thác cụ thể sẽ cần\r\nphải tạo ra một Kho dữ liệu chuyên đề (Data mart) riêng phù hợp. Sau khi đã tạo\r\nnên các kho dữ liệu chuyên đề, thì các công cụ phân tích và khai phá dữ liệu\r\nđược sử dụng để sản sinh ra các thông tin và tri thức hữu ích cần thiết đáp ứng\r\ncho nhiều mục đích sử dụng thực tế khác nhau, đặc biệt là các mục đích về quản\r\nlý, theo dõi hoạt động tài chính và ra quyết định chỉ đạo, lập kế hoạch liên\r\nquan.
\r\n\r\nTrong tương lai,\r\nnhững nguồn dữ liệu, các quy trình nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sẽ tiếp\r\ntục được tái cấu trúc và tin học hóa, quản lý tập trung thống nhất sẽ góp phần\r\nđảm bảo các hoạt động liên quan đến công tác quản lý Nhà nước của Ngành. Tuy\r\nnhiên, các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ chưa đáp ứng được các yêu cầu về báo cáo\r\nthống kê, phân tích nghiệp vụ hoặc báo cáo tổng hợp liên quan xuyên suốt nhiều\r\nmảng, lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau. Bên cạnh đó, hiện nay, BHXH Việt Nam chưa\r\ncó một hệ thống nào có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phân tích, báo cáo thống\r\nkê nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý thông tin toàn ngành cũng như các yêu cầu\r\nbáo cáo của Trung ương. Về cơ bản, giải pháp bao gồm 02 thành phần chính:
\r\n\r\n- Kho dữ liệu: Dữ\r\nliệu tổng hợp phục vụ cho việc lập báo cáo, thống kê, ra quyết định BHXH Việt\r\nNam. Kho dữ liệu được tổng hợp từ các CSDL và các hệ thống thông tin của cơ\r\nquan bên trong và bên ngoài BHXH Việt Nam. Kho dữ liệu được xây dựng để tiện\r\nlợi cho việc truy cập theo nhiều nguồn, nhiều kiểu dữ liệu khác nhau sao cho có\r\nthể kết hợp được cả những ứng dụng của các công nghệ hiện đại và kế thừa được\r\ntừ những hệ thống đã có sẵn từ trước. Dữ liệu đầu vào của kho dữ liệu được phân\r\ntích, trích rút, biến đổi, nạp dữ liệu, và quản lý dữ liệu. Các dữ liệu đầu vào\r\nlà các dữ liệu ở nhiều nguồn,nhiều định dạng, nhiều môi trường khác nhau để từ\r\nđó thiết kế để hỗ trợ cho việc phân tích và ra các báo cáo.
\r\n\r\n- Phân tích, báo cáo,\r\nthống kê: Hệ thống Phân tích, báo cáo, thống kê để phục vụ cho việc lập báo\r\ncáo, thống kê, phục vụ quản lý của BHXH Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ kho dữ\r\nliệu và các dữ liệu của các ứng dụng. Hệ thống sẽ cho phép xử lý, phân tích dữ\r\nliệu với các công cụ, các engine phân tích, truy vấn để lấy thông tin từ kho dữ\r\nliệu còn thành phần giao tiếp trực tiếp với người dùng cuối (end user), cung\r\ncấp các tính năng chính:
\r\n\r\n+ Chức năng tạo lập\r\ncác báo cáo chuẩn: cho phép thiết kế, quản lý và kết xuất các báo cáo mức toàn\r\nbộ tổ chức (enterprise reporting tool) theo nhiều định dạng khác nhau (PDF,\r\nHTML, Word, Excel, XML).
\r\n\r\n+ Chức năng tạo lập\r\nbáo cáo ad-hoc: cho phép thiết kế, quản lý và kết xuất các báo cáo chưa được\r\nphát triển sẵn bằng cách kéo thả các đối tượng nghiệp vụ (business object) đã\r\nđược tạo sẵn.
\r\n\r\n+ Chức năng biểu đồ\r\n(Dashboard): cung cấp giao diện đồ họa trực quan về các lĩnh vực, chuyên ngành,\r\ntình trạng hoạt động phục vụ ra quyết định.
\r\n\r\n+ Chức năng phân\r\ntích: cung cấp các tính năng phân tích dữ liệu đối với các đối tượng liên quan\r\nđến yêu cầu nghiệp vụ.
\r\n\r\n2.2.5 Giải pháp Dữ\r\nliệu lớn (Big Data)
\r\n\r\nTheo Gartner, Big\r\nData là những nguồn thông tin có đặc điểm chung khối lượng lớn, tốc độ nhanh và\r\ndữ liệu định dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó muốn khai thác được đòi\r\nhỏi phải có hình thức xử lý mới để đưa ra quyết định, khám phá và tối ưu hóa\r\nquy trình. Các giải pháp dữ liệu lớn giúp Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết\r\ncác bài toán:
\r\n\r\n- Lưu trữ khối lượng\r\nlớn các loại dữ liệu: Có cấu trúc, phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc.
\r\n\r\n- Tìm kiếm thông tin\r\nchi tiết ẩn trong các kho lưu trữ dữ liệu lớn.
\r\n\r\n- Trích xuất thông\r\ntin quản lý quan trọng, hỗ trợ ra quyết định, dự đoán nhu cầu.
\r\n\r\nPhương pháp khai thác\r\nvà quản lý dữ liệu lớn hiện nay được thiết kế phù hợp dựa theo các nguồn hình\r\nthành dữ liệu lớn. Mỗi nguồn dữ liệu lớn khác nhau sẽ có phương pháp khai thác\r\nvà quản lý dữ liệu lớn khác nhau.
\r\n\r\nCác đặc trưng của dữ\r\nliệu lớn
\r\n\r\n(1) Khối lượng dữ\r\nliệu (Volume): Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của dữ liệu lớn, khối lượng dữ\r\nliệu rất lớn. Kích cỡ của Big data đang từng ngày tăng lên thì nó có thể nằm\r\ntrong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024\r\nterabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu. Dữ liệu truyền thống có thể lưu trữ trên\r\ncác thiết bị đĩa mềm, đĩa cứng. Nhưng với dữ liệu lớn chúng ta sẽ sử dụng công\r\nnghệ “đám mây” mới đáp ứng khả năng lưu trữ được dữ liệu lớn.
\r\n\r\n(2) Tốc độ\r\n(Velocity): Tốc độ có thể hiểu theo 2 khía cạnh: (a) Khối lượng dữ liệu gia\r\ntăng rất nhanh; (b) Xử lý dữ liệu nhanh ở mức thời gian thực (real- time), có\r\nnghĩa dữ liệu được xử lý ngay tức thời ngay sau khi chúng phát sinh (tính đến\r\nbằng mili giây). Các ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực Internet, Tài chính, Ngân\r\nhàng, Hàng không, Quân sự, Y tế - Sức khỏe, Giao thông như hiện nay phần lớn dữ\r\nliệu lớn được xử lý real-time. Công nghệ xử lý dữ liệu lớn ngày nay đã cho phép\r\nchúng ta xử lý tức thì trước khi chúng được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
\r\n\r\n(3) Đa dạng\r\n(Variety): Đối với dữ liệu truyền thống chúng ta hay nói đến dữ liệu có cấu\r\ntrúc, thì ngày nay hơn 80% dữ liệu được sinh ra là phi cấu trúc (tài liệu,\r\nblog, hình ảnh, vi deo, bài hát, dữ liệu từ thiết bị cảm biến vật lý, thiết bị\r\nchăm sóc sức khỏe…). Big data cho phép liên kết và phân tích nhiều dạng dữ liệu\r\nkhác nhau. Ví dụ, với các bình luận của một nhóm người dùng nào đó trên\r\nFacebook với thông tin video được chia sẻ từ Youtube và Twitter.
\r\n\r\n(4) Độ tin cậy/chính\r\nxác (Veracity): Một trong những tính chất phức tạp nhất của Dữ liệu lớn là độ\r\ntin cậy/chính xác của dữ liệu. Với xu hướng phương tiện truyền thông xã hội\r\n(Social Media) và mạng xã hội (Social Network) ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ\r\ntính tương tác và chia sẻ của người dùng Mobile làm cho bức tranh xác định về\r\nđộ tin cậy & chính xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn. Bài toán phân\r\ntích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác và nhiễu đang là tính chất quan trọng\r\ncủa Big data.
\r\n\r\n(5) Giá trị (Value):\r\nGiá trị là đặc điểm quan trọng nhất của dữ liệu lớn, vì khi bắt đầu triển khai\r\nxây dựng dữ liệu lớn thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là xác định\r\nđược giá trị của thông tin mang lại như thế nào, khi đó chúng ta mới có quyết\r\nđịnh có nên triển khai dữ liệu lớn hay không. Nếu chúng ta có dữ liệu lớn mà\r\nchỉ nhận được 1% lợi ích từ nó, thì không nên đầu tư phát triển dữ liệu lớn.\r\nKết quả dự báo chính xác thể hiện rõ nét nhất về giá trị của dữ liệu lớn mang\r\nlại. Ví dụ, từ khối dữ liệu phát sinh trong quá trình khám, chữa bệnh sẽ giúp\r\ndự báo về sức khỏe được chính xác hơn, sẽ giảm được chi phí điều trị và các chi\r\nphí liên quan đến y tế.
\r\n\r\nCác yêu cầu đối với\r\nBig Data
\r\n\r\n- Có khả năng tích\r\nhợp, lưu trữ tập trung các thành phần dữ liệu cần thiết từ các kho dữ liệu\r\nchuyên ngành từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phục vụ\r\ncho quá trình phân tích, dự báo, báo cáo thường kỳ và báo cáo chiến lược.
\r\n\r\n- Có năng lực tích\r\nhợp và phân tích các dữ liệu, thông tin từ các hệ thống trên Internet (website,\r\nMạng xã hội. . . ) để phân tích các phản hồi liên quan đến Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam để phục vụ công tác điều hành.
\r\n\r\n- Có khả năng tích\r\nhợp, lưu trữ, quản trị cả dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc .
\r\n\r\n- Có năng lực cung\r\ncấp các mô hình dữ liệu (data marts) chuyên dụng cho các bài toán phân tích dữ\r\nliệu đa chiều (multi-dimension analytics).
\r\n\r\n- Có năng lực cung\r\ncấp các mô hình báo cáo tức thời (ad-hoc reports), các báo cáo chiến lược\r\n(executive reports), và trực quan hóa thông tin báo cáo trên bảng theo dõi\r\n(dashboard).
\r\n\r\n- Có năng lực cung\r\ncấp dữ liệu đã qua xử lý ra bên ngoài dưới dạng các API dữ liệu thông quan nền\r\ntảng dữ liệu mở (open data platform).
\r\n\r\n- Khả năng tích hợp\r\nvới phần mềm R để sử dụng các chương trình phục vụ khai phá dữ liệu, thống kê…
\r\n\r\nMô hình triển khai\r\nBig Data đề xuất
\r\n\r\n\r\n\r\n
- Xây dựng các Kho dữ\r\nliệu và Data mart liên quan đến các CSDL quan hệ phục vụ các bài toán điều hành\r\ntác nghiệp đối với các CSDL chuyên ngành;
\r\n\r\n- Các nguồn dữ liệu\r\ncủa Big Data được hình thành chủ yếu từ 6 nguồn: (1) Dữ liệu hành chính (phát\r\nsinh từ chương trình của một tổ chức, có thể là chính phủ hay phi chính phủ);\r\n(2) Dữ liệu từ hoạt động thương mại (phát sinh từ các giao dịch giữa hai thực\r\nthể); (3) Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến như thiết bị chụp hình ảnh vệ tinh,\r\ncảm biến đường, cảm biến khí hậu; (4) Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi, ví dụ\r\ntheo dõi dữ liệu từ điện thoại di động, GPS; (5) Dữ liệu từ các hành vi người\r\ndùng trên mạng; (6) Dữ liệu từ các thông tin về ý kiến, quan điểm của các cá\r\nnhân, tổ chức, trên các phương tiện thông tin xã hội.
\r\n\r\n- Dữ liệu sẽ được\r\ntích hợp vào kho dữ liệu lớn (Big Data Warehouse) thông qua 02 nền tảng: (1)\r\nPhân tích dữ liệu internet; (2) Trục tích hợp dữ liệu (ETL);
\r\n\r\n- Nền tảng xử lý dữ\r\nliệu lớn (Big Data engine) được triển khai trên nền tảng công nghệ Big data (ví\r\ndụ minh họa của Hadoop - là nền tảng xử lý Big Data mạnh và phổ biến nhất hiện\r\nnay trên thế giới);
\r\n\r\n- Kho dữ liệu lớn sẽ\r\ngồm 02 hệ thống cơ sở dữ liệu: (1) Các khối dữ liệu (Data block) trong hệ thống\r\nfile của Big Data; (2) Các CSDL quan hệ (RDBMS) trong các Kho dữ liệu;
\r\n\r\n- Dữ liệu từ Internet\r\ntrước khi được đưa vào Hadoop thì chúng sẽ được đưa qua hệ thống phân tích dữ\r\nliệu internet để bóc tác dữ liệu dựa trên kỹ thuật của trí tự nhân tạo như: các\r\nthuật toán về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, . .
\r\n\r\n- Dữ liệu từ các kho\r\ndữ liệu chuyên ngành sẽ được trục tích hợp dữ liệu (ETL) bóc tách và xử lý để\r\nlưu vào kho và có thể đưa vào hệ thống Big Data để phân tích;
\r\n\r\n- Nền tảng Big Data\r\ncần phải có đầy đủ các quy trình để xử lý từ dữ liệu thô cho đến khi đạt được\r\ndữ liệu có giá trị: (1) Tiền xử lý dữ liệu → Lưu trữ → Xác định dữ liệu → Tích\r\nhợp, chuyển đổi dữ liệu → Trích xuất dữ liệu → Làm sạch dữ liệu → Kết tập dữ\r\nliệu → Phân tích, khai phá dữ liệu (Thiết lập mô hình dữ liệu chuyên dụng (Data\r\nMarts) → Thiết kế mô hình phân tích để xử lý) → Trình diễn dữ liệu → Tối ưu hóa\r\nkết quả.
\r\n\r\n- Kho dữ liệu sẽ có\r\ncác tổ chức mô hình dữ liệu thành phần chuyên dụng trên cơ sở tích hợp các\r\nthành phần dữ liệu cần thiết từ các kho dữ liệu thành phần, nhằm mục đích lưu\r\ntrữ tập trung để phân tích chuyên sâu và xây dựng báo cáo chiến lược;
\r\n\r\n- Kho dữ liệu cũng là\r\nnơi lưu trữ các kết quả phân tích có được từ nền tảng phân tích dữ liệu lớn Big\r\nData của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\n- Trên cơ sở kho dữ\r\nliệu này, có thể sử dụng nền tảng dữ liệu mở (Open data platform) để đóng gói\r\nvà tạo ra các API dữ liệu nhằm cung cấp ra bên ngoài để chia sẻ, sử dụng hoặc\r\nkinh doanh dữ liệu trong tương lai (Giai đoạn mở rộng của dự án);
\r\n\r\n- Kết quả phân tích\r\ntừ nền tảng Big Data cùng với dữ liệu đã qua tổ chức, xử lý từ kho dữ liệu sẽ\r\nlà đầu vào cho các báo cáo của hệ thống BI với các giao diện web hoặc thiết bị\r\ndi động hoặc Cổng thông tin dữ liệu (Data Portal) của Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\nthông quan Internet;
\r\n\r\nNgoài ra các dữ liệu\r\ntừ 2 hệ thống này có thể được sử dụng để chia sẻ và khai thác nội bộ cho các cơ\r\nquan, đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua mạng Intranet với các kết\r\nnối dành riêng tốc độ cao.
\r\n\r\n\r\n\r\nCăn cứ Mô hình tham\r\nchiếu ứng dụng trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0, Đơn vị tư vấn\r\nđã xây dựng được Mô hình tham chiếu ứng dụng của BHXH Việt Nam thể hiện tại Phụ\r\nlục 4 của báo cáo. Mô hình tham chiếu này là cơ sở để xây dựng Kiến trúc ứng\r\ndụng BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nKiến trúc Ứng dụng mô\r\ntả về các ứng dụng sẽ được triển khai, mối quan hệ tương tác giữa ứng dụng và\r\ncác cơ quan, đơn vị quản lý hoặc sử dụng ứng dụng, giữa ứng dụng và nghiệp vụ,\r\ngiữa ứng dụng và ứng dụng. Mục đích của kiến trúc ứng dụng là giảm độ phức tạp\r\nvà thúc đẩy việc tái sử dụng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng, đơn giản, dễ\r\nsử dụng, tuân thủ các chuẩn mở, công nghệ hướng dịch vụ và không phụ thuộc vào\r\ncác nhà cấp giải pháp, nhằm tối ưu hóa các khoản đầu tư công nghệ thông tin của\r\nBHXH Việt Nam. Mô hình kiến trúc ứng dụng cũng giúp giảm thiểu thời gian, chi\r\nphí và độ phức tạp trong quá trình phát triển, triển khai, bảo dưỡng và nâng\r\ncấp hệ thống trong tương lai. Các ứng dụng trong Kiến trúc ứng dụng là cơ sở để\r\nhình thành, định hình các cơ sở dữ liệu độc lập hoặc cơ sở dữ liệu dùng chung\r\ncũng như giúp tính toán, định cỡ hạ tầng kỹ thuật cần đáp ứng của BHXH Việt Nam\r\nphục vụ nâng cấp, mở rộng trong tương lai.
\r\n\r\nKiến trúc ứng dụng mô\r\ntả hành vi của các ứng dụng được sử dụng trong một tổ chức, tập trung vào cách\r\nchúng tương tác với nhau và với người dùng. Nó tập trung vào dữ liệu được sử\r\ndụng và sản xuất bởi các ứng dụng chứ không phải cấu trúc bên trong của chúng.\r\nTrong quản lý danh mục ứng dụng, các ứng dụng thường được ánh xạ tới các thành\r\nphần nghiệp vụ tương ứng trong Kiến trúc nghiệp vụ.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phù hợp với Khung\r\nKiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
\r\n\r\n- Phù hợp với định\r\nhướng, chiến lược ƯDCNTT của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Phù hợp với định\r\nhướng, mục tiêu ứng dụng CNTT quốc gia, định hướng, mục tiêu của BHXH Việt Nam\r\nvà Bộ, ban, ngành liên quan; ưu tiên triển khai các hạng mục quan trọng, mức độ\r\nsử dụng và ứng dụng cao trong thực tiễn; thông tin, dữ liệu và các dịch vụ phải\r\ntin cậy, chính xác và kịp thời;
\r\n\r\n- Phù hợp với quy\r\ntrình nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị của BHXH Việt Nam, thúc đẩy tái cấu\r\ntrúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, tăng hiệu quả, thống nhất và tường minh\r\nquy trình nghiệp vụ; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- Tập trung hóa hạ\r\ntầng CNTT vào các TTDL của BHXH Việt Nam, đảm bảo việc quản lý và khai thác\r\nhiệu quả hạ tầng CNTT, cung cấp đủ năng lực tính toán, lưu trữ để triển khai\r\ncác ứng dụng trong Kiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Dữ liệu cần được\r\nquản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên, được chia sẻ và khai thác, sử dụng\r\nchung chặt chẽ, hiệu quả; không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ\r\nliệu trùng lặp;
\r\n\r\n- Thông tin và các\r\ndịch vụ phải được truy nhập trên cơ sở bình đẳng, tối đa việc tích hợp và chia\r\nsẻ thông tin giữa các ứng dụng đã, đang và sẽ triển khai tại các đơn vị của\r\nBHXH Việt Nam; bảo đảm sự kết nối liên thông giữa các ứng dụng của BHXH Việt\r\nNam và các ứng dụng của các bộ, ngành khác và địa phương (nếu có liên quan) khi\r\ncó đủ điều kiện;
\r\n\r\n- Các ứng dụng phải\r\ntích hợp dữ liệu về Kho dữ liệu dùng chung, là nền tảng dữ liệu số để cùng khai\r\nthác hiệu quả; hỗ trợ lãnh đạo BHXH Việt Nam và cơ quan nhà nước quản lý, giám\r\nsát, theo dõi, dự báo tình hình và kết quả hoạt động trên cơ sở phân tích dữ\r\nliệu cập nhật và dữ liệu lớn;
\r\n\r\n- Các ứng dụng trong\r\nKiến trúc phải được xác định cấp độ đảm bảo an toàn thông tin khi triển khai.\r\nViệc xác định cấp độ đảm bảo an toàn thông tin căn cứ các văn bản có hiệu lực\r\nthi hành tại thời điểm triển khai;
\r\n\r\n- Các hệ thống kỹ\r\nthuật, các ứng dụng, dịch vụ phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật\r\ntheo quy định về chuyên ngành, tiêu chuẩn ứng dụng CNTT, các hướng dẫn của\r\nKhung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam và các văn bản quy định có liên\r\nquan;
\r\n\r\n- Đảm bảo tính kế\r\nthừa, tái sử dụng các hệ thống thông tin ứng dụng, CSDL đã được đầu tư triển\r\nkhai.
\r\n\r\n2.3.2\r\nSơ đồ kiến trúc ứng dụng tham chiếu
\r\n\r\nTrong Kiến trúc ứng\r\ndụng của BHXH Việt Nam, các ứng dụng đều được đề xuất áp dụng kỹ thuật kiến\r\ntrúc phân tầng được áp dụng khi thiết kế các mô hình kiến trúc ứng dụng. Điều\r\nnày giúp làm giảm độ phức tạp của việc thiết kế và triển khai. Các ứng dụng\r\nthuộc Kiến trúc ứng dụng sẽ sử dụng các dịch vụ thuộc Lớp nền tảng tích hợp\r\n(trong Kiến trúc tích hợp) khi cần thiết (ví dụ: Khi một ứng dụng của BHXH\r\nViệt Nam cần tích hợp với một ứng dụng nội bộ hoặc bên ngoài, hay cần sử dụng\r\ndịch vụ xác thực và định danh tập trung toàn ngành…). Các thành phần thuộc\r\nthành phần Kiến trúc tích hợp sẽ cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng ở lớp trên\r\nbằng cách đưa ra các dịch vụ (service). Kiến trúc ứng dụng của Kiến trúc Chính\r\nphủ điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thiết kế dựa trên kiến trúc hướng\r\ndịch vụ SOA, nhằm tận dụng tối đa các đặc điểm vượt trội như: Tính tái sử\r\ndụng cao, liên kết linh động giữa các thành phần trong hệ thống, tính linh\r\nloạt, dễ mở rộng, và độc lập với các nhà cung cấp giải pháp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n13: Mô hình kiến trúc ứng dụng tham chiếu hướng dịch vụ SOA (ARM)
\r\n\r\nMô hình Kiến trúc ứng\r\ndụng tham chiếu hướng dịch vụ SOA bao gồm các thành phần được tổ chức logic\r\ntheo cấu trúc lớp khác nhau được mô tả chi tiết trong bảng sau:
\r\n\r\n\r\n Lớp \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n
\r\n Giao\r\n diện ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mỗi ứng dụng đều có\r\n lớp thành phần giao diện ứng dụng phục vụ giao tiếp điện tử có thể bao gồm\r\n giao diện trực quan hóa (ví dụ như các giao diện cổng/trang thông tin điện\r\n tử, giao diện màn hình ứng dụng hiển thị trên các hệ thống máy tính, các\r\n thiết bị di động…), phi trực quan hóa (giao diện dòng lệnh, dịch vụ tích hợp\r\n mức services…) Lớp này tách thành phần xử lý giao diện người dùng với các\r\n thành phần xử lý nghiệp vụ và chỉ tập trung đến việc hỗ trợ giao diện của\r\n dịch vụ (UI). \r\n | \r\n
\r\n Quản\r\n lý quy trình liên thông (BPM) \r\n | \r\n \r\n Lớp này là lớp cung\r\n cấp thành phần hỗ trợ xây dựng quy trình xử lý các yêu cầu nghiệp vụ của người\r\n dùng đối với hệ thống ứng dụng dựa trên nền tảng BPM. Các ứng dụng phải kết\r\n hợp với nền tảng BPM để cho phép thiết kế, chỉnh sửa các quy trình liên thông\r\n dễ dàng và thuận tiên hơn, để cho phép thay đổi linh hoạt theo quy trình xử\r\n lý nghiệp vụ khi có nhu cầu. Các quy trình liên thông được cấu hình, quản lý\r\n phụ thuộc vào vai trò, tính chất, nhiệm vụ của mỗi ứng dụng cụ thể. \r\n | \r\n
\r\n Lớp\r\n Quản lý và tích hợp dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Lớp Quản lý và tích\r\n hợp dịch vụ là lớp cho phép mỗi ứng dụng của BHXH Việt Nam tích hợp, kết nối\r\n với các hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung để tối ưu hóa hoạt động, vận\r\n hành của mỗi hệ thống ứng dụng cũng như bảo đảm điều kiện kỹ thuật để ứng\r\n dụng tham gia thực hiện các dịch vụ, quy trình liên thông nghiệp vụ trong và\r\n ngoài ngành. \r\n | \r\n
\r\n Ứng\r\n Dụng Dịch Vụ \r\n | \r\n \r\n Lớp này bao gồm các\r\n chức năng ứng dụng phục vụ xử lý các yêu cầu, dịch vụ nghiệp vụ của hệ thống\r\n ứng dụng đã được đăng ký, xây dựng, cấu hình trong lớp “Quản lý và Tích hợp\r\n Dịch vụ”. Mỗi hệ thống ứng dụng sẽ tương tác với lớp Cơ sở dữ liệu để phục vụ\r\n xử lý các yêu cầu của người sử dụng và trả kết quả xử lý theo quy trình được\r\n định nghĩa trong lớp Quản lý quy trình liên thông BPM. Các kết quả xử lý sẽ\r\n được trả cho người sử dụng tùy theo cách thức định nghĩa trong lớp Giao diện.\r\n \r\n | \r\n
\r\n Lớp\r\n Cơ sở dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Lớp này là lớp lưu\r\n trữ các cơ sở dữ liệu của ứng dụng trong Kiến trúc ứng dụng, là nền tảng cơ\r\n bản quan trọng để triển khai cung cấp các dịch vụ nội bộ và cho bên ngoài.\r\n Các dữ liệu trong lớp cơ sở dữ liệu của ứng dụng sẽ được tổng hợp, chuyển\r\n đổi, trích trọn theo nhu cầu, chỉ tiêu để đồng bộ sang Kho dữ liệu tập trung\r\n BHXH Việt Nam, bảo đảm dữ liệu được lưu trữ trong Kho dữ liệu có tính thống\r\n nhất, dùng chung toàn ngành. Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam trích xuất bộ dữ\r\n liệu theo quy định của Chính phủ để công bố trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc\r\n gia về Bảo hiểm để phục vụ chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương. \r\n | \r\n
\r\n Tích\r\n hợp hệ thống \r\n | \r\n \r\n Trong kiến trúc\r\n SOA, lớp “Tích hợp hệ thống” là lớp có tính quyết định, quan trọng trong việc\r\n liên kết các ứng dụng lại với nhau với thành phần trung tâm là Trục liên\r\n thông (ESB). Lớp này cung cấp khả năng trung gian (mediate), chuyển đổi\r\n (transform), định tuyền (route), và vận chuyển (transport) yêu cầu dịch vụ từ\r\n lớp/người yêu cầu dịch vụ tới lớp/người cung cấp dịch vụ. Hiện nay, BHXH Việt\r\n Nam tiếp tục triển khai tích hợp hệ thống trên cơ sở kế thừa, phát triển hệ\r\n thống SOA ngành BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n Lớp\r\n Bảo mật, Quản lý và Giám sát hệ thống \r\n | \r\n \r\n Lớp này việc tích\r\n hợp, kết nối với các ứng dụng cung cấp các dịch vụ liên quan đến công tác\r\n quản trị hệ thống, theo dõi, giám sát, đảm bảo an toàn thông tin cho các dụng\r\n của BHXH Việt Nam theo cấp độ. . Đồng thời, đảm bảo các quy định, chính sách,\r\n và các yêu cầu phi chức năng của ứng dụng được thực thi. \r\n | \r\n
\r\n Lớp\r\n thông tin quản lý tập trung \r\n | \r\n \r\n Lớp này cung cấp\r\n các giải pháp, ứng dụng để phục vụ tích hợp, chuyển đổi dữ liệu từ các cơ sở\r\n dữ liệu của ứng dụng đến Kho dữ liệu tập trung toàn ngành. . . để phục vụ\r\n công tác phân tích, báo cáo thống kê và giám sát điều, hành của Lãnh đạo BHXH\r\n Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n Quản\r\n Trị (Government) \r\n | \r\n \r\n Lớp này cho phép\r\n quản trị hệ thống tập trung của Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, gồm: \r\n1) Quản trị SOA:\r\n Quy trình quản trị cho việc định nghĩa và thực thi mô hình SOA; \r\n2) Quản trị dịch\r\n vụ: quy trình quản trị cho việc quản lý và chi phối vòng đời của dịch vụ, dựa\r\n trên khả năng trong lớp “Bảo mật và Quản lý, Giám sát hệ thống”. \r\nCác ứng dụng sẽ\r\n được kết nối, quản lý bởi các hệ thống điều hành CNTT tập trung và hệ thống\r\n giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
2.3.3\r\nSơ đồ triển khai ứng dụng điển hình
\r\n\r\n\r\n\r\n
Sơ trên thể hiện sơ\r\nđồ điển hình trong việc triển khai một hệ thống ứng dụng của BHXH Việt Nam. Các\r\nlớp trong sơ đồ trên được mô tả như sau:
\r\n\r\n- Lớp nghiệp vụ: Bao\r\ngồm các lớp thành phần được mô tả như sau:
\r\n\r\n+ Lớp tác nhân bên\r\nngoài: Là các đối tượng sử dụng, khai thác các dịch vụ nghiệp vụ do các cơ\r\nquan, đơn vị của BHXH Việt Nam cung cấp thông qua qua hệ thống ứng dụng. Các\r\nđối tượng này có thể là công dân, doanh nghiệp và các hệ thống bên ngoài khác.
\r\n\r\n+ Lớp dịch vụ nghiệp\r\nvụ (Lớp nghiệp vụ thành phần): Là các dịch vụ nghiệp vụ do các cơ quan, đơn vị\r\ncủa BHXH Việt Nam cung cấp thông qua việc ứng dụng CNTT để xử lý (các) yêu\r\ncầu/bài toán nghiệp vụ.
\r\n\r\n+ Lớp nghiệp vụ và\r\ntác nhân bên trong: Bao gồm các tác nhân tham gia xử lý các quy trình nghiệp vụ\r\nđể giải quyết các yêu cầu/bài toán nghiệp vụ phục vụ cung cấp các dịch vụ\r\nnghiệp vụ cho các tác nhân bên ngoài khai thác, sử dụng.
\r\n\r\n- Lớp ứng dụng: Bao\r\ngồm các lớp thành phần là lớp dịch vụ ứng dụng và lớp dữ liệu và thành phần ứng\r\ndụng. Các thành phần thuộc lớp ứng dụng thường được sử dụng để mô hình hóa kiến\r\ntrúc ứng dụng nhằm mô tả cấu trúc, hành vi và sự tương tác của các ứng dụng\r\ntrong tổ chức. Bao gồm các lớp thành phần được mô tả như sau:
\r\n\r\n+ Lớp dịch vụ ứng\r\ndụng: Là một trạng thái hoạt động được cung cấp bởi một hoặc nhiều thành phần\r\nứng dụng (tương đương với một hoặc nhiều chức năng ứng dụng) để giải quyết yêu\r\ncầu hoặc bài toán nghiệp vụ theo từng dịch vụ nghiệp vụ xác định trong Lớp\r\nnghiệp vụ, được thể hiện thông qua các giao diện và phải có liên quan đến quy\r\ntrình xử lý nghiệp vụ. Một dịch vụ ứng có thể phục vụ các quy trình nghiệp vụ,\r\nchức năng nghiệp vụ, tương tác nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng. Chức năng này\r\nđược truy cập thông qua một hoặc nhiều giao diện ứng dụng (Application\r\nInterface). Mỗi dịch vụ ứng dụng có thể yêu cầu truy cập hoặc sử dụng cũng như\r\ntạo ra các đối tượng dữ liệu tương ứng.
\r\n\r\n+ Lớp thành phần ứng\r\ndụng: Thành phần xác định cấu trúc hoạt động chính cho Lớp ứng dụng là thành\r\nphần ứng dụng. Thành phần này được sử dụng để mô hình hóa bất kỳ thực thể cấu\r\ntrúc nào trong Lớp ứng dụng, không chỉ là các thành phần phần mềm (có thể sử\r\ndụng lại) mà còn có thể là một phần của một hoặc nhiều ứng dụng. Thành phần ứng\r\ndụng cần được xây dựng theo hướng đại diện cho một gói chức năng ứng dụng, theo\r\ncác mô-đun và có thể triển khai độc lập, có thể sử dụng lại và có thể thay thế.\r\nMột thành phần ứng dụng thực hiện một hoặc nhiều chức năng ứng dụng, bao gồm\r\nđầy đủ các trạng thái hoạt động và dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của thành phần\r\nứng dụng đó, đồng thời, đưa ra các dịch vụ, và làm cho chúng có sẵn thông qua\r\ngiao diện ứng dụng. Việc kết hợp các thành phần ứng dụng được kết nối thông qua\r\nviệc tổ chức, xây dựng các liên kết (cộng tác/tương tác) giữa các thành phần\r\nứng dụng.
\r\n\r\nBên cạnh đó, một\r\nthành phần ứng dụng có một hoặc nhiều giao diện ứng dụng, bảo đảm phù hợp và\r\nthể hiện chức năng của nó. Giao diện ứng dụng của các thành phần ứng dụng khác\r\ncó thể phục vụ cho một thành phần ứng dụng. Khi xây dựng triển khai các thành\r\nphần ứng dụng, chúng ta cần lưu ý:
\r\n\r\n1-Về quy trình ứng\r\ndụng (Application Process). Một quy trình ứng dụng mô tả một chuỗi các hành vi\r\nbên trong mà thành phần ứng dụng sẽ xử lý để hướng đến một kết quả cụ thể cũng\r\nnhư đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Các thành phần ứng dụng khác\r\nnhau có thể cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ của thành phần ứng dụng khác.
\r\n\r\n2- Về chức năng ứng\r\ndụng: Một chức năng ứng dụng biểu diễn trạng thái tự động có thể được thực hiện\r\nbởi một thành phần ứng dụng. Một chức năng ứng dụng mô tả trạng thái hoạt động\r\n(bên trong) của một thành phần ứng dụng. Nếu trạng thái hoạt động này giao tiếp\r\nvới bên ngoài, các thành phần ứng dụng sẽ được thể hiện qua một hoặc nhiều dịch\r\nvụ ứng dụng.
\r\n\r\n3- Về kết hợp, liên\r\nkết, tương tác giữa các ứng dụng: Việc liên kết, kết hợp (tích hợp), tương tác\r\ngiữa các ứng dụng đại diện cho một tập hợp gồm hai hoặc nhiều thành phần ứng\r\ndụng với nhau để phục vụ xử lý một quy trình nghiệp vụ. Các thành phần ứng dụng\r\ncó thể sử dụng các giao diện ứng dụng để liên kết, kết hợp (tích hợp) các thành\r\nphần ứng dụng.
\r\n\r\nNgoài ra, mỗi thành\r\nphần ứng dụng sẽ quản lý đối tượng dữ liệu tương ứng để phục vụ việc xử lý tự\r\nđộng qua phần mềm ứng dụng.
\r\n\r\nGhi chú: Sơ đồ triển\r\nkhai điển hình không hiển thị tất cả các mối quan hệ giữa các thành phần trong\r\nlớp ứng dụng. Các mối quan hệ giữa các thành phần cũng tạo thành các phần thiết\r\nyếu của Kiến trúc ứng dụng. Do đó, trong mục 2.3.3, tài liệu Kiến trúc sẽ mô tả\r\nvà đưa ra ví dụ cụ thể về sơ đồ giao diện ứng dụng trên cơ sở yếu tố kết hợp,\r\ntương tác giữa các ứng dụng. Biểu diễn một điểm truy cập, trong đó các dịch vụ\r\nứng dụng được tạo sẵn cho người dùng, thành phần ứng dụng khác hoặc nút.
\r\n\r\n- Lớp hạ tầng kỹ\r\nthuật công nghệ: Bao gồm các lớp thành phần được mô tả như sau:
\r\n\r\n+ Lớp dịch vụ hạ tầng\r\nkỹ thuật công nghệ: Là các dịch vụ do lớp hạ tầng kỹ thuật công nghệ cung cấp\r\nđể phục vụ triển khai các thành phần ứng dụng, cơ sở dữ liệu ví dụ như dịch vụ\r\nnền tảng, dịch vụ lưu trữ, dịch vụ mạng. . .
\r\n\r\n+ Lớp hạ tầng kỹ\r\nthuật: Là bao gồm các thành phần thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ\r\nthông tin để phục vụ cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên như\r\nhệ thống máy chủ, các phần mềm hệ thống, các phần mềm nền tảng, hệ thống sao\r\nlưu lưu trữ, hệ thống mạng lõi. . .
\r\n\r\nSau đây là ví dụ minh\r\nhọa về áp dụng mô hình trong việc triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ công\r\ntrực tuyến mức độ 3, mức độ 4 mức cơ bản:
\r\n\r\n\r\n\r\n
2.3.4\r\nSơ đồ giao diện ứng dụng
\r\n\r\nGiao diện ứng dụng\r\nđại diện cho một điểm truy cập (access) khi dịch vụ ứng dụng của thành phần ứng\r\ndụng được cung cấp cho các tác nhân khác (có thể người dùng, một thành phần ứng\r\ndụng khác hoặc một node hệ thống ứng dụng). Một giao diện ứng dụng cho thấy các\r\ndịch vụ ứng dụng ra môi trường.
\r\n\r\nMột dịch vụ ứng dụng\r\ncó thể được hiển thị thông qua các giao diện khác nhau và một giao diện cũng có\r\nthể hiển thị nhiều dịch vụ ứng dụng. Hay nói cách khác, một giao diện ứng dụng\r\ncó thể được gán cho các dịch vụ ứng dụng, có nghĩa là giao diện đó đưa ra các\r\ndịch vụ này ra môi trường. Để làm được việc này, khi xây dựng các (hệ thống),\r\nthành phần ứng dụng, chúng ta có thể xây dựng, thiết lập các tham số, giao thức\r\nđược sử dụng, các điều kiện đầu vào/đầu ra và định dạng dữ liệu trao đổi qua\r\ncác giao diện ứng dụng (ví dụ như XML. . . ).
\r\n\r\nCác sơ đồ sau thể\r\nhiện mức khái niệm về việc sơ đồ giao diện ứng dụng:
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình\r\n14: Sơ đồ giao diện ứng dụng mức khái niệm
\r\n\r\nSơ đồ sau đây minh\r\nhọa cho việc sử dụng các giao diện ứng dụng (bao gồm giao diện ứng dụng web -\r\nWeb API (sử dụng Web services) và giao diện khác (không phải Web API).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n15: Sơ đồ minh họa giao diện ứng dụng kết hợp các APIs
\r\n\r\nTrong mô hình trên,\r\nhệ thống ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam được minh họa bao gồm các thành phần\r\nứng dụng: Cổng Dịch vụ công trực tuyến (Cổng Giao dịch điện tử), Hệ thống Tiếp\r\nnhận và Xử lý hồ sơ (Một cửa điện tử), Quản lý định danh và xác thực tập trung\r\n(IAM) và Phần mềm xử lý nghiệp vụ chuyên ngành. Mỗi thành phần ứng dụng quản lý\r\ncác đối tượng dữ liệu tương ứng với vai trò, nhiệm vụ của thành phần ứng dụng\r\nđó và truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu. Theo đó, khi công dân, doanh nghiệp truy\r\ncập Cổng Giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam để thực hiện đăng ký thực hiện\r\nTTHC tương ứng với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, để tối ưu hóa quy trình\r\nnghiệp vụ, đơn giản giấy tờ công dân thì Cổng dịch vụ công trực tuyến được phát\r\ntriển, xây dựng với việc sử dụng các APIs kết nối đến các thành phần ứng dụng\r\nkhác để thực thi các tác nghiệp sau:
\r\n\r\n- APIs kết nối với\r\nthành phần ứng dụng Quản lý định danh và xác thực tập trung để gọi dịch vụ xác\r\nthực định danh tập trung để kiểm soát truy cập và thiết lập quyền hạn cho người\r\ndùng trên hệ thống.
\r\n\r\n- APIs kết nối với\r\nthành phần ứng dụng Một cửa điện tử để cho phép thực hiện các nghiệp vụ về cung\r\ncấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định; đồng bộ thông tin, dữ liệu về dịch\r\nvụ công trực tuyến và chuyển hồ sơ nộp trực tuyến từ Cổng DVC tự động đến MCĐT\r\nđể chuyển xử lý.
\r\n\r\n- APIs kết nối với\r\nthành phần ứng dụng xử lý nghiệp chuyên ngành tương ứng với TTHC của Ngành để\r\ntự động thực hiện thu thập dữ liệu chuyên ngành giúp kiểm tra thông tin và tự\r\nđộng điền biểu mẫu (nếu đã có thông tin) để tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa\r\nthông tin phải khai báo và nộp hồ sơ trực tuyến.
\r\n\r\nBảng sau đây mô tả\r\nmối quan hệ về giao diện ứng dụng mức cao của các thành phần ứng dụng trong\r\nKiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Bảng 1:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang\r\n thông tin điện tử \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n tiếp nhận dữ liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n Ngân\r\n hàng câu\r\n hỏi \r\n | \r\n \r\n Đánh\r\n giá sự hài lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm\r\n CSKH \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống giao dịch BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng\r\n VSSID \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống tiếp nhận hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng phục vụ chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n HT\r\n tương tác\r\n đa phương tiện \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng giải pháp, công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông\r\n tin điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài\r\n lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng\r\n chuyên ngành A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH\r\n và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua\r\n khen thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác\r\n quốc tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản\r\n toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ\r\n trợ nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám\r\n sát hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ\r\n thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu\r\n tổng thể \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh\r\n và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền\r\n hình trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n HT trao đổi và tích\r\n hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
Bảng 2:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n HT\r\n cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống thông tin Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n HT\r\n HT Kế toán tập trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý Đấu thầu thuốc \r\n | \r\n \r\n HT\r\n xét duyệt\r\n chính sách \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý rủi\r\n ro \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Thu và Quản\r\n lý Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý đầu tư quỹ \r\n | \r\n \r\n HT\r\n phân tích xử lý dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH,\r\n BHYT, BHTN \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông\r\n tin điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài\r\n lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng\r\n chuyên ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH\r\n và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua\r\n khen thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác\r\n quốc tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản\r\n toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ\r\n trợ nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám\r\n sát hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ\r\n thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu\r\n tổng thể \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh\r\n và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền\r\n hình trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n HT trao đổi và tích\r\n hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
Bảng 3:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý thi đua khen thưởng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý đại lý thu và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý khoa học và công nghệ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Thanh tra, kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý văn bản và Điều hành \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Kế toán tập trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp tác quốc tế \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Tài sản toàn ngành \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dự án \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công tác pháp chế \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công việc, báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, đánh\r\n giá hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n thông tin điện tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n HTTT\r\n quản lý trên nền tảng CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n Phần\r\n mềm tổng hợp, phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ\r\n trợ CNTT \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông tin\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài lòng\r\n của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng chuyên\r\n ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH và\r\n quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua khen\r\n thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập trung\r\n toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác quốc\r\n tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản toàn\r\n ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ trợ\r\n nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám sát\r\n hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ thống\r\n và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu tổng\r\n thể \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý lưu\r\n trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh và\r\n xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền hình\r\n trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.4\r\n \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống trao đổi và\r\n tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
Bảng 4:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, phân\r\n tích mã nguồn \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý log hệ thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dữ liệu tổng thể \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Thư\r\n điện tử công vụ \r\n | \r\n \r\n Chữ\r\n ký số chuyên dùng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý định danh và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý luồng công việc\r\n (BAM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý quy trình nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý thanh toán điện tử \r\n | \r\n \r\n Hội\r\n nghị truyền hình trực tuyến \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống Đào tạo nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n HT\r\n tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung \r\n | \r\n \r\n Dịch\r\n vụ dữ liệu ƯD các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n Phân\r\n tích dữ liệu phục\r\n vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông tin\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài lòng\r\n của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng chuyên\r\n ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH và\r\n quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua khen\r\n thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập trung\r\n toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác quốc\r\n tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản toàn\r\n ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ trợ\r\n nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám sát\r\n hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ thống\r\n và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu tổng\r\n thể \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý lưu\r\n trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh và\r\n xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền hình\r\n trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống trao đổi và\r\n tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n \r\n WS \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n
2.3.5\r\nSơ đồ giao tiếp ứng dụng
\r\n\r\nSơ đồ giao tiếp ứng\r\ndụng thể hiện các cách/công cụ giao tiếp cơ bản của người dùng đối với các ứng\r\ndụng của BHXH Việt Nam trong tương lai. Sơ đồ giao tiếp ứng dụng được minh hoạ\r\ntheo các góc nhìn như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n16: Sơ đồ minh họa các thành phần giao tiếp ứng dụng
\r\n\r\nTrong mô hình minh\r\nhọa trên, việc giao tiếp ứng dụng được thể hiện tương đối trực quan, chủ yếu\r\ntập trung vào việc thể hiện các công cụ/phương tiện cho phép người dùng giao\r\ntiếp với ứng dụng mà người dùng được cấp quyền để thao tác, khai thác các dịch\r\nvụ ứng dụng cung cấp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n17: Sơ đồ minh họa việc giao tiếp ứng dụng web
\r\n\r\nMô hình trên minh họa\r\ncách thức công dân, doanh nghiệp giao tiếp với các ứng dụng của hệ thống cung\r\ncấp dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký nộp hồ sơ đăng ký TTHC trực tuyến trên\r\nhệ thống của BHXH Việt Nam. Việc giao tiếp giữa công dân, doanh nghiệp với các\r\nhệ thống ứng dụng thực hiện trên môi trường mạng qua mạng internet và sử dụng\r\ngiao diện cổng web (Web-portal) của thành phần ứng dụng Cổng Dịch vụ công trực\r\ntuyến (FrontOffice). Thành phần ứng dụng MCĐT ở BackOffice sẽ cho phép các cán\r\nbộ MCĐT thực hiện kiểm tra, chuyển xử lý hồ sơ của công dân, doanh nghiệp. Công\r\ndân, doanh nghiệp có thể thực hiện thoát khỏi Cổng Dịch vụ công trực tuyến sau\r\nkhi nộp, chuyển xử lý hồ sơ thành công.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
2.3.6\r\nMa trận quan hệ ứng dụng - ứng dụng
\r\n\r\nBảng 1:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên Ứng dụng/Tên\r\n Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang\r\n thông tin điện tử \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n tiếp nhận dữ liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n Ngân\r\n hàng câu\r\n hỏi \r\n | \r\n \r\n Đánh\r\n giá sự hài lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm\r\n CSKH \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống giao dịch BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng\r\n VSSID \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống tiếp nhận hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng phục vụ chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n HT\r\n tương tác\r\n đa phương tiện \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng giải pháp, công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông\r\n tin điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài\r\n lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng\r\n chuyên ngành A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH\r\n và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua\r\n khen thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác\r\n quốc tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản\r\n toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A3.20 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm Quản lý\r\n nghiệp vụ truyền thông \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ\r\n trợ nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám\r\n sát hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ\r\n thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu\r\n tổng thể \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh\r\n và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền\r\n hình trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n HT trao đổi và tích\r\n hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
Bảng 2:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n HT\r\n cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống thông tin Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n HT\r\n HT Kế toán tập trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý Đấu thầu thuốc \r\n | \r\n \r\n HT\r\n xét duyệt\r\n chính sách \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý rủi\r\n ro \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Thu và Quản\r\n lý Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý đầu tư quỹ \r\n | \r\n \r\n HT\r\n phân tích xử lý dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH,\r\n BHYT, BHTN \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông\r\n tin điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài\r\n lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng\r\n chuyên ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH\r\n và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua\r\n khen thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác\r\n quốc tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản\r\n toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A3.20 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm Quản lý\r\n nghiệp vụ truyền thông \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ\r\n trợ nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám\r\n sát hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ\r\n thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu\r\n tổng thể \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh\r\n và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền\r\n hình trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n HT trao đổi và tích\r\n hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
Bảng 3:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý thi đua khen thưởng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý đại lý thu và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý khoa học và công nghệ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Thanh tra, kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý văn bản và Điều hành \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Kế toán tập trung toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp tác quốc tế \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Tài sản toàn ngành \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dự án \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công tác pháp chế \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công việc, báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, đánh giá hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n thông tin điện tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n HTTT\r\n quản lý trên nền tảng CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n Phần\r\n mềm tổng hợp, phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ\r\n trợ CNTT \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông tin\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ\r\n liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài lòng\r\n của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa phương\r\n tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng chuyên\r\n ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH và\r\n quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua khen\r\n thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập trung\r\n toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác quốc\r\n tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản toàn\r\n ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A3.20 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm Quản lý\r\n nghiệp vụ truyền thông \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ trợ\r\n nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám sát\r\n hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ thống\r\n và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu tổng\r\n thể \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý lưu\r\n trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh và\r\n xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền hình\r\n trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống trao đổi và\r\n tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
Bảng 4:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Mã\r\n ƯD \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Ứng dụng/Tên Ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, phân\r\n tích mã nguồn \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý log hệ thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dữ liệu tổng thể \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý lưu trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n Thư\r\n điện tử công vụ \r\n | \r\n \r\n Chữ\r\n ký số chuyên dùng \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý định danh và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý luồng công việc\r\n (BAM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý quy trình nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý thanh toán điện tử \r\n | \r\n \r\n Hội\r\n nghị truyền hình trực tuyến \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống Đào tạo nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n HT\r\n tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung \r\n | \r\n \r\n Dịch\r\n vụ dữ liệu ƯD các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n Phân\r\n tích dữ liệu phục\r\n vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng phục\r\n vụ công dân, doanh nghiệp (A.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng/Trang thông tin\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận dữ liệu\r\n HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài lòng\r\n của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung tâm CSKH \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giao dịch\r\n BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tiếp nhận\r\n hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng phục vụ\r\n chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n HT tương tác đa\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng giải pháp,\r\n công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng chuyên\r\n ngành Bảo hiểm (A.2) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT cấp mã số BHXH và\r\n quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT HT Kế toán tập\r\n trung toàn ngành (HCSN) toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý Đấu thầu\r\n thuốc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT xét duyệt chính\r\n sách \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT Thu và Quản lý\r\n Sổ, THẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT Quản lý đầu tư\r\n quỹ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT phân tích xử lý\r\n dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hành\r\n chính (A.3) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thi đua khen\r\n thưởng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý đại lý thu\r\n và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý khoa học và\r\n công nghệ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Thanh tra,\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý văn bản và Điều\r\n hành \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT Kế toán tập trung\r\n toàn ngành (HCSN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp tác quốc\r\n tế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý Tài sản toàn\r\n ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dự án \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công tác\r\n pháp chế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản lý công việc,\r\n báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, đánh giá\r\n hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm tổng hợp,\r\n phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ CNTT \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n A3.20 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm Quản lý\r\n nghiệp vụ truyền thông \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.4 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng hỗ trợ\r\n nghiệp vụ (A.4) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản trị và giám sát\r\n hệ thống tập trung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích\r\n mã nguồn \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản lý và giám sát\r\n an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý log hệ thống\r\n và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ liệu tổng\r\n thể \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý lưu\r\n trữ hồ sơ \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư điện tử công vụ\r\n ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Chữ ký số chuyên\r\n dùng \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý định danh và\r\n xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản lý luồng công\r\n việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Quản lý thanh toán\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội nghị truyền hình\r\n trực tuyến toàn ngành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Đào tạo\r\n nghiệp vụ Ngành BHXH (E-Learning) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.5 \r\n | \r\n \r\n Nhóm ứng dụng Phân\r\n tích, báo cáo và giám sát, điều hành thông minh (A.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT tổng hợp và phân\r\n tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu ƯD\r\n các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n HT Giám sát, điều\r\n hành thông minh ngành BHXH (IOC) \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Phân tích dữ liệu\r\n phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n A5.5 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n A.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống trao đổi và\r\n tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n
2.3.7\r\nSơ đồ tích hợp ứng dụng
\r\n\r\nCác dịch vụ chia sẻ\r\nvà tích hợp là các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa các ứng dụng trong\r\nquy mô BHXH Việt Nam, điều này làm giảm đầu tư trùng lặp, lãng phí, thiếu đồng\r\nbộ. Mặt khác, một trong các chức năng quan trọng của các dịch vụ nhóm này là để\r\nkết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng. LGSP cung cấp các dịch vụ để cho\r\ncác hệ thống thông tin khác trao đổi thông tin, dữ liệu dùng chung của BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\nKiến trúc tích hợp\r\nxác định cách thức tương tác và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng nghiệp vụ\r\ntrong hệ thống, nhằm hỗ trợ các hoạt động cung cấp và triển khai dịch vụ cho\r\nngười sử dụng bên trong và bên ngoài BHXH Việt Nam cũng như xác định các thành\r\nphần trung gian hỗ trợ việc tích hợp các hệ thống, cơ sở dữ liệu của BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n2.3.7.1 Nền tảng tích\r\nhợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô hình kết nối quốc\r\ngia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n18: Sơ đồ tích hợp tổng thể Kiến trúc CPĐT Việt Nam
\r\n\r\nHệ thống kết nối,\r\nliên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương là thành phần\r\ntrung gian của quốc gia để kết nối các nền tảng chia sẻ, tích hợp của các bộ,\r\nngành, địa phương. Hệ thống này bao gồm các dịch vụ, ứng dụng có thể chia sẻ,\r\ndùng chung cấp quốc gia để kết nối, liên thông các HTTT, CSDL giữa các bộ,\r\nngành và với địa phương. Các dịch vụ nền tảng chia sẻ, tích hợp quốc gia cung\r\ncấp, bao gồm:
\r\n\r\n- Các dịch vụ chia sẻ\r\ndữ liệu từ các HTTT, CSDL quốc gia;
\r\n\r\n- Cơ sở dữ liệu\r\nchuyên ngành để giảm thiểu thành phần hồ sơ công dân, doanh nghiệp khi thực\r\nhiện TTHC;
\r\n\r\n- Các dịch vụ chia\r\nsẻ, tích hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và đảm bảo cơ chế một cửa trong xử\r\nlý TTHC (công dân, doanh nghiệp không phải đến nhiều nơi để thực hiện TTHC);
\r\n\r\n- Các dịch vụ trao\r\nđổi dữ liệu (gửi nhận dữ liệu) giữa các bộ, ngành, địa phương;
\r\n\r\n- Dịch vụ kết nối với\r\nTổng Công ty Bưu điện Việt Nam: Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua\r\ndịch vụ bưu chính công ích: Kết nối với hệ thống thông tin của Tổng Công ty Bưu\r\nđiện Việt Nam để trao đổi thông tin về nhu cầu sử dụng; thông tin về trạng thái\r\nxử lý, kết quả giải quyết; trạng thái gửi, nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết\r\nTTHC qua dịch vụ bưu chính công ích;
\r\n\r\n- Các dịch vụ nền\r\ntảng dùng chung quốc gia;
\r\n\r\n- Đáp ứng việc tích\r\nhợp và chia sẻ ngang hàng hoặc tập trung theo từng nghiệp vụ cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mô hình tổ chức quản\r\nlý Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n19: Sơ đồ tích hợp, chia sẻ tổng thể cấp quốc gia mức logic
\r\n\r\n2.3.7.2 Nền tảng chia\r\nsẻ, tích hợp của BHXH Việt Nam
\r\n\r\nNền tảng chia sẻ,\r\ntích hợp của BHXH Việt Nam trong tương lai tiếp tục được phát triển hoàn thiện\r\ndựa trên Hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH\r\n(SOA). Thành phần này vẫn có vai trò là thành phần cốt lõi để cho phép tích\r\nhợp, chia sẻ dữ liệu giữa các các HTTT, CSDL trong nội bộ các cơ quan, đơn vị\r\ncủa BHXH Việt Nam hoặc giữa BHXH Việt Nam với các HTTT/CSDL cấp quốc gia cũng\r\nnhư các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương khác qua các nền tảng tích hợp,\r\nchia sẻ quốc gia (NDXP, VDPXP), các hệ thống LGSP hoặc khác tương đương của các\r\nbộ, ngành, địa phương theo quy định hiện hành. Nền tảng SOA cho phép tích hợp,\r\ntrao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa\r\ncác cơ quan đơn vị của BHXH Việt Nam. Thành phần này cũng hoạt động như một\r\ncổng nghiệp vụ, cùng với các dịch vụ để trao đổi thông tin với các bộ, ngành,\r\nđịa phương khác hoặc với các hệ thống thông tin của doanh nghiệp/tổ chức khác\r\nkhi cần thiết. Giải pháp kết nối dựa trên nền tảng dịch vụ CPĐT - GSP\r\n(Government Service Platform). Kiến trúc giải pháp GSP có thể phân chia thành\r\n02 mức:
\r\n\r\n- Mức 1: Mức trao đổi\r\nqua SOA + Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP/VDXP) nhằm kết nối,\r\nchia sẻ giữa các hệ thống thông tin có quy mô quốc gia (bao gồm các hệ thống\r\nthông tin/CSDL quốc gia; kết nối giữa cấp Bộ, ngành nếu pháp luật yêu cầu;…)
\r\n\r\n- Mức 2: Mức trao đổi\r\nqua SOA hoặc SOA + Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP),\r\nnhằm kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ BHXH Việt Nam\r\nhoặc giữa BHXH Việt Nam với các bộ, ngành, địa phương.
\r\n\r\nTheo đó, nền tảng kết\r\nnối, chia sẻ thông tin, dữ liệu của BHXH Việt Nam vẫn tuân thủ sơ đồ tích hợp\r\ntổng thể sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n20: Sơ đồ tích hợp, chia sẻ dữ liệu tổng thể BHXH Việt Nam
\r\n\r\nVới Kiến trúc CPĐT\r\nBHXH Việt Nam, phiên bản 2.0, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của ngành\r\n(LGSP) là Hệ thống chia sẻ, tích hợp thông tin thống nhất của BHXH Việt Nam,\r\ntuân theo kiến trúc hướng dịch vụ - Service Oriented Architecture (SOA), với\r\nthành phần cốt lõi là Trục tích hợp dịch vụ - Enterprise Service Bus (ESB),\r\nnhằm đảm bảo khả năng cung cấp các kết nối trao đổi thông tin theo chiều ngang\r\nvà chiều dọc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hệ thống SOA của\r\nngành cần được phát triển để đảm bảo duy trì và mở rộng để cung cấp đầy đủ các\r\ndịch vụ/thành phần như trong Kiến trúc, đảm bảo khả năng cho phép kết nối, chia\r\nsẻ, trao đổi thông tin theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa các hệ thống ứng\r\ndụng. Sau đây là mô các mô tả về dịch vụ của LGSP ngành BHXH Việt Nam:
\r\n\r\n- Danh mục Dữ liệu\r\nđặc tả (TH1.1): Danh mục các dữ liệu mô tả về ý nghĩa, nội dung của các dữ\r\nliệu được trao đổi trong hệ thống. Danh mục đặc tả này rất cần thiết cho chức\r\nnăng chuyển đổi (transform) của nền tảng.
\r\n\r\n- Dịch vụ Danh mục\r\ndùng chung (TH1.2): Tích hợp với danh mục dữ liệu dùng chung thống nhất\r\ngiữa các hệ thống thông tin của ngành được sử dụng bởi nền tảng LGSP phục vụ\r\ntích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin. Danh mục dùng chung này rất cần thiết cho\r\nchức năng chuyển đổi (transform) của nền tảng.
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nThư mục (TH1.3): Là thành phần quan trọng để quản lý tập trung tài nguyên\r\nthông tin với nhiều cơ chế lưu trữ đối tượng khác nhau, nhằm đảm bảo tính thống\r\nnhất của thông tin, dễ dàng truy vấn, duy trì, cập nhật và chia sẻ thông tin.
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nnền tảng (TH1.4): Cung cấp các tính năng quản trị các nền tảng chia sẻ,\r\ntích hợp toàn ngành cho quản trị viên: Kiểm tra tình hình hiệu suất của hệ\r\nthống; Tạm dừng cung cấp, phân phối dịch vụ, kích hoạt dịch vụ…
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nđịnh danh tập trung (TH1.5): Cung cấp cơ chế cho phép các hệ thống ứng dụng\r\nngành nhận dạng người sử dụng. Hệ thống định danh tập trung cung cấp dịch vụ\r\ncho hầu hết các phần mềm, hệ thống khác trong ngành. Mỗi chủ thể sẽ có một ID\r\nvà các thông tin liên quan. Mỗi khi các thành phần khác (sử dụng định danh tập\r\ntrung) phát hiện có sự thay đổi về thông tin gắn liền với định danh thì có thể\r\nthông báo và/hoặc cập nhật lại cho hệ thống. Hệ thống định danh cũng có thể lưu\r\ntrữ các thông tin liên quan đến vai trò của người dùng trong hệ thống.
\r\n\r\n- Dịch vụ Xác thực\r\ntập trung (TH1.5): Cung cấp cơ chế cho xác thực tập trung một lần cho các\r\nhệ thống ứng dụng của ngành BHXH Việt Nam. Hệ thống xác thực tập trung cung cấp\r\ndịch vụ cho hầu hết các phần mềm, hệ thống khác trong ngành.
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nluồng công việc (TH1.6): Quản lý, giám sát theo dõi luồng hoạt động nghiệp\r\nvụ, hiệu suất hoạt động của hệ thống ứng dụng, tình trạng hoạt động và các rủi\r\nro vận hành, rủi ro về quy trình nghiệp vụ khi vận hành ứng dụng.
\r\n\r\n- Dịch vụ Thanh\r\ntoán điện tử (TH1.7): Tích hợp với dịch vụ thanh toán chuyên dụng để hỗ trợ\r\nquá trình xử lý tài chính trực tuyến, cho phép thanh toán BHXH điện tử trên môi\r\ntrường mạng.
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nthông báo (TH1.8): Cung cấp các thông báo và cảnh báo cho quản trị hệ thống\r\nkhi có vấn đề xảy ra.
\r\n\r\n- Dịch vụ Giám sát\r\nvà kiểm toán (TH1.9): Cung cấp các chức năng giám sát và kiểm toán đối với\r\nnền tảng như: Cho phép quản trị viên giám sát, theo dõi các tiến trình đang\r\nchạy trong nền tảng; Cho phép quản trị viên xem lại lịch sử hoạt động của các\r\ntiến trình; Dừng một dịch vụ đang chạy; Ngăn/cấm truy cập từ một hệ thống\r\nkhách…
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\ndanh mục dịch vụ (TH1.10): Đây là danh mục chứa các dịch vụ đã đăng ký và\r\nđang hoạt động trên nền tảng. Các danh mục này được mô tả theo ngôn ngữ mô tả\r\nchuẩn để các nhà phát triển ứng dụng có thể dễ dàng gọi và sử dụng các dịch vụ\r\nmong muốn.
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\nthông điệp (TH1.11): Cung cấp các chức năng định tuyến, chuyển đổi các\r\nthông điệp (massage).
\r\n\r\n- Dịch vụ Quản lý\r\ncác kết nối (TH1.12): Cung cấp các loại kết nối chuẩn và phi chuẩn. Các hệ\r\nthống khách hỗ trợ các chuẩn sẵn có sẽ có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ do\r\nLGSP cung cấp, phân phối.
\r\n\r\n- Dịch vụ Nhật ký\r\n(TH1.13): Các hoạt động của các dịch vụ sẽ được ghi lại để quản trị viên có\r\nthể xem xét khi cần. Các thông tin được ghi lại như: Tên dịch vụ; Thời gian\r\nhoạt động; Thời gian kết thúc; Hệ thống khách…
\r\n\r\n- Dịch vụ nền tảng\r\ntích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu (TH1.14): Cung cấp dịch vụ nhằm điều\r\nphối các ứng dụng hay các dịch vụ để cung cấp các loại dịch vụ mới, gắn kết một\r\nchuỗi các hệ thống con với những tính năng khác nhau vào một hệ thống lớn, đảm\r\nbảo tất cả được kết hợp chặt chẽ với nhau, sử dụng nền tảng lõi là Trục tích\r\nhợp ESB.
\r\n\r\n- Dịch vụ quản lý\r\nquy trình - BPM (TH1.15): Cho phép quản lý, định nghĩa luồng quy\r\ntrình tích hợp, kết nối hoặc cộng tác giữa các ứng dụng.
\r\n\r\n- Dịch vụ nền tảng\r\ndữ liệu mở (TH1.16): Cho phép các tổ chức trong ngành có thể công bố, chia\r\nsẻ các tập dữ liệu cho người dùng và các hệ thống khác. Dựa trên các tập dữ\r\nliệu này, các nhà phát triển ứng dụng có thể phát triển và phát hành các ứng\r\ndụng của ngành. Dữ liệu được công bố có thể có nhiều loại khác nhau: Dữ liệu\r\ndạng tệp: pdf, word, ppt…; Dữ liệu dạng tập dữ liệu (data set). Các thành phần\r\nứng dụng thuộc lớp ứng dụng có thể tích hợp một cách chặt chẽ với thành phần\r\nnền tảng này để có thể tiến hành quản lý và công bố các tập dữ liệu ngay trong\r\nứng dụng.
\r\n\r\n- Dịch vụ nền tảng\r\ndữ liệu lớn (TH1.17): Nền tảng dữ liệu lớn cung cấp các tính năng/dịch vụ\r\nnhư: Thu thập dữ liệu với tần suất liên tục, gần với thời gian thực; Xử lý dữ\r\nliệu song song: Nền tảng dữ liệu lớn cung cấp tính năng để xử lý và lưu trữ dữ\r\nliệu có độ lớn cao; Lưu trữ dữ liệu phân tán: dữ liệu được lưu trữ phân tán\r\ntrên nhiều máy. Do đó nền tảng này hỗ trợ tính năng chống mất dữ liệu một cách\r\ntự nhiên. Dữ liệu có thể ở các dạng khác nhau như có cấu trúc, không cấu trúc,\r\ndữ liệu tệp, …
\r\n\r\n- Dịch vụ nền tảng\r\nIoT (TH.18): Cung cấp kết nối chuyên dụng cho các thiết bị, hệ thống và\r\ndịch vụ; khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua mạng kết nối của\r\nngành.
\r\n\r\n- Dịch vụ Khai\r\nthác các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác (TH1.19): Cung cấp khả năng thiết lập\r\nkết nối, tích hợp nhằm khai thác các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác, đặc biệt là khả\r\nnăng kết nối, sử dụng các dịch vụ dữ liệu từ các HTTT/CSDL quốc gia.
\r\n\r\n- Dịch vụ Cung cấp\r\ncác dịch vụ cho NDXP, LGSP khác (TH1.20): Cung cấp các dịch vụ chia sẻ và\r\ntrao đổi thông tin trong lĩnh vực Bảo hiểm lên NDXP hoặc LGSP của các Bộ ngành\r\nkhác theo quy định của Chính phủ hoặc thống nhất giữa BHXH Việt Nam với các Bộ,\r\nngành, địa phương.
\r\n\r\nSau đây là bảng ánh\r\nxạ giữa các thành phần trong Nền tảng LGSP của BHXH Việt Nam với các thành phần\r\ncơ bản của Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh được mô tả\r\ntheo Công văn số 631/THH-THHT ngày 22/05/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông\r\nvề việc hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng nền\r\ntảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (Phiên bản 1.0).
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phần cơ bản của Nền tảng LGSP Công văn số 631/THH-THHT \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phần trong Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm vận hành \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý, vận hành\r\n LGSP \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Quản lý\r\n nền tảng \r\n- Dịch vụ Giám sát\r\n và kiểm toán \r\n- Dịch vụ Nhật ký \r\n- Dịch vụ thông báo\r\n \r\n- Dịch vụ quản lý\r\n danh mục dịch vụ \r\n- Dịch vụ Quản lý\r\n Thư mục \r\n | \r\n
\r\n 1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý danh mục\r\n điện tử dùng chung \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Danh mục\r\n dùng chung \r\n- Dịch vụ Quản lý\r\n Thư mục \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Phần mềm nền tảng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2.1 \r\n | \r\n \r\n Quản lý bảo mật và\r\n xác thực tập trung \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Xác thực\r\n tập trung \r\n- Dịch vụ Quản lý\r\n định danh tập trung \r\n | \r\n
\r\n 2.2 \r\n | \r\n \r\n Quản lý giao diện\r\n lập trình ứng dụng (API Management) \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Quản lý\r\n các kết nối \r\n | \r\n
\r\n 2.3 \r\n | \r\n \r\n Trục tích hợp (ESB) \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ nền tảng\r\n tích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu \r\n- Dịch vụ nền tảng\r\n dữ liệu mở \r\n- Dịch vụ nền tảng\r\n dữ liệu lớn \r\n- Dịch vụ nền tảng\r\n IoT \r\n | \r\n
\r\n 2.4 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dữ liệu\r\n (Data Services) \r\n | \r\n \r\n - Danh mục Dữ liệu\r\n đặc tả \r\n- Dịch vụ nền tảng\r\n tích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu \r\n- Dịch vụ Khai thác\r\n các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác \r\n- Dịch vụ Cung cấp\r\n các dịch vụ cho NDXP, LGSP khác \r\n | \r\n
\r\n 2.5 \r\n | \r\n \r\n Quản lý quy trình\r\n nghiệp vụ BPM \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ quản lý\r\n quy trình - BPM \r\n | \r\n
\r\n 2.6 \r\n | \r\n \r\n Giám sát quy trình\r\n xử lý nghiệp vụ BAM \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Quản lý\r\n luồng công việc \r\n | \r\n
\r\n 2.7 \r\n | \r\n \r\n Quản lý ứng dụng\r\n truy cập tài nguyên API \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ quản lý\r\n danh mục dịch vụ \r\n- Dịch vụ Quản lý các\r\n kết nối \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ dùng chung \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3.1 \r\n | \r\n \r\n Liên thông văn bản,\r\n hồ sơ \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ nền tảng\r\n tích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu \r\n- Dịch vụ Khai thác\r\n các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác \r\n- Dịch vụ Cung cấp\r\n các dịch vụ cho NDXP, LGSP khác \r\n | \r\n
\r\n 3.2 \r\n | \r\n \r\n Liên thông hệ thống\r\n các bộ, ngành \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ nền tảng\r\n tích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu \r\n- Dịch vụ Khai thác\r\n các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác \r\n- Dịch vụ Cung cấp\r\n các dịch vụ cho NDXP, LGSP khác \r\n | \r\n
\r\n 3.3 \r\n | \r\n \r\n Liên thông hệ thống\r\n doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ nền tảng\r\n tích hợp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu \r\n- Dịch vụ Khai thác\r\n các dịch vụ từ NDXP, LGSP khác \r\n- Dịch vụ Cung cấp\r\n các dịch vụ cho NDXP, LGSP khác \r\n | \r\n
\r\n 3.4 \r\n | \r\n \r\n Xác thực tập trung\r\n (SSO) \r\n | \r\n \r\n - Dịch vụ Xác thực\r\n tập trung \r\n- Dịch vụ Quản lý\r\n định danh tập trung \r\n | \r\n
2.3.8\r\nMô hình kết nối với CSDLQG về Bảo hiểm
\r\n\r\nMô hình kết nối khai\r\nthác Cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện và tuân thủ Khung kiến trúc Chính\r\nphủ điện tử Việt Nam và kiến trúc Chính phủ điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\r\nCác hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc gia\r\ntuân theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ\r\nđiện tử/Kiến trúc chính quyền điện tử của Bộ, ngành, địa phương đó.
\r\n\r\nVề mô hình tổng thể,\r\nmô hình kết nối khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm sẽ thực hiện theo\r\nmô hình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
CSDLQG về Bảo hiểm là\r\nkhối được tổ hợp bởi các thành phần sau:
\r\n\r\n- Dữ liệu quốc gia về\r\nbảo hiểm
\r\n\r\n- Hệ quản trị cơ sở\r\ndữ liệu quan hệ lưu trữ dữ liệu
\r\n\r\n- Hệ thống quản trị,\r\nvận hành và chia sẻ dữ liệu.
\r\n\r\nTrong đó, hệ thống\r\nquản trị, vận hành và chia sẻ dữ liệu đóng vai trò là giao diện giao tiếp ra\r\nbên ngoài phục vụ mục đích tiếp nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống\r\nthông tin khác. Về cơ bản, hệ thống sẽ bao gồm các dịch vụ chia sẻ dữ liệu cơ\r\nbản được trình bày theo phương án quy định kỹ thuật về trao đổi dữ liệu. Các hệ\r\nthống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẽ kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc\r\ngia về Bảo hiểm qua nền tảng kết nối, tích hợp dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam.
\r\n\r\n2.3.9\r\nMô hình tích hợp, kết nối với các CSDL quốc gia
\r\n\r\nViệc tích hợp giữa hệ\r\nthống CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam với 06 CSDL quốc gia có thể thực hiện theo\r\n03 cách sau:
\r\n\r\n- Cách 1 - Thực hiện\r\nthủ công: Cán bộ phụ trách sẽ thực hiện thu thập và nhập thông tin CSDL quốc\r\ngia và nhập vào hệ thống của CPĐT bằng thủ công, thông qua giao diện ứng dụng\r\ndịch vụ.
\r\n\r\n- Cách 2 - Kết nối\r\ntrực tiếp: Thông tin dữ liệu được kiểm tra trực tiếp thông qua kết nối từ LGSP\r\ncủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến hệ thống CSDL quốc gia thông qua hệ thống kết\r\nnối NDXP. Các kết nối này được thực hiện thông qua các chuẩn kết nối (ví dụ:\r\nSOAP…).
\r\n\r\n- Cách 3 - Sử dụng dữ\r\nliệu lưu tại TTDL dữ liệu Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Một phiên bản thông tin dữ\r\nliệu của CSDL quốc gia được lưu tại TTDL dữ liệu Bảo hiểm xã hội Việt Nam,\r\nthông tin dữ liệu này được cập nhật định kỳ (hàng ngày, tháng, quý…), qua việc\r\ntích hợp với CSDL quốc gia thông qua hệ thống kết nối NDXP. Các kết nối này có\r\nthể thực hiện thông qua các chuẩn kết nối FTP, SFTP… dữ liệu của CSDL quốc gia\r\ntriết suất dưới dạng file, và file này được chuyển về TTDL dữ liệu Bảo hiểm xã\r\nhội Việt Nam thông qua hệ thống NDXP, tại TTDL dữ liệu Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam, dữ liệu này sẽ được đổ vào các phiên bản thông tin dữ liệu của CSDL tương\r\nứng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n21: Mô hình tích hợp các CSDL quốc gia
\r\n\r\n2.3.10\r\nCác yêu cầu về đảm bảo chất lượng
\r\n\r\nCác yêu cầu về đảm\r\nbảo chất lượng phần mềm bao gồm các nội dung chính như sau:
\r\n\r\n1. Tiếp nhận hồ sơ,\r\nsản phẩm
\r\n\r\n- Tiếp nhận hồ sơ,\r\nsản phẩm;
\r\n\r\n- Kiểm tra khối lượng\r\nsản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt;
\r\n\r\n- Lập biên bản bàn\r\ngiao sản phẩm;
\r\n\r\n- Kiểm tra hồ sơ kiểm\r\ntra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
\r\n\r\n2. Kiểm tra kết quả\r\nXác định yêu cầu phần mềm
\r\n\r\n- Kiểm tra quy trình\r\nnghiệp vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra các mô\r\nhình nghiệp vụ;
\r\n\r\n- Mô tả quy trình\r\nnghiệp vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra yêu cầu\r\nchức năng của người dùng.
\r\n\r\n3. Kiểm tra phân\r\ntích, thiết kế phần mềm
\r\n\r\n- Kiểm tra quy trình\r\nnghiệp vụ được tin học hóa;
\r\n\r\n- Kiểm tra danh sách\r\nchức năng hệ thống ứng dụng;
\r\n\r\n- Kiểm tra danh sách\r\nđối tượng quản lý và thông tin chi tiết;
\r\n\r\n- Kiểm tra Kiến trúc\r\nphần mềm (so với kiến trúc đã được phê duyệt);
\r\n\r\n- Kiểm tra tài liệu\r\nđặc tả các chức năng của phần mềm;
\r\n\r\n- Kiểm tra thiết kế\r\ncơ sở dữ liệu của phần mềm;
\r\n\r\n- Kiểm tra thiết kế\r\ngiao diện của phần mềm.
\r\n\r\n4. Kiểm thử hoặc vận\r\nhành thử chấp nhận phần mềm:
\r\n\r\n4.1. Vận hành thử\r\nphần mềm
\r\n\r\n1. Nội dung vận hành\r\nthử phần mềm bao gồm:
\r\n\r\nVận hành thử phần mềm\r\nbao gồm các nội dung công việc tương tự kiểm thử chấp nhận bởi người dùng (UAT)\r\ntương tự kiểm thử phần mềm.
\r\n\r\nTùy theo phạm vi của\r\ndự án, mức độ yêu cầu chất lượng hoặc các điều kiện thực tế, chủ đầu tư có thể\r\nquyết định lựa chọn nội dung vận hành thử cho phù hợp.
\r\n\r\n2. Yêu cầu tài liệu\r\nphục vụ vận hành thử:
\r\n\r\na) Tài liệu mô tả yêu\r\ncầu người sử dụng;
\r\n\r\nb) Tài liệu hướng dẫn\r\nngười sử dụng bao gồm cả hướng dẫn người sử dụng là quản trị hệ thống;
\r\n\r\nc) Tài liệu mô tả yêu\r\ncầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm hoặc tài liệu đặc tả chức năng, phi chức\r\nnăng của phần mềm;
\r\n\r\nd) Tài liệu mô tả yêu\r\ncầu hạ tầng kỹ thuật cần đáp ứng về môi trường vận hành, khai thác phần mềm\r\nhoặc tài liệu cấu hình môi trường vận hành, khai thác phần mềm;
\r\n\r\nđ) Kế hoạch vận hành\r\nthử do nhà thầu triển khai lập đã được chủ đầu tư thông qua;
\r\n\r\ne) Hồ sơ báo cáo kết\r\nquả kiểm thử nội bộ hoặc kết quả kiểm thử mới nhất (nếu có).
\r\n\r\n3. Trình tự, thủ tục\r\nvận hành thử
\r\n\r\nTrình tự vận hành thử\r\nđược thực hiện gồm các bước như sau:
\r\n\r\n3.1. Lập kế hoạch vận\r\nhành thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nLập kế hoạch vận hành\r\nthử nhằm mục đích xác định yêu cầu, phạm vi, các mốc thời gian quan trọng và\r\nlịch trình thực hiện các bước từ đầu đến khi kết thúc vận hành thử.
\r\n\r\nb) Các hoạt động chính:
\r\n\r\n- Nghiên cứu nghiệp\r\nvụ của bài toán, yêu cầu của người sử dụng;
\r\n\r\n- Nghiên cứu chức\r\nnăng của phần mềm;
\r\n\r\n- Phân tích, xác định\r\ncác ràng buộc, ước lượng thời gian, chi phí dành cho vận hành thử và tổng hợp\r\nyêu cầu vận hành thử;
\r\n\r\n- Xác định các mốc\r\nthời gian quan trọng trong quá trình vận hành thử;
\r\n\r\n- Xác định các điều\r\nkiện dừng vận hành thử;
\r\n\r\n- Lập kế hoạch vận\r\nhành thử;
\r\n\r\n- Kế hoạch vận hành\r\nthử.
\r\n\r\n3.2. Xây dựng tình\r\nhuống, kịch bản vận hành thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nCăn cứ vào chức năng\r\nkỹ thuật của phần mềm cần vận hành thử, xác định các điều kiện vận hành thử,\r\ntình huống vận hành thử và kịch bản vận hành thử sẽ được sử dụng trong bước\r\nthực hiện vận hành thử.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính
\r\n\r\n- Phân tích các tài\r\nliệu đầu vào để nắm vững yêu cầu, phạm vi vận hành thử, xác định các tính năng\r\ncần vận hành thử;
\r\n\r\n- Xây dựng các mục\r\nbao phủ vận hành thử và các điều kiện vận hành thử được xác định;
\r\n\r\n- Xây dựng các tình\r\nhuống vận hành thử: định danh, đặt tên và xác định điều kiện tiền đề, dữ liệu\r\nđầu vào, các bước thực hiện, kết quả mong đợi, kết quả thực tế dựa vào yêu cầu\r\nđầu vào;
\r\n\r\n- Xây dựng các kịch\r\nbản vận hành thử tương ứng với các tình huống kiểm thử đảm bảo độ phủ lớn nhất,\r\nđáp ứng được việc đánh giá các yêu cầu chức năng của phần mềm.
\r\n\r\n3.3. Thực hiện vận\r\nhành thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nThực hiện vận hành\r\nthử theo kết quả ở bước xây dựng tình huống, kịch bản vận hành thử trong môi\r\ntrường vận hành, khai thác thực tế.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính:
\r\n\r\n- Thực thi toàn bộ\r\ncác kịch bản vận hành thử;
\r\n\r\n- Quan sát, ghi nhận\r\nkết quả thực tế, ghi nhận các biến cố, lỗi phần mềm xảy ra trong quá trình vận\r\nhành thử;
\r\n\r\n- So sánh kết quả\r\nthực tế và kết quả mong đợi.
\r\n\r\n3.4. Lập báo cáo kết\r\nquả vận hành thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nLập và báo cáo kết\r\nquả vận hành thử cho các bên có liên quan.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính
\r\n\r\n- Lập báo cáo kết quả\r\nvận hành thử;
\r\n\r\n- Thông báo kết quả\r\nvận hành thử và tuyên bố kết thúc vận hành thử.
\r\n\r\nc) Vai trò và trách\r\nnhiệm
\r\n\r\n- Tổ chức, cá nhân\r\nthực hiện vận hành thử có trách nhiệm lập báo cáo và thông báo kết quả vận hành\r\nthử.
\r\n\r\n- Chủ đầu tư tổ chức,\r\nchủ trì thông báo kết quả vận hành thử và quyết định:
\r\n\r\n+ Yêu cầu nhà thầu\r\ntriển khai tiếp nhận kết quả và chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện phần mềm trong\r\ntrường hợp phần mềm có lỗi;
\r\n\r\n+ Thống nhất kế hoạch\r\ntổ chức nghiệm thu kỹ thuật với các bên liên quan trong dự án đầu tư;
\r\n\r\n+ Tuyên bố kết thúc\r\nvận hành thử.
\r\n\r\n- Đơn vị triển khai\r\nvà các bên liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và triển khai các công việc theo\r\nkết quả vận hành thử được thông báo.
\r\n\r\n4. Nội dung cụ thể
\r\n\r\nVận hành thử nhằm xác\r\nđịnh toàn bộ các chức năng của phần mềm được vận hành thử có đáp ứng các yêu\r\ncầu chức năng hay không về sự đầy đủ, tính hoàn thiện, tính chính xác và tính\r\ntương thích theo tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng; đặc tả chức năng của\r\nphần mềm đã được phê duyệt.
\r\n\r\nTrong quá trình vận\r\nhành thử về chức năng, chủ đầu tư có thể xem xét quyết định việc vận hành thử\r\nthiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI UX) nếu cần thiết.
\r\n\r\n4.2. Kiểm thử phần\r\nmềm nội bộ
\r\n\r\n1. Nội dung kiểm thử\r\nphần mềm nội bộ bao gồm
\r\n\r\na) Kiểm thử chấp nhận\r\nbởi người dùng (UAT): Là loại kiểm thử chức năng được thực hiện bởi một nhóm\r\nđại diện người sử dụng. Loại kiểm thử này dựa trên hiểu biết về quy trình\r\nnghiệp vụ và việc xác nhận đáp ứng yêu cầu về chức năng người sử dụng được nêu\r\ntại tài liệu mô tả yêu cầu chức năng.
\r\n\r\nb) Kiểm thử chấp nhận\r\nhoạt động (OAT): Là quá trình bao gồm kiểm thử và kiểm tra, đánh giá được thực\r\nhiện để đảm bảo sự sẵn sàng hoạt động của hệ thống. Kiểm thử chấp nhận hoạt\r\nđộng bao gồm các loại:
\r\n\r\n- Kiểm thử hiệu năng;
\r\n\r\n- Kiểm thử an toàn,\r\nbảo mật;
\r\n\r\n- Kiểm tra về tài\r\nliệu vận hành hệ thống (nếu có);
\r\n\r\n- Kiểm thử một số yếu\r\ntố phi chức năng khác như khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống\r\nkhác, khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau … (nếu cần thiết).
\r\n\r\nTùy theo phạm vi của\r\ndự án, mức độ yêu cầu chất lượng hoặc các điều kiện thực tế, chủ đầu tư có thể\r\nquyết định lựa chọn các loại kiểm thử phù hợp. Kết quả kiểm thử hiệu năng và\r\nkiểm thử an toàn, bảo mật tại giai đoạn kiểm thử hệ thống trong quá trình phát\r\ntriển phần mềm có thể được chấp nhận sử dụng ở giai đoạn kiểm thử chấp nhận nếu\r\nmôi trường thực hiện kiểm thử hệ thống và môi trường kiểm thử chấp nhận là\r\ntương đương.
\r\n\r\n2. Yêu cầu tài liệu\r\nphục vụ kiểm thử chấp nhận:
\r\n\r\na) Tài liệu mô tả yêu\r\ncầu người sử dụng;
\r\n\r\nb) Tài liệu hướng dẫn\r\nngười sử dụng bao gồm cả hướng dẫn cho người sử dụng là quản trị hệ thống;
\r\n\r\nc) Tài liệu mô tả chi\r\ntiết yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm hoặc tài liệu đặc tả chức năng,\r\nphi chức năng của phần mềm;
\r\n\r\nd) Tài liệu mô tả chi\r\ntiết yêu cầu hạ tầng kỹ thuật cần đáp ứng về môi trường vận hành, khai thác\r\nphần mềm hoặc tài liệu cấu hình môi trường vận hành, khai thác phần mềm;
\r\n\r\nđ) Kế hoạch kiểm thử\r\ndo nhà thầu triển khai lập đã được chủ đầu tư phê duyệt;
\r\n\r\ne) Hồ sơ báo cáo kết\r\nquả kiểm thử nội bộ hoặc kết quả kiểm thử mới nhất (nếu có).
\r\n\r\n3. Trình tự, thủ tục\r\nkiểm thử chấp nhận
\r\n\r\nTrình tự kiểm thử\r\nchấp nhận được thực hiện gồm các bước như sau:
\r\n\r\n3.1. Lập kế hoạch\r\nkiểm thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nLập kế hoạch kiểm thử\r\nnhằm mục đích xác định yêu cầu, phạm vi, chiến lược, các mốc thời gian quan\r\ntrọng và lịch trình thực hiện các bước từ đầu đến khi kết thúc kiểm thử.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính:
\r\n\r\n- Nghiên cứu nghiệp\r\nvụ của bài toán, yêu cầu của người sử dụng;
\r\n\r\n- Nghiên cứu chức\r\nnăng, phi chức năng của phần mềm;
\r\n\r\n- Phân tích, xác định\r\ncác ràng buộc, ước lượng thời gian, chi phí dành cho kiểm thử và tổng hợp yêu\r\ncầu kiểm thử;
\r\n\r\n- Xác định và phân\r\ntích rủi ro, cũng như phương pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm thử;
\r\n\r\n- Phân tích, lựa chọn\r\nchiến lược kiểm thử phù hợp dựa vào các ràng buộc của dự án;
\r\n\r\n- Xác định các mốc\r\nthời gian quan trọng trong quá trình kiểm thử;
\r\n\r\n- Xác định các điều\r\nkiện dừng kiểm thử;
\r\n\r\n- Lập kế hoạch kiểm\r\nthử;
\r\n\r\n- Kế hoạch kiểm thử\r\nđược chủ đầu tư chấp thuận.
\r\n\r\n3.2. Xây dựng tình\r\nhuống, kịch bản kiểm thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nCăn cứ vào chức năng,\r\ntính năng kỹ thuật của phần mềm cần kiểm thử, xác định các điều kiện kiểm thử,\r\ntình huống kiểm thử và kịch bản kiểm thử sẽ được sử dụng trong bước thực hiện\r\nkiểm thử.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính
\r\n\r\n- Phân tích các tài\r\nliệu đầu vào để nắm vững yêu cầu, phạm vi kiểm thử, xác định các tính năng cần\r\nkiểm thử và các kỹ thuật kiểm thử;
\r\n\r\n- Xây dựng các tình\r\nhuống kiểm thử theo kịch bản kiểm thử đã lựa chọn và các điều kiện kiểm thử\r\nđược xác định;
\r\n\r\n- Xây dựng các tình\r\nhuống kiểm thử: định danh, đặt tên và xác định điều kiện tiền đề, dữ liệu đầu\r\nvào, các bước thực hiện, kết quả mong đợi, kết quả thực tế dựa vào yêu cầu đầu\r\nvào;
\r\n\r\n- Xây dựng các kịch\r\nbản kiểm thử tương ứng với các tình huống kiểm thử đảm bảo độ phủ lớn nhất, đáp\r\nứng được việc đánh giá các yêu cầu chức năng và phi chức năng;
\r\n\r\n- Thiết kế quy trình\r\nkiểm thử;
\r\n\r\n- Trong một số trường\r\nhợp, nếu có yêu cầu đánh giá sự phù hợp của phần mềm so với các quy định hiện\r\nhành, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành thì bổ sung\r\ncác hoạt động sau:
\r\n\r\n+ Chủ đầu tư, đơn vị\r\ntriển khai thống nhất cung cấp yêu cầu đầu vào là các văn bản quy định, quy\r\nphạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành có\r\nliên quan cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm thử.
\r\n\r\n+ Tổ chức, cá nhân\r\nthực hiện kiểm thử có trách nhiệm bổ sung hoạt động thẩm tra (còn được gọi là\r\nkiểm thử tĩnh) lại các tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng, đặc tả chức năng,\r\nphi chức năng của phần mềm so với các quy định, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn,\r\nquy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành mà chủ đầu tư cung cấp.
\r\n\r\n+ Tổ chức, cá nhân\r\nthực hiện kiểm thử chỉ tiếp tục thực hiện các công việc kiểm thử sau khi chủ\r\nđầu tư phê duyệt lại các tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng, đặc tả chức\r\nnăng, phi chức năng của phần mềm.
\r\n\r\n3.3. Thiết lập và duy\r\ntrì môi trường kiểm thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\n- Thiết lập và duy\r\ntrì môi trường kiểm thử tương đương môi trường vận hành, khai thác thực tế, bao\r\ngồm các công cụ hỗ trợ kiểm thử (nếu có) để thực hiện kiểm thử và thông báo\r\ntrạng thái sẵn sàng môi trường kiểm thử cho các bên liên quan;
\r\n\r\n- Môi trường kiểm thử\r\ncó thể được thiết lập chính trong môi trường vận hành, khai thác hoặc trong một\r\nphòng thí nghiệm (gọi tắt là Testlab) nếu môi trường Testlab và môi trường vận\r\nhành, khai thác là tương đương.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính
\r\n\r\n- Nghiên cứu cấu hình\r\nmôi trường vận hành, khai thác phần mềm, tổ chức thiết lập môi trường kiểm thử\r\ntương ứng, phù hợp với yêu cầu kiểm thử trong trường hợp sử dụng Testlab;
\r\n\r\n- Cài đặt, cấu hình\r\nphần mềm cần kiểm thử;
\r\n\r\n- Chuẩn bị dữ liệu\r\nkiểm thử;
\r\n\r\n- Thiết lập công cụ\r\nhỗ trợ kiểm thử;
\r\n\r\n- Kiểm tra, duy trì\r\nmôi trường kiểm thử;
\r\n\r\n3.4. Thực hiện kiểm\r\nthử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nThực hiện kiểm thử\r\ntheo kết quả ở bước thiết kế tình huống, kịch bản kiểm thử trong môi trường\r\nkiểm thử đã sẵn sàng.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính:
\r\n\r\n- Thực thi toàn bộ\r\ncác kịch bản kiểm thử;
\r\n\r\n- Quan sát, ghi nhận\r\nkết quả thực tế, ghi nhận các biến cố, lỗi phần mềm xảy ra trong quá trình kiểm\r\nthử;
\r\n\r\n- Ghi lại các bước\r\nthực hiện kiểm thử trong trường hợp cần tái tạo lại kết quả quan sát được;
\r\n\r\n- So sánh kết quả\r\nthực tế và kết quả mong đợi.
\r\n\r\n3.5. Lập báo cáo kết\r\nquả kiểm thử
\r\n\r\na) Mục đích
\r\n\r\nLập và công bố báo\r\ncáo kết quả kiểm thử cho các bên có liên quan.
\r\n\r\nb) Các hoạt động\r\nchính
\r\n\r\n- Lập báo cáo kết quả\r\nkiểm thử;
\r\n\r\n- Công bố kết quả\r\nkiểm thử và tuyên bố kết thúc kiểm thử.
\r\n\r\nc) Vai trò và trách\r\nnhiệm
\r\n\r\n- Tổ chức, cá nhân\r\nthực hiện kiểm thử có trách nhiệm lập báo cáo và công bố kết quả kiểm thử;
\r\n\r\n- Chủ đầu tư tổ chức,\r\nchủ trì công bố kết quả kiểm thử và quyết định:
\r\n\r\n+ Yêu cầu nhà thầu\r\ntriển khai tiếp nhận kết quả và chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện phần mềm trong\r\ntrường hợp phần mềm có lỗi;
\r\n\r\n+ Thống nhất kế hoạch\r\ntổ chức nghiệm thu kỹ thuật với các bên liên quan trong dự án đầu tư.
\r\n\r\n4. Nội dung cụ thể
\r\n\r\na) Kiểm thử chức\r\nnăng: Kiểm thử chức năng là nội dung thuộc Kiểm thử chấp nhận bởi người dùng\r\n(UAT).
\r\n\r\nKiểm thử chức năng\r\nnhằm xác định toàn bộ các chức năng của phần mềm được kiểm thử có đáp ứng các\r\nyêu cầu chức năng hay không về sự đầy đủ, tính hoàn thiện, tính chính xác và\r\ntính tương thích theo tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng; đặc tả chức năng,\r\nphi chức năng của phần mềm đã được phê duyệt.
\r\n\r\nNội dung kiểm thử\r\nchức năng yêu cầu nhân sự thực hiện phải có hiểu biết về ứng dụng, chủ đầu tư\r\ncó thể lựa chọn tự thực hiện hoặc thuê tổ chức cá nhân kiểm thử độc lập dựa\r\ntrên yêu cầu về khả năng sử dụng, vận hành, thao tác và khai thác các ứng dụng\r\ntương tự.
\r\n\r\nTrong quá trình kiểm\r\nthử chức năng, chủ đầu tư có thể xem xét quyết định việc kiểm thử thiết kế giao\r\ndiện và trải nghiệm người dùng (UI UX) nếu cần thiết.
\r\n\r\nb) Kiểm thử hiệu\r\nnăng: Kiểm thử hiệu năng là nội dung thuộc kiểm thử chấp nhận hoạt động (OAT).
\r\n\r\nKiểm thử hiệu năng\r\nnhằm xác định phần mềm được kiểm thử có hoạt động đáp ứng yêu cầu về hiệu năng\r\ntheo thiết kế trong môi trường kiểm thử hay không. Kỹ thuật kiểm thử hiệu năng\r\nbao gồm kiểm thử cơ sở (baseline), kiểm thử chuẩn (benchmark), kiểm thử tải\r\n(load), kiểm thử áp lực (stress), kiểm thử sức chịu đựng (endurance), kiểm thử\r\nkhối lượng (volume), …. Các yêu cầu về hiệu năng được xác định từ yêu cầu, nhu\r\ncầu thực tế và các tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật mà phần mềm\r\nđược kiểm thử phải đáp ứng.
\r\n\r\nTùy theo mức độ yêu\r\ncầu chất lượng, điều kiện thực tế và quy mô, nội dung đầu tư, các quy định hiện\r\nhành, chủ đầu tư xem xét, quyết định lựa chọn kỹ thuật kiểm thử hiệu năng phù\r\nhợp để thực hiện và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
\r\n\r\nc) Kiểm thử an toàn,\r\nbảo mật: Kiểm thử an toàn, bảo mật là nội dung thuộc kiểm thử chấp nhận hoạt\r\nđộng (OAT).
\r\n\r\nKiểm thử bảo mật nhằm\r\nđánh giá khả năng tự bảo vệ của phần mềm được kiểm thử cùng với các dữ liệu\r\ntrước các đối tượng không được phép. Các đối tượng không được phép là con người\r\nhoặc các hệ thống bên ngoài không được phép truy nhập hoặc không đủ thẩm quyền\r\ntiếp cận để sử dụng, đọc, chỉnh sửa hoặc xóa các dữ liệu đó. Các yêu cầu bảo\r\nmật đã được thể hiện tại tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng; đặc tả chức\r\nnăng, phi chức năng của phần mềm đã được phê duyệt.
\r\n\r\nTùy theo mức độ yêu\r\ncầu chất lượng, điều kiện thực tế và các quy định hiện hành, chủ đầu tư xem\r\nxét, quyết định áp dụng một phần hoặc toàn bộ các kỹ thuật kiểm thử, đánh giá\r\ntính an toàn, bảo mật sau đây và chịu trách nhiệm với quyết định của mình:
\r\n\r\n- Kiểm tra đánh giá\r\ntheo Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền\r\nthông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP\r\nngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.\r\n
\r\n\r\n- Kiểm tra đánh giá\r\ntheo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11930:2017: Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an\r\ntoàn - Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
\r\n\r\n- Sử dụng các công cụ\r\nkiểm thử tự động rà quét toàn bộ hoặc một số vùng của phần mềm được kiểm thử để\r\ntìm ra các dấu hiệu cụ thể, có thể là các lỗ hổng về chức năng, hiệu năng để\r\nxâm nhập. Đánh giá khả năng xảy ra các lỗi về an toàn thông tin phổ biến trong điều\r\nkiện vận hành, khai thác thực tế.
\r\n\r\nd) Kiểm tra về tài\r\nliệu vận hành hệ thống
\r\n\r\nKiểm tra về tài liệu\r\nvận hành hệ thống là nội dung thuộc kiểm thử chấp nhận hoạt động (OAT).
\r\n\r\nTài liệu vận hành hệ\r\nthống gồm có:
\r\n\r\n- Tài liệu hệ thống:\r\nGhi nhận thông tin chi tiết về các đặc tả thiết kế hệ thống, cách thức làm việc\r\nbên trong của hệ thống và các chức năng của nó (bao gồm cả về quy trình vận\r\nhành và khắc phục sự cố);
\r\n\r\n- Tài liệu hướng dẫn\r\nsử dụng (bao gồm hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn quản trị hệ\r\nthống): Ghi nhận các thông tin được viết hay hiển thị trực quan về cách thức hệ\r\nthống làm việc cũng như cách sử dụng hệ thống đó;
\r\n\r\nViệc kiểm tra tài\r\nliệu vận hành hệ thống là quá trình rà soát, kiểm tra các tài liệu về tính đầy\r\nđủ và chính xác giữa tài liệu vận hành hệ thống và các tài liệu yêu cầu kỹ\r\nthuật cũng như thực tế hoạt động của hệ thống, đồng thời kiểm tra sự đúng đắn\r\ncủa tài liệu vận hành hệ thống.
\r\n\r\n5. Kiểm tra bộ cài\r\nđặt, tài liệu hướng dẫn vận hành, sử dụng phần mềm
\r\n\r\n- Bộ cài đặt ứng\r\ndụng: Vận hành trên các môi trường và các điều kiện triển khai thực tế theo phê\r\nduyệt.
\r\n\r\n- Hướng dẫn cài đặt,\r\nsử dụng.
\r\n\r\n6. Lập hồ sơ kiểm\r\ntra, nghiệm thu:
\r\n\r\n- Kiểm tra, nghiệm\r\nthu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn\r\nvị thi công;
\r\n\r\n- Tổng hợp các ý kiến\r\nkiểm tra;
\r\n\r\n- Lập hồ sơ nghiệm\r\nthu dự án;
\r\n\r\n- Biên bản xác nhận\r\nsửa chữa sau khi kiểm tra;
\r\n\r\n- Báo cáo kiểm tra,\r\nnghiệm thu chất lượng, khối lượng;
\r\n\r\n- Nghiệm thu bàn giao\r\nsản phẩm.
\r\n\r\n2.3.11\r\nCác yêu cầu về duy trì hệ thống ứng dụng
\r\n\r\n2.3.11.1 Quy trình\r\nduy trì, vận hành hệ thống phần mềm ứng dụng
\r\n\r\n1. Kiểm tra, giám sát\r\nhệ thống
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Kiểm tra các cổng\r\nkết nối của phần mềm, dịch vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra các\r\nservice của phần mềm, dịch vụ trên HĐH máy chủ dịch vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra các tính\r\nnăng của phần mềm, dịch vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra nhật ký\r\nlogs hoạt động của phần mềm, dịch vụ.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Nhật ký\r\nduy trì vận hành.
\r\n\r\n2. Ghi nhận sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Ghi nhận sự cố;
\r\n\r\n- Xác minh sự cố;
\r\n\r\n- Cập nhật danh mục\r\nsự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Danh mục\r\nsự cố.
\r\n\r\n3. Phân tích sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Phân loại, đối\r\nchiếu danh mục sự cố;
\r\n\r\n- Phân tích các\r\nnguyên nhân có thể gây ra sự cố;
\r\n\r\n- Đề xuất giải pháp\r\nkhắc phục sự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nphân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
\r\n\r\n4. Khắc phục sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Nghiên cứu giải\r\npháp được đề xuất.
\r\n\r\n- Thực hiện giải pháp\r\nkhắc phục.
\r\n\r\n- Kiểm tra hệ thống\r\nsau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
\r\n\r\n- Cập nhật danh mục\r\nsự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nkhắc phục sự cố.
\r\n\r\n5. Báo cáo duy trì,\r\nvận hành (Báo cáo thống kê, nhật ký)
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Tổng hợp số liệu\r\nbáo cáo, nhật ký.
\r\n\r\n- Xây dựng báo cáo\r\ntrong quá trình duy trì vận hành phần mềm.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nduy trì vận hành.
\r\n\r\n6. Cập nhật
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch, thông\r\nbáo cho các bộ phận liên quan;
\r\n\r\n- Thực hiện sao lưu\r\ncác dữ liệu cần thiết;
\r\n\r\n- Tiến hành cập nhật\r\ndịch vụ;
\r\n\r\n- Kiểm tra vận hành\r\nsau cập nhật.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nnâng cấp hệ thống.
\r\n\r\n7. Sao lưu
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch phương\r\nán sao lưu.
\r\n\r\n- Kiểm tra, xác định\r\ncác nội dung cần sao lưu.
\r\n\r\n- Thực hiện sao lưu.
\r\n\r\n- Kiểm tra tính toàn\r\nvẹn, đầy đủ của các bản sao lưu.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nsao lưu.
\r\n\r\n8. Phục hồi
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch phương\r\nán phục hồi khôi phục dữ liệu;
\r\n\r\n- Kiểm tra hệ thống;
\r\n\r\n- Thực hiện phục hồi;
\r\n\r\n- Kiểm tra hoạt động\r\ncủa dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Báo cáo\r\nphục hồi hệ thống.
\r\n\r\n9. Quản lý thông tin,\r\ncấu hình
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch thực\r\nhiện;
\r\n\r\n- Thực hiện cấu hình,\r\nthay đổi, cập nhật dữ liệu;
\r\n\r\n- Kiểm tra hoạt động\r\nphần mềm sau cấu hình, thay đổi.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Nhật ký\r\nquản lý thông tin cấu hình.
\r\n\r\n2.3.11.2 Quy trình\r\nkiểm tra việc duy trì, vận hành phần mềm ứng dụng
\r\n\r\n1. Tiếp nhận hồ sơ,\r\nsản phẩm
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Tiếp nhận hồ sơ,\r\nsản phẩm;
\r\n\r\n- Kiểm tra khối lượng\r\nsản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt;
\r\n\r\n- Lập biên bản bàn\r\ngiao sản phẩm;
\r\n\r\n- Kiểm tra hồ sơ kiểm\r\ntra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
\r\n\r\nb) Sản phẩm
\r\n\r\n- Nhận hồ sơ của đơn\r\nvị thi công (do đơn vị thi công giao nộp);
\r\n\r\n- Biên bản bàn giao\r\ntài liệu, sản phẩm;
\r\n\r\n- Phiếu ý kiến kiểm\r\ntra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
\r\n\r\n2. Kiểm tra các sản\r\nphẩm duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành
\r\n\r\n2.1. Kiểm tra việc\r\nkiểm tra, giám sát hệ thống
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\nKiểm tra nhật ký duy\r\ntrì vận hành hệ thống.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL.
\r\n\r\n2.2. Kiểm tra việc\r\nghi nhận sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Kiểm tra nhật ký\r\nduy trì vận hành hệ thống;
\r\n\r\n- Kiểm tra danh mục\r\nsự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL.
\r\n\r\n2.3. Kiểm tra việc\r\nphân tích sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện: Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL.
\r\n\r\n2.4. Kiểm tra việc\r\nkhắc phục sự cố
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Kiểm tra báo cáo\r\nkhắc phục sự cố;
\r\n\r\n- Kiểm tra danh mục\r\nsự cố.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL.
\r\n\r\n2.5. Kiểm tra việc\r\nsao lưu phục hồi hệ thống
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện:
\r\n\r\n- Kiểm tra nhật ký\r\nduy trì vận hành hệ thống;
\r\n\r\n- Kiểm tra báo cáo\r\nphục hồi hệ thống.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra kết quả sao lưu phục hồi hệ thống.
\r\n\r\n2.6. Kiểm tra việc\r\ncài đặt bản vá lỗi
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Kiểm tra nhật ký\r\nduy trì vận hành hệ thống;
\r\n\r\n- Kiểm tra báo cáo\r\nnâng cấp hệ thống.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra cài đặt bản vá lỗi.
\r\n\r\n2.7. Kiểm tra việc hỗ\r\ntrợ người dùng
\r\n\r\na) Các bước thực\r\nhiện: Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng.
\r\n\r\nb) Sản phẩm: Phiếu ý\r\nkiến kiểm tra hỗ trợ người dùng.
\r\n\r\n3. Lập hồ sơ kiểm tra,\r\nnghiệm thu
\r\n\r\na) Các bước thực hiện
\r\n\r\n- Kiểm tra, nghiệm\r\nthu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn\r\nvị thi công;
\r\n\r\n- Tổng hợp các ý kiến\r\nkiểm tra;
\r\n\r\n- Lập hồ sơ nghiệm\r\nthu dự án.
\r\n\r\nb) Sản phẩm
\r\n\r\n- Biên bản kiểm tra,\r\nnghiệm thu, kèm các Phiếu ghi ý kiến kiểm tra;
\r\n\r\n- Biên bản xác nhận\r\nsửa chữa sau khi kiểm tra giữa đơn vị kiểm tra với đơn vị thi công;
\r\n\r\n- Báo cáo kiểm tra,\r\nnghiệm thu chất lượng, khối lượng;
\r\n\r\n- Biên bản nghiệm thu\r\nhoàn thành dự án (nếu có);
\r\n\r\n- Các văn bản liên\r\nquan khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nSơ đồ các thành phần\r\nứng dụng trong Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0 được minh họa trong\r\nmô hình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình\r\n22: Sơ đồ các thành phần ứng dụng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Ngoài các thành phần\r\nứng dụng của Nền tảng LGSP được mô tả trong mục 2.3.6, Khối ứng dụng của BHXH\r\nViệt Nam được phân loại ra thành các nhóm ứng dụng, gồm có:
\r\n\r\n+ Nhóm ứng dụng phục\r\nvụ công dân, doanh nghiệp (A1);
\r\n\r\n+ Nhóm ứng dụng\r\nchuyên ngành (A2);
\r\n\r\n+ Nhóm ứng dụng hành\r\nchính (A3);
\r\n\r\n+ Nhóm ứng dụng hỗ\r\ntrợ nghiệp vụ (A4);
\r\n\r\n+ Nhóm ứng dụng phân\r\ntích, báo cáo và GSĐH thông minh (A5).
\r\n\r\n+ HT trao đổi và tích\r\nhợp thông tin thống nhất ngành BHXH - SOA (A.6) Các ứng dụng được phát triển\r\ntrên nền tảng thống nhất, thực hiện liên thông kết nối với nhau thông qua Hệ\r\nthống SOA (có năng lực, vai trò tương tự LGSP), hệ thống SOA sẽ kết nối các\r\nCSDL quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng cấp quốc gia và các ứng\r\ndụng của các bộ, ngành, địa phương thông qua NDXP/LGSP tùy theo quy định và các\r\nđiều kiện tại thời điểm triển khai CPĐT. Đối với các hệ thống thông tin ngành\r\ndọc cấp quốc gia đang hoặc dự định phát triển và triển khai mà BHXH Việt Nam đã\r\ncó (hoặc đang triển khai) thì các CSDL toàn Ngành này sẽ là một phần, tạo lập\r\nnên và cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia tương ứng. Quy mô, phạm vi, mối quan\r\nhệ ràng buộc cụ thể giữa hệ thống cấp Quốc gia và toàn Ngành sẽ được giải quyết\r\ntrong từng dự án cụ thể. CSDL toàn Ngành sẽ hoàn toàn tuân thủ các quy chuẩn\r\nquốc gia về dữ liệu và trao đổi dữ liệu đã được Trung ương ban hành. Các ứng\r\ndụng của BHXH Việt Nam trong Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0 được\r\nmô tả sau đây:
\r\n\r\n1) Nhóm ứng dụng phục\r\nvụ công dân, doanh nghiệp (A1): Là nhóm các ứng dụng phục vụ giao tiếp điện\r\ntử hoặc cung cấp/xử lý các dịch vụ hành chính công cho công dân, doanh nghiệp. Việc\r\ntriển khai thành công nhóm ứng dụng này là cơ sở quan trọng để phản ánh kết quả\r\ncải cách hành chính, nâng cao mức độ ứng dụng CNTT của ngành.
\r\n\r\n\r\n ID \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thành\r\n phần ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n độ ưu tiên \r\n | \r\n \r\n Đề\r\n xuất \r\n | \r\n
\r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n thông tin điện tử ngành BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin\r\n trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch vụ CPĐT. Cổng\r\n thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý\r\n người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ tương tác\r\n với người sử dụng. Thành phần này đảm bảo sự thống nhất quản lý về truy cập\r\n đến cả người sử dụng dịch vụ và các ứng dụng dịch vụ thông qua các kênh truy\r\n cập khác nhau. Cổng thông tin điện tử được xác định gồm có Cổng ngoài (Cổng\r\n trên mạng- Internet) và Cổng trong (Cổng trên mạng WAN Ngành - Intranet). \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì, nâng cấp\r\n Cổng thông tin điện tử Ngành, tích hợp hệ thống giao dịch điện tửđể đáp ứng\r\n sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu quản lý của Ngành. ; đảm bảo\r\n tích hợp các hệ thống phần mềm ứng dụng, hệ thống CSDL, hệ thống quản lý\r\n thông tin hợp nhất, nhằm tạo kênh giao diện kết nối liên thông tới các bộ,\r\n ban ngành, các CSDL quốc gia theo nhiệm vụ của BHXH Việt Nam cũng như hoàn thiện\r\n việc thiết lập môi trường làm việc điện tử thống nhất và duy nhất cho ngành\r\n BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n tiếp nhận dữ liệu HTTT giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n Cổng tiếp nhận,\r\n trao đổi thông tin giữa cơ sở KCB và cơ quan BHXH, cung cấp công cụ tra cứu,\r\n quản lý thông tuyến, chuyển tuyến, kiểm tra thẻ BHYT, thông báo kết quả giám\r\n định, cung cấp các tiện ích theo dõi tình hình KCB của cơ sở y tế và thống kê\r\n thanh toán BHYT, đặc biệt các cơ sở y tế có thể liên thông các kết quả xét\r\n nghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật, kết quả điều trị của người bệnh BHYT,\r\n tránh trùng lặp chỉ định, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì, nâng cấp\r\n hệ thống để đảm bảo cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo\r\n quy định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A1.3 \r\n | \r\n \r\n Ngân\r\n hàng câu hỏi \r\n | \r\n \r\n Quản lý hệ thống\r\n các câu hỏi về dịch vụ, ứng dụng, tài liệu liên quan đến ngành BHXH, cho phép\r\n người dùng tìm kiếm các thông tin về câu hỏi. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Duy trì, nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đảm bảo cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp\r\n vụ theo quy định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A1.4 \r\n | \r\n \r\n Đánh\r\n giá sự hài lòng của công dân, doanh nghiệp, tổ chức \r\n | \r\n \r\n Đánh giá sự hài\r\n lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n đánh giá sự hài lòng của người dân, đơn vị sử dụng lao động đối với sự phục\r\n vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội. \r\n | \r\n
\r\n A1.5 \r\n | \r\n \r\n Trung\r\n tâm chăm sóc khách hàng (Call center) \r\n | \r\n \r\n Là hệ thống có chức\r\n năng thực hiện tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc về chính sách BHXH, BHTN,\r\n BHYT cho tổ chức và cá nhân; hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình khai\r\n thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của BHXH Việt nam. Hệ thống\r\n Callcenter hiện tại gồm có các nhánh sau: Cổng thông tin điện tử; Cổng thông\r\n tin giám định BHYT điện tử; Cổng giao dịch điện tử; Cổng hướng dẫn cài đặt\r\n VssID \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có; Thuê dịch vụ duy trì Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call center).\r\n Ngoài ra, đề xuất như sau: “Nâng cấp và phát triển hệ thống Tổng đài chăm sóc\r\n khách hàng” với các tính năng: “Thiết lập cuộc gọi vào/ra; kênh live chat;\r\n quản trị thông tin khách hàng tập trung; quản lý tài liệu, quy trình, hỏi -\r\n đáp; hệ thống phản hồi tự động; hệ thống ghi âm báo cáo; hệ thống luân chuyển\r\n xử lý yêu cầu; hệ thống kết nối Big Data. . . ” vừa đảm bảo duy trì hệ thống\r\n hiện có, vừa bổ sung các tính năng mới để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của\r\n Ngành và phù hợp xu thế của công tác chăm sóc khách hàng hiện nay \r\n | \r\n
\r\n A1.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống giao diện BHXH điện tử \r\n | \r\n \r\n Là hệ thống bao gồm\r\n các thành phần: Cổng dịch vụ công, Một cửa điện tử tập trung, I-Gateway, Tiếp\r\n nhận và xử lý hồ sơ…; cho phép Hệ thống cho phép Đăng ký/ Thay đổi/ Ngừng\r\n tham gia GDĐT, nộp hồ sơ BHXH; Tra cứu thông tin hồ sơ; Tra cứu quá trình xử\r\n lý hồ sơ; Tiếp nhận và xử lý hồ sơ…; là nơi truy cập duy nhất cho công dân,\r\n tổ chức khi giao tiếp với chính quyền thông qua việc thực hiện đăng ký các\r\n dịch vụ công trực tuyến, tra cứu hướng dẫn thủ tục hành chính, tra cứu thông\r\n tin xử lý hồ sơ một cửa, hỏi đáp các thắc mắc về thủ tục hành chính công, kết\r\n nối đến ứng dụng đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với BHXH Việt Nam.\r\n \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì, nâng cấp\r\n hệ thống để đảm bảo cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo\r\n quy định và yêu cầu quản lý của Ngành; thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ\r\n liệu với các ứng dụng mới của BHXH Việt Nam và Cổng Dịch vụ công quốc gia;\r\n đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT, Nghị định số\r\n 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 47/2020/NĐ-CP cũng như kế hoạch hoạt động\r\n nghiệp vụ nêu trong Kiến trúc. \r\n | \r\n
\r\n A1.7 \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng VSSID \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng VSSID là\r\n ứng dụng dịch vụ thông tin, triển khai thẻ bảo hiểm xã hội điện tử trên nền\r\n tảng thiết bị di động, cho phép thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận dịch vụ,\r\n thông tin cho cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan BHXH thông qua\r\n môi trường di động một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì, nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đảm bảo cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp\r\n vụ theo quy định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A1.8 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống tiếp nhận hóa đơn điện tử \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng CNTT trong\r\n việc quản lý và tiếp nhận thanh toán hóa đơn điện tử của các cơ sở khám chữa\r\n bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo khả năng quản lý, tiếp nhận và thanh toán 100%\r\n hóa đơn điện tử của các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. thanh toán với cơ\r\n quan BHXH. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A1.9 \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng phục vụ chuyển đổi số \r\n | \r\n \r\n Xây dựng, triển\r\n khai các nền tảng và giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số cho ngành\r\n BHXH Việt Nam: Triển khai ứng dụng công nghệ xác thực (MOC) trên CCCD gắn\r\n chip; Xây dựng hệ thống sử dụng công nghệ đối sánh khuôn mặt cho người sử\r\n dụng hệ thống ứng dụng, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh, người hưởng\r\n lương hưu; Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ tự động hóa quy trình bằng\r\n Robot (RPA); Xây dựng các hệ thống ứng dụng khác đáp ứng yêu cầu chuyển đổi\r\n số của Chính phủ và của BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư mới. \r\n | \r\n
\r\n A1.10 \r\n | \r\n \r\n Các\r\n HT tương tác Đa phương tiện \r\n | \r\n \r\n Hệ thống cung cấp\r\n dịch vụ tin nhắn đa phương tiện cho người tham gia bảo hiểm. \r\nHệ thống Ứng dụng\r\n dịch vụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có/đang đầu tư. Duy trì thuê dịch vụ/thuê dịch vụ vận hành cần được duy\r\n trì thường xuyên. cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo\r\n quy định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A1.11 \r\n | \r\n \r\n Ứng\r\n dụng giải pháp, công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng trí tuệ\r\n nhân tạo (Chatbot): Trả lời tự động các câu hỏi thường gặp của khách hàng,\r\n nâng cao hiệu quả công việc của trung tâm hỗ trợ khách hàng (Call Center). \r\nXây dựng trang mạng\r\n xã hội Fanpage, công cụ đánh giá, tăng cường hiệu quả công tác truyền thông\r\n và tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội. \r\nXây dựng các kênh\r\n thanh toán trực tuyến giữa đơn vị, người tham gia với BHXH Việt Nam, đóng nộp\r\n không dùng tiền mặt trên cơ sở các nền tảng công nghệ hiện đại, góp phần phát\r\n triển đối tượng cũng như tăng cường trải nghiệm tích cực của người dân. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng mới\r\n các ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Duy\r\n trì/nâng cấp bổ sung, mở rộng các kịch bản để hệ thống Chatbot hoạt động hiệu\r\n quả phục vụ tự động trả lời, hỗ trợ khách hàng. \r\n | \r\n
2) Nhóm ứng dụng\r\nchuyên ngành (A.2): Là\r\nnhóm ứng dụng chính của ngành, là trục xương sống của lớp ứng dụng. Các ứng\r\ndụng khác hoạt động xoay quanh các ứng dụng lõi này.
\r\n\r\n\r\n ID \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thành phần ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n độ ưu tiên \r\n | \r\n \r\n Đề\r\n xuất \r\n | \r\n
\r\n A2.1 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình \r\n | \r\n \r\n Tạo lập cơ sở dữ\r\n liệu, cấp số định danh và quản lý BHYT theo từng hộ gia đình tiến tới tham\r\n gia BHYT bắt buộc trên toàn quốc. Hệ thống cho phép Quản lý mã số BHXH, Quản\r\n lý thông tin nhân khẩu, hộ gia đình, Quản lý thông tin tham gia BHYT của người\r\n dân, Báo cáo thống kê. . . \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có. Đầu tư nâng cấp phục vụ cập nhật, duy trì biến động trên cơ sở tích\r\n hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các CSDLQG có liên quan; tích hợp với đầy\r\n đủ các hệ thống/CSDL dùng chung, hệ thống nghiệp vụ của ngành trong tương lai\r\n để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và ra quyết định. \r\n | \r\n
\r\n A2.2 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n thông tin Giám định BHYT \r\n | \r\n \r\n - Giám định danh mục\r\n (danh mục dùng chung, thầu tỉnh, CSKCB) \r\n- Giám định hồ sơ\r\n tự động 192021 \r\n- Giám định hồ sơ\r\n chi tiết \r\n- Giám định mẫu và\r\n xác nhận kết quả \r\n- Thanh toán trực\r\n tiếp \r\n- Quản lý và cấp mã\r\n mới CSKCB \r\n- Thanh toán đa\r\n tuyến \r\n- Xử lý trùng lặp,\r\n thông báo sai sót \r\n- Chốt dữ liệu và\r\n báo cáo \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để phù hợp với định hướng tự động hóa gắn với CSDL\r\n dùng chung; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám định,\r\n giám sát chi phí, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hình thức lạm dụng\r\n BHYT. Tiếp tục hoàn thiện bộ quy tắc giám định, ứng dụng công nghệ trí tuệ\r\n nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác giám định. Thực hiện công tác kiểm tra,\r\n hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với BHXH các tỉnh phố và các cơ sở KCB\r\n BHYT. \r\n | \r\n
\r\n A2.3 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Kế toán tập trung toàn ngành (Chuyên ngành)* \r\n | \r\n \r\n Là một phần của hệ\r\n thống Kế toán tập trung toàn ngành hiện có, đối với phân hệ chuyên ngành, hệ\r\n thống cho phép: \r\n- Quản lý Thu BHXH \r\n- Quản lý chi BHXH \r\n- Quản lý sổ, báo\r\n cáo kế toán tài chính \r\n- Tra cứu các văn\r\n bản về công tác tài chính kế toán \r\n- Hỗ trợ quản lý\r\n tài chính đến các đơn vị các cấp toàn ngành \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để phù hợp với định hướng tự động hóa gắn với CSDL\r\n dùng chung; cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy\r\n định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A2.4 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý Đấu thầu thuốc \r\n | \r\n \r\n Quản lý hoạt động\r\n đấu thầu thuốc với các chức năng chính như: Quản lý danh mục, Lập Kế hoạch\r\n đấu thầu, Xét thầu, Theo dõi thực hiện đấu thầu, Báo cáo thống kê, tích hợp\r\n với các hệ thống khác liên quan… \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để phù hợp với định hướng tự động hóa gắn với CSDL\r\n dùng chung của BHXH Việt Nam cũng như đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy\r\n định và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A2.5 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n xét duyệt chính sách \r\n | \r\n \r\n - Xét duyệt ngắn\r\n hạn \r\n- Xét duyệt dài hạn\r\n \r\n- Chi trả hàng\r\n tháng \r\n- Chi trả thất\r\n nghiệp \r\n- Báo cáo thống kê \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và\r\n yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A2.6 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý rủi ro \r\n | \r\n \r\n Quản lý, phân tích,\r\n đánh giá các rủi ro liên quan chi, trả bảo hiểm, tài chính về trong lĩnh vực\r\n Bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm quản lý của BHXH Việt Nam \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A2.7 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Thu - Sổ - Thẻ (TST) \r\n | \r\n \r\n - Quản lý thông tin\r\n người tham gia, quá trình tham gia, số sổ của người tham gia BHXH trên toàn\r\n quốc \r\n- In sổ thẻ \r\n- Cung cấp các biểu\r\n mẫu báo cáo thống kê về thu và quản lý sổ thẻ \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để phù hợp với định hướng tự động hóa gắn với CSDL\r\n dùng chung cũng như đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu\r\n quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A2.8 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Quản lý đầu tư quỹ \r\n | \r\n \r\n - Quản lý thông tin\r\n quỹ đầu tư \r\n- Lập kế hoạch đầu\r\n tư \r\n- Theo dõi lãi suất\r\n ngân hàng \r\n- Theo dõi gốc, lãi\r\n đầu tư \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và thực hiện nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và\r\n yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A2.9 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n phân tích xử lý dữ liệu lớn, ứng dụng AI để chống gian lận, trục lợi BHXH,\r\n BHYT, BHTN \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng thành tựu\r\n của CMCN 4.0 trong việc xây dựng hệ thống phân tích xử lý dữ liệu lớn, áp\r\n dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo chống gian lận, trục lợi trong lĩnh vực\r\n bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, hệ thống này\r\n đang áp dụng trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và giám định. \r\nBên cạnh đó, ứng\r\n dụng nhằm tổng hợp, phân tích đánh giá thông tin tổ chức, cá nhân phản ánh\r\n trên mạng xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch\r\n vụ, kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
3) Nhóm ứng dụng hành\r\nchính (A.3): Là\r\nnhóm các ứng dụng có thể được sử dụng trên phạm vi ngành tùy theo điều kiện cụ\r\nthể. Chúng thường được sử dụng để phục vụ hỗ trợ hoặc xử lý các nghiệp vụ hành\r\nchính nội bộ ngành BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n ID \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thành\r\n phần ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n độ ưu tiên \r\n | \r\n \r\n Đề\r\n xuất \r\n | \r\n
\r\n A3.1 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý thi đua khen thưởng \r\n | \r\n \r\n - Quản lý tổng hợp\r\n phong trào thi đua; tổng hợp về khen thưởng; Công tác thẩm định hồ sơ, đề\r\n xuất khen thưởng \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có, cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định\r\n và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A3.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý đại lý thu và hỗ trợ đại lý \r\n | \r\n \r\n Xây dựng hệ thống\r\n quản lý đại lý thu và hỗ trợ đại lý trong việc cung ứng các dịch vụ công của\r\n Bảo hiểm xã hội tới người dân và đơn vị \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.3 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý khoa học và công nghệ \r\n | \r\n \r\n - Quản lý nhiệm vụ\r\n khoa học và công nghệ \r\n- Quản lý xây dựng\r\n và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn \r\n- Quản lý các hoạt\r\n động về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ \r\n- Quản lý hoạt động\r\n chuyển giao công nghệ \r\n- Hoạt động hợp tác\r\n quốc tế về khoa học và công nghệ \r\n- Thống kê hoạt\r\n động khoa học và công nghệ \r\n- Áp dụng các hệ\r\n thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO \r\n- Quản lý phát\r\n triển nhân lực, hạ tầng khoa học và công nghệ \r\n- Thẩm định chương\r\n trình, đề án, nhiệm vụ chuyên môn, dự án đầu tư thiết bị khoa học và công\r\n nghệ \r\n- Quản lý giải\r\n thưởng về khoa học và công nghệ \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có, cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định\r\n và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A3.4 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Thanh tra, kiểm tra \r\n | \r\n \r\n - Quản lý thông tin\r\n chương trình, kế hoạch thanh tra, phê duyệt và công công bố kế hoạch \r\n- Quản lý công tác\r\n thanh tra, kiểm tra: Lập quyết định, phân công nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra,\r\n báo cáo, kết luận. . . \r\n- Quản lý thông tin\r\n công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phân công nhiệm vụ giải quyết, kiểm\r\n tra, báo cáo, kết luận. \r\n- Quản lý thông tin\r\n xử lý vi phạm hành chính; thông tin thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết\r\n định xử lý về thanh tra \r\n- Tra cứu Hồ sơ\r\n thanh tra, đơn thư, hồ sơ khiếu nại, tố cáo, thông tin đối tượng thanh tra,\r\n kiểm tra… \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có, cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định\r\n và yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A3.5 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý văn bản và Điều hành \r\n | \r\n \r\n Liên thông, trao\r\n đổi các văn bản quản lý, điều hành giữa các đơn vị bên trong và bên ngoài. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có. Đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và\r\n yêu cầu quản lý của Ngành, cho phép tích hợp với đầy đủ các hệ thống/CSDL\r\n dùng chung, hệ thống nghiệp vụ của ngành trong tương lai để phục vụ công tác\r\n chỉ đạo điều hành và ra quyết định; định hướng ứng dụng AI, Trợ lý ảo trong\r\n việc hỗ trợ ra quyết định. \r\nXây dựng hệ thống\r\n quản lý văn bản và điều hành trên nền tảng thiết bị di động; \r\n | \r\n
\r\n A3.6 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Kế toán tập trung toàn ngành (HCSN)* \r\n | \r\n \r\n Kế toán hành chính\r\n sự nghiệp là một phần của hệ thống kế toán tập trung toàn ngành, ngoài các\r\n chức năng chung như tra cứu, cập nhật văn bản về công tác tài chính kế toán,\r\n hệ thống hỗ trợ phân hệ cho phép thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài\r\n chính sự nghiệp thống nhất cho các cơ quan, đơn vị các cấp toàn ngành BHXH\r\n Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì thuê dịch\r\n vụ và đầu tư nâng cấp để đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu\r\n cầu quản lý của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n A3.7 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp tác quốc tế \r\n | \r\n \r\n - Quản lý các kế\r\n hoạch, chương trình hợp tác quốc tế \r\n- Quản lý đoàn ra,\r\n đoàn vào \r\n- Tổ chức hội nghị,\r\n hội thảo quốc tế \r\n- Quản lý thỏa\r\n thuận, điều ước quốc tế \r\n- Quản lý chương\r\n trình, dự án có sử dụng vốn có yếu tố nước ngoài, quản lý xây dựng kế hoạch\r\n và thực hiện đối thoại chính sách hàng năm với các đối tác quốc tế (nếu có) \r\n- Quản lý hộ chiếu\r\n ngoại giao, công vụ \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.8 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Tài sản tập trung toàn ngành \r\n | \r\n \r\n Cho phép quản lý\r\n tập trung về các tài sản tại các cơ quan, đơn vị toàn ngành. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng hệ thống\r\n quản lý tài sản tập trung toàn Ngành, đảm bảo kết nối chia sẻ thông tin với\r\n hệ thống quản lý công sản tập trung của Bộ Tài chính. \r\n | \r\n
\r\n A3.9 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dự án đầu tư \r\n | \r\n \r\n - Quản lý các thông\r\n tin chung về dự án; \r\n- Xử lý các yêu cầu\r\n về thẩm định dự án; \r\n- Quản lý công tác\r\n đấu thầu dự án; \r\n- Thông tin thanh\r\n tra, giám sát, kiểm toán dự án; \r\n- Lập kế hoạch liên\r\n quan đến dự án; \r\n- Báo cáo thống kê,\r\n tích hợp với các hệ thống khác. . . \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.10 \r\n | \r\n \r\n Kiểm\r\n toán nội bộ \r\n | \r\n \r\n Lập kế hoạch; chương\r\n trình kiểm toán áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính hệ\r\n thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, quy\r\n trình kiểm soát, quản trị; và quản lý kết quả kiểm toán \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.11 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công tác pháp chế \r\n | \r\n \r\n - Tra cứu thông tin\r\n về xây dựng chính sách, pháp luật; \r\n- Tra cứu việc rà\r\n soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; \r\n- Tra cứu thông tin\r\n kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. \r\n- Quản lý pháp điển\r\n hệ thống quy phạm pháp luật; \r\n- Tra cứu thông tin\r\n chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật \r\n- Tra cứu thông tin\r\n tình hình thi hành pháp luật \r\n- Quản lý công tác\r\n kiểm soát thủ tục hành chính; \r\n- Tra cứu thông tin\r\n về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật \r\n- Tra cứu thông tin\r\n hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của BHXH Việt Nam theo quy\r\n định của pháp luật. . . \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.12 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý hợp đồng \r\n | \r\n \r\n Quản lý thông tin\r\n về các hợp đồng tại BHXH Việt Nam: Số hợp đồng, loại hợp đồng, các chủ thể\r\n tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, tình hình thực hiện các hợp đồng,\r\n cảnh báo về việc thực hiện hợp đồng đến hạn… \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng mới \r\n | \r\n
\r\n A3.13 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý cán bộ \r\n | \r\n \r\n Quản lý nhân sự tập\r\n trung toàn ngành. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng hệ thống\r\n hiện có, đầu tư nâng cấp để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ nếu cần\r\n thiết. \r\n | \r\n
\r\n A3.14 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý công việc, báo cáo tổng hợp \r\n | \r\n \r\n Đây là hệ thống\r\n phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của LĐ BHXH Việt Nam. \r\nHệ thống quản lý\r\n quá trình thực hiện và kết quả thực hiện các nhiệm vụ của CP, TTg CP giao;\r\n các nhiệm vụ trong thông báo kết luận của LĐ BHXH Việt Nam tại các buổi họp\r\n giao ban hàng tháng; Quản lý các báo cáo đột xuất phục vụ LĐ BHXH VN họp chính\r\n phủ. . . \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.15 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, đánh giá hiệu suất công việc \r\n | \r\n \r\n Phần mềm giúp BHXH\r\n Việt Nam triển khai chiến lược lãnh đạo, các mục tiêu thành chương trình hành\r\n động cụ thể, được cấp Lãnh đạo cao nhất phê duyệt theo kế hoạch năm hoặc tùy điều\r\n kiện thực tế và được chuyển thành các Kế hoạch hành động với các tiêu chí đo\r\n lường cụ thể. Các Kế hoạch hành động sẽ được phân bổ qua các cấp quản lý để\r\n chuyển thành các công việc cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân của BHXH\r\n Việt Nam. Phần mềm cho phép tạo Kế hoạch hành động, Kế hoạch công việc, Thiết\r\n lập chỉ số đo lường, Quản lý hệ thống, Xây dựng bộ khung năng lực, Dashboard\r\n năng lực… \r\nPhần mềm này có thể\r\n tích với các phần mềm QLVB và ĐH, Quản lý công việc, báo cáo… \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.16 \r\n | \r\n \r\n Cổng\r\n thông tin điện tử nội bộ \r\n | \r\n \r\n Cổng thông tin điện\r\n tử nội bộ, tích hợp các ứng dụng của Ngành lên 01 cổng thông tin điện tử duy\r\n nhất trong nội bộ Ngành \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.17 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống thông tin quản lý trên nền tảng cách mạng công nghệ 4.0 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phân tích\r\n xử lý dữ liệu lớn, áp dụng các giải pháp công nghệ AI/Machine Learning/\r\n DeepLearning trong cảnh báo vi phạm chính sách BHXH, BHYT, BHTN hỗ trợ công\r\n tác thanh tra, kiểm tra ngành BHXH. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.18 \r\n | \r\n \r\n Phần\r\n mềm tổng hợp, phân tích thông tin báo chí và dư luận xã hội \r\n | \r\n \r\n Hệ thống cho phép\r\n tự động trích lọc, phân loại tin và báo cáo các vấn đề liên quan đến BHXH,\r\n BHYT, BHTN và Ngành BHXH trên các trang báo điện tử, mạng xã hội một cách\r\n nhanh chóng và chính xác. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.19 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống quản lý vòng đời trang thiết bị CNTT và hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ\r\n CNTT \r\n | \r\n \r\n Giúp BHXH đảm bảo\r\n quản lý và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị CNTT toàn Ngành đồng thời có\r\n kế hoạch dự trù, thay thế và mua sắm bổ sung các trang thiết bị, phần mềm cần\r\n thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động hàng ngày của cán bộ Ngành. \r\nQuản lý các yêu cầu\r\n hỗ trợ, khắc phục sự cố liên quan đến hạ tầng; an ninh bảo mật và ứng dụng\r\n CNTT \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A3.20 \r\n | \r\n \r\n Phần\r\n mềm Quản lý nghiệp vụ truyền thông \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giúp BHXH\r\n tin học hóa công tác quản lý truyền thông \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
4) Nhóm ứng dụng hỗ\r\ntrợ nghiệp vụ (A.4): Là\r\nnhóm các ứng dụng có thể được sử dụng trên phạm vi ngành tùy theo điều kiện cụ\r\nthể. Chúng thường được sử dụng để phục vụ hỗ trợ các cán bộ của ngành BHXH Việt\r\nNam xử lý các nghiệp vụ hàng ngày.
\r\n\r\n\r\n ID \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thành phần ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n độ ưu tiên \r\n | \r\n \r\n Đề\r\n xuất \r\n | \r\n
\r\n A4.1 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n trị và giám sát hệ thống \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n A4.1.1 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát các ứng dụng dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Cho phép quản lý\r\n quá trình hoạt động, các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, khai thác\r\n các hệ thống ứng dụng dịch vụ nghiệp vụ, hỗ trợ nghiệp vụ, quản trị nội bộ… \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.1.2 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát tập trung các thiết bị CNTT \r\n | \r\n \r\n Cho phép giám sát,\r\n quản lý về tình hình sử dụng tài nguyên, hiệu suất hoạt động hệ thống hạ tầng\r\n CNTT dùng chung. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.1.3 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý, phân tích mã nguồn \r\n | \r\n \r\n Cho phép quản lý,\r\n phân tích mã nguồn của các ứng dụng của ngành để thực hiện nâng cấp đảm bảo\r\n đáp ứng yêu cầu người dùng và an toàn an ninh thông tin. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.1.4 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý và giám sát an ninh thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n Cho phép giám sát,\r\n quản lý, cấu hình thiết lập, phân bổ tài nguyên, lưu lượng mạng, xác định,\r\n cảnh báo và ngăn chặn các mối nguy hiểm từ mạng nội bộ và bên ngoài. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.1.5 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý log hệ thống và lưu vết tập trung \r\n | \r\n \r\n Cho phép ghi log và\r\n lưu vết các thao tác liên quan đến hệ thống như: Thông tin truy cập, thao tác\r\n hệ thống… \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.1.6 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý dữ liệu tổng thể \r\n | \r\n \r\n Tối ưu hóa khả năng\r\n quản lý dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được quản lý thống nhất trong toàn hệ thống\r\n và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng theo các mức độ phân loại khác\r\n nhau. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng hệ thống hiện có (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống lưu trữ HSĐT ngành \r\n | \r\n \r\n Số hóa và lưu trữ\r\n hồ sơ \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.3 \r\n | \r\n \r\n Thư\r\n điện tử \r\n | \r\n \r\n Trao đổi công việc\r\n nội bộ và với công dân, doanh nghiệp cũng như với các cơ quan, đơn vị bên\r\n ngoài. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.4 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý Chữ ký số, Chứng thư số \r\n | \r\n \r\n Quản lý tập trung\r\n hệ thống chữ ký số, chứng thư số \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.5 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý định danh và xác thực tập trung (IAM) \r\n | \r\n \r\n Cho phép quản lý\r\n truy cập, xác thực và cấp quyền tập trung cho toàn bộ hệ thống của BHXH Việt\r\n Nam. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.6 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý luồng công việc (BAM) \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ quản lý,\r\n giám sát luồng nghiệp vụ được triển khai trong hệ thống. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.7 \r\n | \r\n \r\n Quản\r\n lý quy trình nghiệp vụ (BPM) \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ thiết kế và\r\n quản lý các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa, giúp cho việc triển khai các\r\n hệ thống nghiệp vụ linh hoạt và đơn giản hơn. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.8 \r\n | \r\n \r\n Thanh\r\n toán điện tử \r\n | \r\n \r\n Tích hợp với dịch\r\n vụ thanh toán chuyên dụng để hỗ trợ quá trình xử lý tài chính trực tuyến, đảm\r\n bảo cho phép thanh toán điện tử, thanh toán BHXH điện tử. Ngoài ra, cung cấp\r\n chức năng quản lý thông tin về thanh toán điện tử, bao gồm thông tin thuê,\r\n phí, lệ phí thực hiện TTHC mà tổ chức/cá nhân đã thực hiện thanh toán trực\r\n tuyến. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.9 \r\n | \r\n \r\n Hội\r\n nghị truyền hình trực tuyến \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ cho phép\r\n thiết lập các phòng họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo điều hành từ Trung ương\r\n đến BHXH các tỉnh, thành phố hoặc đào tạo trực tuyến qua hệ thống HNTH của\r\n ngành BHXH. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
\r\n A4.10 \r\n | \r\n \r\n Hệ\r\n thống Đào tạo nghiệp vụ Ngành BHXH (E- Learning) \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ cho phép\r\n thiết lập các phòng họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo điều hành từ Trung ương\r\n đến BHXH các tỉnh, thành phố hoặc đào tạo trực tuyến qua hệ thống HNTH của\r\n ngành BHXH. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n hệ thống hiện có để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ (nếu cần thiết). \r\n | \r\n
5) Nhóm ứng dụng phân\r\ntích, báo cáo và giám sát điều hành thông minh (A.5): Là nhóm ứng dụng khai\r\nphá dữ liệu của ngành cũng như các nguồn dữ liệu bên ngoài thông qua quá trình\r\ntổng hợp, phân tích dữ liệu, ứng dụng các công nghệ về khoa học dữ liệu hiện\r\nđại để phục vụ công tác giám sát, điều hành của lãnh đạo các cấp ngành BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\n\r\n ID \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n ứng dụng \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n độ ưu tiên \r\n | \r\n \r\n Đề\r\n xuất \r\n | \r\n
\r\n A5.1 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH (DWH) \r\n | \r\n \r\n Hệ thống tổng hợp\r\n và phân tích dữ liệu tập trung với mục tiêu chính là cung cấp một hệ thống\r\n kho dữ liệu tập hợp và lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống nguồn và cung cấp dữ\r\n liệu phục vụ cho các yêu cầu về báo cáo, phân tích; hỗ trợ khả năng mở rộng\r\n tích hợp với tất cả các hệ thống nguồn dữ liệu khác của ngành trong tương\r\n lai. Hiện tại, hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu Ngành đã được tích hợp\r\n với hệ thống SOA BHXH Việt nam, cho phép kết nối và chia sẻ thông tin giữa\r\n BHXH Việt Nam với các Bộ, Ngành khác. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Duy trì và nâng cấp\r\n mở rộng kho dữ liệu Data Warehouse để đáp ứng khai thác dữ liệu báo cáo quy\r\n mô ngoài ngành và cung cấp các dịch vụ dữ liệu phục vụ các hệ thống hoạch\r\n định thông tin phục vụ điều hành của Chính phủ về sức khỏe, y tế, an sinh xã\r\n hội \r\n | \r\n
\r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n Dịch\r\n vụ dữ liệu ứng dụng các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n Cho phép tổng hợp\r\n dữ liệu từ nhiều nguồn thông qua việc thu thập, chuẩn hóa làm sạch, chuyển\r\n đổi, nạp dữ liệu (ETL/ELT). Việc tổng hợp dữ liệu phải cho phép xử lý dữ liệu\r\n hàng loạt và sự kiện (Batch & Event Process) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng hệ\r\n thống phân tích xử lý dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo chống\r\n gian lận, trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm\r\n thất nghiệp. Hệ thống cho phép xử lý khối lượng dữ liệu với các loại dữ liệu\r\n mà cơ sở dữ liệu quan hệ thông thường không xử lý được, qua đó, mở ra khả\r\n năng xử lý các bài toán mới của ngành BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n A5.2 \r\n | \r\n \r\n HT\r\n Giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH \r\n | \r\n \r\n Trung tâm Giám sát,\r\n điều hành thông minh (IOC) là hệ thống cho phép tổng hợp, xử lý đa dạng các\r\n nguồn thông tin, dữ liệu để cung cấp các góc nhìn tổng thể đa chiều, đa chỉ\r\n tiêu (KPIs) theo thời gian thực đối với các tài sản/tài nguyên hoặc dịch để\r\n hỗ trợ công tác giám sát, chỉ đạo điều hành, hỗ trợ ra quyết định và tự động\r\n hóa xử lý sự kiện theo các quy tắc được thiết lập trước cho hệ thống. \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng\r\n mới. \r\n | \r\n
\r\n A5.3 \r\n | \r\n \r\n Phân\r\n tích dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n A5.3.1 \r\n | \r\n \r\n Phân\r\n tích, khai phá dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Cho phép phân tích\r\n dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn, thiết lập các công thức để phục vụ khai phá\r\n thông tin, dữ liệu phục vụ công tác nghiệp vụ hoặc báo cáo, tổng hợp, thống\r\n kê dựa trên dữ liệu lớn. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng mới\r\n ứng dụng. \r\n | \r\n
\r\n A5.3.2 \r\n | \r\n \r\n Dự\r\n báo, cảnh báo\r\n (Forecast) \r\n | \r\n \r\n Cho phép căn cứ\r\n trên kết quả tổng hợp, phân tích xử lý để đưa ra hướng dẫn hoặc dự báo, cảnh\r\n báo người dùng theo các kịch bản khác nhau để bổ trợ, tăng cường hiệu quả cho\r\n các công tác giám định, chống gian lận bảo hiểm, quản lý rủi ro, quản lý đầu\r\n tư quỹ… của BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng mới\r\n ứng dụng. \r\n | \r\n
\r\n A5.4 \r\n | \r\n \r\n Trí\r\n tuệ nhân tạo \r\n | \r\n \r\n Cung cấp các trợ lý\r\n ảo ứng dụng các công nghệ AI, ML và Virtual Assistant để hỗ trợ lãnh đạo ra\r\n quyết định. \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng mới\r\n ứng dụng. \r\n | \r\n
Đối với Kiến trúc\r\ncông nghệ, Mô hình tham chiếu công nghệ của BHXH Việt Nam tương đồng Mô hình\r\ntham chiếu công nghệ trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0 và đã\r\nđược Đơn vị tư vấn thể hiện tại Phụ lục 5 của báo cáo. Mô hình tham chiếu này\r\nlà cơ sở để xây dựng Kiến trúc công nghệ BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nTheo lộ trình phát\r\ntriển CPĐT của BHXH Việt Nam, các ứng dụng nghiệp vụ, ứng dụng nền tảng trong\r\nKiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam được triển khai tập trung trên các hệ thống,\r\nthiết bị và nền tảng của hạ tầng TTDL của BHXH Việt Nam. Thành phần này cung\r\ncấp phần cứng/phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở vật\r\nchất để triển khai các ứng dụng CNTT. Bao gồm các thành phần chính sau đây:
\r\n\r\n- Trung tâm dữ\r\nliệu: Là\r\ncác TTDL Chính và TTDL Dự phòng của BHXH Việt Nam. Hạ tầng kỹ thuật, trang\r\nthiết bị CNTT cung cấp năng lực xử lý phục vụ các phần mềm ứng dụng CNTT của\r\nBHXH Việt Nam. Khối này bao gồm các hệ thống hạ tầng chính như: Hệ thống quản\r\ntrị tập trung trang thiết bị, Hệ thống trang thiết bị mạng, Các hệ thống bảo\r\nmật an toàn thông tin toàn diện (tuân theo chiến lược bảo mật đa lớp), các hệ\r\nthống máy chủ và lưu trữ, các hệ thống phục vụ công tác chăm sóc khách hàng (hệ\r\nthống Call Center, hệ thống hỗ trợ trực tuyến. . . ).
\r\n\r\n- Hạ tầng mạng kết\r\nnối: Bao\r\ngồm: Mạng diện rộng (WAN); Mạng cục bộ (LAN); Mạng riêng ảo (VPN); Mạng kết nối\r\nInternet. Về cơ bản, hệ thống mạng BHXH Việt Nam được xây dựng trên nền dịch vụ\r\ncủa nhà cung cấp dịch vụ. Trang thiết bị triển khai tại các node mạng cơ bản đủ\r\nđiểu kiện để vận hành tổng thể hệ thống mạng thông tin của BHXH Việt Nam, bảo\r\nđảm được sự độc lập tương đối của các phân hệ mạng thành phần, tiết kiệm chi\r\nphí đầu tư và vận hành. Hệ thống mạng triển khai trên nền công nghệ MPLS VPN\r\nhoàn toàn thực hiện được việc phân chia thành các phân hệ thành phần trên cùng\r\nmột mạng vật lý duy nhất. Công nghệ xuyên suốt hệ thống là công nghệ MPLS VPN\r\nbảo đảm được sự mềm dẻo và linh hoạt trong quản lý và vận hành hệ thống.
\r\n\r\n- Hạ tầng máy trạm\r\nvà thiết bị ngoại vi: Tập hợp máy tính, trang thiết bị điện tử, công nghệ thông\r\ntin phục vụ nhu cầu thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả\r\ncông việc, chủ yếu là các trang thiết bị cho người dùng cuối, thiết bị đầu\r\ncuối.
\r\n\r\n- Hạ tầng An toàn\r\nthông tin: Là\r\nthành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phần của CPĐT\r\ncần được triển khai đồng bộ ở các cấp. Nội dung đảm bảo an toàn thông tin bao\r\ngồm các nội dung chính như: bảo vệ an toàn thiết bị, an toàn mạng, an toàn hệ\r\nthống, an toàn ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát. Các nội\r\ndung này cần được triển khai đồng bộ tại các cấp đáp ứng nhu cầu thực tế và xu\r\nthế phát triển công nghệ. Việc triển khai chữ ký số trong hệ thống chính trị\r\nphục vụ công tác an toàn, an ninh thông tin do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ\r\nchức thực hiện (chi tiết được nêu trong phần Kiến trúc Bảo mật).
\r\n\r\n- Trung tâm điều\r\nhành hệ thống CNTT ngành BHXH: Bao gồm các hệ thống SOC, NOC, Helpdesk nội\r\nbộ; cho phép cung cấp hạ tầng điều hành và giám sát tập trung hoạt động của\r\ntoàn bộ các hệ thống, hạ tầng CNTT BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Trung tâm Giám\r\nsát, điều hành thông minh ngành BHXH (IOC): Là hạ tầng cho phép triển khai các\r\ngiải pháp, công nghệ, hệ thống ứng dụng giám sát, điều hành thông minh ngành\r\nBHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Dịch vụ cơ sở hạ\r\ntầng: Tập\r\nhợp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng, như: dịch vụ chữ ký số, thư điện tử, dịch vụ\r\nxác thực, dịch vụ cung cấp hạ tầng ảo hóa… Có vai trò cung cấp các hệ thống thông\r\ntin hoặc công cụ xử lý, trao đổi, chia sẻ thông tin dùng chung trong toàn hệ\r\nthống, được cung cấp từ các khối Hạ tầng kỹ thuật, bao gồm :
\r\n\r\n+ Phần mềm cơ sở dữ\r\nliệu dùng chung toàn Ngành (Shared Database): Cung cấp khả năng quản lý, lưu\r\ntrữ và khai thác dữ liệu tập trung của BHXH Việt Nam, từ đó hạn chế sự trùng\r\nlặp số liệu, tăng cường tính chính xác trong quyết định giải quyết chế độ, hạn\r\nchế sự gian lận, lạm dụng trong giải quyết các chế độ;
\r\n\r\n+ Hệ thống thư mục\r\nchia sẻ tài liệu dùng chung (Shared Files): Cung cấp môi trường chia sẻ dữ\r\nliệu, qua đó nâng cao năng suất xử lý công việc, tiết kiệm thời gian tìm kiếm\r\nthông tin;
\r\n\r\n+ Công cụ chống\r\nvirus, an ninh thông tin (Anti-virus Services and Tools): Cung cấp công cụ, môi\r\ntrường triển khai các giải pháp chống virus và bảo đảm an ninh dữ liệu trong\r\ncác mạng LAN, WAN.
\r\n\r\n+ Hệ thống thư điện\r\ntử (Email): Cung cấp dịch vụ thư điện tử cho toàn Bộ, nhằm phục vụ nhu cầu trao\r\nđổi công việc của cán bộ BHXH Việt Nam với các cá nhân khác trong hoặc ngoài\r\nngành;
\r\n\r\n+ Hệ thống dịch vụ\r\nhội nghị truyền hình: Cung cấp giải pháp tổ chức hội nghị, hội họp, hội thảo,\r\ntập huấn, họp nhóm thông qua mạng Internet, qua đó nâng cao chất lượng điều\r\nhành công việc toàn BHXH Việt Nam, giảm chi phí do đi lại, ăn ở;
\r\n\r\n+ Dịch vụ chứng thực\r\nvà xác thực điện tử;
\r\n\r\n+ Dịch vụ chia sẻ\r\nfile (bao gồm dịch vụ truyền file FTP (File transfer protocol): Cung cấp giải\r\npháp truyền dữ liệu trên mạng máy tính), sao lưu, backup, quản lý người dùng.
\r\n\r\n- Quản lý cơ sở hạ\r\ntầng: Tập\r\nhợp quy trình, giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý dịch vụ, trang thiết bị vận hành\r\nổn định, tối ưu, bảo mật, nâng cao tính sẵn sàng, đảm bảo hiệu quả của toàn bộ\r\nhệ thống. Thành phần này giúp cho các dịch vụ hoạt động trơn tru, hiệu quả và\r\ncũng giúp tăng tính sẵn sàng của toàn bộ hệ thống, hỗ trợ nhiều cơ chế, hình\r\nthức quản trị tập trung hạ tầng CNTT.
\r\n\r\n\r\n\r\nNội dung này trình\r\nbày, mô tả các nguyên tắc kỹ thuật - công nghệ
\r\n\r\n- Lựa chọn, triển\r\nkhai đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của Nhà nước và\r\nthế giới;
\r\n\r\n- Đảm bảo khả năng\r\ntriển khai, tính tương thích, khả năng nâng cấp và mở rộng linh hoạt; không phụ\r\nthuộc vào bất kỳ một nền tảng kỹ thuật công nghệ nào;
\r\n\r\n- Đảm bảo áp dụng các\r\ncông nghệ mới, tiên tiến giúp nâng cao năng lực tính toán; hiệu quả quản lý,\r\nkhai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu; hiệu quả kinh tế (điện toán đám mây\r\n(Cloud Computing), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết\r\nnối vạn vật (IoT)).
\r\n\r\n- Đầu tư, nâng cấp hạ\r\ntầng kỹ thuật công nghệ phải đảm bảo tiết kiệm, tránh đầu tư trùng lặp, lãng\r\nphí;
\r\n\r\n- Triển khai các giải\r\npháp hạ tầng kỹ thuật công nghệ cần đảm bảo:
\r\n\r\n+ Đảm bảo khả năng\r\nsẵn sàng, độ tin cậy cao;
\r\n\r\n+ Đảm bảo khả năng sử\r\ndụng, quản lý linh hoạt, dễ dàng;
\r\n\r\n+ Đảm bảo các cơ chế\r\nbảo mật, an toàn an ninh thông tin theo các mức độ, thành phần khác nhau, theo\r\nquy định của Nhà nước;
\r\n\r\n+ Có kế hoạch và\r\nnguồn lực để duy trì hoạt động quản lý, vận hành, đảm bảo hoạt động ổn định,\r\nliên tục và an toàn.
\r\n\r\n- Các chương trình,\r\nnhiệm vụ, dự án liên quan đến triển khai, xây dựng, nâng cấp, mở rộng hạ tầng\r\ncông nghệ thông tin phải đảm bảo phù hợp với Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Sơ đồ mạng toàn\r\nngành
\r\n\r\n- Hạ tầng CNTT Ngành\r\nkết nối với mạng TSLCD, liên thông văn bản điều hành với Chính phủ, kết nối với\r\nBộ Tư pháp, Cục Tin học hóa được tách biệt riêng HTTT chuyên dùng và công cộng.\r\n
\r\n\r\n- Kênh kết nối truyền\r\ndẫn Internet đảm bảo phục vụ tất cả các dịch vụ công cho người dân và doanh\r\nnghiệp kết nối: Giám định BHYT, Giao dịch điện tử, Cổng dịch vụ công trực\r\ntuyến, ứng dụng số trên nền tảng di động VssID, cổng thông tin Ngành… và các\r\nứng dụng nội bộ: Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành (Eoffice), Hệ thống thư\r\nđiện tử Ngành (Email).
\r\n\r\n- Kênh kết nối truyền\r\ndẫn WAN phục vụ kết nối các ứng dụng nghiệp vụ phần mềm liên thông từ các cấp\r\nHuyện-Tỉnh và BHXH Việt Nam đến các trung tâm dữ liệu Ngành.
\r\n\r\n- Kênh kết nối với\r\ncác đơn vị cung cấp dịch vụ IVAN.
\r\n\r\n- Kênh kết nối với\r\ncác đơn vị ngân hàng thanh toán song phương.
\r\n\r\n- Kênh kết nối chia\r\nsẻ thông tin dữ liệu với Tổng cục Thuế, Bộ Y tế.
\r\n\r\n- Kênh kết nối khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n23: Sơ đồ mạng tổng thể ngành BHXH VN
\r\n\r\nb) Sơ đồ mạng kết nối\r\nBHXH cấp tỉnh
\r\n\r\n- Yêu cầu chung:
\r\n\r\n- Tuân thủ kiến trúc\r\ntổng thể của hạ tầng thông tin ngành BHXH;
\r\n\r\n- Có khả năng dự\r\nphòng, tối ưu hóa dịch vụ với tính sẵn sàng cao, kịp thời;
\r\n\r\n- Bảo đảm hiệu năng\r\nvà kết nối liên tục tới các phần mềm, CSDL của Ngành đặt tại các TTDL và BHXH\r\nhuyện trực thuộc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n24: Sơ đồ tham chiếu mạng kết nối BHXH cấp tỉnh
\r\n\r\n- Mô tả kết nối:
\r\n\r\nThiết kế mạng nội bộ\r\nBHXH cấp tỉnh được chia làm các phân vùng, gồm:
\r\n\r\n+ Module Internet:\r\nCung cấp kết nối mạng Internet cho BHXH tỉnh, BHXH huyện trực thuộc theo phương\r\nthức quản lý tập trung, bao gồm:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Firewall\r\n Internet \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n kiểm soát, cân bằng tải các đường Internet \r\n- Có tích hợp khả\r\n năng phòng chống các mã độc \r\n- Có tính năng\r\n SSL-VPN cho phép người dùng truy cập từ xa an toàn \r\n- Có tích hợp phòng\r\n chống APT \r\n- Tập trung Internet\r\n các huyện qua Tunnel \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị lọc Web\r\n Proxy \r\n | \r\n \r\n - Kiểm soát, lọc các\r\n traffic Web an toàn \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống cách ly\r\n web \r\n | \r\n \r\n - Rà quét lọc nội\r\n dung Web, xử lý và trả lại cho người dùng nội dung sạch, an toàn. \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Wifi \r\n | \r\n \r\n - Có thiết kế độc lập\r\n với mạng LAN/WAN \r\n- Được quản lý, kiểm\r\n soát, thiết lập chính sách chỉ kết nối Internet \r\n | \r\n
+ Module WAN:
\r\n\r\nTrung chuyển lưu lượng\r\ndữ liệu giữa các phân hệ, các phân vùng của hệ thống. Bảo đảm kết nối bảo mật\r\ngiữa các phân hệ trên toàn hệ thống.
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tối ưu WAN \r\n | \r\n \r\n - Đảm bảo tăng tốc,\r\n tối ưu hóa đường truyền WAN dựa trên các phiên kết nối TCP \r\n- Được quản lý tập\r\n trung tại Trung tâm dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải WAN \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải 02\r\n đường truyền WAN liên tỉnh của 02 nhà mạng kết nối đến Trung tâm dữ liệu\r\n Ngành \r\n- Cân bằng tải 02\r\n đường truyền WAN nội tỉnh của 02 nhà mạng kết nối tới BHXH các Huyện trực\r\n thuộc \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến\r\n WAN \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng WAN từ các dải kết nối nội bộ\r\n Tỉnh/Huyện đến các máy chủ tại Trung tâm Dữ liệu Ngành \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hội nghị\r\n trực tuyến \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ hội nghị\r\n truyền hình từ BHXH cấp Huyện lên Tỉnh và từ Tỉnh với BHXH Việt Nam cũng như\r\n các cuộc họp phạm vi toàn Ngành \r\n- Bao gồm MCU, Codec,\r\n Camera, thiết bị điều khiển, thiết bị âm thanh. . . \r\n | \r\n
+ Module Core:
\r\n\r\nThiết kế cho các\r\nthiết bị mạng lõi tốc độ chuyển mạch và xử lý tốc độ xử lý cao, bao gồm các\r\nthành phần sau:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tường lửa\r\n lõi \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến\r\n lõi \r\n | \r\n \r\n - Chia tách các dải\r\n mạng nội bộ của BHXH tỉnh/tp \r\n- Chuyển mạch các kết\r\n nối giữa các dải mạng nội bộ tại BHXH Tỉnh \r\n | \r\n
+ Module Lan và\r\nServer: Cung cấp kết nối, chuyển mạch trong mạng nội bộ của BHXH tỉnh/tp, phục\r\nvụ trực tiếp người dùng đầu cuối; bao gồm:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch phân phối \r\n | \r\n \r\n - Chia tách đảm bảo\r\n kết nối giữa các phân vùng máy chủ, hệ thống lưu trữ và người dùng đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch truy cập \r\n | \r\n \r\n - Đảm bảo kết nối\r\n mạng cho các thiết bị máy chủ, lưu trữ, máy in, camera và người dùng đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị lưu trữ \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ lưu trữ,\r\n chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống máy chủ và người dùng đầu cuối \r\n- Được thiết lập phân\r\n quyền riêng rẽ giữa các user \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Antivirus \r\n | \r\n \r\n - Được cài đặt đầy đủ\r\n trên các máy chủ, máy trạm, rà quét bóc gỡ các mã độc đảm bảo ATTT cho thiết\r\n bị đầu cuối \r\n- Quản lý tập trung\r\n và cập nhật database định kỳ từ hãng \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n truy cập WAN \r\n | \r\n \r\n - Được cài đặt đầy đủ\r\n trên các thiết bị máy trạm, các máy trạm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện\r\n cần thiết như: cài đặt antivirus, đăng nhập tài khoản Email Ngành. . . thì\r\n mới được truy cập đến hệ thống ứng dụng nghiệp vụ tại trung tâm dữ liệu \r\n- Cài đặt xác thực\r\n theo chuẩn 802.1X tại các thiết bị chuyển mạch truy cập kết nối trực tiếp với\r\n người dùng đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n bản vá \r\n | \r\n \r\n - Rà quét, quản lý và\r\n cập nhật các bản vá trên hệ thống điều hành tại các máy chủ, máy trạm \r\n- Được quản lý, giám\r\n sát tập trung tại Trung tâm dữ liệu Ngành \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phản ứng\r\n với các cuộc tấn công chưa được biết đến EDR \r\n | \r\n \r\n - Theo dõi cách hành\r\n vi tiến trình trên máy tính để tìm ra các bất thường \r\n- Ngăn chặn theo các\r\n mã hash \r\n- Thực hiện ngắt kết\r\n nối thiết bị khỏi hệ thống khi phát hiện tấn công \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hội nghị\r\n trực tuyến \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ hội nghị\r\n truyền hình từ BHXH cấp Huyện lên Tỉnh \r\n- Bao gồm Codec,\r\n Camera, thiết bị điều khiển, thiết bị âm thanh. . . \r\n | \r\n
c) Sơ đồ mạng BHXH\r\ncấp huyện
\r\n\r\n- Yêu cầu chung:
\r\n\r\nTuân thủ kiến trúc\r\ntổng thể của hạ tầng thông tin ngành BHXH; Bảo đảm kết nối tới các hệ thống\r\nphần mềm của Ngành tại TTDL thông qua hệ thống mạng nội bộ của BHXH tỉnh an\r\ntoàn, bảo mật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n25: Thiết kế mẫu HTTT BHXH huyện
\r\n\r\n- Mô tả kết nối: Hệ thống mạng tại\r\nBHXH cấp Huyện: Đảm bảo các kết nối, phục vụ người dùng đầu cuối tại BHXH\r\nquận/huyện kết nối WAN/Internet; bao gồm:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tường lửa\r\n và định tuyến \r\n | \r\n \r\n - Chia tách và thiết\r\n lập chính sách trên 02 phân vùng LAN và Wifi \r\n- Định tuyến kết nối\r\n WAN và Internet qua Tunnel tập trung tại BHXH tỉnh/TP \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch truy cập \r\n | \r\n \r\n - Đảm bảo kết nối\r\n mạng cho các thiết bị máy chủ, lưu trữ, máy in, camera và người dùng đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống wifi \r\n | \r\n \r\n - Có thiết kế độc lập\r\n với mạng LAN/WAN \r\n- Được quản lý, kiểm\r\n soát, thiết lập chính sách chỉ kết nối Internet khi tập trung tại BHXH\r\n Tỉnh/Tp \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Antivirus \r\n | \r\n \r\n - Được cài đặt đầy đủ\r\n trên các máy chủ, máy trạm, rà quét bóc gỡ các mã độc đảm bảo ATTT cho thiết\r\n bị đầu cuối \r\n- Quản lý tập trung\r\n và cập nhật database định kỳ từ hãng \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n truy cập WAN \r\n | \r\n \r\n - Được cài đặt đầy đủ\r\n trên các thiết bị máy trạm, các máy trạm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện\r\n cần thiết như: cài đặt antivirus, đăng nhập tài khoản Email Ngành. . . thì\r\n mới được truy cập đến hệ thống ứng dụng nghiệp vụ tại trung tâm dữ liệu \r\n- Cài đặt xác thực\r\n theo chuẩn 802.1X tại các thiết bị chuyển mạch truy cập kết nối trực tiếp với\r\n người dùng đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n bản vá \r\n | \r\n \r\n - Rà quét, quản lý và\r\n cập nhật các bản vá trên hệ thống điều hành tại các máy chủ, máy trạm \r\n- Được quản lý, giám\r\n sát tập trung tại Trung tâm dữ liệu Ngành \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phản ứng\r\n với các cuộc tấn công chưa được biết đến EDR \r\n | \r\n \r\n - Theo dõi cách hành\r\n vi tiến trình trên máy tính để tìm ra các bất thường \r\n- Ngăn chặn theo các\r\n mã hash -\r\n Thực\r\n hiện ngắt kết nối thiết bị khỏi hệ thống khi phát hiện tấn công \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống hội nghị\r\n trực tuyến \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ hội nghị\r\n truyền hình từ BHXH cấp Huyện lên Tỉnh \r\n- Bao gồm Codec,\r\n Camera, thiết bị điều khiển, thiết bị âm thanh. . . \r\n | \r\n
d) Sơ đồ mạng kết nối\r\nvới các Bộ, Ban, Ngành và các đối tác
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n26: Mô hình kết nối trục liên thông chính phủ điện tử
\r\n\r\nBHXH Việt Nam kết nối\r\nvới trục liên thông chính phủ điện tử thông qua hạ tầng mạng truyền số liệu\r\nchuyên dùng của Bưu điện trung ương cung cấp. Theo đó Bảo hiểm xã hội được cấp\r\ndải địa chỉ cố định trong mạng, các thành phần: Security Server VXP đảm nhiệm\r\nchức năng mã hóa dữ liệu và kết nối giữa các bộ ban ngành, Local\r\nAdapter/Connector đảm nhiệm chức năng đóng gói, chuyển tiếp dữ liệu. Hệ thống\r\nkết nối gồm các thành phần
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ Security\r\n Server \r\n | \r\n \r\n - Kết nối truyền dữ\r\n liệu tới các bộ ban ngành \r\n- Mã hóa dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ Local\r\n Adapter/Connector \r\n | \r\n \r\n - Đóng gói, chuyển\r\n tiếp dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n biên \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến\r\n mạng TSLCD \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng TSLCD \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n giữa các thành phần \r\n | \r\n
- Việc đảm bảo ATTT:\r\nMạng TSLCD được áp dụng các giải pháp an ninh bảo mật như Firewall, IPS, NMS,\r\nbảo mật dữ liệu trên đường truyền thông qua máy chủ Security Server
\r\n\r\nd) Mô hình mạng kết\r\nnối với các Bank
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n27: Mô hình kết nối với các Bank
\r\n\r\n- Bảo hiểm xã hội kết\r\nnối với các Bank thông qua đường truyền riêng được kéo trực tiếp từ DC-BHXH tới\r\nDC-Bank, được cấu hình IPSec Tunnel đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật cho các dữ\r\nliệu khi trao đổi trên đường truyền. Hệ thống kết nối bao gồm các thành phần
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n biên \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n- Thiết lập kết nối\r\n Tunnel với Bank \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng private giữa BHXH và BANK \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch truy cập \r\n | \r\n \r\n - Kết nối các kênh\r\n truyền với các ngân hàng. \r\n | \r\n
- Các kết nối giữa\r\nBHXH Việt Nam và các bank phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn ATTT liên quan.
\r\n\r\ne) Mô hình mạng kết\r\nnối với các IVAN
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n28: Mô hình kết nối với các IVAN
\r\n\r\n- Bảo hiểm xã hội kết\r\nnối với các IVAN thông qua đường truyền riêng được kéo trực tiếp từ DC-BHXH tới\r\ncác IVAN. Việc kết nối dựa trên hệ thống bao gồm các thành phần
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n biên \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n- Thiết lập kết nối\r\n Tunnel với IVAN \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng private giữa BHXH và IVAN \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch truy cập \r\n | \r\n \r\n - Kết nối các kênh\r\n truyền với các nhà IVAN \r\n | \r\n
- Các kết nối giữa\r\nBHXH Việt Nam và các bank phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn ATTT liên quan.
\r\n\r\ng) Các yêu cầu về\r\nbăng thông kênh truyền
\r\n\r\n- Kênh truyền WAN cần\r\nđảm bảo đáp ứng được nhu cầu truy cập ứng dụng nghiệp Ngành từ BHXH Tỉnh/Huyện,\r\nBHXH Việt Nam đến các TTDL Ngành.
\r\n\r\n- Kênh truyền\r\nInternet đảm bảo đáp ứng phục vụ kết nối cho tất cả các truy cập từ người dân\r\nvà doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Kênh truyền WAN kết\r\nnối DC - DR đảm bảo đồng bộ liên tục cơ sở dữ liệu từ các trung tâm dữ liệu.
\r\n\r\n- Các kết nối\r\nInternet của các nhà mạng khác nhau cùng băng thông của các đơn vị phải đáp ứng\r\nTiêu chuẩn băng thông tối thiểu các kênh truyền ngành BHXH.
\r\n\r\n2.4.3\r\nHạ tầng Trung tâm dữ liệu
\r\n\r\n2.4.3.1 Hạ tầng Trung\r\ntâm dữ liệu
\r\n\r\nHạ tầng TTDL của được\r\nthiết kế và xây dựng bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2012 - Yêu\r\ncầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông. Từ năm 2015 đến nay BHXH Việt Nam đã đầu tư\r\nxây dựng TTDL Ngành nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai và quản lý tập trung các hệ\r\nthống ứng dụng CNTT của Ngành. TTDL đang sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ\r\nvà dịch vụ quản trị tại TTDL Viettel IDC, Khu Công nghệ cao, Km29, đường Láng -\r\nHòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội, với các tiêu chuẩn đạt chất lượng toàn cầu, cùng\r\nnhiều điều kiện về cơ sở vật chất, công tác vận hành, an ninh và quản lý chất\r\nlượng. Còn đối với Trung tâm dữ liệu dự phòng, BHXH Việt Nam đang sử dụng dịch\r\nvụ thuê chỗ đặt máy chủ và dịch vụ quản trị tại TTDL GDS Thăng Long, KCN Thăng\r\nLong, Hà Nội, Việt Nam, với các tiêu chuẩn đạt chất lượng toàn cầu, cùng nhiều điều\r\nkiện về cơ sở vật chất, công tác vận hành, an ninh và quản lý chất lượng.
\r\n\r\nĐể đảm bảo hoạt động\r\ncủa TTDL dự phòng nhằm đảm bảo kết nối mạng, đảm bảo an ninh bảo mật an toàn\r\nthông tin, đảm bảo hoạt động ổn định, không bị gián đoạn của các hệ thống phần\r\nmềm, cơ sở dữ liệu trong trường hợp TTDL chính của Ngành gặp sự cố thì việc\r\ntiếp tục duy trì thuê chỗ đặt máy chủ và các thiết bị liên quan đã được đầu tư\r\ncủa TTDL dự phòng là rất cần thiết. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã phê duyệt chủ\r\ntrương nhiệm vụ “Thuê chỗ đặt máy chủ và các thiết bị liên quan cho Trung tâm\r\ndữ liệu dự phòng (03 năm)” tại Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 04/01/2021 để thực\r\nhiện các thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước nhằm lựa chọn được nhà thầu\r\ncung cấp dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định của Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông và của Ngành.
\r\n\r\n2.4.3.2 Trung tâm dữ\r\nliệu ảo hóa định hướng điện toán đám mây
\r\n\r\na) Tổng quan về các\r\nTTDL ngành BHXH Việt Nam
\r\n\r\nCác TTDL của Ngành\r\nlưu trữ, xử lý khối lượng dữ liệu lớn của các lĩnh vực trong Bộ; cung cấp các\r\ndịch vụ, ứng dụng quan trọng của Ngành, trong đó dịch vụ công trực tuyến. Do\r\nđó, các TTDL là nơi tập trung năng lực tính toán mạnh mẽ, có các kết nối mạng\r\ntốc độ cao, ổn định, đảm bảo an ninh, bảo mật và phòng chống cháy nổ, khả năng\r\ndự phòng ở mức cao. Các Trung tâm dữ liệu của ngành là hạ tầng kỹ thuật dùng\r\nchung cho phép cung cấp các dịch vụ và công cụ dùng chung mang tính nền tảng\r\ncho khả năng liên thông, tích hợp dữ liệu giữa các phần mềm trong nội bộ toàn\r\nNgành BHXH; Cung cấp và triển khai các dịch vụ tập trung, thống nhất trong toàn\r\nngành như cơ sở dữ liệu tập trung; xác thực điện tử/ chữ ký số, cấp phát mã\r\nđịnh danh; lưu trữ hồ sơ điện tử; email. . .
\r\n\r\nTrung tâm dữ liệu\r\nNgành gồm DC và DR. Trung tâm dữ liệu DC sẽ cung cấp hạ tầng đảm bảo kết nối\r\ncho tất cả các ứng dụng nghiệp vụ của Ngành còn Trung tâm dữ liệu DR sẽ có dự\r\nphòng và phục hồi thảm họa khi có sự cố bất khả kháng tại trung tâm dữ liệu DC.\r\nTrung tâm dữ liệu DR được thiết kế đặt cách xa trung tâm dữ liệu DC tối thiểu\r\n20Km. Trung tâm dữ liệu DR có kết nối kênh truyền quang trắng tốc độ lớn để\r\nđồng bộ lưu trữ sao lưu dữ liệu giữa DC và DR.
\r\n\r\nTrung tâm điều hành\r\nhệ thống CNTT tập trung ngành BHXH: Có trách nhiệm quản lý vận hành toàn bộ hạ\r\ntầng CNTT tại 02 Trung tâm dữ liệu và hệ thống truyền dẫn WAN Ngành. Trung tâm\r\nnày sẽ kết nối đến các phân vùng quản trị giám sát tại 02 trung tâm dữ liệu DC\r\nvà DR qua kênh truyền WAN.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n29: Sơ đồ tổng thể TTDL ngành BHXH Việt Nam
\r\n\r\nb) Trung tâm dữ liệu\r\nChính -\r\nDC
\r\n\r\nTrung tâm dữ liệu DC\r\ncủa ngành BHXH Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu sau:
\r\n\r\nTuân thủ kiến trúc\r\ntổng thể của hạ tầng thông tin ngành BHXH;
\r\n\r\nCung cấp đầy đủ năng\r\nlực xử lý, khả năng lưu trữ, đảm bảo kết nối mạng, đảm bảo an ninh bảo mật an\r\ntoàn thông tin;
\r\n\r\nPhục vụ hoạt động của\r\ncác hệ thống phần mềm nghiệp vụ, phần mềm quản lý điều hành, ứng dụng, dịch vụ\r\ncông (sau đây gọi là phần mềm) và cơ sở dữ liệu (CSDL), bảo đảm đủ tài nguyên\r\nđể vận hành và khai thác trong toàn Ngành;
\r\n\r\nCó khả năng dự phòng,\r\ncân bằng tải, sẵn sàng cung các cấp dịch vụ xuyên suốt, thống nhất và kịp thời;
\r\n\r\nĐáp ứng nhu cầu phát\r\ntriển trong tương lai của các hệ thống phần mềm, CSDL.
\r\n\r\nThiết kế hạ tầng TTDL\r\nđược chia làm các Module, bao gồm:
\r\n\r\n- Module Internet:
\r\n\r\nTiếp nhận và truyền\r\ntải thông tin giữa TTDL đến cơ quan BHXH các cấp; Cung cấp kết nối ra vùng mạng\r\nngoài của TTDL tới người dân và doanh nghiệp;
\r\n\r\nCó khả năng cân bằng\r\ntải đường truyền.
\r\n\r\nModule Internet bao\r\ngồm các thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n Internet \r\n- Phục vụ kết nối các\r\n thiết bị mạng \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống tấn công DDOS \r\n | \r\n \r\n - Phát hiện và phòng,\r\n chống tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS đã biết và tấn công zero- day nhằm\r\n bảo đảm tính khả dụng của hệ thống, ứng dụng và dịch vụ. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phòng\r\n chống Spam \r\n | \r\n \r\n - Hệ thống có khả\r\n năng chống và lọc spam; \r\n- Có khả năng phát\r\n hiện các thư spam theo các tiêu chí được cấu hình bởi người quản trị và cập\r\n nhật các mẫu spam định kỳ \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Cân bằng\r\n tải các đường truyền \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n đường truyền Internet theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin… \r\n- Chia đều tải và\r\n load outbound từ các server DMZ ra Internet \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n biên \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
- Module WAN:
\r\n\r\nPhân hệ kết nối WAN\r\nphục vụ kết nối Trung tâm DC với các trụ sở BHXH Việt Nam và BHXH cấp\r\nTỉnh/Huyện, thực hiện các truy xuất cập nhật ứng dụng nghiệp vụ Ngành.
\r\n\r\nNhằm đảm bảo ATTT cho\r\ncác hệ thống dịch vụ nội bộ của Ngành cung cấp cho cán bộ của Ngành thông qua\r\nmôi trường mạng WAN, phân hệ này cũng được trang bị thiết bị về an ninh bảo mật\r\nvới tính sẵn sàng và dự phòng cao. Các thiết bị này cũng đều được hoạt động ở\r\nchế độ Active/Active;
\r\n\r\nModule WAN bao gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối WAN\r\n \r\n- Phục vụ kết nối các\r\n thiết bị mạng \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng WAN \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tối ưu WAN \r\n | \r\n \r\n - Ứng dụng các công\r\n nghệ, kỹ thuật hiện đại để thực hiện tối ưu lưu lượng mạng, tăng tốc đường\r\n truyền WAN \r\n- Tăng tốc hiệu năng\r\n của ứng dụng vận hành trên mạng WAN \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n truy cập WAN \r\n | \r\n \r\n - Kiểm soát việc truy\r\n cập vào hệ thống mạng, ngăn chặn truy cập bất hợp pháp từ các máy tính lạ,\r\n máy khách, thiết bị lạ hoặc các máy chưa tuân thủ chính sách bảo mật tổ chức\r\n đặt ra tới hệ thống mạng tổ chức. \r\n- Tính năng này của\r\n giải pháp NAC thực sự chuyên sâu hơn so với các thiết bị bảo mật như\r\n Firewall, IPS, APT \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n WAN \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Cân bằng\r\n tải WAN \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải đường\r\n truyền WAN liên tỉnh \r\n- Đảm bảo tính dự phòng,\r\n kiểm tra lỗi tự động chuyển kết nối khi có lỗi trên 01 kênh truyền \r\n- Giám sát và điều\r\n hướng lưu lượng ứng dụng theo các đường khác nhau \r\n | \r\n
- Module DMZ:
\r\n\r\nPhân hệ Module DMZ\r\nphục vụ triển khai các máy chủ ứng dụng của toàn Ngành, thực hiện kết nối với module\r\nInternet để cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên toàn\r\nquốc và thực hiện các kết nối với module WAN để cung cấp các ứng dụng phục vụ\r\ncho nội bộ Ngành BHXH.
\r\n\r\nNhằm đảm bảo ATTT,\r\nphân hệ này trang bị phần mềm về an ninh bảo mật cho các máy chủ ứng dụng. Các\r\nmáy chủ ứng dụng tại vùng này cũng đều được hoạt động ở chế độ cân bằng tải\r\nnhằm đảm bảo độ sẵn sàng cao cho các hệ thống.
\r\n\r\nModule DMZ bao gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ Khung \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp không gian\r\n chứa các máy chủ phiến. \r\n- Cung cấp cổng kết\r\n nối mạng, lưu trữ cho các máy chủ phiến. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ phiến \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp các tài\r\n nguyên vật lý CPU, RAM cho các máy chủ vùng DMZ. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch DMZ \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối các\r\n máy chủ vùng DMZ \r\n- Phục vụ kết nối từ\r\n bên ngoài tới vùng DMZ \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP DMZ \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP vùng DMZ theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio, Least\r\n Connection… \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Antivirus \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp lớp bảo vệ\r\n endpoint trên máy chủ hệ thống. \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Công nghệ ảo hóa\r\n VMware \r\n | \r\n \r\n - Tập hợp toàn bộ tài\r\n nguyên thực của máy chủ vật lý vào giao diện ảo và tạo ra môi trường ảo hóa\r\n phù hợp cho từng OS của các máy chủ ảo sử dụng. \r\n | \r\n
- Module Core:
\r\n\r\nPhân hệ Module Core\r\ntập trung các thiết bị chuyển mạch, thiết bị tường lửa có băng thông và tốc độ\r\nchuyển mạch mạng rất lớn, có nhiệm vụ kết nối các phân vùng với nhau. . .
\r\n\r\nNhằm đảm bảo ATTT khi\r\nthực hiện kết nối trao đổi thông tin của toàn bộ các máy chủ ứng dụng cũng như\r\ncác thiết bị ở các vùng mạng khác nhau tránh việc leo thang khai thác tấn công\r\nkhi có một sự cố mất an toàn thông tin nào đó xảy ra thì phân hệ này cũng được\r\ntrang bị thiết bị về an ninh bảo mật với tính sẵn sàng và dự phòng cao. Các\r\nthiết bị này đều được hoạt động ở chế độ Active/Active.
\r\n\r\nModule Core bao gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Chuyển mạch lõi \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n giữa các zone với nhau \r\n- Điều hướng traffic\r\n giữa các zone với bên ngoài và ngược lại \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch phân phối \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối các\r\n thiết bị vùng CORE \r\n- Kết nối thiết bị\r\n chuyển mạch lõi với các thiết bị chuyển mạch truy cập \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n lớp lõi \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio, Least Connection… \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống tấn công APT lớp mạng \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp khả năng\r\n hiển thị và bảo vệ mạng chống lại các cuộc tấn công mạng tinh vi, gây tổn\r\n thất lớn \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống tấn công APT lớp MAIL \r\n | \r\n \r\n - Phát hiện các cuộc\r\n tấn công không gian mạng dựa trên email và chặn các mối đe dọa nguy hiểm nhất\r\n bao gồm các tệp đính kèm độc hại, các trang web lừa đảo và các cuộc tấn công\r\n mạo danh. \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống xâm nhập IPS \r\n | \r\n \r\n - Theo dõi các hoạt\r\n động bất thường đối với hệ thống để ngăn chặn kịp thời \r\n- Xác định nguồn tác\r\n động vào hệ thống và cách thức, các hoạt động xâm nhập xảy ra ở vị trí nào\r\n trong cấu trúc mạng. \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tường lửa\r\n Database \r\n | \r\n \r\n - Giám sát, báo cáo\r\n một cách độc lập về các hành động, thao tác chi tiết của người dùng/ứng dụng\r\n và người quản trị trên hệ thống CSDL/dữ liệu \r\n- Ngăn chặn các hành\r\n động trái phép vào dữ liệu và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, giúp nâng cao an ninh\r\n dữ liệu cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về ATTT (PCI DSS) \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị thu thập\r\n thông tin dữ liệu mạng \r\n | \r\n \r\n - Thu thập thông tin\r\n về luồng dữ liệu trong cấu trúc mạng, đưa ra báo cáo chi tiết về hoạt động\r\n của hệ thống, kết nối giữa các module trong hệ thống \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tối ưu\r\n chính sách bảo mật firewall \r\n | \r\n \r\n - Thu thập thông tin\r\n về policies từ các firewall trong hệ thống, đưa ra đánh giá về bảo mật của hệ\r\n thống, báo cáo về các policies đã thu thập được từ đó đưa ra các khuyến nghị\r\n tối ưu trên firewall. \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị ký số tập\r\n trung HSM \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp tính năng\r\n ký số tập trung cho toàn bộ hệ thống của ngành \r\n | \r\n
- Module server\r\nmáy chủ: Vùng\r\nServerFarm cách ly hoàn toàn với môi trường Internet cũng như môi trường mạng\r\nWAN. Ngoài ra các hệ thống ứng dụng khác nhau được thiết kế với các dải địa chỉ\r\nIP khác nhau ở các VLAN khác nhau để cô lập, kiểm soát nhằm nâng cao tính an\r\ntoàn bảo mật cho từng thành phần của mỗi hệ thống.
\r\n\r\nCác máy chủ sẽ lưu\r\ntoàn bộ dữ liệu trên các hệ thống SAN lưu trữ chuyên dụng với tốc độ và độ sẵn\r\nsàng cao.
\r\n\r\nCác máy chủ ứng dụng\r\nhoạt động trong chế độ cân bằng tải nhằm nâng cao tính sẵn sàng và hiệu năng\r\ncủa toàn bộ hệ thống.
\r\n\r\nHệ thống các máy chủ\r\ncơ sở dữ liệu được thiết kế tăng cao tính sẵn sàng và an toàn bởi việc sử dụng\r\ncác giải pháp công nghệ như Oracle Data Guard, Oracle RAC (Real Application\r\nClusters), Oracle Audit Vault, SQL Server Always on Availability Group. . . để\r\ntạo ra nhiều máy chủ database backup với dữ liệu được đồng bộ realtime. Do đó,\r\ndữ liệu luôn được bảo vệ ở mức cao nhất.
\r\n\r\nModule ServerFarm gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối các\r\n máy chủ vùng ServerFarm \r\n- Phục vụ kết nối\r\n từ các vùng khác đến vùng ServerFarm \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP ServerFarm \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP vùng ServerFarm theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio,\r\n Least Connection… \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n lõi \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng đến máy chủ vùng ServerFarm \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng giữa các hệ thống trong vùng\r\n ServerFarm và vùng bên ngoài với vùng ServerFarm \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ ứng dụng \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp tài nguyên\r\n phần cứng để các ứng dụng hoạt động \r\n- Sử dụng công nghệ\r\n ảo hóa để tối ưu tài nguyên của thiết bị \r\n- Có lớp bảo vệ\r\n antivirus endpoint để đảm bảo an toàn cho máy chủ ứng dụng \r\n | \r\n
- Module lưu trữ\r\n(Storage):
\r\n\r\nCung cấp không gian\r\nlưu trữ dữ liệu cho toàn bộ hệ thống dịch vụ gồm nhiều tủ đĩa có dung lượng\r\nlớn, tốc độ truy xuất phụ thuộc vào chức năng đảm nhiệm của hệ thống đó.
\r\n\r\nBên cạnh các máy chủ\r\nlưu trữ chính, trong module Storage cũng gồm thành phần thiết bị lưu trữ dự\r\nphòng, có hiệu năng thấp hơn dùng để lưu trữ dự phòng cho hệ thống chính.
\r\n\r\nModule storage cũng\r\ncó thiết bị lưu trữ băng từ có dung lượng lưu trữ lớn, khả năng lưu trữ lâu\r\ndài, làm nhiệm vụ lưu trữ các dữ liệu sao lưu cần lưu trữ lâu dài.
\r\n\r\nMáy chủ Backup dữ\r\nliệu cũng được đặt trong vùng này làm nhiệm vụ backup dữ liệu của toàn bộ hệ\r\nthống ra các thiết bị backup chuyên dụng.
\r\n\r\nModule Storage bao\r\ngồm các thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị lưu trữ\r\n tập trung \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp không gian\r\n lưu trữ tập trung cho các máy chủ \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị lưu trữ dự\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n - Lưu trữ dự phòng\r\n các dữ liệu quan trọng đề phòng trường hợp xấu xảy ra với dữ liệu trên hệ\r\n thống lưu trữ chính. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị ảo hóa lưu\r\n trữ \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp không gian\r\n lưu trữ ảo hóa \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị backup\r\n băng từ \r\n | \r\n \r\n - Lưu trữ động các dữ\r\n liệu chính của hệ thống trên băng từ \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ sao lưu dữ\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n - Cài đặt ứng dụng\r\n quản trị để thực hiện việc sao lưu dữ liệu ra thiết bị backup băng từ. \r\n | \r\n
- Module quản trị,\r\ngiám sát:
\r\n\r\nCác hệ thống quản lý,\r\ngiám sát tập trung bao gồm: Phần mềm giám sát tập trung thiết bị mạng, máy chủ\r\nvà CSDL
\r\n\r\nHệ thống SIEM hỗ trợ\r\ntổng hợp thu thập và phân tích log từ hạ tầng CNTT và phần mềm ứng dụng
\r\n\r\nCác công cụ quản lý\r\ntập trung của hãng sản xuất thiết bị CNTT đã trang bị (quản lý máy ảo, quản lý\r\nthiết bị tăng tốc đường truyền, quản lý thiết bị APT, quản lý thiết bị Database\r\nFirewall…)
\r\n\r\nCác hệ thống ứng dụng\r\nquản lý người dùng và đối tượng tham gia tập trung (hệ thống định danh và chia\r\nsẻ dữ liệu, quản lý hộ gia đình/ giao dịch điện tử), hệ thống trục tích hợp\r\n(cho phép tích hợp, quản lý các service trao đổi thông tin giữa các ứng dụng\r\nNgành).
\r\n\r\n- Module Test-Dev:
\r\n\r\nMôi trường Test-dev\r\nđược triển khai tại môi trường DC; có quy mô, hiệu năng thấp, tận dụng tối đa\r\ncác hệ thống, thiết bị trong môi trường DC để tạo thành môi trường trung gian\r\nphục vụ triển khai kiểm tra, đánh giá hoặc vận hành thử các hệ thống thông tin\r\ntheo kịch bản quy ước trước khi triển khai đưa vào sử dụng trong môi trường\r\nthực, để bảo đảm an toàn thông tin, an toàn vận hành các hệ thống công nghệ\r\nthông tin tại BHXH Việt Nam.
\r\n\r\nb) Trung tâm dữ liệu\r\ndự phòng và phục hồi thảm họa - DR
\r\n\r\n- Yêu cầu chung:
\r\n\r\nTuân thủ kiến trúc\r\ntổng thể của hạ tầng thông tin ngành BHXH;
\r\n\r\nCung cấp đầy đủ năng\r\nlực xử lý, khả năng lưu trữ, đảm bảo kết nối mạng, đảm bảo an ninh bảo mật an\r\ntoàn thông tin đảm bảo hoạt động của các hệ thống phần mềm, CSDL trong trường\r\nhợp TTDL gặp sự cố;
\r\n\r\nVề thiết kế, DR cần\r\ncó đầy đủ các thành phần chức năng như TTDL. Tùy theo nhu cầu và khả năng đầu\r\ntư tại từng thời điểm và tính chất trọng yếu của mỗi hệ thống phần mềm, CSDL\r\ncủa Ngành, năng lực, cấu hình trang thiết bị tại TTDP có khả năng bảo đảm đáp\r\nứng tối thiểu 50% năng lực so với thành phần tương ứng tại TTDL.
\r\n\r\nCác thành phần module\r\ntại TTDL DR:
\r\n\r\n- Module WAN &\r\nInternet:
\r\n\r\nPhân hệ Internet và\r\nWAN phục vụ cho các kết nối Internet và kết nối WAN của toàn Ngành đến hệ thống\r\ntại trung tâm dữ liệu dự phòng nhằm cung cấp các thông tin kịp thời cũng như\r\ncung cấp các dịch vụ công của Ngành BHXH tới người dân, doanh nghiệp, các cơ sở\r\nKCB trên toàn quốc, các cán bộ nghiệp vụ kết nối đến các hệ thống được đồng bộ\r\ntừ trung tâm dữ liệu chính khi có sự cố xảy ra không thể truy cập được đến\r\ntrung tâm dữ liệu chính.
\r\n\r\n- Module Internet\r\nvà WAN:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n Internet \r\n- Phục vụ kết nối các\r\n thiết bị mạng \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống tấn công DDOS \r\n | \r\n \r\n - Phát hiện và phòng,\r\n chống tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS đã biết và zero- day nhằm bảo đảm\r\n tính khả dụng của hệ thống, ứng dụng và dịch vụ. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống Cân bằng\r\n tải các đường truyền \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n đường truyền Internet theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin … \r\n- Chia đều tải và\r\n Load outbound từ các server DMZ ra Internet \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n biên \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị định tuyến \r\n | \r\n \r\n - Định tuyến tìm\r\n đường đi ngắn nhất trong hệ thống mạng WAN \r\n | \r\n
- Module DMZ
\r\n\r\nPhân hệ Module DMZ\r\nphục vụ triển khai các máy chủ ứng dụng được đồng bộ từ phân hệ DMZ tại trung\r\ntâm dữ liệu chính sang, phân hệ này sẽ thực hiện kết nối với module Internet và\r\nWAN để cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên toàn quốc và\r\nthực hiện các kết nối với module WAN để cung cấp các ứng dụng phục vụ cho nội\r\nbộ Ngành BHXH.
\r\n\r\nModule DMZ bao gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ Khung \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp không gian\r\n chứa các máy chủ phiến. \r\n- Cung cấp cổng kết\r\n nối mạng, lưu trữ cho các máy chủ phiến. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ phiến \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp các tài\r\n nguyên vật lý CPU, RAM cho các máy chủ vùng DMZ. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch DMZ \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối các\r\n máy chủ vùng DMZ \r\n- Phục vụ kết nối từ\r\n bên ngoài tới vùng DMZ \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP DMZ \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP vùng DMZ theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio, Least\r\n Connection… \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Antivirus \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp lớp bảo vệ\r\n endpoint trên máy chủ hệ thống. \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Công nghệ ảo hóa\r\n VMware \r\n | \r\n \r\n - Tập hợp toàn bộ tài\r\n nguyên thực của máy chủ vật lý vào giao diện ảo và tạo ra môi trường ảo hóa\r\n phù hợp cho từng OS của các máy chủ ảo sử dụng. \r\n | \r\n
- Module Core: Phân\r\nhệ Module Core tập trung các hệ thống thiết bị chuyển mạch, thiết bị tường lửa\r\ncó băng thông và tốc độ chuyển mạch mạng rất lớn, có nhiệm vụ kết nối các phân\r\nvùng với nhau. . . .
\r\n\r\nModule Core bao gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Chuyển mạch lõi \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n giữa các zone với nhau \r\n- Điều hướng traffic\r\n giữa các zone với bên ngoài và ngược lại \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch phân phối \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối các\r\n thiết bị vùng CORE \r\n- Kết nối thiết bị\r\n chuyển mạch lõi với các thiết bị chuyển mạch truy cập \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị Tường lửa\r\n lớp lõi \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết lập\r\n các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh giá\r\n dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio, Least Connection… \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị phòng\r\n chống tấn công APT lớp mạng \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp khả năng\r\n hiển thị và bảo vệ mạng chống lại các cuộc tấn công mạng tinh vi, gây tổn\r\n thất lớn \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị tường lửa\r\n Database \r\n | \r\n \r\n - Giám sát, báo cáo\r\n một cách độc lập về các hành động, thao tác chi tiết của người dùng/ứng dụng\r\n và người quản trị trên hệ thống CSDL/dữ liệu \r\n- Ngăn chặn các hành\r\n động trái phép vào dữ liệu và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, giúp nâng cao an ninh\r\n dữ liệu cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về ATTT (PCI DSS) \r\n | \r\n
- Module Server\r\nFarm:
\r\n\r\nCác máy chủ ứng dụng\r\nhoạt động trong chế độ cân bằng tải nhằm nâng cao tính sẵn sàng và hiệu năng\r\ncủa toàn bộ hệ thống.
\r\n\r\nHệ thống các máy chủ\r\ncơ sở dữ liệu được thiết kế tăng cao tính sẵn sàng và an toàn bởi việc sử dụng\r\ncác giải pháp công nghệ như Oracle Data Guard, Oracle RAC (Real Application\r\nClusters), Oracle Audit Vault, SQL Server Always on Availability Group… để tạo\r\nra nhiều máy chủ database backup với dữ liệu được đồng bộ realtime từ hệ thống\r\nmáy chủ cơ sở dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính. Do đó, dữ liệu luôn được bảo\r\nvệ và độ sẵn sàng ở mức cao nhất.
\r\n\r\nModule ServerFarm gồm\r\ncác thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị chuyển\r\n mạch \r\n | \r\n \r\n - Phục vụ kết nối\r\n các máy chủ vùng ServerFarm \r\n- Phục vụ kết nối\r\n từ các vùng khác đến vùng ServerFarm \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị cân bằng\r\n tải APP ServerFarm \r\n | \r\n \r\n - Cân bằng tải các\r\n máy chủ APP vùng ServerFarm theo các cơ chế Loadbalacing Roudbin, Ratio,\r\n Least Connection… \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Máy chủ ứng dụng \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp tài nguyên\r\n phần cứng để các ứng dụng hoạt động \r\n | \r\n
- Module Lưu trữ:
\r\n\r\n- Sử dụng công nghệ ảo\r\nhóa để tối ưu tài nguyên của thiết bị
\r\n\r\nModule Storage cung\r\ncấp không gian lưu trữ dữ liệu cho toàn bộ hệ thống dịch vụ gồm tủ đĩa có dung\r\nlượng lớn, tốc độ truy xuất phụ thuộc vào chức năng đảm nhiệm của hệ thống đó.
\r\n\r\nModule Storage bao\r\ngồm các thành phần:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị lưu trữ\r\n tập trung \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp không gian\r\n lưu trữ tập trung cho các máy chủ \r\n | \r\n
- Module quản trị,\r\ngiám sát:
\r\n\r\nCác hệ thống quản lý,\r\ngiám sát tập trung bao gồm: Phần mềm giám sát tập trung thiết bị mạng, máy chủ\r\nvà CSDL
\r\n\r\nHệ thống SIEM hỗ trợ\r\ntổng hợp thu thập và phân tích log từ hạ tầng CNTT và phần mềm ứng dụng
\r\n\r\nCác công cụ quản lý\r\ntập trung của hãng sản xuất thiết bị CNTT đã trang bị (quản lý máy ảo, quản lý\r\nthiết bị tăng tốc đường truyền, quản lý thiết bị APT, quản lý thiết bị Database\r\nFirewall…)
\r\n\r\nCác hệ thống ứng dụng\r\nquản lý người dùng và đối tượng tham gia tập trung (hệ thống định danh và chia\r\nsẻ dữ liệu, quản lý hộ gia đình/ giao dịch điện tử), hệ thống trục tích hợp\r\n(cho phép tích hợp, quản lý các service trao đổi thông tin giữa các ứng dụng\r\nNgành).
\r\n\r\nc) Trung tâm dữ liệu\r\nảo hóa trên nền tảng Điện toán đám mây
\r\n\r\nMô hình triển khai\r\ntruyền thống của các thành phần ứng dụng trên từng máy chủ vật lý không cho\r\nphép chia sẻ và cấp phát tài nguyên một cách linh hoạt. Việc ảo hóa các tài\r\nnguyên máy chủ, lưu trữ, mạng và cấp phát tài nguyên tự động theo nhu cầu của\r\nmỗi ứng dụng là mô hình TTDL trên nền tảng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây,\r\ncho phép xây dựng một nền tảng hạ tầng hiện đại, năng động cho BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n30: Mô hình tham chiếu ảo hóa hạ tầng TTDL
\r\n\r\nTriển khai ứng dụng\r\nđiện toán đám mây cho TTDL của Ngành hình thành một đám mây cung cấp dịch vụ\r\nphục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Ngành, xây dựng theo mô hình đám mây\r\nriêng có phạm vi cung cấp dịch vụ giới hạn đối với những cơ quan tổ chức nhà\r\nnước trên nền tảng cơ sở hạ tầng là TTDL đã được xây dựng. Các dịch vụ được\r\ncung cấp bởi đám mây bao gồm:
\r\n\r\n- Dịch vụ lưu trữ dữ\r\nliệu cung cấp cho các cơ quan phục vụ lưu trữ và sao lưu dữ liệu;
\r\n\r\n- Dịch vụ máy ảo cung\r\ncấp tài nguyên tính toán cho các đơn vị phục vụ triển khai các ứng dụng công\r\nnghệ thông tin;
\r\n\r\n- Dịch vụ mạng ảo\r\ngiúp các đơn vị xây dựng tạo ra vùng mạng riêng kết nối một nhóm các máy ảo để\r\ntriển khai các ứng dụng mang tính tương tác;
\r\n\r\n- Dịch vụ nền tảng\r\ncung cấp cho các cơ quan môi trường triển khai các ứng dụng như cổng thông tin\r\nđiện tử, các API truy cập dữ liệu dùng chung, hạ tầng chứng thực hay thanh toán\r\ntrong nội bộ của Ngành;
\r\n\r\n- Dịch vụ phần mềm\r\ncung cấp cho các cơ quan môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy\r\ntrình nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị.
\r\n\r\n- Tất cả các dịch vụ\r\ntrên được cung cấp cho các cơ quan tổ chức thống nhất trên nền tảng cơ sở hạ\r\ntầng trong Trung tâm dữ liệu của Ngành. Mô hình triển khai ảo hóa có thể minh\r\nhọa theo các cấp ngày sâu như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Các Trung tâm dữ liệu\r\ncủa Ngành là hạ tầng kỹ thuật dùng chung cho phép cung cấp các dịch vụ và công\r\ncụ dùng chung mang tính nền tảng cho khả năng liên thông, tích hợp dữ liệu giữa\r\ncác phần mềm của Ngành; cung cấp và triển khai các dịch vụ tập trung, thống\r\nnhất của Ngành; lưu trữ hồ sơ điện tử; email. . . ; các ứng dụng quản lý cơ sở\r\nhạ tầng.
\r\n\r\n- Quản lý cơ sở hạ\r\ntầng: Quản lý cơ sở hạ tầng là nền tảng phần mềm được sử dụng để thực hiện quản\r\nlý hệ thống, quản lý mạng và quản lý lưu trữ. Một số ví dụ về quản lý cơ sở hạ\r\ntầng: Dịch vụ này cho phép giám sát tổng thể toàn bộ các thành phần hạ tầng,\r\nđảm bảo nâng cao tầm nhìn hệ thống mạng, tìm ra những hỏng hóc trong hệ thống\r\nmạng, cải thiện tính sẵn sàng và hiệu năng của hệ thống mạng giữa các máy tính\r\nvà các thiết bị nhằm đơn giản hóa việc trao đổi thông tin, chia sẻ nguồn lực và\r\nthông tin giữa các thiết bị được kết nối với nhau.
\r\n\r\n- Trao đổi thông tin\r\nvà cộng tác: Trao đổi thông tin và cộng tác là các nền tảng phần mềm cho phép\r\nphân phối các kênh trực tuyến khác nhau, gồm trao đổi thông tin trên cơ sở\r\nthông điệp (message-based), thư điện tử (e-mail) và âm thanh (voice) hoặc hình\r\nảnh (video). Một số ví dụ về Trao đổi thông tin và cộng tác: Các dịch vụ trao\r\nđổi thông tin và công tác bao gồm: dịch vụ thư điện tử, lịch (calendar), địa\r\nchỉ liên lạc (contacts), và công việc (tasks); hỗ trợ truy cập thông tin trên\r\nthiết bị di động và trên nền web; hỗ trợ lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, còn có hệ\r\nthống quản lý cuộc gọi, đảm bảo có khả năng theo dõi tất cả các thành phần đang\r\nhoạt động trong hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ truyền thống hoặc mạng\r\nVoIP; những thành phần này gồm có: điện thoại, cổng nối (gateway), cầu hội nghị\r\n(conference bridges), nguồn chuyển mã (transcoding resources), và hộp thư thoại\r\n(voicemail). . .
\r\n\r\n- Các dịch vụ thư mục:\r\nDịch vụ thư mục là hệ thống phần mềm lưu trữ, tổ chức và truy cập thông tin\r\ntrong một thư mục. Trong kỹ thuật phần mềm, một thư mục là một sơ đồ giữa các\r\ntên và các giá trị, cho phép tra cứu các giá trị được gán vào một tên, tương tự\r\nnhư một cuốn từ điển. Giống như một từ trong từ điển có thể có nhiều định\r\nnghĩa, trong một thư mục một tên cũng có thể liên quan đến nhiều mảng thông tin\r\nkhác nhau. Tương tự như vậy, một từ có thể có các dạng từ loại khác nhau và các\r\nđịnh nghĩa khác nhau, do đó, một tên trong thư mục cũng có thể có nhiều loại dữ\r\nliệu khác nhau;
\r\n\r\n- Quản lý cấu hình:\r\nQuản lý cấu hình là các nền tảng phần mềm cho phép kiểm soát tập trung dựa trên\r\ncác cơ sở hạ tầng khác nhau sẵn có trên mạng như quản lý các máy tính/nhóm máy\r\ntính lớn trong hệ thống cũng như cung cấp chức năng quản lý từ xa, vá lỗi, phân\r\nphối phần mềm, triển khai hệ điều hành, bảo vệ truy cập hệ thống mạng, và kho\r\nlưu trữ phần cứng, phần mềm;
\r\n\r\n- Quản lý đám mây:\r\nQuản lý đám mây là một bộ nền tảng phần mềm mở rộng nền tảng ảo hóa cơ bản cho\r\nphép cung cấp mô hình điện toán đám mây “cơ sở hạ tầng như một dịch vụ” trong\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam. Giải pháp quản lý đám mây riêng cần có khả năng trừu\r\ntượng hóa các nguồn lực ảo hóa để cho phép người dùng tự truy cập vào các nguồn\r\nlực này thông qua một danh mục dịch vụ.
\r\n\r\n2.4.4\r\nDanh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n19/2011/TT-BTTTT ngày 01/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về\r\nviệc áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n24/2011/TT-BTTTT ngày 20/9/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về\r\nviệc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử\r\nhoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n03/2013/TT-BTTTT ngày 15/3/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp\r\ndụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với TTDL.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh\r\nmục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy\r\nđịnh về triển khai các HTTT có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục\r\ntiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
\r\n\r\n- Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT\r\nngày 01/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật\r\nquốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng gói dữ liệu gói tin phục vụ kết\r\nnối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết\r\nvà hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của\r\nChính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các\r\nyêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ\r\nliệu quốc gia.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều\r\nphối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
\r\n\r\n- Thông tư số\r\n32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về\r\nviệc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện\r\nđối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà\r\nnước.
\r\n\r\n- Công văn\r\n2973/BTTTT-CATTT ngày 04/9/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng\r\ndẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà\r\nnước.
\r\n\r\n- Công văn số\r\n273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng\r\ndẫn mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương.
\r\n\r\n- Công văn số\r\n269/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giải\r\nthích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử dụng cho hệ thống cổng\r\nthông tin điện tử và hệ thống thư điện tử.
\r\n\r\n- Công văn số\r\n2803/BTTTT-THH ngày 01/10/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng\r\ndẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ\r\nquan nhà nước.
\r\n\r\n- Công văn số\r\n235/CATTT-ATHTTT ngày 08/4/2020 của Cục An toàn thông tin về Hướng dẫn mô hình\r\nđảm bảo an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh.
\r\n\r\n- Công văn số\r\n213/THH-CPĐT ngày 03/03/2021 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông\r\nvề việc hướng dẫn Mô hình tổng thể của Trung tâm Giám sát, điều hành thông\r\nminh.
\r\n\r\n- Các văn bản khác có\r\nliên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nHyperautomation - Siêu tự động hóa
\r\n\r\nTự động hóa là việc\r\nsử dụng công nghệ để tự động hóa các nhiệm vụ mà con người yêu cầu.\r\nHyperautomation liên quan đến việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm\r\ntrí thông minh nhân tạo (AI) và học máy (ML), để ngày càng tự động hóa các quy\r\ntrình và tăng cường hỗ trợ con người. Hyperautomation trải rộng trên một loạt\r\ncác công cụ có thể được tự động hóa, nhưng cũng đề cập đến sự tinh vi của tự\r\nđộng hóa (nghĩa là khám phá, phân tích, thiết kế, tự động hóa, đo lường, giám\r\nsát, đánh giá lại) “Siêu tự động hóa dẫn đến sự ra đời của bản sao kỹ thuật số\r\n(digital twin) trong tổ chức”. Vì không có công cụ đơn lẻ nào có thể thay thế con\r\nngười, ngày nay, siêu tự động liên quan đến sự kết hợp của các công cụ, bao gồm\r\ntự động hóa quá trình robot (RPA), phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh\r\n(iBPMS) và AI, với mục tiêu đưa ra quyết định ngày càng dựa trên AI. Mặc dù\r\nkhông phải là mục tiêu chính, siêu tự động vẫn dẫn đến việc tạo ra một digital\r\ntwin trong tổ chức (DTO), cho phép các tổ chức hình dung các chức năng, quy\r\ntrình và các chỉ số hiệu suất chính tương thích với giá trị ổ đĩa. DTO sau đó\r\ntrở thành một phần không thể thiếu của quá trình siêu tự động, cung cấp thông\r\ntin liên tục, thời gian thực về tổ chức và thúc đẩy các cơ hội kinh doanh quan\r\ntrọng.
\r\n\r\nMultiexperience - Đa trải nghiệm
\r\n\r\nĐa trải nghiệm thay\r\nthế con người hiểu về công nghệ bằng công nghệ hiểu về con người. Trong xu\r\nhướng này, ý tưởng truyền thống về loại màn hình và giao diện bàn phím hai\r\nchiều sẽ được chuyển hóa sang một thế giới giao diện đa phương thức, năng động\r\nhơn nhiều, nơi chúng ta hòa mình vào công nghệ. Hiện tại, multiexperience đang\r\ntập trung vào trải nghiệm nhập vai sử dụng thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo\r\n(VR), thực tế hỗn hợp, giao diện máy đa kênh và công nghệ cảm biến. Sự kết hợp\r\ncủa các công nghệ này có thể được sử dụng cho lớp AR đơn giản hơn hoặc một trải\r\nnghiệm VR hoàn toàn giống thật.
\r\n\r\nDemocratization - Dân chủ hóa
\r\n\r\nCông nghệ tự động hóa\r\nđược áp dụng cho máy bay không người lái, robot, tàu và thiết bị. Những thứ tự\r\ntrị, bao gồm máy bay không người lái, robot, tàu và thiết bị AI để thực hiện\r\ncác nhiệm vụ thường được thực hiện bởi con người. Công nghệ này hoạt động trên\r\nphổ thông minh, từ bán tự động đến tự động hoàn toàn và trên nhiều môi trường\r\nkhác nhau bao gồm trên không, trên biển và trên đất liền. Mặc dù hiện tại những\r\nthứ tự động hóa chủ yếu tồn tại trong môi trường được kiểm soát, như trong mỏ hoặc\r\nnhà kho, nhưng sau này chúng sẽ phát triển để tồn tại ở các không gian mở.\r\nNhững thứ tự động cũng sẽ chuyển từ độc lập sang hợp tác. Tuy nhiên, những thứ\r\ntự động không thể thay thế bộ não con người và hoạt động hiệu quả nhất với mục\r\nđích được xác định rõ ràng, có phạm vi rộng.
\r\n\r\nEdge Computing - Điện toán biên
\r\n\r\nĐiện toán biên (edge\r\ncomputing) là một cấu trúc liên kết nơi xử lý thông tin, thu thập và phân phối\r\nnội dung được đặt gần hơn với các nguồn thông tin để giảm độ trễ của lưu lượng\r\ntruy cập cục bộ. Điều này bao gồm tất cả các công nghệ trên Internet of Things\r\n(IoT). Edge được cải tiến để hình thành nền tảng cho không gian thông minh,\r\nđồng thời di chuyển các ứng dụng và dịch vụ chính đến gần hơn với những người\r\nvà thiết bị sử dụng chúng. Đến năm 2023, số lượng thiết bị thông minh sử dụng\r\ncông nghệ Edge nhiều hơn gấp 20 lần so với CNTT thông thường.
\r\n\r\nDistributed cloud - Đám mây phân tán
\r\n\r\nĐám mây phân tán đề\r\ncập đến việc phân phối các dịch vụ đám mây công cộng đến các địa điểm bên ngoài\r\ntrung tâm dữ liệu vật lý của nhà cung cấp đám mây, nhưng vẫn được nhà cung cấp\r\nkiểm soát. Trong đám mây phân tán, nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm cho\r\ntất cả các khía cạnh của kiến trúc dịch vụ đám mây, phân phối, vận hành, quản\r\ntrị và cập nhật. Sự phát triển từ đám mây công cộng tập trung sang đám mây công\r\ncộng phân tán mở ra một kỷ nguyên mới của điện toán đám mây. Đám mây phân tán\r\ncho phép các trung tâm dữ liệu được đặt ở bất cứ đâu. Điều này giải quyết cả\r\ncác vấn đề kỹ thuật như độ trễ và cả những thách thức pháp lý như chủ quyền dữ\r\nliệu. Nó cũng cung cấp các lợi ích của dịch vụ đám mây công cộng bên cạnh các\r\nlợi ích của đám mây riêng, cục bộ.
\r\n\r\nAutonomous things - Tự động hóa
\r\n\r\nCông nghệ tự động hóa\r\nđược áp dụng cho máy bay không người lái, robot, tàu và thiết bị. Những thứ tự\r\ntrị, bao gồm máy bay không người lái, robot, tàu và thiết bị AI để thực hiện\r\ncác nhiệm vụ thường được thực hiện bởi con người. Công nghệ này hoạt động trên\r\nphổ thông minh, từ bán tự động đến tự động hoàn toàn và trên nhiều môi trường\r\nkhác nhau bao gồm không khí, biển và đất liền. Mặc dù hiện tại những thứ vật tự\r\nđộng hóa chủ yếu tồn tại trong môi trường được kiểm soát, như trong mỏ hoặc nhà\r\nkho, nhưng sau này chúng sẽ phát triển để tồn tại ở các không gian mở. Những\r\nvật tự động cũng sẽ chuyển từ độc lập sang hợp tác. Tuy nhiên, những thứ tự\r\nđộng không thể thay thế bộ não con người và hoạt động hiệu quả nhất với mục\r\nđích được xác định rõ ràng, có phạm vi rộng.
\r\n\r\nChuỗi khối - Blockchain
\r\n\r\nBlockchain phân tán\r\nmột danh sách mở rộng theo thứ tự thời gian của các hồ sơ giao dịch được ký\r\nbằng mật mã, không thể hủy ngang được chia sẻ bởi tất cả những người tham gia\r\ntrong mạng. Blockchain mở đường cho các mục đích sử dụng như truy tìm các bệnh\r\ndo thực phẩm gây ra cho nhà cung cấp ban đầu. Nó cũng cho phép hai hoặc nhiều\r\nbên tham gia không biết nhau tương tác an toàn trong môi trường kỹ thuật số và\r\ntrao đổi giá trị mà không cần đến việc gặp gỡ. Mô hình blockchain hoàn chỉnh\r\nbao gồm năm yếu tố: Một sổ cái được chia sẻ và phân phối, sổ cái bất biến và có\r\nthể theo dõi, mã hóa, mã thông báo và một cơ chế đồng thuận công cộng phân tán.\r\nTuy nhiên, blockchain vẫn chưa thực sự sẵn sàng để triển khai cho các doanh\r\nnghiệp do một loạt các vấn đề kỹ thuật bao gồm khả năng mở rộng và khả năng\r\ntương tác kém. Trong tương lai, blockchain có tiềm năng biến đổi các ngành công\r\nnghiệp và nền kinh tế khi các công nghệ bổ sung như AI và IoT bắt đầu tích hợp\r\ncùng với blockchain. Điều này mở rộng đối tượng tham gia bao gồm máy móc, sẽ có\r\nthể trao đổi nhiều loại tài sản - từ tiền sang bất động sản.
\r\n\r\nBig Data - Dữ liệu lớn
\r\n\r\nBig data là thuật ngữ\r\ndùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng\r\ndụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu\r\ntrong một khoảng thời gian nào đó. Dữ liệu lớn bắt đầu tại thời điểm khi dữ\r\nliệu của Ngành phát triển nhanh hơn so với khả năng quản lý dữ liệu của cơ quan\r\nchuyên trách CNTT. Và hiện nay, quản lý dữ liệu là một lĩnh vực đặc biệt. Tất\r\ncả những thói quen của người dùng trên Google Search, YouTube, Facebook,… từ\r\nnội dung quan tâm cho tới vị trí rê, nhấn chuột,… đều là nguồn dữ liệu mà các\r\n“gã khổng lồ” này sẽ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trên hết, chúng là\r\nnguồn dữ liệu thô cơ bản để tạo nên một kho dữ liệu lớn và được phân tích bởi\r\nmáy học để cuối cùng thu được nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Mục đích cuối cùng là\r\nmáy học cộng dữ liệu lớn sẽ tạo nên những trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh vượt\r\nra khỏi khả năng suy luận của con người.
\r\n\r\nAI security - Bảo mật trí tuệ\r\nnhân tạo
\r\n\r\nCác công nghệ phát\r\ntriển như siêu tự động và tự động hóa mang đến cơ hội chuyển đổi trong thế giới\r\nkinh doanh. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra lỗ hổng bảo mật trong các điểm tấn\r\ncông tiềm năng mới. Các nhóm bảo mật phải giải quyết những thách thức này và\r\nnhận thức được AI sẽ tác động đến không gian bảo mật như thế nào. Bảo mật AI có\r\n3 yếu tố chính: (1) Bảo vệ các hệ thống do AI cung cấp: Đảm bảo dữ liệu đào tạo\r\nAI và mô hình ML; (2) Tận dụng AI để tăng cường bảo vệ an ninh: Sử dụng ML để\r\nhiểu các mẫu, phát hiện các cuộc tấn công và tự động hóa các phần của quy trình\r\nan ninh mạng; (3) Dự đoán việc sử dụng AI của những kẻ tấn công: Xác định các\r\ncuộc tấn công và phòng thủ chống lại chúng.
\r\n\r\nInternet vạn vật\r\n(IoT)
\r\n\r\nInternet vạn vật\r\n(IoT: Internet of Things) là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế\r\ngiới được kết nối với Internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Điện thoại thông\r\nminh là thiết bị thông minh đầu tiên mà nhiều người trong chúng ta tiếp xúc,\r\nnhưng giờ đây chúng ta có đồng hồ thông minh, TV thông minh, tủ lạnh thông minh\r\nvà sẽ sớm có mọi thứ thông minh trong thời gian tới. Hiện nay chúng ta có khoảng\r\n20 tỷ thiết bị thông minh đang hoạt động nhưng dự kiến con số này sẽ tăng lên\r\nít nhất 200 tỷ thiết bị thông minh được kết nối mạng trong tương lai. Những\r\nthiết bị thông minh này chịu trách nhiệm cho sự bùng nổ dữ liệu và đang thay\r\nđổi nhanh chóng thế giới của chúng ta và cách chúng ta sống trong đó. Khả năng\r\ncác máy móc kết nối và chia sẻ thông tin với nhau là một phần quan trọng của\r\nIoT.
\r\n\r\n5G Technology - Công nghệ 5G
\r\n\r\n5G là mạng thông tin\r\ndi động thế hệ thứ 5 kết hợp với sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ mạng sẽ\r\ncho chúng ta một mạng di động nhanh hơn và ổn định hơn, cũng như khả năng kết\r\nnối nhiều thiết bị hơn và cho phép truyền tải luồng dữ liệu lớn hơn. Công nghệ\r\nmạng là xương sống của xã hội trực tuyến và nhờ đó nó tạo ra một thế giới thông\r\nminh hơn. Khi băng thông và vùng phủ sóng tăng lên, việc gửi, nhận nhiều email\r\ntrở nên khả thi hơn, các dịch vụ dựa trên vị trí và phát trực tuyến video và\r\ntrò chơi sẽ được cải thiện đáng kể. Mạng 5G sẽ cung cấp cho chúng ta không chỉ\r\ntốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn mà còn có thể cho phép kết nối nhiều thiết bị\r\nhơn trong một khu vực địa lý. Trong tương lai, công nghệ 5G sẽ tạo áp lực đáng\r\nkể lên hệ thống mạng, dẫn tới sự ra đời của trung tâm dữ liệu mới đồng thời với\r\nnhững điểm nghẽn mạng mới. Theo đó, nhiều ứng dụng tiên tiến liên quan tới 5G\r\nsẽ bùng nổ. Các ứng dụng IoT công nghiệp sẽ gia tăng yêu cầu truy cập. Công\r\nnghệ tính toán mới (edge computing) sẽ trở nên quan trọng hơn để xử lý yêu cầu\r\ntruy cập ngày càng tăng, đồng thời đáp ứng những yêu cầu khắt khe về độ trễ.\r\nTốc độ dữ liệu cao hơn sẽ làm nảy sinh những nhu cầu về bộ nhớ nhanh hơn,\r\ntruyền dữ liệu nhanh hơn, và các thiết bị thu phát nhanh hơn trong một trung\r\ntâm dữ liệu. Đáp ứng yêu cầu về tốc độ, tính linh hoạt là một lý do, nhưng khả\r\nnăng theo dấu khách hàng (customer traceability) phục vụ đánh giá tài chính của\r\nứng dụng sẽ là yếu tố chính để nâng cấp lên những tiêu chuẩn mới nhất.
\r\n\r\n2.5.\r\nKiến trúc An toàn thông tin
\r\n\r\nTương tự như đối với\r\nKiến trúc công nghệ, Mô hình tham chiếu bảo mật của Ngành tương đồng Mô hình\r\ntham chiếu bảo mật trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 và đã\r\nđược Đơn vị tư vấn thể hiện tại Phụ lục 6 của báo cáo. Mô hình tham chiếu này\r\nlà cơ sở để xây dựng Kiến trúc bảo mật cho BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n
2.5.1\r\nNguyên tắc an toàn thông tin
\r\n\r\n\r\n Nguyên tắc 1: Tuân\r\n thủ kiểm soát, lựa chọn và tiêu chuẩn \r\n | \r\n |
\r\n Cơ\r\n sở \r\n | \r\n \r\n - Có một môi trường\r\n chuẩn hóa sẽ giảm các chi phí vận hành, cải thiện tính tương tác và hỗ trợ; \r\n- Đảm bảo các giải\r\n pháp bảo mật là phù hợp cho tất cả mục đích; \r\n- Tránh các vi phạm\r\n về bảo mật. \r\n | \r\n
\r\n Hướng\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n - Xây dựng các\r\n chính sách bảo mật thông tin tương ứng bao gồm bảo mật dữ liệu, bảo mật ứng\r\n dụng và các thành phần khác trong hệ thống tương tác với chúng; \r\n- Các kiểm soát bảo\r\n mật được đưa ra phải phù hợp với các chính sách của Chính phủ; \r\n- Việc lựa chọn các\r\n kiểm soát bảo mật dựa trên quyết định về phân tích và quản lý rủi ro. \r\n | \r\n
\r\n Nguyên tắc 2: Áp\r\n dụng các mức độ an toàn, an ninh hệ thống khác nhau \r\n | \r\n |
\r\n Cơ\r\n sở \r\n | \r\n \r\n Các kiểm soát bảo\r\n mật được áp dụng để giảm thiểu rủi ro tới mức độ chấp nhận được. \r\n | \r\n
\r\n Hướng\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n - Các hệ thống\r\n thông tin (bao gồm các ứng dụng, các nền tảng tính toán, dữ liệu và mạng) duy\r\n trì một mức độ an toàn bảo mật mà tương xứng với rủi ro và mức độ nguy hại có\r\n thể phát sinh từ việc mất, sử dụng sai, để lộ hoặc sửa đổi thông tin; \r\n- Áp dụng các giải\r\n pháp, chính sách bảo mật để bảo đảm ATTT ứng dụng và dữ liệu khác nhau. \r\n | \r\n
\r\n Nguyên tắc 3: Thực\r\n hiện đo lường, thống kê an toàn, an ninh hệ thống \r\n | \r\n |
\r\n Cơ\r\n sở \r\n | \r\n \r\n Cho phép sửa đổi\r\n các lỗi và giảm thiểu việc sử dụng sai hệ thống \r\n | \r\n
\r\n Hướng\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n - Các kiểm soát độ\r\n bảo mật được xem xét và kiểm nghiệm bằng các biện pháp về số lượng và chất\r\n lượng để truy tìm vết tích và đảm bảo rủi ro đang được duy trì ở mức độ chấp\r\n nhận được; \r\n- Sử dụng bảng điều\r\n khiển an toàn bảo mật bao gồm các KPIs bảo mật thông tin thích hợp để quản\r\n lý. \r\n | \r\n
\r\n Nguyên tắc 4: Sử\r\n dụng chung cơ chế xác thực người dùng \r\n | \r\n |
\r\n Cơ\r\n sở \r\n | \r\n \r\n - Cho phép dễ dàng\r\n truy cập với người dùng được xác thực; \r\n- Tránh việc lãng\r\n phí công sức, tiết kiệm chi phí đầu tư. \r\n | \r\n
\r\n Hướng\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n - Xây dựng kỹ thuật\r\n xác thực tập trung; \r\n- Ứng dụng hiện tại\r\n sẽ được thay đổi để chúng có thể áp dụng cơ chế xác thực người dùng tập\r\n trung; \r\n- Sử dụng một khung\r\n xác thực người dùng chung, bao gồm việc sử dụng lại cùng khung xác thực cho\r\n đăng nhập các cổng dịch vụ và các dịch vụ đăng nhập trên ESB, cho cả công dân\r\n và công chức. \r\n | \r\n
2.5.2\r\nCác loại kiểm soát ATTT
\r\n\r\nMô hình an toàn hệ\r\nthống thông tin quy định các nội dung an ninh cần xem xét áp dụng để bảo vệ\r\nthông tin và các hệ thống thông tin từ việc truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián\r\nđoạn hoặc thay đổi trái phép. Các phương án đảm bảo an toàn thông tin hệ thống\r\nthông tin của BHXHVN phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
\r\n\r\n- Bảo đảm an toàn hệ\r\nthống thông tin ngay từ khâu thiết kế, xây dựng;
\r\n\r\n- Bảo đảm an toàn hệ\r\nthống thông tin trong quá trình vận hành;
\r\n\r\n- Kiểm tra, đánh giá\r\nan toàn thông tin;
\r\n\r\n- Quản lý rủi ro an\r\ntoàn thông tin;
\r\n\r\n- Giám sát an toàn\r\nthông tin;
\r\n\r\n- Dự phòng, ứng cứu\r\nsự cố, khôi phục sau thảm họa;
\r\n\r\n- Kết thúc vận hành,\r\nkhai thác, thanh lý, hủy bỏ.
\r\n\r\nĐối với hệ thống\r\nthông tin ngành BHXH, mức độ đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin cần đảm bảo tuân\r\nthủ các quy định về phân loại mức độ đảm bảo an toàn hệ thống thông tin trong\r\nNghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2016 về đảm bảo an toàn hệ\r\nthống thông tin theo cấp độ. Để đảm bảo được yêu cầu về an toàn hệ thống thông\r\ntin, cần lưu ý, tuân thủ các nội dung sau:
\r\n\r\n- Chính sách bảo mật:\r\nBảo mật công nghệ thông tin là các quá trình và các phương pháp được thiết kế\r\nvà thực hiện để bảo vệ thông tin dạng bản in, điện tử, hoặc bất kỳ hình thức\r\nkhác của thông tin bí mật, riêng tư và nhạy cảm hoặc dữ liệu từ các hoạt động\r\ntruy cập trái phép, sử dụng, lạm dụng, tiết lộ, tiêu hủy, sửa đổi, hoặc gián\r\nđoạn. An ninh thông tin liên quan đến việc bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng của dữ\r\nliệu bất kể dưới hình thức các dữ liệu có thể thực hiện: điện tử, bản in, hoặc\r\ncác hình thức khác. Các thành phần bảo mật công nghệ thông tin cần được giải\r\nquyết bao gồm:
\r\n\r\nTổ chức;
\r\n\r\nTuân thủ quy định;
\r\n\r\nQuản lý chính sách;
\r\n\r\nNhận thức an ninh;
\r\n\r\nĐo lường & Báo cáo;
\r\n\r\nThông tin & Công nghệ Quản lý tài sản;
\r\n\r\nỨng phó khẩn cấp (Incident Response);
\r\n\r\nQuản lý các đe dọa;
\r\n\r\nQuản lý nhận dạng.
\r\n\r\n- Bảo mật dữ liệu: Là\r\nviệc bảo đảm dữ liệu không bị phá hủy và truy cập trái phép. Trọng tâm đằng sau\r\nbảo mật dữ liệu là để đảm bảo sự riêng tư khi bảo vệ dữ liệu. Dữ liệu được coi\r\nlà một tài sản chính và như vậy phải được bảo vệ một cách tương xứng với giá\r\ntrị của nó. An ninh và sự riêng tư phải tập trung vào việc kiểm soát truy cập\r\ntrái phép vào dữ liệu. Thỏa hiệp an ninh hoặc xâm phạm riêng tư có thể gây nguy\r\nhiểm cho khả năng của chúng ta để cung cấp dịch vụ; mất doanh thu thông qua\r\ngian lận hoặc phá hủy dữ liệu độc quyền hoặc bí mật.
\r\n\r\n- Bảo mật, bảo đảm an\r\nninh ứng dụng: Là việc sử dụng các phần mềm, phần cứng, và các phương pháp thủ\r\ntục để bảo vệ các ứng dụng từ các mối đe dọa bên ngoài. Các biện pháp an ninh\r\ntích hợp vào các ứng dụng và ứng dụng cảnh báo âm thanh để hạn chế tối đa khả\r\nnăng tin tặc sẽ có thể thao tác các ứng dụng và truy cập, đánh cắp, thay đổi,\r\nhoặc xóa dữ liệu nhạy cảm. Nguyên tắc bảo mật ứng dụng là tập hợp các thuộc\r\ntính, ứng dụng, hành vi, thiết kế và thực thi mong muốn nhằm giảm khả năng nhận\r\nthức mối đe dọa và ảnh hưởng của mối đe dọa đó. Nguyên tắc an ninh là ngôn ngữ\r\nđộc lập, kiến trúc nguyên bản trung lập có thể được thừa hưởng trong hầu hết\r\ncác phương pháp phát triển phần mềm để thiết kế và xây dựng ứng dụng.
\r\n\r\n- Bảo đảm an ninh cơ\r\nsở hạ tầng: bao gồm phần cứng, phần mềm, tài nguyên mạng và các dịch vụ cần\r\nthiết cho sự tồn tại, hoạt động và quản lý môi trường doanh nghiệp CNTT, cho\r\nphép một tổ chức cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT cho nhân viên, đối tác\r\nvà / hoặc khách hàng của mình và thường là nội bộ để tổ chức và triển khai\r\ntrong các cơ sở thuộc sở hữu.
\r\n\r\n- Điều hành an ninh: Điều\r\nhành an ninh thông tin cung cấp cho các quá trình quản trị, bảo đảm cho phép:\r\n1) Các đơn vị nghiệp vụ thực thi các hoạt động nghiệp vụ trên môi trường điện\r\ntử một cách được tin cậy; 2) Tính sẵn sàng sử dụng của các dịch vụ CNTT; 3)\r\nPhòng chống và phục hồi từ thất bại do lỗi, các cuộc tấn công mạng hoặc thiên\r\ntai; 4) Chống truy cập trái phép vào dữ liệu khi không đủ quyền hạn.
\r\n\r\n2.5.3\r\nCác thành phần đảm bảo ATTT
\r\n\r\nViệc bảo đảm an toàn\r\nthông tin phục vụ phát triển CPĐT phải thống nhất, đồng bộ các hệ thống thành\r\nphần trong mô hình. Các hệ thống thành phần cần bảo đảm an toàn thông tin phục\r\nvụ CPĐT cấp bộ, tỉnh và ĐTTM cấp tỉnh bao gồm nhưng không giới hạn các thành\r\nphần sau:
\r\n\r\n(1) Cổng Thông tin\r\nđiện tử;
\r\n\r\n(2) Cổng Dịch vụ\r\ncông/Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
\r\n\r\n(3) Hệ thống Quản lý\r\nvăn bản và điều hành;
\r\n\r\n(4) Hệ thống thông\r\ntin báo cáo;
\r\n\r\n(5) Nền tảng chia sẻ,\r\ntích hợp dùng chung (LGSP);
\r\n\r\n(6) Các hệ thống cơ\r\nsở dữ liệu phục vụ phát triển CPĐT/CPS;
\r\n\r\n(7) Các HTTT khác\r\nphục vụ phát triển CPĐT/CPS;
\r\n\r\n(8) Trung tâm điều\r\nhành an toàn, an ninh mạng (SOC).
\r\n\r\n2.5.3.1 Đảm bảo an\r\ntoàn mức vật lý
\r\n\r\n- Các khu vực sau\r\nphải được kiểm soát truy cập vật lý để phòng tránh truy cập trái phép hoặc sai mục\r\nđích: Phòng máy chủ, khu vực chứa máy chủ và thiết bị lưu trữ, các tủ mạng và đấu\r\nnối, thiết bị nguồn điện và dự phòng điện khẩn cấp, các phòng vận hành, kiểm\r\nsoát (quản trị) hệ thống. Đơn vị quản lý các vùng thiết bị trên phải có nội quy\r\nhoặc hướng dẫn làm việc trong các khu vực này.
\r\n\r\n- Người dùng sử dụng\r\ncác thiết bị lưu trữ dữ liệu di động (máy tính xách tay, thiết bị số cầm tay,\r\nthẻ nhớ USB, ổ cứng ngoài, băng từ. . . ) để lưu thông tin thuộc phạm vi bảo vệ\r\ntheo quy định có trách nhiệm bảo vệ các thiết bị này và thông tin lưu trên\r\nthiết bị, tránh làm mất, lộ thông tin. Không mang ra nước ngoài thông tin của\r\ncơ quan, Nhà nước không liên quan tới nội dung công việc thực hiện ở nước\r\nngoài. Nghiêm cấm sử dụng thiết bị do cá nhân tự trang bị để lưu giữ bí mật Nhà\r\nnước.
\r\n\r\n- Các thiết bị lưu\r\ntrữ không sử dụng tiếp cho công việc của đơn vị (thanh lý, cho, tặng) phải được\r\nxoá nội dung bằng phần mềm hoặc bằng thiết bị hủy dữ liệu chuyên dụng hay phá\r\nhủy vật lý.
\r\n\r\n2.5.3.2 Đảm bảo an\r\ntoàn máy tính làm việc
\r\n\r\n(a) Máy tính phục vụ\r\ncông việc (bao gồm máy chủ, máy quản trị và máy tính phục vụ công việc của\r\nngười dùng tại đơn vị):
\r\n\r\n- Máy tính làm việc\r\nchỉ được cài đặt phần mềm theo danh mục phần mềm do đơn vị quy định và do bộ\r\nphận công nghệ thông tin của đơn vị quản lý hoặc được cung cấp theo các chương\r\ntrình ứng dụng công nghệ thông tin của Kiểm toán Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà\r\nnước khác có thẩm quyền, được cập nhật bản vá lỗi hệ điều hành về an ninh, cài\r\nđặt phần mềm phòng diệt virus và cập nhật mẫu phát hiện virus gần nhất.
\r\n\r\n- Bộ phận công nghệ\r\nthông tin của đơn vị chịu trách nhiệm cài đặt phần mềm cho máy tính phục vụ\r\ncông việc. Người dùng không được can thiệp (cài đặt mới, thay đổi, gỡ bỏ,…) các\r\nphần mềm đã cài đặt trên máy tính khi chưa được sự đồng ý của bộ phận này.
\r\n\r\n- Người dùng phải\r\nthực hiện thao tác khóa máy tính (sử dụng tính năng cài đặt sẵn trên máy) khi\r\nrời khỏi nơi đặt máy tính và tắt máy tính khi rời khỏi cơ quan.
\r\n\r\n(b) Máy tính do cá\r\nnhân tự trang bị phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây khi kết nối vào hệ\r\nthống mạng của BHXH Việt Nam:
\r\n\r\n- Cài đặt đầy đủ các\r\nbản vá lỗi hệ điều hành về an ninh.
\r\n\r\n- Cài đặt phần mềm\r\nphòng diệt mã độc và cập nhật mẫu mã độc gần nhất.
\r\n\r\n- Không cài đặt phần\r\nmềm, công cụ có tính năng gây mất an toàn thông tin hoặc tạo rủi ro cho hệ\r\nthống mạng (cấp phát địa chỉ mạng, dò quét mật khẩu, dò quét cổng mạng, giả lập\r\ntấn công,. . ).
\r\n\r\n2.5.3.3 Đảm bảo an\r\ntoàn hệ thống mạng máy tính
\r\n\r\n(a) Kết nối mạng phải\r\nđược thiết lập và vận hành theo quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hạ tầng\r\ntruyền thông của đơn vị.
\r\n\r\n(b) Hệ thống mạng cần\r\nđược bảo vệ bằng tường lửa đáp ứng các yêu cầu sau:
\r\n\r\n- Phân chia hệ thống\r\nmạng nội bộ thành các vùng mạng theo phạm vi truy cập và kiểm soát truy cập\r\ngiữa các vùng bằng tường lửa.
\r\n\r\n- Kiểm soát, vô hiệu\r\nhóa các dịch vụ không sử dụng tại các vùng mạng;
\r\n\r\n- Thực hiện che giấu\r\nvà tránh truy cập trực tiếp các địa chỉ mạng bên trong từ bên ngoài;
\r\n\r\n- Cài đặt các bản cập\r\nnhật, vá lỗi đúng hạn cho các tường lửa để khắc phục các điểm yếu an ninh\r\nnghiêm trọng; Có chế độ bảo hành hoặc thiết bị dự phòng để đảm bảo sự hoạt động\r\nliên tục của tường lửa.
\r\n\r\n(c) Mạng nội bộ của\r\nđơn vị phải được triển khai giám sát bởi hệ thống phát hiện và phòng chống tấn\r\ncông.
\r\n\r\n(d) Hệ thống mạng\r\nkhông dây phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau:
\r\n\r\n- Thiết bị phần cứng\r\nphải đảm bảo có chứng nhận Wifi của cơ quan có thẩm quyền;
\r\n\r\n- Áp dụng mã hóa dữ\r\nliệu truyền nhận sử dụng thuật toán mã hóa an toàn;
\r\n\r\n- Người dùng không\r\ndây phải được cung cấp định danh duy nhất và xác thực qua kênh mã hóa.
\r\n\r\n- Các điểm truy cập\r\nkhông dây (thiết bị phát sóng làm cầu nối giữa mạng có dây và không dây) của\r\nđơn vị được bảo vệ tránh bị tiếp cận trái phép.
\r\n\r\n(e) Đối với truy cập\r\ntừ xa vào hệ thống mạng nội bộ:
\r\n\r\n- Máy tính dùng để\r\nkết nối tới mạng của đơn vị phải được đảm bảo an toàn theo quy định của BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\n- Kết nối truy cập từ\r\nxa phải sử dụng mã hóa kênh truyền theo tiêu chuẩn mã hóa do Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông quy định.
\r\n\r\n- Truy cập từ xa cho mục\r\nđích quản trị hệ thống cần xem xét áp dụng xác thực tối thiểu 2 yếu tố.
\r\n\r\n- Hạn chế truy cập từ\r\nxa vào mạng nội bộ từ những điểm truy cập Internet công cộng.
\r\n\r\n2.5.3.4 Đảm bảo an\r\ntoàn kết nối Internet
\r\n\r\n(a) Đơn vị áp dụng\r\ncác biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động kết nối\r\nInternet, tối thiểu đáp ứng yêu cầu sau:
\r\n\r\n(a.1) Có tường lửa\r\nkiểm soát truy cập Internet.
\r\n\r\n(a.2) Lọc bỏ, không\r\ncho phép truy cập các trang tin có nghi ngờ chứa mã độc hoặc các nội dung không\r\nphù hợp.
\r\n\r\n(a.3) Không mở trang\r\ntin hoặc ứng dụng Internet ngay trên máy tính chứa dữ liệu quan trọng hoặc có\r\nkhả năng tiếp cận các dữ liệu, ứng dụng quan trọng của BHXH Việt Nam. Trường\r\nhợp cần thiết chỉ được truy cập vào các trang tin trên Internet phục vụ công\r\nviệc của đơn vị.
\r\n\r\n(a.4) Kết nối\r\nInternet cho máy tính phục vụ công việc của người dùng tại đơn vị bị thu hẹp\r\nphạm vi hoặc bị ngắt trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n- Có công văn từ cơ\r\nquan có thẩm quyền yêu cầu thu hẹp phạm vi kết nối Internet hoặc ngắt kết nối\r\nInternet (áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp).
\r\n\r\n- Lãnh đạo đơn vị\r\nquyết định hạn chế phạm vi kết nối hoặc ngắt hoàn toàn kết nối Internet máy\r\ntính phục vụ công việc của người dùng để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của\r\nđơn vị và hạn chế các ảnh hưởng khác của Internet tới hoạt động của đơn vị.
\r\n\r\n(b) Đối với máy chủ\r\nvà thiết bị công nghệ thông tin khác, chỉ thiết lập kết nối Internet cho các hệ\r\nthống cần phải có giao tiếp với Internet (các máy chủ, thiết bị cung cấp giao\r\ndiện ra Internet của trang tin điện tử, thư điện tử; thiết bị cập nhật bản vá\r\nhệ điều hành, mẫu mã độc, mẫu điểm yếu, mẫu tấn công).
\r\n\r\n2.5.3.5 Đảm bảo an\r\ntoàn mức ứng dụng
\r\n\r\n(a) Yêu cầu về đảm\r\nbảo an toàn thông tin phải được đưa vào tất cả các công đoạn liên quan, gồm có:\r\nThiết kế, Phát triển, Triển khai và Vận hành, sử dụng.
\r\n\r\n(b) Phần mềm ứng dụng\r\nphải đáp ứng yêu cầu sau:
\r\n\r\n(b.1) Mã hóa thông\r\ntin bí mật hoặc nhạy cảm.
\r\n\r\n(b.2) Kiểm tra tính\r\nhợp lệ của dữ liệu đầu vào và đầu ra để đảm bảo dữ liệu chính xác và phù hợp.
\r\n\r\n(b.3) Giới hạn số lần\r\nđăng nhập sai liên tiếp vào ứng dụng.
\r\n\r\n(b.4) Thực hiện quy\r\ntrình kiểm soát việc cài đặt phần mềm trên các máy chủ, máy tính của người\r\ndùng, thiết bị mạng đang hoạt động thuộc hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo các phần\r\nmềm khi cài đặt trong hệ thống có nguồn gốc an toàn, không bị nhiễm mã độc.
\r\n\r\n(b.5) Hạn chế truy\r\ncập tới bộ điều khiển chương trình và phải đảm bảo chương trình được cài đặt\r\nmôi trường an toàn do bộ phận chuyên trách quản lý.
\r\n\r\n(b.6) Kiểm tra phát\r\nhiện và khắc phục điểm yếu của ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng và trong quá\r\ntrình sử dụng (khi có thông tin xuất hiện điểm yếu mới trên môi trường hoạt\r\nđộng của ứng dụng; tối thiểu mỗi năm một lần).
\r\n\r\n(c) Đối với ứng dụng\r\nmua ở dạng gói:
\r\n\r\n(c.1) Theo dõi, nắm\r\nbắt thông tin về các điểm yếu được phát hiện và cập nhật thường xuyên bản vá\r\nlỗi về an ninh cho ứng dụng.
\r\n\r\n(c.2) Trường hợp điểm\r\nyếu đã được phát hiện mà chưa có bản vá lỗi của đơn vị sản xuất phần mềm, phải\r\nthực hiện đánh giá rủi ro và có biện pháp phòng tránh phù hợp.
\r\n\r\n2.5.3.6 Đảm bảo an\r\ntoàn mức dữ liệu
\r\n\r\n(a) Nội dung mật,\r\nquan trọng hoặc nhạy cảm khi lưu trữ trên thiết bị di động hoặc truyền nhận\r\ntrên hệ thống mạng phải được mã hóa, trong đó:
\r\n\r\n(a.1) Bí mật nhà nước\r\ncủa BHXH Việt Nam phải được mã hóa.
\r\n\r\n(a.2) Áp dụng mã hóa\r\nkênh kết nối cho các hoạt động sau theo tiêu chuẩn mã hóa do Bộ Thông tin và\r\nTruyền thông quy định: quản trị hệ thống; đăng nhập mạng, ứng dụng; gửi nhận dữ\r\nliệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu; tra cứu dữ liệu mật,\r\nnhạy cảm.
\r\n\r\n(a.3) Khuyến khích áp\r\ndụng công nghệ chữ ký số để xác thực và bảo mật dữ liệu, đặc biệt trong trường\r\nhợp cần đảm bảo chống từ chối nguồn gốc dữ liệu.
\r\n\r\n(a.4) Văn bản điện tử\r\ncó nội dung cần hạn chế tiếp cận nhưng không thuộc danh mục bí mật Nhà nước\r\nđược sử dụng tính năng mã hóa (đặt mật khẩu) của các ứng dụng văn phòng (phần\r\nmềm soạn thảo, đọc văn bản, nén tệp), nhưng phải sử dụng thuật toán mã hóa an\r\ntoàn.
\r\n\r\n(b) Cá nhân thực hiện\r\nsoạn thảo, gửi, nhận dữ liệu có trách nhiệm xác định mức độ mật, nhạy cảm của\r\ndữ liệu để thực hiện phương thức bảo vệ dữ liệu phù hợp hoặc yêu cầu bộ phận\r\ncông nghệ thông tin hướng dẫn, hỗ trợ phương thức bảo vệ trong trường hợp cần\r\nthiết.
\r\n\r\n(c ) Chỉ sử dụng hệ\r\nthống thư điện tử và các công cụ trao đổi thông tin do đơn vị quản lý trực tiếp\r\nhoặc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền cung cấp để trao đổi thông\r\ntin, tài liệu làm việc. Không sử dụng các phương tiện trao đổi thông tin công\r\ncộng trên Internet cho mục đích này.
\r\n\r\n2.5.3.7 Đảm bảo an\r\ntoàn trong hoạt động trao đổi thông tin với các tổ chức, cá nhân bên ngoài
\r\n\r\n(a) Tổ chức, cá nhân\r\ntham gia hệ thống phải cam kết bảo mật thông tin của BHXH Việt Nam mà tổ chức,\r\ncá nhân đó sẽ tiếp xúc trước khi bắt đầu thực hiện công việc theo hợp đồng,\r\nthỏa thuận giữa hai bên.
\r\n\r\n(b) Khi trao đổi các\r\nthông tin cần bảo mật qua hệ thống mạng phải mã hóa và thực hiện theo quy định\r\nvề công tác bảo vệ, bảo mật thông tin của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n(c) Đối với các tổ\r\nchức, cá nhân bên ngoài kết nối vào mạng của BHXH Việt Nam:
\r\n\r\n(c.1) Phải phân tích\r\nrủi ro về an toàn thông tin trước khi kết nối mạng và có biện pháp kiểm soát\r\ncác rủi ro này.
\r\n\r\n(c.2) Thỏa thuận bằng\r\nvăn bản giữa các bên về các điều kiện cụ thể mà tổ chức, cá nhân bên ngoài phải\r\nđáp ứng khi kết nối vào mạng của BHXH Việt Nam; kiểm tra định kỳ việc thực hiện\r\nthỏa thuận này.
\r\n\r\nĐiều kiện tổ chức, cá\r\nnhân bên ngoài phải đáp ứng tối thiểu bao gồm: vùng mạng của tổ chức, cá nhân\r\nbên ngoài được sử dụng để kết nối vào mạng của BHXH Việt Nam phải được kiểm\r\nsoát bằng tường lửa; các máy tính trong phân đoạn mạng này phải được cập nhật\r\nbản vá hệ điều hành, mẫu phòng diệt mã độc; các tài khoản truy cập hệ thống tối\r\nthiểu phải áp dụng mật khẩu phức tạp; chỉ được kết nối Internet trong trường\r\nhợp kết nối này phục vụ công việc của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n(d) Đối tác cung cấp\r\nứng dụng cho Cổng phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công tác phát triển\r\nứng dụng, bao gồm cả giai đoạn bảo trì, bảo hành ứng dụng: sử dụng máy tính\r\nđược cập nhật bản vá hệ điều hành, phần mềm phòng diệt mã độc; thực hiện các\r\nbiện pháp tránh lộ lọt mã nguồn, phần mềm ứng dụng và các tài liệu liên quan.
\r\n\r\n2.5.3.8 Sao lưu, dự\r\nphòng sự cố
\r\n\r\n(a) Đơn vị phải có\r\nthiết bị, quy trình, nhân sự phục vụ công tác sao lưu dữ liệu phòng ngừa sự cố;\r\nđịnh kỳ kiểm tra dữ liệu sao lưu và phục hồi thử hệ thống từ dữ liệu sao lưu;\r\nquản lý, bảo quản phương tiện sao lưu phòng tránh hỏng, mất dữ liệu sao lưu.
\r\n\r\n(b) Đối với hệ thống\r\nquan trọng, đơn vị phải có biện pháp dự phòng về thiết bị, phần mềm để đảm bảo\r\nsự hoạt động liên tục của hệ thống.
\r\n\r\n2.5.3.9 Tài khoản\r\ncông nghệ thông tin
\r\n\r\n(a) Tài khoản người\r\ndùng:
\r\n\r\n(a.1) Mỗi người dùng\r\nkhi sử dụng hệ thống thông tin phải được cấp và sử dụng tài khoản truy cập với\r\nđịnh danh duy nhất gắn với người dùng đó. Trường hợp sử dụng tài khoản dùng\r\nchung cho một nhóm người hay một đơn vị phải có cơ chế xác định các cá nhân có\r\ntrách nhiệm quản lý tài khoản.
\r\n\r\n(a.2) Tài khoản của\r\nngười dùng không được có quyền quản trị trên máy tính nối mạng. Tài khoản quản\r\ntrị máy tính chỉ được sử dụng trong trường hợp cài đặt phần mềm trên máy tính.\r\nTài khoản quản trị máy tính để bàn phải do bộ phận công nghệ thông tin của đơn\r\nvị nắm giữ. Đối với máy tính xách tay, người dùng phải được hướng dẫn sử dụng\r\nđúng cách tài khoản quản trị máy tính và có trách nhiệm thực hiện theo đúng\r\nhướng dẫn.
\r\n\r\n(a.3) Trường hợp\r\nngười dùng thay đổi vị trí công tác, chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu\r\nphải thông báo kịp thời cho bộ phận quản lý tài khoản công nghệ thông tin để\r\nthực hiện điều chỉnh, thu hồi, hủy bỏ các quyền sử dụng của người dùng đối với\r\nhệ thống mạng, ứng dụng. Quy định cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Văn bản quyết định\r\nvề việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, thay đổi vị trí công tác, chuyển công tác,\r\nthôi việc, nghỉ hưu phải ghi tên bộ phận chịu trách nhiệm quản lý tài khoản\r\ncông nghệ thông tin tại phần ghi nơi nhận của văn bản. Trường hợp thay đổi vị\r\ntrí công tác không sử dụng hình thức văn bản quyết định, đơn vị quản lý người\r\ndùng phải thông báo cho bộ phận quản lý tài khoản công nghệ thông tin bằng công\r\nvăn hoặc theo cách thức quy định trong quy trình quản lý tài khoản công nghệ\r\nthông tin áp dụng tại đơn vị.
\r\n\r\n- Tài khoản công nghệ\r\nthông tin phải được điều chỉnh, thu hồi, hủy bỏ trong thời gian không quá 03\r\nngày làm việc tính từ ngày người dùng chính thức chuyển công tác, thôi việc,\r\nnghỉ hưu; không quá 05 ngày làm việc trong trường hợp thay đổi vị trí công tác\r\ntrong nội bộ đơn vị hoặc chuyển công tác tới đơn vị khác.
\r\n\r\n- Phải có văn bản đề\r\nnghị của đơn vị quản lý người dùng trong trường hợp cần duy trì tài khoản của\r\nngười dùng sau thời điểm người dùng chính thức thay đổi vị trí công tác, chuyển\r\ncông tác, thôi việc, nghỉ hưu; trong đó nêu rõ lý do, các quyền sử dụng cần duy\r\ntrì và thời gian duy trì.
\r\n\r\n(b) Tài khoản quản\r\ntrị hệ thống (thiết bị, mạng, hệ điều hành, ứng dụng, cơ sở dữ liệu) phải tách\r\nbiệt với tài khoản truy cập mạng, ứng dụng với tư cách người dùng thông thường.\r\nTài khoản quản trị hệ thống phải được giao đích danh cá nhân làm công tác quản\r\ntrị hệ thống. Hạn chế dùng chung tài khoản quản trị.
\r\n\r\n(c) Phương tiện xác\r\nthực tài khoản:
\r\n\r\n(c.1) Mật khẩu phức\r\ntạp phải được áp dụng cho tất cả các tài khoản truy cập, sử dụng, quản trị hệ\r\nthống.
\r\n\r\n(c.2) Đổi mật khẩu\r\nngay sau khi nhận bàn giao từ người khác hoặc có thông báo về sự cố an toàn\r\nthông tin, điểm yếu liên quan đến khả năng lộ mật khẩu; đổi mật khẩu tối thiểu\r\n03 tháng một lần đối với tài khoản của người dùng và 02 tháng một lần đối với\r\ntài khoản quản trị hệ thống.
\r\n\r\n(c.3) Người dùng,\r\nngười làm công tác quản trị hệ thống có trách nhiệm bảo vệ thông tin tài khoản\r\nđược cấp.
\r\n\r\n(d) Rà soát tối thiểu\r\nmỗi năm một lần các tài khoản đang cấp trên hệ thống, đảm bảo các tài khoản và\r\nquyền truy cập hệ thống được cấp phát đúng.
\r\n\r\n2.5.3.10 Đảm bảo an\r\ntoàn trong công tác quản trị hệ thống
\r\n\r\n(a) Quản trị hệ\r\nthống:
\r\n\r\n(a.1) Máy tính dùng\r\nđể quản trị hệ thống chỉ được cài đặt phần mềm cần thiết cho hoạt động quản trị\r\nhệ thống, đặt trong vùng mạng phục vụ công tác quản trị hệ thống và chỉ được\r\ncấp quyền truy cập cho các cá nhân được giao trách nhiệm quản trị hệ thống.
\r\n\r\n(a.2) Đổi tên tài khoản\r\nmặc định (nếu có thể) và mật khẩu mặc định của quản trị hệ thống khi hệ thống\r\nđược thiết lập.
\r\n\r\n(a.3) Sử dụng kênh\r\ntrao đổi thông tin an toàn (có mã hóa) cho truy cập quản trị hệ thống.
\r\n\r\n(b) Thực hiện quản lý\r\ncấu hình hệ thống quan trọng: Quản lý thông tin về thông số kỹ thuật, mục đích\r\nsử dụng, vị trí lắp đặt, nguồn cung cấp, thời gian sử dụng, bảo hành, bảo\r\ndưỡng; đảm bảo thông tin sẵn dụng khi có yêu cầu (phục vụ công tác đánh giá\r\nnăng lực, tính sẵn sàng, an toàn của hệ thống, công tác mua sắm, bảo dưỡng, bảo\r\nhành).
\r\n\r\n(c) Thực hiện quản lý\r\nthay đổi đối với hệ thống quan trọng: Xác định mức độ cần thiết của thay đổi,\r\nảnh hưởng tiềm ẩn (các sự cố có thể xảy ra, phạm vi tác động) và biện pháp\r\nphòng tránh (bao gồm thủ tục hủy bỏ thay đổi và khôi phục hệ thống khi thay đổi\r\nkhông thành công), xác định thời gian thực hiện phù hợp; phê duyệt kế hoạch\r\nthay đổi; thông báo cho các bên liên quan về kế hoạch và kết quả của thay đổi.
\r\n\r\n(d) Thực hiện quản lý\r\nnăng lực hệ thống quan trọng: Giám sát hiệu năng và thực hiện các biện pháp cần\r\nthiết (dọn dẹp hệ thống, điều chỉnh thông số kỹ thuật, bổ sung mua sắm) để đảm\r\nbảo khả năng xử lý và tính sẵn sàng của hệ thống theo yêu cầu.
\r\n\r\n(e) Kiểm tra, đảm bảo\r\nnhật ký hệ thống của các thành phần thuộc hệ thống quan trọng được lưu liên tục\r\ntối thiểu trong 03 tháng gần nhất và sẵn sàng sử dụng cho công tác phân tích sự\r\ncố an toàn thông tin.
\r\n\r\n2.5.3.11 Quản lý an\r\ntoàn thông tin
\r\n\r\n(a) Đơn vị phải phân\r\ncông nhân sự quản lý an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy\r\ntính (bao gồm công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định này tại đơn\r\nvị).
\r\n\r\n(b) Các hệ thống an\r\nninh mạng phải được giám sát thường xuyên để đảm bảo tác dụng của hệ thống,\r\nđồng thời phát hiện và xử lý sớm các vấn đề về an toàn thông tin. Thực hiện kết\r\nxuất định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý các báo cáo từ hệ thống an ninh mạng để\r\ntheo dõi, đánh giá các vấn đề của hệ thống.
\r\n\r\n(c) Thực hiện quản lý\r\nrủi ro an toàn thông tin: Xác định các rủi ro an toàn thông tin đối với thông\r\ntin, dữ liệu và các hệ thống quan trọng của đơn vị; phân tích, đánh giá các rủi\r\nro này và nghiên cứu, triển khai các biện pháp khắc phục phù hợp. Thực hiện\r\ncông tác này mỗi khi đơn vị có thay đổi về nhu cầu bảo vệ thông tin, thay đổi\r\ntrong hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị hoặc khi xuất hiện các nguy cơ\r\nmất an toàn thông tin mới hoặc tối thiểu mỗi năm một lần.
\r\n\r\n(d) Thực hiện quản lý\r\nsự cố an toàn thông tin: Thiết lập quy trình báo cáo sự cố an toàn thông tin\r\ncho các cấp quản lý thuộc đơn vị; phân tích, xác định nguyên nhân của sự cố,\r\nbiện pháp khắc phục và ngăn ngừa tái diễn; tổng hợp thông tin về các sự cố\r\ntrong báo cáo an toàn thông tin định kỳ của đơn vị.
\r\n\r\n(e) Người dùng phải\r\nđược bộ phận công nghệ thông tin của đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp các\r\ncông cụ cần thiết để thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin theo quy\r\nđịnh.
\r\n\r\n2.5.4\r\nMô hình an toàn thông tin
\r\n\r\nATTT là một thành\r\nphần quan trọng và có mặt xuyên suốt trong tất cả các thành phần của kiến trúc,\r\ngiúp cho việc đảm bảo ATTT khi triển khai CPĐT. Nội dung bảo đảm ATTT bao gồm\r\ncác nội dung chính như: bảo vệ an toàn thiết bị, an toàn mạng, an toàn hệ\r\nthống, an toàn ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát. Các nội\r\ndung này cần được triển khai đồng bộ tại các cấp đáp ứng nhu cầu thực tế và xu\r\nthế phát triển công nghệ. Để đảm bảo tính toán diện về ATTT, nội dung An toàn\r\nthông tin CPĐT BHXH Việt Nam trong tương lai cần được thể hiện ở hai góc nhìn\r\nsau đây.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n31: Mô hình bảo đảm ATTT tổng thể ngành BHXH Việt Nam
\r\n\r\nViệc bảo đảm an toàn\r\nthông tin phục vụ phát triển CPĐT phải thống nhất, đồng bộ các hệ thống thành\r\nphần trong mô hình. Các hệ thống thành phần cần bảo đảm an toàn thông tin phục\r\nvụ CPĐT bao gồm các thành phần sau:
\r\n\r\n(1) Cổng Thông tin\r\nđiện tử;
\r\n\r\n(2) Cổng Dịch vụ\r\ncông/Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
\r\n\r\n(3) Hệ thống Quản lý\r\nvăn bản và điều hành;
\r\n\r\n(4) Hệ thống thông\r\ntin báo cáo;
\r\n\r\n(5) Nền tảng chia sẻ,\r\ntích hợp dùng chung (LGSP);
\r\n\r\n(6) Các hệ thống cơ\r\nsở dữ liệu phục vụ phát triển CPĐT;
\r\n\r\n(7) Các hệ thống\r\nthông tin khác phục vụ phát triển CPĐT;
\r\n\r\n(8) Trung tâm điều\r\nhành an toàn, an ninh mạng (NOC/SOC).
\r\n\r\nTrong đó, BHXH Việt\r\nNam sẽ thiết lập SOC/NOC trên cơ sở Trung tâm điều hành CNTT tập trung toàn\r\nNgành và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia\r\nphục vụ hoạt động hỗ trợ giám sát, phòng chống tấn công mạng và điều phối ứng\r\ncứu sự cố an toàn thông tin.
\r\n\r\nThiết kế mẫu tổng thể\r\ngiải pháp ATTT ngành BHXH như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n32: Mô hình giải pháp bảo đảm ATTT tổng thể ngành BHXH
\r\n\r\nHệ thống an toàn\r\nthông tin sẽ bao gồm các thành phần giải pháp, công nghệ và sản phẩm được sử\r\ndụng nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin Ngành.
\r\n\r\nCác sản phẩm cụ thể\r\nđược phân chia làm 04 nhóm, bao gồm:
\r\n\r\n- Sản phẩm an toàn\r\ncho thiết bị đầu cuối;
\r\n\r\n- Sản phẩm an toàn\r\nlớp mạng;
\r\n\r\n- Sản phẩm an toàn\r\nlớp ứng dụng;
\r\n\r\n- Sản phẩm bảo vệ dữ\r\nliệu;
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Nội\r\n dung \r\n | \r\n \r\n Tính\r\n năng chính \r\n | \r\n
\r\n I \r\n | \r\n \r\n Giải pháp an toàn\r\n cho thiết bị đầu cuối \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ máy tính cá\r\n nhân/máy chủ (PC/Laptop/Server Security) \r\n | \r\n \r\n - Chống virus, mã\r\n độc hại \r\n- Phát hiện và ngăn\r\n chặn các loại tấn công có chủ đích (APT) đến thiết bị đầu cuối \r\n- Tường lửa, phát\r\n hiện, chống tấn công (IPS/IDS) \r\n- Kiểm soát truy\r\n nhập \r\n- Giám sát hoạt\r\n động của thiết bị; hỗ trợ cập nhật bản vá phần mềm \r\n- Hỗ trợ mã hóa dữ\r\n liệu, sao lưu dữ liệu trên thiết bị đầu cuối \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n Giải pháp an toàn\r\n lớp mạng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống kiểm soát\r\n truy cập mạng (Network Access Control) \r\n | \r\n \r\n - Kiểm soát truy\r\n cập mạng \r\n- Quản lý định\r\n danh, xác thực và cấp quyền truy cập \r\n- Phân chia vùng\r\n mạng \r\n- Áp dụng thực thi\r\n chính sách an toàn mạng \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa bảo vệ\r\n lớp mạng (Network-base Firewall) \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống mạng \r\n- Quản lý, thiết\r\n lập các chính sách kiểm soát truy cập mạng \r\n- Phân tích, đánh\r\n giá dữ liệu trên đường truyền \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phát hiện\r\n và ngăn chặn xâm nhập - Intrusion Prevention/ Detection System (IPS/IDS) \r\n | \r\n \r\n - Phát hiện, ngăn\r\n chặn xâm nhập dựa trên: \r\n- Hành vi \r\n- Dữ liệu nhận dạng\r\n (signature) \r\n- Các chính sách\r\n được thiết lập \r\n- Nhật ký hệ thống \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống chống tấn\r\n công từ chối dịch vụ (DDoS Prevention) \r\n | \r\n \r\n - Chống tấn công từ\r\n chối dịch vụ, từ chối dịch vụ phân tán. \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý sự\r\n kiện và an toàn thông tin (SIEM) \r\n | \r\n \r\n - Quản lý sự kiện\r\n an toàn thông tin (SEM) \r\n- Quản lý an toàn\r\n thông tin (SIM) \r\n- Theo dõi, phân\r\n tích, cảnh báo theo thời gian thực các sự kiện mất an toàn thông tin xảy ra\r\n trên hệ thống thông tin \r\n- Thu thập, quản lý\r\n tập trung nhật ký sự kiện an toàn thông tin của các thiết bị trong hệ thống \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý,\r\n phản hồi sự cố \r\n | \r\n \r\n - Cung cấp giao\r\n diện quản lý tập trung cho hệ thống SOC \r\n- Quản lý các cảnh\r\n báo và sự cố an toàn thông tin cho phép điều tra phản ứng trước các tình\r\n huống \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống phân tích\r\n và truy vết các cuộc tấn công mạng \r\n | \r\n \r\n - Điều tra, tìm vết\r\n các sự cố an toàn thông tin \r\n- Xác định nguyên\r\n nhân, đối tượng và phương án xử lý Quản lý và theo dõi các tiến trình xử lý\r\n sự cố \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giám sát\r\n mạng (Network Monitoring) \r\n | \r\n \r\n - Giám sát, phân\r\n tích gói tin truyền trên hệ thống mạng \r\n- Phát hiện các dấu\r\n hiệu, nguy cơ mất an toàn thông tin \r\n- Cảnh báo cho\r\n người quản trị \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Mạng riêng ảo (VPN) \r\n | \r\n \r\n - Tạo kênh kết nối\r\n riêng giữa các thiết bị, hệ thống mạng có mã hóa đường truyền \r\n- Chống các loại\r\n hình tấn công, nghe lén thông tin trên đường truyền \r\n- Xác thực các đối\r\n tượng tham gia trao đổi thông tin \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản lý\r\n tối ưu chính sách \r\n | \r\n \r\n - Quản lý tối ưu\r\n các chính sách an toàn bảo mật trên các thiết bị mạng Router, Firewall \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Giải pháp an toàn lớp ứng dụng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa cho các\r\n hệ thống ứng dụng trên nền tảng web (Web Application Firewall) \r\n | \r\n \r\n - Chống các loại\r\n tấn công đối với ứng dụng trên nền tảng ứng dụng web \r\n- Hỗ trợ mã hóa\r\n thông tin giữa máy chủ web và người truy cập \r\n- Xác thực máy chủ\r\n web \r\n- Hạn chế thất\r\n thoát dữ liệu, xâm nhập bất hợp pháp vào máy chủ và ứng dụng web \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa cho hệ\r\n thống thư điện tử (Email Firewall) \r\n | \r\n \r\n - Ngăn chặn các tấn\r\n công trên hệ thống thư điện tử \r\n- Thiết lập các bộ\r\n lọc thư điện tử, ngăn chặn thư điện tử rác, chứa mã độc,… \r\n- Quản lý, tăng\r\n cường sự tin cậy của hệ thống thư điện tử \r\n- Phân tích, đánh\r\n giá dữ liệu gửi và nhận từ hệ thống thư điện tử \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống kiểm soát\r\n người truy cập web \r\n | \r\n \r\n - Kiểm soát người\r\n dùng truy cập Web/Ứng dụng Web \r\n- Phát hiện và ngăn\r\n chặn kết nối độc hại \r\n- Xác thực, định\r\n danh và phân quyền người dùng. \r\n- Ngăn chặn thất\r\n thoát dữ liệu qua kênh upload \r\n- Ngăn chặn lừa đảo\r\n qua Internet \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Giải pháp kiểm tra,\r\n đánh giá an toàn thông tin mạng \r\n | \r\n \r\n - Kiểm tra, đánh\r\n giá các nguy cơ, điểm yếu mất an toàn thông tin của hệ thống, ứng dụng, phần\r\n mềm \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống quản trị\r\n phân tích tập trung chất lượng ứng dụng, dịch vụ \r\n | \r\n \r\n - Thu thập thông\r\n tin, dữ liệu \r\n- Phân tích đánh\r\n giá chất lượng dịch vụ \r\n | \r\n
\r\n IV \r\n | \r\n \r\n Giải pháp bảo vệ dữ liệu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Tường lửa cho hệ\r\n thống cơ sở dữ liệu (Database Firewall) \r\n | \r\n \r\n - Bảo vệ cơ sở dữ\r\n liệu \r\n- Kiểm soát các\r\n truy vấn bất thường vào hệ thống cơ sở dữ liệu \r\n- Chống các loại\r\n hình tấn công, xâm nhập đặc thù vào cơ sở dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Sản phẩm chống thất\r\n thoát dữ liệu (DLP) \r\n | \r\n \r\n - Phân tích nội\r\n dung gói tin \r\n- Ngăn chặn các\r\n truy cập bất hợp pháp vào các dữ liệu nhạy cảm \r\n- Thiết lập và quản\r\n lý các chính sách chia sẻ, truy cập dữ liệu \r\n- Mã hóa dữ liệu \r\n- Phân quyền truy\r\n cập dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Giải pháp mã hóa,\r\n an toàn dữ liệu lưu trữ \r\n | \r\n \r\n - Áp dụng các kỹ\r\n thuật mật mã tiên tiến mã hóa dữ liệu khi lưu trữ, chia sẻ \r\n- Phân quyền truy\r\n cập các bảng trong Database \r\n | \r\n
2.5.5\r\nPhương án đảm bảo ATTT
\r\n\r\nMô hình dưới đây mô\r\ntả các yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc gia\r\nTCVN 11930:2017. Các yêu cầu cụ thể được xác định dựa vào cấp độ của hệ thống\r\nthông tin tương ứng cần bảo vệ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n33: Mô hình yêu cầu về kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin
\r\n\r\nCác yêu cầu được nhóm\r\nlại thành 04 nhóm: (1) An toàn hạ tầng mạng, (2) An toàn máy chủ, (3) An toàn\r\nứng dụng, (4) An toàn dữ liệu, cụ thể như sau:
\r\n\r\n2.5.5.1 Bảo đảm an\r\ntoàn mạng
\r\n\r\n- Thiết kế phương án\r\nbảo đảm an toàn thông tin: Đưa ra các phương án thiết kế các vùng mạng trong hệ\r\nthống theo chức năng, các vùng mạng; Phương án quản lý truy cập, quản trị hệ\r\nthống từ xa an toàn; Phương án quản lý truy cập giữa các vùng mạng và phòng chống\r\nxâm nhập; Phương án cân bằng tải, dự phòng nóng cho các thiết bị mạng; Phương\r\nán bảo đảm an toàn cho máy chủ cơ sở dữ liệu; Phương án chặn lọc phần mềm độc\r\nhại trên môi trường mạng; Phương án phòng chống tấn công từ chối dịch vụ;\r\nPhương án giám sát hệ thống thông tin tập trung; Phương án giám sát an toàn hệ\r\nthống thông tin tập trung; Phương án quản lý sao lưu dự phòng tập trung; Phương\r\nán quản lý phần mềm phòng chống mã độc trên các máy chủ/máy tính người dùng tập\r\ntrung; Phương án phòng, chống thất thoát dữ liệu; Phương án bảo đảm an toàn cho\r\nmạng không dây; Phương án quản lý tài khoản đặc quyền; Phương án dự phòng hệ\r\nthống ở vị trí địa lý khác nhau.
\r\n\r\n- Kiểm soát truy cập\r\ntừ bên ngoài mạng: Đưa ra phương án quản lý truy cập từ các mạng bên ngoài theo\r\nchiều đi vào hệ thống tới các máy chủ dịch vụ bên trong mạng, bao gồm: Các dịch\r\nvụ/ứng dụng cho phép từ truy cập từ bên ngoài; Thời gian mất kết nối; Phân\r\nquyền truy cập; Giới hạn kết nối; Thiết lập chính sách ưu tiên. Phương án cần\r\nmô tả chính sách đó được thiết lập trên thiết bị hệ thống nào.
\r\n\r\n- Kiểm soát truy cập\r\ntừ bên trong mạng: Đưa ra phương án quản lý truy cập từ các máy tính/máy chủ\r\nbên trong mạng theo chiều đi ra các mạng bên ngoài và các mạng khác bên trong\r\nmạng, bao gồm: Các ứng dụng/dịch vụ nào được truy cập; Quản lý truy cập theo\r\nđịa chỉ thiết bị; Phương án ưu tiên truy cập. Phương án cần mô tả chính sách đó\r\nđược thiết lập trên thiết bị hệ thống nào.
\r\n\r\n- Nhật ký hệ thống:\r\nĐưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các thiết bị hệ thống về\r\nbật chức năng ghi log; thông tin ghi log; thời gian, dung lượng ghi log; quản\r\nlý log.
\r\n\r\n- Phòng chống xâm\r\nnhập: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu hình của thiết bị phòng, chống\r\nxâm nhập IDS/IPS hoặc chức năng IDS/IPS trên thiết bị tường lửa có trong hệ\r\nthống nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn.
\r\n\r\n- Phòng chống phần\r\nmềm độc hại trên môi trường mạng: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu\r\nhình của thiết bị để thực hiện chức năng phòng chống phần mềm độc hại trên môi\r\ntrường mạng đáp ứng yêu cầu an toàn.
\r\n\r\n- Bảo vệ thiết bị hệ\r\nthống: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu hình chức năng bảo mật trên\r\ncác thiết bị có trong hệ thống nhằm bảo đảm an toàn cho thiết bị trong quá\r\ntrình sử dụng và quản lý vận hành.
\r\n\r\n2.5.5.2 Bảo đảm an\r\ntoàn máy chủ
\r\n\r\n- Xác thực: Đưa ra\r\nphương án thiết lập chính sách xác thực trên máy chủ để bảo đảm việc xác thực\r\nkhi đăng nhập vào máy chủ an toàn.
\r\n\r\n- Kiểm soát truy cập:\r\nĐưa ra phương án thiết lập chính sách kiểm soát truy cập trên máy chủ để bảo\r\nđảm việc truy cập, sử dụng máy chủ an toàn sau khi đăng nhập thành công.
\r\n\r\n- Nhật ký hệ thống:\r\nĐưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các máy chủ về: Bật chức\r\nnăng ghi log; Thông tin ghi log; Thời gian, Dung lượng ghi log; Quản lý log.
\r\n\r\n- Phòng chống xâm\r\nnhập: Đưa ra phương án thiết lập cấu hình bảo mật trên máy chủ để bảo vệ tấn\r\ncông xâm nhập từ bên ngoài.
\r\n\r\n- Phòng chống phần\r\nmềm độc hại: Đưa ra phương án thiết lập cấu hình bảo mật trên máy chủ về: Cài\r\nđặt phần mềm phòng chống mã độc; Dò quét mã độc; Xử lý mã độc; Quản lý tập\r\ntrung phần mềm phòng chống mã độc. . . để phòng chống mã độc cho máy chủ.
\r\n\r\n- Xử lý máy chủ khi\r\nchuyển giao: Đưa ra phương án xóa sạch dữ liệu; sao lưu dự phòng dữ liệu khi\r\nchuyển giao hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
\r\n\r\n2.5.5.3 Bảo đảm an\r\ntoàn ứng dụng
\r\n\r\n- Xác thực: Đưa ra\r\nphương án thiết lập chính sách xác thực trên ứng dụng để bảo đảm việc xác thực\r\nkhi đăng nhập vào máy chủ an toàn.
\r\n\r\n- Kiểm soát truy cập:\r\nĐưa ra phương án thiết lập chính sách kiểm soát truy cập trên ứng dụng để bảo\r\nđảm việc truy cập, sử dụng ứng dụng an toàn sau khi đăng nhập thành công.
\r\n\r\n- Nhật ký hệ thống:\r\nĐưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các ứng dụng về: Bật chức\r\nnăng ghi log; Thông tin ghi log; Thời gian, dung lượng ghi log; Quản lý log.
\r\n\r\n- Bảo mật thông tin\r\nliên lạc: Đưa ra phương án mã hóa và sử dụng giao thức mạng hoặc kênh kết nối\r\nmạng an toàn khi trao đổi dữ liệu qua môi trường mạng.
\r\n\r\n- Chống chối bỏ: Đưa\r\nra phương án dùng và bảo vệ chữ ký số để bảo vệ tính bí mật và chống chối bỏ\r\nkhi gửi/nhận thông tin quan trọng qua mạng.
\r\n\r\n- An toàn ứng dụng và\r\nmã nguồn: Đưa ra phương án cấu hình/thiết lập chức năng bảo mật cho ứng dụng và\r\nphương án bảo vệ mã nguồn ứng dụng.
\r\n\r\n2.5.5.4 Bảo đảm an\r\ntoàn dữ liệu
\r\n\r\n- Nguyên vẹn dữ liệu:\r\nĐưa ra phương án lưu trữ, quản lý thay đổi, khôi phục dữ liệu bảo đảm tính\r\nnguyên vẹn của dữ liệu.
\r\n\r\n- Bảo mật dữ liệu:\r\nĐưa ra phương án lưu trữ, quản lý thay đổi, khôi phục dữ liệu bảo đảm tính bí\r\nmật của dữ liệu.
\r\n\r\n- Sao lưu dự phòng:\r\nĐưa ra phương án sao lưu dự phòng dữ liệu: Các thông tin yêu cầu sao lưu dự\r\nphòng; Phân loại dữ liệu sao lưu dự phòng; Hệ thống sao lưu dự phòng…
\r\n\r\n2.5.6\r\nPhương án quản lý ATTT
\r\n\r\nMô hình dưới đây mô\r\ntả các yêu cầu về quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN\r\n11930:2017. Các yêu cầu cụ thể được xác định dựa vào cấp độ của hệ thống thông\r\ntin tương ứng cần bảo vệ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n34: Mô hình Mô hình các yêu cầu về quản lý an toàn thông tin
\r\n\r\nCác yêu cầu về quản\r\nlý được chia ra làm 05 nhóm: (1) Chính sách an toàn thông tin, (2) Tổ chức bảo\r\nđảm an toàn thông tin, (3) Bảo đảm nguồn nhân lực, (4) Quản lý thiết kế, xây\r\ndựng hệ thống, (5) Quản lý vận hành an toàn hệ thống thông tin, cụ thể như sau:
\r\n\r\n2.5.6.1 Chính sách an\r\ntoàn thông tin
\r\n\r\nChính sách an toàn\r\nthông tin bao gồm các nội dung cơ bản như:
\r\n\r\n- Mục tiêu, nguyên\r\ntắc bảo đảm an toàn thông tin;
\r\n\r\n- Trách nhiệm bảo đảm\r\nan toàn thông tin: Mô tả trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của đơn vị\r\nchuyên trách về an toàn thông tin và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của\r\nchính sách an toàn thông tin;
\r\n\r\n- Phạm vi chính sách\r\nan toàn thông tin: Mô tả phạm vi chính sách, đối tượng áp dụng chính sách bảo\r\nđảm an toàn thông tin của tổ chức;
\r\n\r\n2.5.6.2 Tổ chức bảo\r\nđảm an toàn thông tin
\r\n\r\nCung cấp thông tin về\r\ncơ cấu, tổ chức bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức, bao gồm: Đơn vị chuyên\r\ntrách về an toàn thông tin; Cơ chế, đầu mối phối hợp với cơ quan/tổ chức có\r\nthẩm quyền trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin.
\r\n\r\n2.5.6.3 Bảo đảm nguồn\r\nnhân lực
\r\n\r\nĐưa ra chính sách/quy\r\ntrình thực hiện quản lý bảo đảm nguồn nhân lực an toàn thông tin của tổ chức,\r\nbao gồm: Tuyển dụng cán bộ; quy chế/quy định bảo đảm an toàn thông tin trong\r\nquá trình làm việc và chấm dứt hoặc thay đổi công việc.
\r\n\r\n2.5.6.4 Quản lý thiết\r\nkế, xây dựng hệ thống
\r\n\r\nĐưa ra chính sách/quy\r\ntrình thực hiện quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống của tổ chức, bao gồm: Thiết\r\nkế an toàn hệ thống thông tin; Phát triển phần mềm thuê khoán; Thử nghiệm và\r\nnghiệm thu hệ thống.
\r\n\r\n2.5.6.5 Quản lý vận\r\nhành an toàn hệ thống
\r\n\r\nQuản lý vận hành an\r\ntoàn hệ thống bao gồm 09 nội dung quản lý:
\r\n\r\n- Quản lý an toàn\r\nmạng: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn hạ tầng mạng của tổ\r\nchức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường của hệ thống; Cập nhật,\r\nsao lưu dự phòng và khôi phục hệ thống sau khi xảy ra sự cố; Truy cập và quản\r\nlý cấu hình hệ thống; Cấu hình tối ưu, tăng cường bảo mật cho thiết bị hệ thống\r\n(cứng hóa) trước khi đưa vào vận hành, khai thác.
\r\n\r\n- Quản lý an toàn máy\r\nchủ và ứng dụng: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn máy chủ\r\nvà ứng dụng của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường của hệ\r\nthống máy chủ và dịch vụ; Truy cập mạng của máy chủ; Truy cập và quản trị máy\r\nchủ và ứng dụng; Cập nhật, sao lưu dự phòng và khôi phục sau khi xảy ra sự cố;\r\nCài đặt, gỡ bỏ hệ điều hành, dịch vụ, phần mềm trên hệ thống; Kết nối và gỡ bỏ\r\nhệ thống máy chủ và dịch vụ khỏi hệ thống; Cấu hình tối ưu và tăng cường bảo\r\nmật cho hệ thống máy chủ trước khi đưa vào vận hành, khai thác.
\r\n\r\n- Quản lý an toàn dữ\r\nliệu: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn dữ liệu của tổ\r\nchức, bao gồm: Yêu cầu an toàn đối với phương pháp mã hóa; Phân loại, quản lý\r\nvà sử dụng khóa bí mật và dữ liệu mã hóa; Cơ chế mã hóa và kiểm tra tính nguyên\r\nvẹn của dữ liệu; Trao đổi dữ liệu qua môi trường mạng và phương tiện lưu trữ;\r\nSao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu; Cập nhật đồng bộ thông tin, dữ liệu giữa\r\nhệ thống sao lưu dự phòng chính và hệ thống phụ.
\r\n\r\n- Quản lý an toàn\r\nthiết bị đầu cuối: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn thiết\r\nbị đầu cuối của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường cho\r\nthiết bị đầu cuối; Kết nối, truy cập và sử dụng thiết bị đầu cuối từ xa; Cài\r\nđặt, kết nối và gỡ bỏ thiết bị đầu cuối trong hệ thống; Cấu hình tối ưu và tăng\r\ncường bảo mật cho máy tính người sử dụng; Kiểm tra, đánh giá, xử lý điểm yếu an\r\ntoàn thông tin cho thiết bị đầu cuối.
\r\n\r\n- Quản lý phòng chống\r\nphần mềm độc hại: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý phòng chống\r\nphần mềm độc hại của tổ chức, bao gồm: Cài đặt, cập nhật, sử dụng phần mềm\r\nphòng chống mã độc; Cài đặt, sử dụng phần mềm trên máy tính, thiết bị di động\r\nvà việc truy cập các trang thông tin trên mạng; Gửi nhận tập tin qua môi trường\r\nmạng và các phương tiện lưu trữ di động; Thực hiện kiểm tra và dò quét phần mềm\r\nđộc hại trên toàn bộ hệ thống; Kiểm tra và xử lý phần mềm độc hại.
\r\n\r\n- Quản lý giám sát an\r\ntoàn hệ thống thông tin: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý phòng\r\nchống phần mềm độc hại của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình\r\nthường của hệ thống giám sát; Đối tượng giám sát bao gồm; Kết nối và gửi nhật\r\nký hệ thống; Truy cập và quản trị hệ thống giám sát; Loại thông tin cần được\r\ngiám sát; Lưu trữ và bảo vệ thông tin giám sát; Theo dõi, giám sát và cảnh báo\r\nsự cố; Bố trí nguồn lực và tổ chức giám sát.
\r\n\r\n- Quản lý điểm yếu an\r\ntoàn thông tin: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý điểm yếu an toàn\r\nthông tin của tổ chức, bao gồm: Quản lý thông tin các thành phần có trong hệ\r\nthống có khả năng tồn tại điểm yếu an toàn thông tin; Quản lý, cập nhật nguồn\r\ncung cấp điểm yếu an toàn thông tin; Phân nhóm và mức độ của điểm yếu; Cơ chế\r\nphối hợp với các nhóm chuyên gia; Kiểm tra, đánh giá và xử lý điểm yếu an toàn\r\nthông tin trước khi đưa hệ thống vào sử dụng; Quy trình khôi phục lại hệ thống.\r\n
\r\n\r\n- Quản lý sự cố an\r\ntoàn thông tin: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý sự cố an toàn thông\r\ntin của tổ chức, bao gồm: Phân nhóm sự cố an toàn thông tin; Phương án tiếp\r\nnhận, phát hiện, phân loại và xử lý thông tin; Kế hoạch ứng phó sự cố an toàn\r\nthông tin; Giám sát, phát hiện và cảnh báo sự cố an toàn thông tin; Quy trình\r\nứng cứu sự cố an toàn thông tin thông thường; Quy trình ứng cứu sự cố an toàn\r\nthông tin nghiêm trọng; Cơ chế phối hợp trong việc xử lý, khắc phục sự cố an\r\ntoàn thông tin; Diễn tập phương án xử lý sự cố an toàn thông tin.
\r\n\r\n- Quản lý an toàn\r\nngười sử dụng đầu cuối: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn\r\nngười sử dụng đầu cuối của tổ chức, bao gồm: Quản lý truy cập, sử dụng tài\r\nnguyên nội bộ; Quản lý truy cập mạng và tài nguyên trên Internet; Cài đặt và sử\r\ndụng máy tính an toàn.
\r\n\r\n2.5.7\r\nPhương án dự phòng thảm họa
\r\n\r\nPhòng chống thảm họa\r\n- Disaster Recovery cho các hệ thống thông tin là rất quan trọng trong quá\r\ntrình xây dựng, phát triển CPĐT. Bảo vệ hệ thống dữ liệu của các hệ thống thông\r\ntin trong CPĐT sao cho thông tin và dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng truy\r\ncập là yêu cầu rất quan trọng và ngày càng được đề cao. Bên cạnh việc sử dụng\r\ncác phương án sao lưu dữ liệu tại chỗ thì phương án chuẩn bị một Trung tâm dữ\r\nliệu dự phòng cho Trung tâm dữ liệu chính, là phương án đảm bảo an toàn nhất\r\ntrong các trường hợp Trung tâm dữ liệu chính xảy ra các sự cố về thiên tai, hoả\r\nhoạn… hoặc ngay trong trường hợp có kế hoạch tạm dừng trong các đợt nâng cấp\r\nlớn.
\r\n\r\nCác hệ thống tại TTDL\r\nChính và TTDL Chính có thể được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng WAN để\r\nđồng bộ dữ liệu, đảm bảo khả năng dự phòng của hệ thống. Mục đích của việc đồng\r\nbộ dữ liệu giữa các TTDL này nhằm triển khai giải pháp phục hồi thảm họa và\r\nphục vụ truy cập các hệ thống thông tin của CPĐT tại TTDL Dự phòng phục vụ các\r\ncông việc chuyên môn nghiệp vụ. Trong trường hợp TTDL Chính gặp sự cố, dữ liệu\r\ntại TTDL Dự phòng vẫn an toàn. TTDL Dự phòng được chuyển sang chế độ tải toàn\r\nphần, thay thế TTDL Chính. Người sử dụng vẫn tiếp tục truy cập dữ liệu, sử dụng\r\ndịch vụ nghiệp vụ. Việc dự phòng thảm họa có thể được phân chia theo các vùng\r\nkhác nhau là vùng CSDL và vùng ứng dụng.
\r\n\r\na) Lớp CSDL
\r\n\r\nĐặc điểm của việc\r\nđồng bộ dữ liệu giữa hai TTDL:
\r\n\r\n- Đồng bộ “full” cơ\r\nsở dữ liệu: Do cơ sở dữ liệu tại TTDL Dự phòng được sử dụng thay thế cơ sở dữ\r\nliệu tại TTDL Chính;
\r\n\r\n- Đồng bộ một chiều:\r\nĐồng bộ một chiều từ cơ sở dữ liệu chính sang cơ sở dữ liệu dự phòng.
\r\n\r\nPhương pháp đồng bộ\r\ndữ liệu
\r\n\r\nHai phương pháp đồng\r\nbộ dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay:
\r\n\r\n- Phương pháp đồng bộ\r\nsử dụng công nghệ tủ đĩa;
\r\n\r\n- Phương pháp đồng bộ\r\nsử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu.
\r\n\r\nPhương pháp đồng bộ\r\nsử dụng công nghệ tủ đĩa yêu cầu băng thông rất lớn và độ trễ nhỏ. Trong điều\r\nkiện băng thông hiện tại của mạng WAN của Ngành, phương pháp đồng bộ sử dụng\r\ncông nghệ cơ sở dữ liệu là thích hợp hơn cả.
\r\n\r\nPhương pháp đồng bộ\r\ncơ sở dữ liệu phải đảm bảo các yếu tố:
\r\n\r\n- Chuyển đổi linh\r\nhoạt giữa chế độ “synchronize” và “asynchronize”:
\r\n\r\n- Trong trường hợp\r\nđường truyền bình thường, cơ chế đồng bộ dữ liệu là “synchronize”, đảm bảo dữ\r\nliệu tại TTDL Dự phòng được cập nhật liên tục. Trong trường hợp đường truyền bị\r\nnghẽn hoặc mất kết nối, chế độ đồng bộ chuyển qua “asynchronize” hoặc ngừng hẳn\r\nchờ kết nối bình thường lại thực hiện đồng bộ tiếp;
\r\n\r\n- Chỉ đồng bộ dữ liệu\r\nthay đổi: Để tiết kiệm băng thông, thời gian đồng bộ, đồng thời không ảnh hưởng\r\nđến hiệu năng của hệ thống, phương pháp đồng bộ cơ sở dữ liệu đảm bảo chỉ đồng\r\nbộ những dữ liệu thay đổi.
\r\n\r\nb) Lớp ứng dụng
\r\n\r\nĐối với việc dự phòng\r\nthảm họa cho các hệ thống thông tin ở mức ứng dụng. Các hệ thống máy chủ cài\r\nđặt các hệ thống ứng dụng tại TTDL Chính và TTDL Dự phòng sẽ được đồng bộ thông\r\ntin về cấu hình thông qua các phương pháp nhân bản dữ liệu. Các hệ thông tin có\r\nthể sử dụng phương pháp nhân bản, đồng bộ dữ liệu ở mức file vật lý (File-based\r\nreplication) thông qua công cụ hỗ trợ của hệ điều hành hoặc thông qua phần mềm\r\nthứ 3 tùy thuộc giải pháp dự phòng thảm họa áp dụng. Trong phương pháp nhân bản\r\nmức file vật lý (File-based replication), quá trình nhân bản được thực hiện\r\nthông qua việc sao chép tập tin ở mức vật lý với các phương pháp nhân bản sau:
\r\n\r\n- Nhân bản sử dụng\r\nnhân điều khiển (kernel driver): Các giải pháp phần mềm sử dụng các function\r\nchức năng của hệ thống để nắm bắt được các thay đổi của tập tin. Ở mức file vật\r\nlý, khi có các hoạt động được ghi nhận đối với tập tin như đọc, ghi, xóa. . .\r\nkernel driver truyền tải, đồng bộ các hoạt động này đến máy chủ từ xa. Kernel\r\ndriver cũng hỗ trợ các cơ chế nhân bản bao gồm “Synchronous” và “Asynchronous”.\r\n
\r\n\r\n- Nhân bản sử dụng\r\nfile nhật ký (log file): Tương tự như việc sử dụng các bản ghi nhật ký giao\r\ndịch cơ sở dữ liệu (log file). Một số tập tin hệ thống có hỗ trợ khả năng ghi\r\nnhật ký hoạt động, các log file này được gửi đến hệ thống khác theo định kỳ\r\nhoặc theo thời gian thực sau đó được sử dụng để chỉnh sửa, cập nhật hệ thống\r\ntệp tin cần đồng bộ.
\r\n\r\nThông tin cấu hình\r\ntrong server ứng dụng của CPĐT được lưu trữ trong các file cấu hình. Các file\r\ncấu hình này sẽ được nhân bản và đồng bộ sang TTDL Dự phòng và sẽ được gắn vào\r\nmáy chủ có vai trò, nhiệm vụ tương ứng tại TTDL này. Bản thân hệ thống ứng dụng\r\nbên môi trường dự phòng cũng được cài đặt các thành phần như bên môi trường sản\r\nxuất.
\r\n\r\nc) Kiểm tra khả năng\r\ndự phòng thảm họa
\r\n\r\nTrên cơ sở đảm bảo\r\nhoàn tất đồng bộ ở các lớp Database và lớp ứng dụng giữa các môi trường, Cơ\r\nquan chuyên trách CNTT phải định kỳ kiểm thử khả năng vận hành của TTDL Dự\r\nphòng, lên kịch bản cho chuyển đổi môi trường khi cần thiết, đánh giá quy trình\r\nxử lí dự phòng thảm họa của các hệ thống thông tin. Công tác ngắt chuyển hệ\r\nthống cần chuẩn bị trước tài liệu quy trình ngắt chuyển hệ thống và đến thời điểm\r\ntrước ngày ngắt chuyển phải thông báo đến người sử dụng về việc dừng truy cập\r\nhệ thống trong thời gian ngắt chuyển, các bước thực hiện sẽ theo tài liệu ngắt\r\nchuyển được xây dựng.
\r\n\r\nd) Đảm bảo tính liên\r\ntục đối với các hệ thống và ứng dụng quan trọng
\r\n\r\nĐảm bảo hoạt động\r\nliên tục
\r\n\r\n- Căn cứ quy mô và\r\nmức độ của từng hệ thống thông tin đối với hoạt động của đơn vị, xác định các\r\nhệ thống và ứng dụng quan trọng.
\r\n\r\n- Định kỳ tối thiểu\r\n06 tháng/lần phải kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và cập nhật nội dung các quy\r\ntrình phù hợp với các quy định hiện hành, đảm bảo hoạt động liên tục của các hệ\r\nthống mạng và ứng dụng quan trọng.
\r\n\r\n- Các quy trình đảm\r\nbảo nghiệp vụ hoạt động liên tục phải được kiểm tra, đánh giá và cập nhật\r\nthường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả.
\r\n\r\nCông tác dự phòng rủi\r\nro
\r\n\r\n- Đối với các hệ\r\nthống mạng và ứng dụng quan trọng phải có biện pháp dự phòng về thiết bị, phần\r\nmềm để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống.
\r\n\r\n- Tối thiểu 06\r\ntháng/lần phải chuyển hoạt động từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng để đảm\r\nbảo tính đồng nhất và sẵn sàng của hệ thống dự phòng.
\r\n\r\n- Tối thiểu 03\r\ntháng/lần tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống dự phòng.
\r\n\r\n2.5.8\r\nPhương án giám sát liên tục công tác đảm bảo ATTT
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n35: Mô hình thành phần giám sát ATTT tập trung BHXH Việt Nam
\r\n\r\nCác thành phần trong\r\nhệ thống giám sát ATTT của Ngành bao gồm:
\r\n\r\n- Các tổ chức kết nối\r\nliên quan phân tích và xử lý điều hành ra quyết định;
\r\n\r\n- Trung tâm phân tích\r\ntổng hợp, chuyên sâu vào gồm nhiều các thành phần chi tiết như: Thành phần hỗ\r\ntrợ giám sát, dò quét đánh giá, tổng hợp chuyên sâu,. . . ;
\r\n\r\n- Các thông tin báo\r\ncáo, trao đổi với các Trung tâm giám sát điều hành ATTT các cơ quan tổ chức\r\nliên quan.
\r\n\r\nHệ thống giám sát an\r\ntoàn thông tin tập trung của Ngành giúp chủ động trong công tác giám sát và\r\ncảnh báo các vấn đề về an toàn thông tin đảm báo phát hiện sớm tấn công các điểm\r\nyếu, lỗ hổng bảo mật đang tồn tại trên hệ thống. Việc phát hiện sớm và kịp thời\r\ncác nguy cơ và rủi ro an toàn thông tin sẽ giúp hạn chế được các mất mát do\r\nviệc mất an toàn thông tin cũng như tiết kiệm các chi phí khắc phục và xử lý sự\r\ncố. Việc giám sát và cảnh báo an toàn thông tin cần được thực hiện một cách\r\nliên tục theo thời gian thực. Một số tác dụng của việc giám sát và cảnh báo an\r\ntoàn thông tin như sau:
\r\n\r\n- Hỗ trợ quản trị\r\nmạng biết được những gì đang diễn ra trên hệ thống;
\r\n\r\n- Phát hiện kịp thời\r\ncác tấn công mạng xuất phát từ Internet cũng như các tấn công xuất phát trong\r\nnội bộ;
\r\n\r\n- Phát hiện kịp thời\r\ncác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ trong hệ\r\nthống;
\r\n\r\n- Phát hiện kịp thời\r\nsự lây nhiễm mã độc trong hệ thống mạng, các máy tính bị nhiễm mã độc, các máy\r\ntính bị tình nghi là thành viên của mạng máy tính ma (botnet);
\r\n\r\n- Giám sát, ngăn chặn\r\nviệc thất thoát dữ liệu;
\r\n\r\n- Giám sát việc tuân\r\nthủ chính sách an ninh trong hệ thống;
\r\n\r\n- Cung cấp bằng chứng\r\nsố phục vụ công tác điều tra sau sự cố.
\r\n\r\nXây dựng và triển\r\nkhai một hệ thống giám sát an toàn thông tin đóng một vai trò quan trọng trong\r\nviệc bảo đảm an toàn thông tin nói riêng cũng như góp phần xây dựng CPĐT nói\r\nchung.
\r\n\r\n2.5.9\r\nPhương án đánh giá, duy trì công tác đảm bảo ATTT
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Nội\r\n dung \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng cách tiếp\r\n cận an ninh mạng (ANTT) dưới dạng quản lý rủi ro \r\n | \r\n
\r\n 1.1 \r\n | \r\n \r\n Phát triển một cơ\r\n chế đánh giá và quản lý rủi ro một cách rõ ràng ví dụ như: Nhận diện rủi ro →\r\n Phân tích rủi ro → Lượng hóa rủi ro → Phương án bảo vệ → Phương án phát hiện\r\n → Phương án ứng phó → Phương án khôi phục → Nhận diện và đánh giá rủi ro còn\r\n lại. \r\n | \r\n
\r\n 1.2 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá các mối đe\r\n dọa (mối nguy) \r\n | \r\n
\r\n 1.3 \r\n | \r\n \r\n Tài liệu hóa và xem\r\n xét các rủi ro được chấp nhận và loại trừ \r\n | \r\n
\r\n 1.4 \r\n | \r\n \r\n Thường xuyên, liên\r\n tục đánh giá và quản lý rủi ro trong suốt quá trình \r\n | \r\n
\r\n 2.\r\n \r\n | \r\n \r\n Xác định rõ ràng\r\n các mức độ ưu tiên \r\n | \r\n
\r\n 2.1 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ lãnh đạo\r\n hiểu rõ và hỗ trợ các nguyên tắc cũng như quản trị các mức độ ưu tiên. Việc\r\n xác định các mức độ cần bảo đảm ATTT là rất quan trọng và phải được lãnh đạo\r\n thực hiện. \r\n | \r\n
\r\n 2.2 \r\n | \r\n \r\n Cân nhắc khả năng\r\n phục hồi (chịu lỗi) phù hợp; Bảo đảm các dịch vụ/ứng dụng quan trọng có khả\r\n năng chịu lỗi, phục hồi nhanh chóng hơn so với các dịch vụ/ứng dụng thông\r\n thường. Ví dụ như với các ứng dụng/dịch vụ quan trọng bắt buộc phải được\r\n triển khai trên cloud và cần được cung cấp đủ băng thông, hệ thống dự phòng\r\n để có thể hoạt động liên tục hay có thời gian gián đoạn thấp nhất khi gặp sự\r\n cố. \r\n | \r\n
\r\n 2.3 \r\n | \r\n \r\n Gắn kết các quy\r\n trình đầu tư, trang bị CNTT với các mức độ ưu tiên và rủi ro; Bảo đảm các hệ\r\n thống/thiết bị ưu tiên được trang bị sớm, bảo đảm các mối nguy (rủi ro) quan\r\n trọng phải được đầu tư để xử lý kịp thời. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Định nghĩa, xác\r\n định các chỉ tiêu cụ thể việc triển khai các hệ thống bảo đảm ATTT vì các sự\r\n cố an ninh mạng có thể được ngăn chặn nếu tất cả hệ thống ICT được triển khai\r\n hệ thống an ninh dù chỉ ở mức cơ bản. \r\n | \r\n
\r\n 3.1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng các tiêu\r\n chuẩn cơ bản về ATTT cần phải được áp dụng. \r\n | \r\n
\r\n 3.2 \r\n | \r\n \r\n Định nghĩa rõ ràng\r\n vai trò và trách nhiệm của cá nhân/tổ chức trong việc hỗ trợ triển khai các\r\n tiêu chuẩn cơ bản này. Từ đó, xây dựng, phát triển toàn diện đội ngũ chuyên\r\n trách với kinh nghiệm phù hợp. \r\n | \r\n
\r\n 3.3 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng hệ thống\r\n cho phép theo dõi (monitor) liên tục về ATTT dựa trên Trung tâm điều hành\r\n CNTT tập trung ngành BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Sắp xếp và chia sẻ\r\n thông tin về các mối đe dọa cũng như các lỗ hổng của hệ thống \r\n | \r\n
\r\n 4.1 \r\n | \r\n \r\n Xác định các mục\r\n tiêu, yêu cầu cần thiết cho việc chia sẻ các rủi ro, nguy cơ, hiểm họa về\r\n ATTT \r\n | \r\n
\r\n 4.2 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng cơ chế\r\n chia sẻ các vấn đề về ATTT mạng trên phạm vi toàn Bộ và với bên ngoài \r\n | \r\n
\r\n 4.3 \r\n | \r\n \r\n Thực hiện các cuộc\r\n diễn tập ANTT để thử nghiệm các kịch bản xử lý khi gặp sự cố. \r\n | \r\n
\r\n 4.4 \r\n | \r\n \r\n Quan tâm đến tính\r\n riêng tư và khả năng bảo vệ quyền tự do công dân khi chia sẻ thông tin. \r\n | \r\n
\r\n 4.5 \r\n | \r\n \r\n Áp dụng các tiêu\r\n chuẩn quốc gia và quốc tế có liên quan về chia sẻ thông tin. \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng năng lực\r\n ứng phó với sự cố dựa trên hình thành Trung tâm điều hành CNTT tập trung toàn\r\n ngành (SOC/NOC) \r\n | \r\n
\r\n 5.1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng đội ngũ\r\n ứng cứu khẩn cấp theo quy định. \r\n | \r\n
\r\n 5.2 \r\n | \r\n \r\n Xác định rõ ràng\r\n quyền hạn và trách nhiệm \r\n | \r\n
\r\n 5.3 \r\n | \r\n \r\n Huy động nguồn lực\r\n từ bên ngoài (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) \r\n | \r\n
\r\n 5.4 \r\n | \r\n \r\n Thực hiện việc phân\r\n loại sự cố một cách chính xác, hợp lý \r\n | \r\n
\r\n 5.5 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra khả năng\r\n và quy trình ứng cứu khẩn cấp thông qua các cuộc diễn tập, kiểm tra, đánh giá\r\n thường xuyên. \r\n | \r\n
\r\n 6.\r\n \r\n | \r\n \r\n Tăng cường nhận\r\n thức xã hội, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực \r\n | \r\n
\r\n 6.1 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng các chương\r\n trình nâng cao nhận thức ANTT \r\n | \r\n
\r\n 6.2 \r\n | \r\n \r\n Trau dồi, phát\r\n triển năng lực đội ngũ bằng các chương trình đào tạo và các chế độ đãi ngộ\r\n phù hợp \r\n | \r\n
\r\n 7.\r\n \r\n | \r\n \r\n Tăng cường hợp tác\r\n với xã hội, doanh nghiệp, tư nhân và các trường, viện \r\n | \r\n
\r\n 7.1 \r\n | \r\n \r\n Khai thác các thế\r\n mạnh, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân \r\n | \r\n
\r\n 7.2 \r\n | \r\n \r\n Hợp tác với các\r\n trường đại học \r\n | \r\n
\r\n 7.3 \r\n | \r\n \r\n Tài trợ cho các chương\r\n trình, sự kiện để kết nối khối nhà nước với tư nhân \r\n | \r\n
\r\n 7.4 \r\n | \r\n \r\n Khuyến khích tuân\r\n thủ pháp luật, bảo vệ quyền riêng tư và tự do cá nhân của công dân \r\n | \r\n
\r\n 7.5 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng văn hóa\r\n khuyến khích sáng tạo \r\n | \r\n
2.5.10\r\nTrung tâm Điều hành và Giám sát an ninh mạng (SOC)
\r\n\r\nMô hình SOC bao gồm\r\n03 thành phần cơ bản như hình dưới đây:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n36: Mô hình SOC
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nCông nghệ là các\r\nphương án, giải pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo đảm việc giám sát an toàn\r\nthông tin đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và tính hiệu quả.
\r\n\r\nQuy trình là những\r\nquy định trong quy chế, chính sách bảo đảm an toàn thông tin của cơ quan, tổ\r\nchức được xây dựng để phục vụ việc quản lý, vận hành hệ thống an toàn.
\r\n\r\nCon người là việc tổ\r\nchức nhân sự cán bộ chuyên trách, chuyên gia và các đội ngũ khác (nếu có) để\r\nvận hành quản lý hệ thống SOC và các thành phần liên quan.
\r\n\r\n2.5.10.1 Công nghệ
\r\n\r\nCông nghệ, giải pháp\r\nkỹ thuật được sử dụng trong SOC cần phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định\r\ntại Điều 5, khoản 1 Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT bao gồm nhưng không giới hạn\r\ncác chức năng sau:
\r\n\r\na) Chức năng quản trị
\r\n\r\n- Chức năng phân tích\r\ntương quan (Correlation): Chức năng này cho phép phân tích tương quan thông tin\r\ngiữa các log nhận được từ các đối tượng giám sát khác nhau;
\r\n\r\n- Chức năng lọc\r\n(Filters): Cho phép lọc ra log cần truy vấn dựa theo nội dung của từng trường\r\nthông tin mà nguồn log đã được chuẩn hóa và lưu trữ;
\r\n\r\n- Tạo các luật\r\n(Rules): Cho phép người quản trị thiết lập các luật kết hợp giữa chức năng\r\nFilter và các luật tương quan để phát hiện ra tấn công mạng hay hành vi bất\r\nthường của người sử dụng;
\r\n\r\n- Chức năng hiển thị\r\n(Dashboards): Cung cấp giao diện quản trị hệ thống, thông tin thống kê và quản\r\nlý sự kiện nhận được theo thời gian thực;
\r\n\r\n- Chức năng cảnh báo\r\nvà báo cáo (Alerts and Reports): Cho phép quản lý thông tin cảnh báo và tạo báo\r\ncáo;
\r\n\r\n- Chức năng cảnh báo\r\nthời gian thực (Real Time Alert) cho phép gửi thông tin cảnh báo thời gian thực\r\ntừ hệ thống ngay khi có sự cố xảy ra.
\r\n\r\nb) Chức năng nhận log
\r\n\r\n- Cho phép nhận log\r\ntừ các nguồn với nhiều định dạng khác nhau từ các thiết bị mạng, máy chủ và ứng\r\ndụng;
\r\n\r\n- Cung cấp các chức\r\nnăng cho phép định dạng, chuẩn hóa log nhận được theo các trường thông tin tùy\r\nbiến theo nhu cầu sử dụng;
\r\n\r\n- Cho phép nhận log\r\ntrực tiếp qua các giao thức mạng như: Syslog, Netflow, SNMP và các giao thức có\r\nchức năng tương đương theo thiết kế của từng hãng cụ thể. Giao thức truyền,\r\nnhận log qua môi trường mạng cần hỗ trợ chức năng mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu;
\r\n\r\n- Cho phép tải các\r\ntệp tin log theo các định dạng khác nhau lên hệ thống để chuẩn hóa và phân\r\ntích.
\r\n\r\nc) Yêu cầu về chức\r\nnăng giám sát hệ thống
\r\n\r\nHệ thống SOC cần có\r\nkhả năng để giám sát các đối tượng giám sát tối thiểu bao gồm: máy chủ, thiết\r\nbị mạng, thiết bị bảo mật, máy chủ, dịch vụ, ứng dụng, các thiết bị đầu cuối và\r\nđiểm giám sát trên đường truyền, cụ thể:
\r\n\r\nGiám sát lớp mạng là việc\r\nthu thập, quản lý và giám sát các sự kiện từ các thiết bị mạng, thiết bị bảo\r\nmật như: Router, Switch, Firewall/IPS/IDS, Sandbox, WAF, Network APT. . . ;
\r\n\r\nGiám sát lớp máy chủ\r\nlà việc thu thập, quản lý và giám sát các sự kiện từ các máy chủ hệ thống (cả\r\nmáy chủ vật lý và ảo hóa) trên các nền tảng khác nhau như: Windows, Linux,\r\nUnix…;
\r\n\r\nGiám sát lớp ứng dụng\r\nlà việc thu thập, quản lý và giám sát các sự kiện từ các ứng dụng như: (1) Ứng\r\ndụng phục vụ hoạt động của hệ thống: DHCP, DNS, NTP, VPN, Proxy Server…; (2)\r\nỨng dụng cung cấp dịch vụ: Web, Mail, FPT, TFTP và các hệ quản trị cơ sở dữ\r\nliệu Oracle, SQL, MySQL . . . ;
\r\n\r\nGiám sát lớp thiết bị\r\nđầu cuối là việc thu thập, quản lý và giám sát các sự kiện từ các thiết bị như:\r\nMáy tính người sử dụng, máy in, máy fax, IP Phone, IP Camera…;
\r\n\r\nGiám sát trên đường\r\ntruyền là việc thu thập, quản lý và giám sát các sự kiện từ: Điểm giám sát biên\r\ntại giao diện kết nối của thiết bị định tuyến biên với các mạng bên ngoài; điểm\r\ngiám sát tại mỗi vùng mạng của hệ thống.
\r\n\r\nd) Yêu cầu về lưu trữ
\r\n\r\nYêu cầu lưu trữ đối\r\nvới hệ thống quản lý tập trung cần bảo đảm thời gian tối thiểu để lưu trữ nhật\r\nký hệ thống căn cứ vào cấp độ (Điều 9 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT) của hệ\r\nthống thông tin được triển khai giám sát, bảo vệ, cụ thể:
\r\n\r\n- Hệ thống thông tin\r\ncấp độ 1 hoặc 2 là 01 tháng;
\r\n\r\n- Hệ thống thông tin\r\ncấp độ 3 là 03 tháng;
\r\n\r\n- Hệ thống thông tin\r\ncấp độ 4 là 06 tháng;
\r\n\r\n- Hệ thống cấp độ 5\r\nlà 12 tháng.
\r\n\r\nđ) Chức năng mở rộng
\r\n\r\n- Quản lý điểm yếu an\r\ntoàn thông tin;
\r\n\r\n- Quản lý quy trình\r\nnghiệp vụ xử lý sự cố an toàn thông tin;
\r\n\r\n- Tích hợp, tổng hợp\r\nvà phân tích thông tin từ hệ thống Threat Intelligence;
\r\n\r\n- Tự động tương tác\r\nvới thiết bị mạng và máy chủ để ngăn chặn tấn công;
\r\n\r\n- Hỗ trợ và tích hợp\r\ncác công nghệ Big data & Machine learning, Kill-chain, Advanced malware\r\nanalysis, AI.
\r\n\r\n2.5.10.2 Quy trình
\r\n\r\nQuy trình trong một\r\nhệ thống SOC cơ bản bao gồm 02 nhóm quy trình: quy trình quản lý, vận hành hệ\r\nthống và quy trình giám sát bảo vệ các hệ thống cần được bảo vệ như dưới đây.
\r\n\r\na) Quy trình quản lý,\r\nvận hành bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống SOC Các quy định, quy trình\r\nliên quan đến quản lý, vận hành hoạt động bình thường của hệ thống giám sát là\r\ncác quy định, quy trình nhằm bảo đảm hệ thống giám sát hoạt động ổn định, có\r\ntính chịu lỗi cao và sẵn sàng khôi phục lại trạng thái bình thường khi xảy ra\r\nsự cố. Các quy định, quy trình cần tối thiểu bao gồm các nội dung:
\r\n\r\n- Khởi động và tắt hệ\r\nthống giám sát;
\r\n\r\n- Thay đổi cấu hình\r\nvà các thành phần của hệ thống giám sát;
\r\n\r\n- Quy trình xử lý các\r\nsự cố liên quan đến hoạt động của hệ thống giám sát;
\r\n\r\n- Quy trình sao lưu,\r\ndự phòng cấu hình hệ thống và log của hệ thống;
\r\n\r\n- Quy trình bảo trì,\r\nnâng cấp hệ thống giám sát;
\r\n\r\n- Quy trình khôi phục\r\nhệ thống sau sự cố.
\r\n\r\nb) Quy trình giám\r\nsát, bảo vệ hệ thống thông tin
\r\n\r\n- Giám sát quản lý\r\ncác sự kiện và cảnh báo an toàn thông tin: Thực hiện giám sát 24/7 các sự kiện\r\ntừ các hệ thống cần bảo vệ; Giám sát màn hình cảnh báo; kiểm tra và phân loại\r\ncảnh báo; Tạo phiếu yêu cầu, gán yêu cầu xử lý cho bộ phận tương ứng; Theo dõi\r\nquá trình xử lý, đóng các ticket xử lý xong.
\r\n\r\n- Xử lý sự cố an toàn\r\nthông tin: Phân tích sơ bộ log, các dấu hiệu tấn công, truy cập trái phép; nhận\r\ndiện và xác định mức độ của sự cố; Xác định các hành động cần thiết và hướng\r\ndẫn (hoặc xử lý trực tiếp) bộ phận chuyên trách của đơn vị chủ quản thực hiện\r\ncác hành động ứng cứu, ngăn chặn ngay khi có dấu hiệu sự cố; Phân tích sâu,\r\nkhoanh vùng, điều tra nguyên nhân gốc; xác định phương án và thực hiện khắc\r\nphục triệt để sự cố.
\r\n\r\n- Tối ưu cảnh báo:\r\nTối ưu cảnh báo trên hệ thống giám sát để tăng hiệu quả của việc vận hành, giảm\r\nthiểu tối đa cảnh báo sai.
\r\n\r\n- Điều tra, phân tích\r\ncác nguy cơ mất an toàn thông tin: Cập nhật, cung cấp thông tin cho đơn vị chủ\r\nquản nguy cơ mất an toàn thông tin; Đánh giá ảnh hưởng, đề xuất và hướng các\r\nbiện pháp để phòng ngừa; Định kỳ thực hiện tìm kiếm chủ động (threat-hunting)\r\nphát hiện các nguy cơ mất an toàn thông tin có thể xảy ra với hệ thống của đơn\r\nvị chủ quản.
\r\n\r\n2.5.10.3 Con người
\r\n\r\nĐơn vị vận hành hệ\r\nthống SOC cần tổ chức và bố trí nhân sự thực hiện quản lý, vận hành hệ thống và\r\ngiám sát an toàn thông tin, bao gồm các nhóm sau:
\r\n\r\na) Nhóm quản lý vận\r\nhành hệ thống giám sát
\r\n\r\n- Có nhiệm vụ quản lý\r\nvận hành bảo đảm các hoạt động bình thường của hệ thống giám sát. Nhóm này có\r\nthể nằm trong nhóm quản lý vận hành chung cho toàn bộ hạ tầng của hệ thống.
\r\n\r\n- Có kiến thức về\r\nmạng, nắm được thiết kế hệ thống, thiết lập cấu hình bảo mật trên các thiết bị,\r\nmáy chủ.
\r\n\r\n- Theo dõi, thường\r\nxuyên, liên tục trạng thái hoạt động của hệ thống, tài nguyên, băng thông,\r\ntrạng thái kết nối để bảo đảm hệ thống hoạt động bình thường, có tính sẵn sàng\r\ncao.
\r\n\r\nb) Nhóm theo dõi và\r\ncảnh báo
\r\n\r\n- Có nhiệm vụ theo\r\ndõi, giám sát các sự kiện, tấn công mạng ghi nhận được trên hệ thống. Xác định\r\nvà phân loại mức độ sự cố và xác định hành động phù hợp tiếp theo hoặc cảnh báo\r\ncho nhóm xử lý sự cố thực hiện.
\r\n\r\n- Có kiến thức về các\r\nlỗ hổng mới, mã độc mới, chiến dịch, hình thức tấn công mới; có thể phân loại\r\nvà xác định mức độ của các sự cố và tìm kiếm, truy vấn thông tin từ các nguồn\r\ndữ liệu bên ngoài như hệ thống Threat Intelligence.
\r\n\r\n- Thực hiện định kỳ\r\nphân tích bộ luật, cảnh báo sai thực hiện whitelist, chỉnh sửa luật không cho\r\nnhững cảnh báo sai lập lại để tối ưu khả năng phát hiện tấn công, sự cố của hệ\r\nthống, giảm thiểu nhận diện nhầm.
\r\n\r\nc) Nhóm xử lý sự cố
\r\n\r\n- Có nhiệm vụ tiếp\r\nnhận cảnh báo, xác minh và thực hiện các hành động để xử lý sự cố, bao gồm một\r\nsố hành động cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Xác định các hành\r\nđộng ứng cứu khẩn cấp: Phản ứng chặn kênh kết nối điều khiển, bổ sung luật ngăn\r\nchặn sớm tấn công hoặc cô lập hệ thống;
\r\n\r\n- Xử lý các lỗ hổng, điểm\r\nyếu, cập nhật bản vá và bóc gỡ mã độc trên hệ thống;
\r\n\r\n- Nâng cấp hoặc khôi\r\nphục hệ thống sau sự cố.
\r\n\r\nd) Nhóm điều tra,\r\nphân tích
\r\n\r\n- Có nhiệm vụ phân\r\ntích chuyên sâu các cảnh báo, các sự cố để tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân và các\r\ndấu hiệu nhận biết tấn công.
\r\n\r\n- Kết quả đầu ra của\r\nnhóm này là chứng cứ số, các dấu hiệu cho phép thiết lập các tập luật trên hệ\r\nthống để ngăn chặn các dạng tấn công tương tự tiếp theo đến hệ thống. Trên cơ\r\nsở đó, các nhóm nhân sự được tổ chức thành các khâu như sau:
\r\n\r\n- Phân tích cảnh báo\r\n(Tier 1 - Alert Analyst)
\r\n\r\nĐược thực hiện bởi\r\nbên vận hành SOC, có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát 24/7. Chịu trách\r\nnhiệm về việc giám sát, phân tích sơ bộ nhằm nhận diện và phân loại các sự kiện\r\nđược cung cấp từ hệ thống các công cụ và từ các bộ phận, quy trình hoạt động\r\nkhác. Thực hiện các hành động theo quy trình nhằm ngăn chặn nhanh chóng các sự\r\ncố, tránh gây thiệt hại về mặt kinh tế, dữ liệu, hình ảnh,. . của hệ thống cần\r\nbảo vệ. Theo dõi quá trình xử lý, kết thúc các yêu cầu (ticket) xử lý xong.
\r\n\r\n- Tiếp nhận và xử lý\r\nsự cố (Tier 2).
\r\n\r\nLà đơn vị, bộ phận\r\nchuyên trách của đơn vị chủ quản có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống\r\nthông tin cần được bảo vệ. Bộ phận này có trách nhiệm xử lý cảnh báo theo hướng\r\ndẫn xử lý của Tier 1.
\r\n\r\n- Ứng cứu, xử lý sự\r\ncố (Tier 3 - Incident Responder )
\r\n\r\nLà bộ phần của đơn vị\r\nvận hành SOC thực hiện xử lý các vấn đề ngoài khả năng xử lý của Tier 2 như:\r\nPhân tích mã độc chuyên sâu; Phân tích điều tra sâu về nguồn tấn công, phát hiện\r\nđề phòng các tấn công; Phân tích xử lý các sự cố mới, phức tạp.
\r\n\r\n- Tối ưu, chuẩn hóa\r\nhệ thống (Content Analysis)
\r\n\r\nLà bộ phần của đơn vị\r\nvận hành SOC thực hiện việc tối ưu cảnh báo để tăng hiệu quả của việc vận hành,\r\ngiảm thiểu tối đa cảnh sai; Phân tích thông tin sự cố nội bộ và bên ngoài tạo\r\ncảnh báo, tối ưu hóa luật.
\r\n\r\n- Chủ động tìm kiếm\r\nnguy cơ mất an toàn thông tin (Threat Hunter)
\r\n\r\nLà bộ phần của đơn vị\r\nvận hành SOC thực hiện việc theo dõi các nguồn tin về lỗ hổng mới; Phân tích để\r\ncập nhật chính sách trên tất cả các giải pháp triển khai cho hệ thống được bảo\r\nvệ; Phân tích, gỡ bỏ mã độc và định kỳ rà soát và gỡ bỏ các mã độc trong hệ\r\nthống.
\r\n\r\n- Quản lý vận hành\r\nSOC (SOC Manager)
\r\n\r\nLà bộ phần của đơn vị\r\nvận hành SOC thực hiện việc quản lý điều hành việc xử lý các cảnh báo, sự cố\r\ntheo KPI, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo thoả thuận ký kết đối với đơn vị chủ\r\nquản; Báo cáo, đánh giá các công tác hoạt động của SOC.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
VIII. PHÂN TÍCH\r\nKHOẢNG CÁCH
\r\n\r\n\r\n Nội dung \r\n | \r\n \r\n Hiện\r\n tại \r\n | \r\n \r\n Mục\r\n tiêu/Khoảng cách \r\n | \r\n \r\n Giải\r\n pháp \r\n | \r\n
\r\n Môi\r\n trường pháp\r\n lý \r\n | \r\n \r\n Trong những năm\r\n qua, lãnh đạo BHXH Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện\r\n các văn bản để từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý trong việc đẩy mạnh\r\n ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn ngành \r\n | \r\n \r\n Hoàn thiện, bổ sung\r\n các văn bản chính sách, quy chế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, hướng\r\n đến Chính phủ số, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển đổi số trong toàn ngành\r\n theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định\r\n 749/QĐ-TTg, Quyết định 942/QĐ-TTg và các quyết định, đề án văn bản khác liên\r\n quan. \r\n | \r\n \r\n - Hoàn thiện, bổ\r\n sung các văn bản chính sách, quy chế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử,\r\n hướng đến Chính phủ số như quy chế quản lý định danh và xác thực điện tử tập\r\n trung ngành BHXH VN, quy định về tiếp nhận, số hóa, lưu trữ và xử lý hồ sơ,\r\n văn bản điện tử đúng pháp luật hiện hành về văn thư lưu trữ và chữ ký số; kế\r\n hoạch chuyển đổi IPv6; tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị ngành BHXH VN… \r\n- Bổ sung, sửa đổi\r\n các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin\r\n để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng phát triển cơ quan\r\n BHXH Việt Nam điện tử, tăng cường sự tương tác với các đối tượng tham gia\r\n hoạt động chuyển đổi số tại BHXH Việt Nam; \r\n- Xây dựng, ban\r\n hành danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH Việt Nam; \r\n- Ban hành danh mục\r\n dữ liệu mở và cung cấp dữ liệu mở theo quy định của Chính phủ tại Nghị định\r\n số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà\r\n nước. \r\n | \r\n
\r\n Hạ\r\n tầng CNTT \r\n | \r\n \r\n - Từ năm 2018, BHXH\r\n đã hoàn thành việc nâng cấp mạng WAN (bao gồm cả đường dự phòng) đến 100% đơn\r\n vị cơ quan BHXH cấp huyện nhằm đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối liên thông\r\n các hệ thống ứng dụng Điều hành, tác nghiệp và hoạt động giao dịch trực\r\n tuyến; \r\n- Từ năm 2016, hàng\r\n năm ngành BHXH đều thực hiện trang bị bổ sung và thay thế kịp thời máy tính\r\n hết khấu hao và cấu hình không đáp ứng yêu cầu sử dụng (bao gồm máy chuyên\r\n dùng và máy thông thường) cho cán bộ viên chức toàn Ngành để đảm bảo 100% cán\r\n bộ có máy tính với cấu hình đáp ứng yêu cầu xử lý nghiệp vụ hàng ngày. \r\n- Từ năm 2018, BHXH\r\n đã hoàn thành việc xây dựng TTDL Ngành và TTDL dự phòng với đầy đủ hạ tầng kỹ\r\n thuật phục vụ cho các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ tập trung cấp Trung ương. \r\n- Từ năm 2016, BHXH\r\n Việt Nam đã thực hiện xây dựng và quy hoạch lại toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT\r\n theo quy chuẩn trong toàn Ngành. Tới thời điểm hiện tại, trang thiết bị hạ\r\n tầng đảm bảo kết nối tới TTDL Ngành của BHXH các cấp tỉnh, cấp huyện về cơ\r\n bản đã có đầy đủ các thành phần thiết bị mạng, bảo mật đảm bảo an toàn thông\r\n tin cho các đơn vị. \r\n | \r\n \r\n - Triển khai, duy\r\n trì, bổ sung mạng WAN đến 100% đơn vị cấp huyện nhằm đảm bảo sẵn sàng, dự\r\n phòng cho việc kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng điều hành, tác nghiệp\r\n và hoạt động giao dịch trực tuyến; \r\n- Duy trì hệ thống\r\n hạ tầng, đường truyền đảm bảo cung cấp các dịch vụ liên thông và tiếp nhận dữ\r\n liệu khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. \r\n- Bổ sung năng lực\r\n và hoàn thiện các Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTDL): TTDL Ngành (DC) và TTDL\r\n dự phòng (DRC) đảm bảo yêu cầu triển khai các ứng dụng của ngành đáp ứng sự\r\n tăng trưởng dữ liệu trong tương lai. \r\n- Tái cấu trúc,\r\n chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt, ưu\r\n tiên áp dụng công nghệ như AI, BigData, Cloud Computing,. . . làm nền tảng\r\n cho việc phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng sử dụng chung hạ tầng\r\n số, nền tảng số và các dịch vụ CNTT sẵn có. \r\n- Đảm bảo 100% theo\r\n tiêu chuẩn định mức của hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT cho CBCCVC toàn\r\n Ngành phục vụ nhu cầu công việc, được kết nối vào mạng LAN, có kết nối mạng\r\n Internet tốc độ cao để xử lý công việc. \r\n | \r\n \r\n - Chuyển đổi toàn\r\n bộ mạng lưới, hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin sang ứng dụng\r\n địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); \r\n- Duy trì kênh\r\n truyền WAN toàn ngành đáp ứng việc kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng điều\r\n hành, tác nghiệp và hoạt động giao dịch trực tuyến; \r\n- Duy trì, nâng cấp\r\n và mở rộng, thuê chỗ đặt máy máy chủ và các thiết bị liên quan cho Trung tâm\r\n dữ liệu chính, Trung tâm dữ liệu dự phòng ngành BHXH Việt Nam; \r\n- Thuê dịch vụ bảo\r\n trì máy tính tiếp nhận dữ liệu thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y\r\n tế tại các cơ sở khám chữa bệnh; \r\n- Xây dựng Trung\r\n tâm giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH Việt Nam (IOC); \r\n- Thuê dịch vụ hỗ\r\n trợ, vận hành kỹ thuật các hệ thống thông tin ngành BHXH Việt Nam; \r\n- Duy trì, trang bị\r\n thiết bị công nghệ thông tin hàng năm cho BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và\r\n các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n Ứng\r\n dụng CNTT, CSDL \r\n | \r\n \r\n - Về ứng dụng cung\r\n cấp dịch vụ hành chính công, Từ năm 2016, BHXH đã liên tục cập nhật, thay đổi\r\n quy trình nghiệp vụ theo định hướng ứng dụng triệt để CNTT trong cải cách thủ\r\n tục hành chính. Các thủ tục hành chính này đều đã được quản lý và thực hiện\r\n trên các phần mềm nghiệp vụ Ngành. \r\n- Về cơ sở dữ liệu\r\n chuyên ngành, đến thời điểm hiện tại Ngành BHXH đã hoàn thành việc chuẩn hóa\r\n và lưu trữ tập trung các CSDL tại TTDL Ngành. Dữ liệu ngành được đảm bảo tính\r\n chính xác, tính toàn vẹn; được lưu trữ tập trung và được bảo đảm ATTT theo\r\n cấp độ. \r\n- Liên quan đến\r\n việc xây dựng CSDLQG về Bảo hiểm, BHXH đã hoàn thiện việc nhập liệu và rà\r\n soát, đối chiếu dữ liệu nhập với CSDL quản lý người tham gia của BHXH Việt\r\n Nam, cấp mã định danh cho toàn bộ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và sử dụng\r\n dữ liệu nghiệp vụ điện tử trong quản lý, đảm bảo tính liên thông, kết nối dữ\r\n liệu trong nội bộ Ngành. \r\n- Đến nay, hệ thống\r\n Cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội đảm bảo 100% sẵn sàng thực hiện công tác\r\n liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và các bộ, ngành, đơn\r\n vị có liên quan (Thuế, Hải quan, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,\r\n Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngân hàng, cơ sở khám chữa bệnh. . . )\r\n nhằm trao đổi thông tin về đơn vị sử dụng lao động và người tham gia Bảo\r\n hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp trong việc thực hiện các thủ\r\n tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã\r\n hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. \r\n- Trong giai đoạn\r\n 2016 - 2020, BHXH đã hoàn thành việc triển khai các phần mềm nghiệp vụ lõi\r\n của Ngành tập trung tại Trung Ương. Hệ thống đã được 100% các cơ quan BHXH\r\n các cấp sử dụng; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý, hỗ trợ ra\r\n quyết định phục vụ đắc lực cho công tác dự báo, ra quyết định, hoạch định\r\n chính sách một cách kịp thời và xuyên suốt. \r\n- BHXH Việt Nam đã\r\n triển khai phần mềm quản lý văn bản điều hành tích hợp hệ thống ISO điện tử\r\n tập trung tại Trung Ương, bảo đảm kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản\r\n và điều hành với Văn phòng Chính phủ. \r\n- Từ năm 2016, BHXH\r\n đã hoàn thành việc cấp tài khoản và xây dựng quy chế sử dụng và quản lý hộp\r\n thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản trong toàn Ngành. \r\n- Tính đến thời điểm\r\n hiện tại 100% các văn bản, tài liệu (trừ văn bản loại mật, hồ sơ) của BHXH\r\n các cấp được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số. \r\n | \r\n \r\n - Trong những năm\r\n tới, BHXH tiếp tục hiệu chỉnh, hoàn thiện và tối ưu hóa các quy trình nghiệp\r\n vụ theo thực tiễn trong quá trình ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ\r\n của Ngành. Từ đó, nâng cấp, hiệu chỉnh, hoàn thiện các phần mềm để đáp ứng\r\n các quy trình nghiệp vụ, 100% các phần mềm liên thông theo quy định; \r\n- Tiếp tục hoàn\r\n chỉnh hệ thống thông tin quản lý, hỗ trợ ra quyết định phục vụ đắc lực cho\r\n công tác dự báo, ra quyết định, chính sách một cách kịp thời và xuyên suốt; \r\n- Xây dựng bộ chỉ\r\n tiêu kiểm soát rủi ro phục vụ xây dựng, phát triển hệ thống phân tích, kiểm\r\n sát, cảnh báo rủi ro phục vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, thanh\r\n tra, kiểm tra của Ngành \r\n- Duy trì, đảm bảo\r\n toàn bộ dữ liệu ngành được bảo đảm tính chính xác, tính toàn vẹn; được lưu\r\n trữ tập trung và được áp dụng mức độ đảm bảo an ninh thông tin cấp quốc gia; \r\n- Trong những năm\r\n tiếp theo, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định CSDL Quốc gia về Bảo\r\n hiểm, trên cơ sở đó BHXH sẽ tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia\r\n Cấu trúc thông điệp dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm BHXH. \r\n- Tiếp tục đảm bảo\r\n hạ tầng và tính sẵn sàng chia sẻ, liên thông dữ liệu với các Bộ, Ngành có\r\n liên quan. \r\n- Tiếp tục hướng\r\n dẫn, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo, hiệu quả các phần mềm của Ngành. \r\n | \r\n \r\n - Hoàn thiện các hệ\r\n thống nền tảng phục vụ việc trao đổi dữ liệu liên thông các hệ thống trong\r\n nội bộ ngành và kết nối chia sẻ dữ liệu với các Bộ, Ngành, tổ chức có liên\r\n quan; \r\n- Mở rộng phạm vi\r\n áp dụng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu được chia sẻ, tích hợp thông\r\n qua hệ thống LGSP, cung cấp tối đa dịch vụ kết nối với nền tảng tích hợp,\r\n chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); \r\n- Bổ sung, hoàn\r\n thiện hệ thống mã hóa định danh, quản lý danh mục điện tử dùng chung. \r\n- Triển khai Cơ sở\r\n dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy\r\n định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; \r\n- Tiếp tục chuẩn\r\n hóa CSDL chuyên ngành; hoàn thiện Kho dữ liệu điện tử dùng chung ngành BHXN\r\n Việt Nam. \r\n- Phát triển nâng\r\n cấp/ mở rộng các phần mềm quản lý nội bộ đã được đầu tư giai đoạn 2016-2020\r\n đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu quản lý của Ngành; \r\n- Phát triển, xây\r\n dựng các hệ thống phần mềm nghiệp vụ, các phần mềm quản lý nội bộ đáp ứng sự\r\n thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu quản lý. \r\n- Đánh giá, thay\r\n thế hệ thống ứng dụng nghiệp vụ chính của BHXH đáp ứng tái thiết kế quy trình\r\n nghiệp vụ. \r\n- Xây dựng và triển\r\n khai các nền tảng và giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số cho ngành\r\n BHXH Việt Nam; \r\n- Duy trì hoạt động\r\n thuê dịch vụ duy trì các hệ thống ứng dụng hiện có. \r\n | \r\n
\r\n Cung\r\n cấp dịch vụ công\r\n dân và doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n - BHXH VN đã triển\r\n khai trên diện rộng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 về bảo hiểm xã\r\n hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên mạng Internet để đáp ứng các\r\n yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. \r\n- BHXH Việt Nam là\r\n 01 trong những Bộ, ngành đầu tiên kết nối đến cổng VDXP để cung cấp thông tin\r\n cho Cổng dịch vụ công Quốc gia và sẵn sàng kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia\r\n theo kế hoạch của Chính phủ. \r\n- Tính đến thời điểm\r\n hiện tại BHXH Việt Nam đã triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến\r\n mức độ 4 cho toàn bộ 27 thủ tục hành chính của Ngành. Đã tích hợp, cung cấp\r\n 15 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. \r\n- Hoàn thành việc\r\n thực hiện liên thông dữ liệu trong quản lý, chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ\r\n và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” nhằm theo\r\n dõi, kiểm tra, xử lý, đôn đốc tiến độ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết\r\n quả thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội địa phương qua mạng trực tuyến,\r\n đồng thời, cho phép đơn vị, tổ chức, cá nhân tra cứu tình trạng giải quyết hồ\r\n sơ của cơ quan BHXH trực tuyến trên hệ thống Giao dịch điện tử của Ngành. \r\n- Hiện tại, BHXH đã\r\n triển khai, tích hợp chữ ký số trong 100% các lĩnh vực giao dịch điện tử giữa\r\n đơn vị, tổ chức với cơ quan BHXH. Đối với giao dịch giữa người dân(cá nhân)\r\n với cơ quan BHXH, do đặc thù rất ít người dân có chữ ký nên hiện tại BHXH\r\n đang áp dụng hình thức xác thực qua mã OTP trong thực hiện giao dịch điện tử\r\n giữa người dân với cơ quan BHXH. \r\n | \r\n \r\n - Hướng đến 100%\r\n các dịch vụ công thực hiện mức độ 4, được định danh, xác thực và tích hợp\r\n thanh toán điện tử; \r\nTiếp tục duy trì\r\n hiệu quả hệ thống tương tác giữa cơ quan BHXH với người dân và doanh nghiệp\r\n thông qua hệ thống tin nhắn đa phương tiện, cung cấp thông tin một cách kịp\r\n thời, chính xác nhất; \r\nTiếp tục thực hiện\r\n liên thông dữ liệu trong quản lý, chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết\r\n quả giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” nhằm theo dõi, kiểm tra, xử lý, đôn\r\n đốc tiến độ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC của BHXH địa\r\n phương qua mạng trực tuyến. \r\n | \r\n \r\n - Nâng cấp, mở rộng\r\n phần mềm giao dịch điện tử ngành BHXH Việt Nam đáp ứng yêu cầu của chính phủ,\r\n liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia, tăng mức độ trải nghiệm người\r\n dùng, hỗ trợ người dùng thực hiện các dịch vụ công một cách dễ dàng, nhanh\r\n chóng và thuận tiện nhất; \r\n- Nâng cấp, mở rộng\r\n các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được đầu tư giai\r\n đoạn 2016-2020 đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu quản lý\r\n của Ngành; \r\n- Xây dựng và triển\r\n khai các nền tảng và giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số cho ngành\r\n BHXH Việt Nam; \r\n- Duy trì hoạt động\r\n thuê dịch vụ duy trì các hệ thống ứng dụng hiện có. \r\n | \r\n
\r\n Bảo\r\n đảm an toàn thông tin \r\n | \r\n \r\n - Hiện nay, 100% cơ\r\n quan BHXH từ các cấp sử dụng chữ ký số chuyên dùng. Ngoài ra đã phối hợp với\r\n Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số sử dụng trên thiết bị dị động (sim PKI)\r\n (cho Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo cấp Vụ/Ban, Lãnh đạo cấp tỉnh/thành phố).\r\n Trong 2020, BHXH đã triển khai cấp chứng thư số (nội bộ) cho toàn bộ các cán\r\n bộ trực tiếp làm nghiệp vụ của Ngành. \r\n- BHXH đã hoàn\r\n thành việc xây dựng hệ thống giám sát, quản lý định danh truy cập và hệ thống\r\n danh mục dùng chung toàn Ngành. Tới thời điểm hiện tại, 100% cán bộ Ngành đã\r\n được xác thực tập trung trên hệ thống; 100% các ứng dụng nghiệp vụ đã tích\r\n hợp và chia sẻ dữ liệu với hệ thống danh mục dùng chung.100% các cá nhân, tổ\r\n chức, hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ BHXH điện tử đã được xác thực tập\r\n trung trên hệ thống. \r\n- BHXH Việt Nam đã\r\n đầu tư, trang bị các thiết bị an ninh, an toàn bảo mật cho 100% cơ quan BHXH\r\n các cấp, bảo đảm tính dự phòng cao. \r\n- BHXH Việt Nam đã\r\n triển khai hệ thống thông tin ngành được vận hành theo chính sách bảo mật đa\r\n lớp: lớp Cơ sở dữ liệu, lớp ứng dụng, lớp truyền thông mạng. Bên cạnh đó,\r\n BHXH cũng đang triển khai xây dựng nền tảng cho trung tâm vận hành đảm bảo an\r\n ninh bảo mật (SOC) để tăng cường khả năng phản ứng trước các cuộc tấn công\r\n kiểu mới trên môi trường mạng. \r\n | \r\n \r\n - Xây dựng Trung\r\n tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) để giám sát điều hành cho toàn ngành\r\n đáp ứng yêu cầu Chính phủ số và nhu cầu quản lý. \r\n- Xây dựng quy chế,\r\n quy trình bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống của Ngành, tuân thủ đầy\r\n đủ tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP; \r\n- Duy trì công tác\r\n triển khai bảo đảm an toàn thông tin của ngành theo mô hình do Bộ Thông tin\r\n và Truyền thông quy định, đảm bảo 100% các hệ thống thông tin được đảm bảo an\r\n toàn thông tin theo cấp độ; \r\n- Tiếp tục triển\r\n khai đồng bộ, toàn diện Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính\r\n phủ nhằm tăng cường, nâng cao năng lực phòng, chống mã độc, đảm bảo 100%\r\n thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo đảm an toàn thông tin; \r\n- Tiếp tục triển khai\r\n các hoạt động thường xuyên về xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin\r\n theo cấp độ; Giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ các hệ\r\n thống thông tin; Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng cho các hệ thống\r\n thông tin theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019; \r\n- Tiếp tục tổ chức\r\n diễn tập khắc phục và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho đội ngũ kỹ thuật\r\n trực tiếp vận hành và hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT; tăng cường nhận thức,\r\n trách nhiệm cho các cấp quản lý và viên chức toàn Ngành; \r\n | \r\n \r\n - Xây dựng Trung\r\n tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) để giám sát điều hành cho toàn ngành\r\n đáp ứng yêu cầu Chính phủ số và nhu cầu quản lý. \r\n- Triển khai diễn\r\n tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin; \r\n- Triển khai các\r\n phương án bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin theo hồ sơ đề\r\n xuất cấp độ đã được phê duyệt; \r\n- Duy trì công tác\r\n triển khai bảo đảm an toàn thông tin của ngành theo mô hình đáp ứng quy định\r\n của Bộ Thông tin và Truyền thông; \r\n- Duy trì triển\r\n khai đồng bộ Chỉ thị 14/CT-CTTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm\r\n tăng cường, nâng cao năng lực phòng, chống mã độc: bản quyền hệ thống phòng\r\n chống mã độc, phòng chống thất thoát dữ liệu và tấn công chưa biết trước, bản\r\n quyền phần mềm diệt virus cho các trang bị thiết bị toàn Ngành và các bản\r\n quyền khác đã đầu tư giai đoạn 2016-2020; \r\n- Tiếp tục duy trì\r\n giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ các hệ thống thông tin\r\n ngành BHXH Việt Nam; \r\n- Tiếp tục duy trì\r\n kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin ngành\r\n BHXH Việt Nam; \r\n- Thành lập đội ứng\r\n cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n Nguồn\r\n nhân lực CNTT \r\n | \r\n \r\n - BHXH VN đã tổ\r\n chức các khóa học để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo đáp\r\n ứng 100% về số lượng và chất lượng phục vụ công tác ứng dụng CNTT, khai thác,\r\n vận hành và quản trị hệ thống CNTT của ngành. Đến nay, hoàn thành 80% mục\r\n tiêu đề ra. \r\n- Định kỳ hàng năm,\r\n BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông\r\n (VNCERT; Cục An toàn thông tin) tổ chức các buổi tập huấn toàn Ngành về an\r\n toàn thông tin. \r\n- Tổ chức các khóa\r\n học cho cán bộ quản trị chuyên trách trong hệ thống thông tin trọng yếu của\r\n cơ quan BHXH cấp tỉnh tham gia đào tạo và được cấp chứng chỉ, chứng nhận về an\r\n toàn thông tin. \r\n- BHXH VN thường\r\n xuyên đào tạo nâng cao trình độ tin học cho CBCCVC; tập huấn và chuyển giao\r\n công nghệ để cán bộ cơ quan BHXH các cấp có đủ năng lực sử dụng, khai thác\r\n các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ. Đến nay, 100% cán bộ nghiệp\r\n vụ đều có đủ năng lực sử dụng và khai thác các ứng dụng CNTT trong hoạt động\r\n nghiệp vụ hàng ngày. \r\n- BHXH VN đã cơ\r\n cấu, tổ chức cán bộ. Hiện tại, 100% cơ quan BHXH cấp huyện có cán bộ bán\r\n chuyên trách về CNTT. BHXH cấp tỉnh có phòng CNTT, đảm bảo duy trì, vận hành\r\n hệ thống CNTT tại đơn vị. \r\n | \r\n \r\n - Tiếp tục hướng\r\n dẫn, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo, hiệu quả các phần mềm của Ngành. \r\n- Tiếp tục tổ chức\r\n diễn tập khắc phục và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho đội ngũ kỹ thuật\r\n trực tiếp vận hành và hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT; \r\n- Tăng cường nhận\r\n thức, trách nhiệm cho các cấp quản lý và viên chức toàn Ngành; \r\n- Bồi dưỡng nâng\r\n cao năng lực cho công chức, viên chức chuyên trách về CNTT kỹ năng số, phân\r\n tích dữ liệu, xử lý dữ liệu và an toàn thông tin. \r\n | \r\n \r\n - Tiếp tục bổ sung,\r\n nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin kỹ năng số,\r\n phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu và an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu quản\r\n lý, vận hành, quản trị sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống ứng dụng công\r\n nghệ thông tin; \r\n- Chủ động nghiên\r\n cứu, hợp tác, phát triển nguồn nhân lực hiện có để làm chủ, ứng dụng hiệu quả\r\n các công nghệ; \r\n- Tăng cường đào\r\n tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin cho cán bộ,\r\n công chức, viên chức và người lao động trong Ngành thông qua các hình thức\r\n đào tạo nội bộ, đào tạo qua việc cụ thể. Thường xuyên tổ chức đánh giá kỹ\r\n năng số; \r\n- Có chính sách ưu\r\n đãi các cá nhân được giao nhiệm vụ về công nghệ thông tin và an toàn thông\r\n tin trong toàn Ngành. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n
\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Loại \r\n | \r\n \r\n Mã nhiệm vụ \r\n | \r\n \r\n Hạng\r\n mục \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả chung \r\n | \r\n
\r\n I \r\n | \r\n \r\n Chính sách, nguồn\r\n nhân lực và hỗ trợ phát triển kiến trúc \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CS01 \r\n | \r\n \r\n Kiện toàn cơ cấu tổ\r\n chức quản lý, duy trì, vận hành Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n ● Chi tiết hóa vai\r\n trò, trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động triển khai Kiến trúc CPĐT. \r\n● Kiện toàn hoạt\r\n động của Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử, bộ máy chuyên trách CNTT các cấp,\r\n đảm bảo chỉ đạo tập trung, thống nhất các hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng\r\n CPĐT. \r\n● Hoàn thành việc\r\n xây dựng các chính sách và kế hoạch triển khai Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam,\r\n phiên bản 2.0. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CS02 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng, hoàn\r\n thiện chính sách \r\n | \r\n \r\n ● Rà soát cơ sở\r\n pháp lý thực hiện phương thức thanh toán điện tử và kiến nghị cơ quan có thẩm\r\n quyền ban hành văn bản điều chỉnh phù hợp; \r\n● Hoàn thiện, bổ\r\n sung các văn bản chính sách, quy chế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử,\r\n hướng đến Chính phủ số như quy chế quản lý định danh và xác thực điện tử tập\r\n trung ngành BHXH VN, quy định về tiếp nhận, số hóa, lưu trữ và xử lý hồ sơ,\r\n văn bản điện tử đúng pháp luật hiện hành về văn thư lưu trữ và chữ ký số; kế\r\n hoạch chuyển đổi IPv6; tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị ngành BHXH VN… \r\n● Nghiên cứu rà\r\n soát, đơn giản hóa các hồ sơ, tái cấu trúc quy trình quy trình nghiệp vụ, thủ\r\n tục hành chính gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kết nối, khai thác\r\n cơ sở dữ liệu của các bộ ngành Bảo vệ thông tin cá nhân; chia sẻ dữ liệu từ\r\n giữa ngành BHXH và các bộ, ngành liên quan; chia sẻ dữ liệu từ CSDLQG về Bảo\r\n hiểm; \r\n● Bổ sung, sửa đổi\r\n các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin\r\n để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng phát triển cơ quan\r\n BHXH Việt Nam điện tử, tăng cường sự tương tác với các đối tượng tham gia\r\n hoạt động chuyển đổi số tại BHXH Việt Nam; \r\n● Xây dựng, ban\r\n hành danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành; danh mục dữ liệu mở và cung cấp dữ\r\n liệu mở của BHXH Việt Nam theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số\r\n 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của CQNN. \r\n● Quy định, chính\r\n sách duy trì, vận hành các hệ thống CNTT của Ngành; \r\n● Các chính sách\r\n giải pháp vận động, khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến,\r\n nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền\r\n mặt; \r\n● Quy định về giám\r\n sát và kiểm soát, điều hành hệ thống CPĐT; \r\n● Xây dựng cơ chế\r\n khuyến khích thu hút nguồn nhân lực giỏi tham gia xây dựng, triển khai ứng\r\n dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, xây dựng Cơ sở dữ liệu và vận hành Cơ sở\r\n dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; \r\n● Các văn bản, chính\r\n sách cần thiết khác để đẩy mạnh việc phát triển CPĐT, chuyển đổi số của ngành\r\n BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CS03 \r\n | \r\n \r\n Nguồn nhân lực và\r\n hỗ trợ phát triển kiến trúc \r\n | \r\n \r\n ● Tổ chức đào tạo,\r\n nâng cao nhận thức về Kiến trúc CPĐT cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên\r\n trách CNTT; \r\n● Tổ chức và có kế\r\n hoạch hành động phục vụ đánh giá, giám sát và kiểm soát chiến lược, quá\r\n trình, trạng thái trong suốt quá trình phát triển CPĐT; \r\n● Tiếp tục bổ sung,\r\n nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin kỹ năng số,\r\n phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu và an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu quản\r\n lý, vận hành, quản trị sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống ứng dụng công\r\n nghệ thông tin; \r\n● Tăng cường đào\r\n tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin cho cán bộ,\r\n công chức, viên chức và người lao động trong Ngành thông qua các hình thức\r\n đào tạo nội bộ, đào tạo qua việc cụ thể. Thường xuyên tổ chức đánh giá kỹ\r\n năng số; \r\n● Tổ chức đào tạo,\r\n tập huấn cho công chức, viên chức về khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo\r\n hiểm; \r\n● Tổ chức tuyên\r\n truyền, phổ biến về Kiến trúc CPĐT cho các cán bộ công chức, viên chức, người\r\n lao động trong toàn ngành; \r\n● Tổ chức tuyên\r\n truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện\r\n tử, hội nghị, hội thảo hoặc các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức\r\n về Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm phục vụ việc cải cách hành chính, nâng\r\n cao năng suất lao động; \r\n● Chủ động nghiên\r\n cứu, hợp tác, phát triển nguồn nhân lực hiện có để làm chủ, ứng dụng hiệu quả\r\n các công nghệ; \r\n● Có chính sách ưu\r\n đãi các cá nhân được giao nhiệm vụ về công nghệ thông tin và an toàn thông\r\n tin trong toàn Ngành. \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n Hạ tầng kỹ thuật và\r\n cơ sở vật chất \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n HT01 \r\n | \r\n \r\n Nâng cấp Trung tâm\r\n dữ liệu BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n ● Duy trì, nâng cấp\r\n hạ tầng kỹ thuật tại các Trung tâm dữ liệu để đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ\r\n thuật phục vụ kết nối, khai thác, truy cập sử dụng các hệ thống, cơ sở dữ\r\n liệu của BHXH Việt Nam trên cơ sở ứng dụng sâu rộng công nghệ điện toán đám\r\n mây; \r\n● Đầu tư nâng cấp,\r\n mở rộng hạ tầng kỹ thuật CNTT để bảo đảm sẵn sàng hạ tầng phục vụ cơ sở dữ\r\n liệu quốc gia về bảo hiểm trên nền tảng hạ tầng hiện có và phù hợp với Chính\r\n phủ điện tử; \r\n● Bổ sung bản quyền\r\n các phần mềm nền tảng để sẵn sàng cung cấp các dịch vụ định danh, xác thực,\r\n dịch vụ dữ liệu quy mô quốc gia; \r\n● Đảm bảo an toàn,\r\n an ninh thông tin theo các quy định đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo\r\n hiểm; \r\n● Mở rộng hạ tầng\r\n công nghệ thông tin đáp ứng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm: \r\n● Bổ sung, triển\r\n khai mở rộng các nền tảng lưu trữ và khai phá dữ liệu lớn Bigdata, các phần\r\n mềm hệ thống, nền tảng khác… \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n HT02 \r\n | \r\n \r\n Nâng cấp, mở rộng\r\n Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa. \r\n | \r\n \r\n ● Nâng cấp, hoàn\r\n thiện Trung tâm dự phòng phục hồi thảm họa nếu xảy ra sự cố lớn tại Trung tâm\r\n dữ liệu chính; đảm bảo an toàn cho dữ liệu và các hoạt động của hệ thống\r\n nghiệp vụ Ngành ngay cả khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra; hỗ trợ người sử\r\n dụng giảm thiểu tối đa khả năng gián đoạn khai thác các dịch vụ quan trọng\r\n của ngành BHXH Việt Nam; \r\n● Thực thi định kỳ,\r\n thường xuyên để kiểm tra khả năng sẵn sàng hoạt động của TTDL Dự phòng khi\r\n xảy ra thảm họa và TTDL Chính ngừng hoạt động. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n HT03 \r\n | \r\n \r\n Nâng cấp hạ tầng\r\n mạng kết nối \r\n | \r\n \r\n ● Duy trì, nâng cấp\r\n và mở rộng hệ thống mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ (LAN) tại các cơ quan,\r\n đơn vị của Ngành theo đúng mô hình, tiêu chuẩn quy định. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n HT04 \r\n | \r\n \r\n Nâng cấp hạ tầng kỹ\r\n thuật CNTT tại cơ quan, đơn vị. \r\n | \r\n \r\n ● Duy trì, thay\r\n thế, bổ sung trang thiết bị CNTT theo lộ trình đảm bảo hoạt động thông suốt\r\n và kết nối liên thông cho cơ quan, đơn vị và giữa cơ quan, đơn vị của Ngành\r\n với người dân và doanh nghiệp. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n HT05 \r\n | \r\n \r\n Nâng cao khả năng\r\n bảo đảm an toàn bảo thông tin cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của\r\n BHXH Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n ● Đầu tư nâng cấp,\r\n duy trì các hệ thống đảm bảo an toàn bảo mật, an ninh thông tin, đảm bảo an\r\n toàn thông tin trên môi trường điện tử; \r\n● Triển khai các\r\n giải pháp bảo đảm điều kiện về cơ sở hạ tầng CNTT; \r\n● Triển khai đánh\r\n giá và xác định cấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan\r\n trọng của BHXH Việt Nam theo quy định và tổ chức triển khai thực hiện việc\r\n bảo đảm an toàn thông tin; \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Phần mềm ứng dụng,\r\n cơ sở dữ liệu \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ƯD01 \r\n | \r\n \r\n Nâng cấp các ứng\r\n dụng giao tiếp, giao dịch điện tử với công dân, doanh nghiệp. \r\n | \r\n \r\n ● Hoàn thiện Cổng\r\n dịch vụ công của BHXH Việt Nam theo quy định hiện hành; Kết nối, tích hợp,\r\n chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia; \r\n● Triển khai giao\r\n dịch điện tử đối với cá nhân, tổ chức trên các lĩnh vực BHXH, BHYT; BHTN bằng\r\n nhiều phương tiện trực tuyến khác nhau như Cổng thông tin điện tử, ứng dụng\r\n trên thiết bị thông minh, hệ thống tin nhắn đa phương tiện; \r\n● Triển khai các\r\n dịch vụ công trực tuyến theo từng thủ tục hành chính; từng bước thực hiện\r\n thanh toán điện tử bắt buộc; \r\n● Nâng cấp, mở rộng\r\n các hệ thống ứng dụng tương tác, trả lời tự động để hỗ trợ tốt hơn cho công\r\n dân, doanh nghiệp; từng bước tự động hóa các quy trình; \r\n● Nâng cấp, mở rộng\r\n phần mềm giao dịch điện tử ngành BHXH Việt Nam đáp ứng yêu cầu của chính phủ,\r\n liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia, tăng mức độ trải nghiệm người\r\n dùng, hỗ trợ người dùng thực hiện các dịch vụ công một cách dễ dàng, nhanh\r\n chóng và thuận tiện nhất; \r\n● Nâng cấp, mở rộng\r\n các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được đầu tư giai\r\n đoạn 2016-2020 đáp ứng sự thay đổi nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu quản lý\r\n của Ngành; \r\n● Xây dựng và triển\r\n khai các nền tảng và giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số cho ngành\r\n BHXH Việt Nam; \r\n● Xây dựng các hệ\r\n thống phần mềm khác đáp ứng yêu cầu yêu nghiệp và quy định mới của Ngành. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ƯD02 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng xử lý\r\n nghiệp vụ chuyên ngành \r\n | \r\n \r\n ● Đầu tư nâng cấp các\r\n phần mềm ứng dụng chuyên ngành của BHXH Việt Nam; định hướng sử dụng kiến\r\n trúc ứng dụng hiện đại, hỗ trợ nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, nền tảng NoSQL;\r\n đảm bảo phù hợp với kết quả tái cấu trúc các quy trình nghiệp vụ; \r\n● Hoàn thiện Hệ\r\n thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử trên nền tảng áp dụng phương thức thanh\r\n toán điện tử trực tuyến công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dạng hóa các hình\r\n thức thanh toán để phục vụ tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức thanh toán\r\n không dùng tiền mặt trong thu nộp và chi trả BHXH; thanh toán dịch vụ y tế\r\n góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, hiện đại hóa công tác thanh toán của\r\n ngành BHXH, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công trực tuyến; \r\n● Nghiên cứu áp\r\n dụng thẻ điện tử, tích hợp các thông tin của người dân để dùng chung trong lĩnh\r\n vực BHYT, y tế, an sinh xã hội và các lĩnh vực có liên quan. \r\n● Xây dựng các hệ\r\n thống phần mềm nghiệp vụ khác đáp ứng yêu cầu quản lý của Ngành. \r\n● Thay thế hệ thống\r\n ứng dụng nghiệp vụ chính của BHXH đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ƯD03 \r\n | \r\n \r\n Ứng dụng hành\r\n chính, hỗ trợ nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n ● Đầu tư nâng cấp\r\n hoặc xây dựng các ứng dụng sử dụng hàng ngày hỗ trợ công việc ở các cơ quan,\r\n đơn vị như: Quản lý tài chính kế toán, Quản lý cán bộ, Quản lý hợp đồng, Quản\r\n lý dự án, Quản lý Hồ sơ, công việc… \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ƯD4 \r\n | \r\n \r\n Nền tảng chia sẻ,\r\n tích hợp LGSP \r\n | \r\n \r\n ● Nâng cấp, mở rộng\r\n hệ thống chia sẻ, tích hợp toàn ngành đảm bảo tích hợp với các hệ thống trong\r\n tương lai, phù hợp với các thay đổi về luồng quy trình nghiệp vụ trong các hệ\r\n thống thông tin; \r\n● Phối hợp với các\r\n bộ, ngành, địa phương trong việc kết nối, cung cấp, khai thác cơ sở dữ liệu\r\n của các bộ, ngành, địa phương với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trong\r\n đó ưu tiên kết nối chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực y tế, lao động, thương binh\r\n và xã hội, thuế, tài chính, ngân hàng. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n CSDL \r\n | \r\n \r\n Đầu tư xây dựng,\r\n phát triển, nâng cấp các CSDL dùng chung/ Kho dữ liệu, Hồ dữ liệu dùng chung\r\n toàn Ngành ứng dụng CMCN 4.0 \r\n | \r\n \r\n ● Đầu tư nâng cấp,\r\n hoàn thiện các Danh mục dữ liệu, CSDL dùng chung; Hoàn thiện, mở rộng kho dữ\r\n liệu toàn ngành để đáp ứng khai thác dữ liệu báo cáo quy mô ngoài ngành và\r\n cung cấp các dịch vụ dữ liệu phục vụ các hệ thống hoạch định thông tin phục\r\n vụ điều hành của Chính phủ về sức khỏe, y tế, an sinh xã hội. \r\n● Hoàn thiện cơ sở\r\n dữ liệu mở, cung cấp dữ liệu mở của ngành trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy\r\n định của pháp luật liên quan; \r\n● Hoàn thành việc\r\n xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả\r\n nước, đảm bảo tính liên thông, sẵn sàng, chính xác về dữ liệu để cung cấp cho\r\n Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. \r\n● Xây dựng cơ sở dữ\r\n liệu quốc gia về Bảo hiểm \r\n | \r\n
\r\n V \r\n | \r\n \r\n Phân tích, báo cáo\r\n và giám sát điều hành thông minh \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n KDL \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ● Phát triển, nâng\r\n cấp hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH \r\n● Xây dựng, triển\r\n khai các Dịch vụ dữ liệu ƯD các giải pháp, công nghệ CMCN 4.0. \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n IOC \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ● Xây dựng, triển\r\n khai các công cụ Phân tích dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh bảo, hỗ trợ ra quyết\r\n định. \r\n● Xây dựng, triển\r\n khai hệ thống Giám sát, điều hành thông minh ngành BHXH (IOC). Xây dựng,\r\n triển khai Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành. \r\n | \r\n
2.\r\nLộ trình triển khai các nhiệm vụ
\r\n\r\nTừ hiện trạng phát\r\ntriển Chính phủ điện tử BHXH Việt Nam trình bày tại mục II, đối chiếu với Kiến\r\ntrúc mục tiêu của CPĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại mục VII, chúng tôi đề xuất\r\nlộ trình triển khai như sau:
\r\n\r\n2.1. Giai đoạn đến\r\n2024
\r\n\r\n- Xây dựng, hoàn\r\nthiện Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT BHXH Việt Nam để phục vụ chuẩn hóa triển khai\r\ntại cơ quan, đơn vị các cấp toàn ngành về: Hạ tầng phần cứng, phần mềm; An\r\nninh, bảo mật; An ninh, toàn vẹn dữ liệu của Ngành.
\r\n\r\n- Xây dựng, ban hành\r\ncác văn bản quy định về các chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hướng dẫn xây dựng, quản\r\nlý, trao đổi nghiệp vụ, thông tin, dữ liệu nội bộ ngành BHXH Việt Nam và giữa\r\nBHXH Việt Nam với các bộ, ngành, địa phương khác.
\r\n\r\n- Hoàn thiện, nâng\r\ncấp các Trung tâm dữ liệu ngành BHXH Việt Nam nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật\r\nCNTT để triển khai các phần mềm nghiệp vụ; xây dựng cơ bản Trung tâm dự phòng\r\nphục hồi thảm họa.
\r\n\r\n- Nâng cấp, mở rộng\r\nmạng WAN kết nối 3 cấp theo tiêu chuẩn của BHXH Việt Nam; nâng cấp, bảo trì,\r\nchuẩn hóa mạng LAN của cơ quan, đơn vị;
\r\n\r\n- Xây dựng hệ thống\r\nđiện toán đám mây hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công trên nền tảng di động cho\r\ncông dân.
\r\n\r\n- Nâng cấp Trung tâm\r\nCSKH, các hệ thống quản trị tập trung gồm quản trị mạng lưới (NOC) và quản lý\r\nthông tin an ninh bảo mật (SOC) cho toàn ngành BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Nâng cấp, hoàn\r\nthiện các hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ\r\nthống tương tác đa phương tiện, các phần mềm xử lý nghiệp vụ chuyên ngành để\r\nđảm bảo phù hợp với hoạt động tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ của ngành cũng\r\nnhư phục vụ triển khai, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (đủ điều\r\nkiện).
\r\n\r\n- Hoàn thiện, nâng\r\ncấp, xây dựng các ứng dụng hỗ trợ nội bộ, định hướng sử dụng chung toàn ngành;\r\nmở rộng triển khai các ứng dụng khai thác thông tin ngành BHXH Việt Nam trên\r\nnền tảng di động.
\r\n\r\n- Tiếp tục chuẩn hóa\r\nCSDL chuyên ngành và hoàn thiện Kho dữ liệu điện tử dùng chung, phản ánh đầy đủ\r\ncác nhóm dữ chính như dữ liệu tham chiếu gốc (master data), dữ liệu giao dịch\r\nhay dữ liệu tương tác (transaction hay interaction data), và dữ liệu có tính\r\nchất kỹ thuật thuần tuý (technical data).
\r\n\r\n- Triển khai Cơ sở dữ\r\nliệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định\r\nCơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
\r\n\r\n- Xây dựng, hoàn\r\nthiện các công cụ phân tích dữ liệu đa chiều trực quan hóa, báo cáo, tổng hợp,\r\nthống kê, các báo cáo động phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định\r\nhoặc đề xuất thay đổi chính sách.
\r\n\r\n- Nâng cấp, mở rộng\r\nhệ thống chia sẻ, tích hợp toàn ngành đảm bảo tích hợp với các hệ thống trong\r\ntương lai, phù hợp với các thay đổi về luồng quy trình nghiệp vụ trong các hệ\r\nthống thông tin.
\r\n\r\n- Xây dựng Trung tâm\r\ngiám sát, điều hành thông minh ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (IOC)
\r\n\r\n- Hoàn thiện, duy trì\r\nhệ thống an ninh bảo mật đa lớp cho toàn ngành; chuẩn hóa các thiết bị đảm bảo\r\nan toàn bảo mật, an ninh thông tin cho tất cả các cấp; đảm bảo ứng dụng chữ ký\r\nsố trong các giao dịch điện tử trên môi trường mạng (trong cả nội bộ và bên\r\nngoài) của các cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH Việt Nam.\r\n
\r\n\r\n- Triển khai tái cấu\r\ntrúc quy trình nghiệp vụ thông qua hệ thống BPM; định kỳ đánh giá mức độ tự\r\nđộng hóa quy trình nghiệp vụ trong công tác QLNN BHXH Việt Nam; xây dựng hoàn\r\nthiện bộ chỉ tiêu thống kê ngành BHXH Việt Nam làm cơ sở nền tảng triển khai hệ\r\nthống thông tin quản lý, hỗ trợ ra quyết định.
\r\n\r\n- Tiếp tục bổ sung,\r\nnâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin kỹ năng số, phân\r\ntích dữ liệu, xử lý dữ liệu và an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, vận\r\nhành, quản trị sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống ứng dụng công nghệ\r\nthông tin.
\r\n\r\n- Tăng cường đào tạo\r\nkỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin cho cán bộ, công\r\nchức, viên chức và người lao động trong Ngành thông qua các hình thức đào tạo\r\nnội bộ, đào tạo qua việc cụ thể. Thường xuyên tổ chức đánh giá kỹ năng số.
\r\n\r\n- Duy trì, nâng cấp\r\ncác hệ thống thuê dịch vụ CNTT cũng như các dịch vụ hỗ trợ liên quan của BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\n- Định kỳ đánh giá\r\nmức độ sẵn sàng của hạ tầng CNTT của ngành BHXH Việt Nam để phục vụ yêu cầu\r\ngiao dịch của doanh nghiệp và người dân.
\r\n\r\n- Tổ chức kiểm tra,\r\nđánh giá thường xuyên về triển khai an toàn thông tin cũng như kết quả triển\r\nkhai ứng dụng công nghệ thông tin tại BHXH Việt Nam. Đồng thời, đề xuất điều\r\nchỉnh, cải tiến Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam để đảm bảo phù hợp với nhu cầu,\r\ncác yêu cầu thực tế.
\r\n\r\n2.2. Giai đoạn từ\r\n2025
\r\n\r\n- Tiếp tục kiện toàn\r\nkhung pháp lý, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc truy\r\ncập, khai thác, sử dụng các thông tin liên quan đến ngành BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Tiếp tục soát, đánh\r\ngiá, duy trì và nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các\r\nTrung tâm dữ liệu của BHXH Việt Nam để phục vụ triển khai các hệ thống thông\r\ntin, các ứng dụng của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Kiểm tra, rà soát\r\nnâng cấp các dịch vụ công trực tuyến đã triển khai phù hợp với yêu cầu thực tế\r\nđảm bảo phục vụ công dân, doanh nghiệp tốt hơn.
\r\n\r\n- Nâng cấp, phát\r\ntriển các phần mềm nghiệp vụ ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tính liên thông nghiệp\r\nvụ trong và ngoài ngành; tiếp tục xây dựng/hoàn thiện các CSDL dùng chung, CSDL\r\nchuyên ngành của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Hoàn thiện mở rộng\r\nviệc kết nối cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu ngành BHXH Việt\r\nNam cho khu vực công và khu vực tư nhân.
\r\n\r\n- Tiếp tục hoàn\r\nthiện, nâng cấp hệ thống Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu toàn ngành để đảm bảo\r\nkhả năng tích hợp với các hệ thống của ngành và các hệ thống bên ngoài; đặc\r\nbiệt là với các HTTT/CSDL cấp Quốc gia khác có liên quan.
\r\n\r\n- Tiếp tục hoàn thiện\r\ncác hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý nội bộ, các hệ thống ứng dụng xử\r\nlý nghiệp vụ chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước ngành BHXH Việt\r\nNam.
\r\n\r\n- Phát triển, hoàn\r\nthiện Trung tâm dữ liệu định hướng ở mức nền tảng như một dịch vụ (PaaS), cung\r\ncấp các APIs cho các đơn vị sử dụng để làm cơ sở ứng dụng các xu hướng công\r\nnghệ 4.0.
\r\n\r\n- Tiếp tục thực hiện\r\nchuẩn hóa, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tại đơn vị theo hướng công nghệ\r\nhiện đại đảm bảo an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước của ngành BHXH Việt\r\nNam theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
\r\n\r\n- Nâng cấp, hoàn\r\nthiện Kho dữ liệu hướng đến hình thành Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) trên cơ sở\r\ncho phép xử lý đa dạng các nguồn dữ liệu, kiểu dữ liệu, cho phép ứng dụng các\r\nxu hướng công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: IoT, Big Data,\r\nBlockchain, Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (Machine Learning). . .
\r\n\r\n- Tổ chức triển khai,\r\nứng dụng các giải pháp công nghệ về khoa học dữ liệu (Data Sicentics) để phục\r\nvụ công tác phân tích, hỗ trợ ra quyết định, mô phỏng, dự báo và chuẩn hóa.
\r\n\r\n- Nghiên cứu và ứng\r\ndụng thí điểm trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo (Virtual Assistant) trong một số\r\nhoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành.
\r\n\r\n- Duy trì, hoàn thiện\r\ncác Trung tâm dữ liệu và mạng kết nối toàn ngành tại tất cả các cấp, đáp ứng\r\nyêu cầu truy cập, khai thác, sử dụng các dịch vụ của các tổ chức, công dân,\r\ndoanh nghiệp.
\r\n\r\n- Tổ chức kiểm tra,\r\nđánh giá thường xuyên về triển khai an toàn thông tin cũng như kết quả triển\r\nkhai ứng dụng công nghệ thông tin tại BHXH Việt Nam. Đồng thời, đề xuất điều\r\nchỉnh, cải tiến Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam để đảm bảo phù hợp với nhu cầu,\r\ncác yêu cầu thực tế.
\r\n\r\n- Tiếp tục thực hiện\r\ncác nhiệm vụ chuyển tiếp trong giai đoạn trước, chú trọng đào tạo phát triển\r\nnguồn nhân lực và hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ để ứng dụng trong ngành\r\nBHXH Việt Nam.
\r\n\r\n3.\r\nGiải pháp quản trị kiến trúc
\r\n\r\n3.1. Các định hướng\r\nthực hiện
\r\n\r\n- Việc tổ chức thực\r\nhiện: Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0 phải được phổ biến, tuyên\r\ntruyền, quán triệt thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn Bộ.\r\n
\r\n\r\n- Về chủ trương: Ban\r\nhành Quyết định về việc phê duyệt Chính phủ điện tử BHXH Việt Nam, phiên bản\r\n2.0 để thống nhất nhận thức, tư duy, chủ trương và kế hoạch tổ chức triển khai\r\nthực hiện.
\r\n\r\n- Về quản lý: Kiện toàn\r\nhoạt động của chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, các bộ máy chuyên trách CNTT\r\ncác cấp. Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử BHXH Việt Nam chỉ đạo tập\r\ntrung, thống nhất các hoạt động ứng dụng CNTT trong BHXH Việt Nam để đảm bảo\r\ntốt công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Kiến trúc theo đúng lộ\r\ntrình, quy định.
\r\n\r\n- Bảo đảm hiệu quả sử\r\ndụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thông qua các giải pháp sau:
\r\n\r\n+ Đẩy mạnh việc tin học\r\nhóa các thủ tục hành chính thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đáp\r\nứng mục tiêu đề ra trong Kiến trúc CPĐT, phiên bản 2.0;
\r\n\r\n+ Tăng cường công tác\r\nkiểm tra, tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến;
\r\n\r\n+ Phổ biến, tuyên\r\ntruyền về dịch vụ công trực tuyến;
\r\n\r\n+ Đào tạo, hướng dẫn\r\nngười sử dụng sử dụng dịch vụ công trực tuyến;
\r\n\r\n+ Tiếp tục hoàn thiện\r\ncác ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Ngành trên cơ sở tuân thủ\r\nnguyên tắc cốt lõi Lấy Người dân Là Trung Tâm theo các định hướng sau:
\r\n\r\n● Những giấy tờ,\r\nthông tin liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã cung cấp một lần thành công\r\ncho một cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến thì không phải\r\ncung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau tại BHXH Việt Nam\r\nnếu các thông tin vẫn còn giá trị sử dụng theo quy định;
\r\n\r\n● Thực hiện các thủ\r\ntục hành chính nhanh gọn, giảm thiểu số lần người sử dụng phải đến cơ quan nhà\r\nnước; thuận tiện cho người sử dụng
\r\n\r\n● Đảm bảo phù hợp với\r\ncác quy trình nghiệp vụ của Ngành sau khi tái cấu trúc theo hướng đơn giản hóa\r\nthủ tục hành chính.
\r\n\r\n+ Tăng cường việc thực\r\nhiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch\r\nvụ bưu chính công ích theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày\r\n19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n- Giao dự án, nhiệm vụ\r\nCNTT đến các đơn vị đầu mối có đủ năng lực, chuyên môn để tổ chức triển khai,\r\nthực hiện;
\r\n\r\n- Tuyên truyền nâng cao\r\nhiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn\r\nBộ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT;
\r\n\r\n- Đưa tiêu chí ứng dụng\r\nCNTT vào đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các tổ chức, cá nhân; xây\r\ndựng bộ tiêu chí và thực hiện xếp loại ứng dụng CNTT cho cơ quan, đơn vị của\r\nNgành.
\r\n\r\n3.2. Giải pháp quản\r\ntrị kiến trúc
\r\n\r\nXây dựng và duy trì\r\nkiến trúc là một quá trình liên tục. Do đó, sau khi được phê duyệt, cần phải có\r\nphương án tổ chức để duy trì và vận hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của BHXH\r\nViệt Nam. Việc làm này đảm bảo chất lượng của kiến trúc, khi đó, kiến trúc có\r\ntrở thành công cụ quản lý hiệu quả trong tổ chức triển khai chính phủ điện tử\r\nBHXH Việt Nam. Hình vẽ sau mô tả một đề xuất mô hình quản lý, điều hành phát\r\ntriển chính phủ điện tử theo Kiến trúc 2.0. Để triển khai mô hình bên dưới, cần\r\nthiết có sự bổ sung cụ thể chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan\r\ntrong tổ chức quản lý, duy trì Kiến trúc Chính phủ điện tử BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\n37: Quy trình quản lý, vận hành Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam
\r\n\r\nCụ thể quá trình thực\r\nhiện được mô tả như sau:
\r\n\r\n- Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam: Lãnh đạo BHXH Việt Nam có toàn quyền trong việc chỉ đạo tất cả các\r\nđơn vị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể\r\nCNTT và phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử.
\r\n\r\n- Ban chỉ đạo ứng\r\ndụng CNTT của Ngành: Thực hiện nhiệm vụ tham vấn, kiểm tra, đánh giá và kịp\r\nthời tư vấn cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc xem xét, phê duyệt triển\r\nkhai các dự án ứng dụng CNTT tuân thủ theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bảo hiểm\r\nxã hội Việt Nam, đặc biệt là các dự án dùng chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\r\nĐể hỗ trợ Ban Chỉ đạo là Hội đồng kiến trúc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có\r\ntrách nhiệm chính về tham vấn, kiểm tra, đánh giá các đề xuất về kế hoạch, dự\r\nán ứng dụng CNTT phục vụ triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử của BHXH Việt\r\nNam;
\r\n\r\n- Trung tâm Công nghệ\r\nthông tin: Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai kiến trúc Chính\r\nphủ điện tử. Cụ thể như sau:
\r\n\r\n+ Là đơn vị đầu mối\r\nphối hợp với các đơn vị khác thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức triển khai\r\náp dụng kiến trúc Chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc tổ\r\nchức triển khai các hoạt động Chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\r\nTuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính phủ điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n+ Chủ trì, xây dựng kế\r\nhoạch triển khai chi tiết các hoạt động chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam dựa trên Kiến trúc Chính phủ điện tử 1.0.
\r\n\r\n+ Chủ trì, xây dựng ban\r\nhành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ\r\nthuật phục vụ cho Kiến trúc Chính phủ điện tử.
\r\n\r\n+ Chủ trì xây dựng nền\r\ntảng chia sẻ, tích hợp Chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chủ trì\r\nviệc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng dụng đối với các hệ thống thông tin trong\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n+ Phối hợp, hỗ trợ,\r\nhướng dẫn các đơn vị trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc đảm bảo thiết kế\r\nkỹ thuật của các hệ thống thông tin của các đơn vị đáp ứng các yêu cầu của Kiến\r\ntrúc Chính phủ điện tử. Thẩm định, kiểm tra, đôn đốc tuân thủ Kiến trúc Chính\r\nphủ điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n+ Duy trì, cập nhật\r\nkiến trúc Chính phủ điện tử khi có các yêu cầu mới về nghiệp vụ, công nghệ phát\r\nsinh.
\r\n\r\n- Trách nhiệm của Ban\r\nPháp chế:
\r\n\r\n+ Ban Pháp chế giúp\r\nlãnh đạo Ngành theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả xây dựng, triển khai kiến\r\ntrúc CPĐT của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n+ Xây dựng cơ sở pháp\r\nlý, các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, nhằm thúc đẩy phát triển, áp\r\ndụng Kiến trúc CPĐT;
\r\n\r\n+ Theo dõi, tổng hợp\r\ntiến độ xây dựng, nội dung Kiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam và các đơn vị trực\r\nthuộc;
\r\n\r\n+ Chủ trì, phối hợp với\r\ncác đơn vị, địa phương liên quan rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục,\r\nnghiệp vụ, tích hợp vào hệ thống CNTT thống nhất nhằm thực hiện các mục tiêu\r\ncủa kiến trúc CPĐT.
\r\n\r\n- Trách nhiệm của Vụ\r\nKế hoạch và Đầu tư:
\r\n\r\n+ Chủ trì, phối hợp với\r\nTrung tâm Công nghệ thông tin, Vụ Tài chính - Kế toán và các đơn vị liên quan\r\ntổng hợp, tham mưu trình Tổng Giám đốc bố trí kinh phí của các dự án, nhiệm vụ\r\ntheo Kế hoạch.
\r\n\r\n+ Kiểm tra tình hình\r\ngiải ngân của các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị chủ trì.
\r\n\r\n+ Kiểm tra việc thanh\r\nquyết toán dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng quy định.
\r\n\r\n- Trách nhiệm của các\r\nVụ, các ban nghiệp vụ khác:
\r\n\r\n+ Tiếp tục rà soát, đơn\r\ngiản hồ sơ, quy trình, thực hiện trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ, nghiên\r\ncứu sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định, mẫu biểu, hồ sơ về ứng dụng CNTT\r\ntrong các hoạt động của BHXH Việt Nam, phục vụ cải cách hành chính cũng như các\r\nmục tiêu mà kiến trúc đề ra.
\r\n\r\n+ Tổ chức tập huấn, đào\r\ntạo, hướng dẫn xây dựng, triển khai Kiến trúc CPĐT;
\r\n\r\n+ Thực hiện công tác\r\ntruyền thông, nâng cao nhận thức về Kiến trúc CPĐT và định kỳ hàng quý theo quy\r\nđịnh của BHXH Việt Nam; có báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả\r\nthực hiện nhiệm vụ được giao gửi Ban Pháp chế để tổng hợp báo cáo.
\r\n\r\n- Trách nhiệm của các\r\ncơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện:
\r\n\r\n+ Có trách nhiệm chủ trì/phối\r\nhợp với Trung tâm CNTT triển khai các dự án, đồng thời, đặc biệt là các dự án\r\ncung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho công dân, doanh nghiệp\r\ngiai đoạn 2018-2020;
\r\n\r\n+ Phối hợp với Trung\r\ntâm CNTT tổ chức khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT\r\ncùng các yêu cầu, nhu cầu đầu tư ứng dụng CNTT để phục vụ triển khai các dự án\r\nđề xuất trong Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n+ Phối hợp với Trung\r\ntâm CNTT và các cơ quan liên quan rà soát nguồn nhân lực CNTT hiện có để đề\r\nxuất kế hoạch, phương án bổ sung, phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo đáp\r\nứng cả về chất lượng, số lượng phục vụ tham gia triển khai Kiến trúc BHXH Việt\r\nNam;
\r\n\r\n+ Tổ chức phối hợp\r\ntriển khai dự án trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của BHXH Việt Nam cấp\r\nTrung ương, đảm bảo tuân thủ Kiến trúc CPĐT, chịu trách nhiệm thực hiện các dự\r\nán được phân giao và định kỳ báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện;
\r\n\r\n+ Chủ động tham mưu cho\r\nTổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện\r\nthuận lợi cho việc thực hiện xây dựng CPĐT BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n+ Tổng kết kinh nghiệm\r\nthực tiễn, hiệu quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo cấp\r\ncó thẩm quyền, nhất là các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng phục vụ\r\ncông dân, doanh nghiệp;
\r\n\r\n+ Phối hợp với Trung\r\ntâm CNTT cùng các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá về kết quả,\r\nhiệu quả triển khai Kiến trúc CPĐT định kỳ hàng năm để báo cáo, đề xuất thay\r\nđổi nội dung dự án đầu tư, lộ trình, mức độ ưu tiên… đảm bảo phù hợp với tình\r\nhình, nhu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị.
\r\n\r\n4.\r\nGiải pháp về nguồn nhân lực
\r\n\r\n- Kiện toàn đội ngũ\r\nlãnh đạo CNTT; bổ sung, kiện toàn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên\r\ntrách CNTT tại các cơ quan, đơn vị; Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh\r\nđạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính phủ số; Bố trí biên chế để có\r\nđội ngũ vận hành, giám sát và quản trị các hệ thống thông tin; có chế độ đãi\r\nngộ, thu hút nhân tài đối với đội ngũ cán bộ CNTT làm việc tại các cơ quan, đơn\r\nvị của Ngành;
\r\n\r\n- Đào tạo, nâng cao\r\ntrình độ cán bộ, công chức về CNTT; tăng cường liên kết hợp tác trong hoạt động\r\nđào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về CNTT,\r\nđội ngũ chuyên gia về Chính phủ điện tử/Chính phủ số tạo lực lượng nòng cốt,\r\nlan tỏa kiến thức, kỹ năng cho phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số tại\r\nđịa phương. Các chuyên gia CNTT phải nắm bắt được các xu thế công nghệ mới, các\r\nbài học kinh nghiệm, quy định pháp luật, mô hình, quy định kỹ thuật trong triển\r\nkhai Chính phủ điện tử/Chính phủ số.
\r\n\r\n- Tổ chức đào tạo, bồi\r\ndưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức,\r\nviên chức hàng năm để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường\r\nsố; Xây dựng khung kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức đánh\r\ngiá kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức.
\r\n\r\n- Đưa nội dung đào tạo\r\nvề Chính phủ số vào Chương trình đào tạo của các trường, cơ sở đào tạo cán bộ,\r\ncông chức, viên chức, các trường đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin và\r\ntruyền thông.
\r\n\r\n- Thu hút lực lượng chuyên\r\ngia cao cấp trong và ngoài nước có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo\r\ntrong các chương trình đào tạo; xây dựng mạng lưới chuyên gia về Chính phủ số.
\r\n\r\n- Thường xuyên đào tạo\r\ntrực tuyến về Chính phủ số cho mọi đối tượng, đặc biệt là cho các cơ quan nhà\r\nnước; tổ chức huấn luyện, diễn tập đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ\r\nsố.
\r\n\r\n5.\r\nGiải pháp về cơ chế, chính sách
\r\n\r\n- Tăng cường hợp tác\r\nquốc tế; tăng cường áp dụng các hình thức hợp tác công tư, thuê dịch vụ để phát\r\ntriển CNTT.
\r\n\r\n- Xây dựng các cơ chế\r\nchính sách thu hút, khuyến khích tạo điều kiện, ưu đãi cho các doanh nghiệp\r\ntham gia đầu tư, triển khai xây dựng các hệ thống, thành phần của CPĐT của BHXH\r\nViệt Nam; tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng, phát triển hình\r\nthành các sản phẩm, dịch vụ về hỗ trợ dạy học trực tuyến các phổ thông, cao\r\nđẳng/đại học.
\r\n\r\n- Xây dựng các quy\r\nchế, quy định liên quan đến bảo đảm an toàn an ninh thông tin, Quy trình giải\r\nquyết. xử lý các thủ tục hành chính liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn\r\nvị, địa phương của BHXH Việt Nam tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hệ\r\nthống thông tin liên thông các cấp của BHXH Việt Nam.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác\r\nđánh giá chỉ số ứng dụng CNTT xây dựng CPĐT, đưa chỉ số này thành một trong các\r\ntiêu chí để chấm điểm thi đua và xét khen thưởng các cơ quan, đơn vị của BHXH\r\nViệt Nam.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác\r\nquản lý nhà nước về CNTT, tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan,\r\nđơn vị thực hiện triển khai CPĐT theo đúng Kiến trúc và lộ trình thực hiện.
\r\n\r\nNgoài ra, các văn bản\r\nmà BHXH Việt Nam cần ban hành để triển khai Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam gồm\r\ncó:
\r\n\r\n- Kế hoạch triển khai\r\nKiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam giai đoạn 2020-2025.
\r\n\r\n- Quy trình quản lý\r\nđầu tư ứng dụng CNTT trên cơ sở đảm bảo phù hợp Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam;\r\nKiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Quy trình triển\r\nkhai các hệ thống ứng dụng của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Quy trình quản lý,\r\nkiểm soát, đánh giá chất lượng các dịch vụ công nghệ thông tin của BHXH Việt\r\nNam;
\r\n\r\n- Quy định về kết\r\nnối, tích hợp phục vụ chia sẻ thông tin, dữ liệu BHXH Việt Nam đảm bảo bảo mật,\r\nan toàn thông tin;
\r\n\r\n- Quy định về quản\r\nlý, khai thác, vận hành và sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung và các hệ\r\nthống thông tin chuyên BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Quy định về quản\r\nlý, khai thác, vận hành hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn\r\nthông tin theo cấp độ;
\r\n\r\n- Quy định về các\r\nCSDL hoặc danh mục dữ liệu dùng chung của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Xây dựng chính sách\r\nưu đãi, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho BHXH Việt\r\nNam;
\r\n\r\n- Xây dựng quy chế về công\r\nbố thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Xây dựng và ban\r\nhành hệ thống văn bản chỉ đạo, Điều hành liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ\r\nchức triển khai, khai thác mạng WAN, LAN, các TTDL; duy trì, vận hành hệ thống\r\nứng dụng, CSDL tác nghiệp của BHXH Việt Nam;
\r\n\r\n- Xây dựng và ban\r\nhành các tiêu chuẩn kỹ thuật về các hệ thống đào tạo trực tuyến các cấp;
\r\n\r\n- Nghiên cứu xây\r\ndựng, quản lý cập nhật các chỉ tiêu, quy trình quản lý và đề xuất nhu cầu ứng\r\ndụng CNTT.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Đầu tư có trọng tâm,\r\ntrọng điểm, đảm bảo khả thi về nguồn lực triển khai;
\r\n\r\n- Đảm bảo xây dựng ứng\r\ndụng có tính cần thiết và khả thi cao, mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo hiệu quả\r\nđầu tư lâu dài;
\r\n\r\n- Đảm bảo các thủ tục\r\npháp lý, nguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước nói chung và của BHXH Việt\r\nNam nói riêng;
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch\r\nhàng năm với kinh phí chi tiết và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
\r\n\r\n- Thực hiện duy trì, mở\r\nrộng hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước nhằm đảm\r\nbảo khả năng vận hành, khai thác hệ thống CNTT của Ngành để giảm bớt áp lực về\r\nkinh phí, nhân sự;
\r\n\r\n- Hoàn thiện các cơ chế\r\ntài chính tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu,\r\nđầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ phát triển CPĐT/Chính phủ số, trước hết\r\nlà các cơ chế, chính sách về thuê dịch vụ, hợp tác theo hình thức đối tác công\r\ntư, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, thuê, mua\r\ncác dịch vụ số mới, tham gia các quỹ đầu tư, trung tâm đổi mới sáng tạo;
\r\n\r\n- Bảo đảm huy động mọi\r\nnguồn lực tài chính, tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đầu tư, mua sắm,\r\nthuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng các nguồn vốn hợp pháp theo quy định\r\ncủa pháp luật về vốn nhà nước và vốn đầu tư công (như đối tác công tư - PPP,\r\nvốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA. . . ) để triển khai các nhiệm vụ ưu\r\ntiên phát triển CPĐT.
\r\n\r\n7. Giải\r\npháp duy trì Kiến trúc CPĐT
\r\n\r\nĐánh giá theo định kỳ\r\nKiến trúc CPĐT của BHXH Việt Nam
\r\n\r\nHàng năm BHXH Việt\r\nNam cần thực hiện rà soát lại tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược của BHXH Việt\r\nNam, các văn bản định hướng phát triển CPĐT/CQĐT của Trung ương để tổ chức cập\r\nnhật tài liệu Kiến trúc CPĐT BHXH Việt Nam đã ban hành.
\r\n\r\nKiến trúc CPĐT BHXH\r\nViệt Nam cần phải được xem xét để đảm bảo rằng:
\r\n\r\n- Kiến trúc hiện tại\r\nphản ánh trạng thái hiện tại của cơ sở hạ tầng CNTT.
\r\n\r\n- Kiến trúc đích cũng\r\nphản ánh chính xác tầm nhìn nghiệp vụ của tổ chức và những tiến bộ công nghệ\r\nphù hợp xảy ra từ phiên bản trước.
\r\n\r\n- Kế hoạch, lộ trình\r\nphản ánh các ưu tiên của tổ chức phù hợp với nguồn lực.
\r\n\r\nCác động lực lớn cho\r\nviệc thay đổi có thể được phân loại trong bảng sau:
\r\n\r\n\r\n Phạm\r\n trù \r\n | \r\n \r\n Động\r\n lực thay đổi Kiến trúc Chính phủ điện tử \r\n | \r\n
\r\n Động lực liên quan\r\n đến công nghệ \r\n | \r\n \r\n Các báo cáo về công\r\n nghệ mới \r\nViệc giảm chi phí\r\n quản lý tài sản \r\nViệc từ bỏ công\r\n nghệ \r\nCác sáng kiến về\r\n tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n Các động lực về\r\n nghiệp vụ \r\n | \r\n \r\n Phát triển nghiệp\r\n vụ thông thường \r\nCác nghiệp vụ ngoại\r\n lệ \r\nCác sáng tạo nghiệp\r\n vụ \r\nCác sáng tạo công\r\n nghệ về nghiệp vụ \r\nThay đổi chiến lược \r\n | \r\n
\r\n Các động lực khác \r\n | \r\n \r\n Tái cấu trúc tổ\r\n chức \r\nNhững khái niệm\r\n CNTT mới xảy ra \r\n | \r\n
Đánh giá quy mô thay\r\nđổi
\r\n\r\nSau khi đã nhận dạng\r\nđược các động lực và Kiến trúc đã được đánh giá lại, bước tiếp theo là xác định\r\nquy mô thay đổi của Kiến trúc. Bước này cần phải được thực hiện bởi Ban Chỉ đạo\r\nứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam (Hỗ trợ bởi CIO và PMO để thu thập các thông\r\ntin cần thiết). Thay đổi có thể phân loại ra thành 3 mức như sau:
\r\n\r\n- Thay đổi đơn giản:\r\nThay đổi đơn giản thông thường được xử lý thông qua các kỹ thuật quản lý thay\r\nđổi.
\r\n\r\n- Thay đổi tăng dần:\r\nNhững thay đổi tăng dần có thể có khả năng được xử lý thông qua kỹ thuật thay\r\nđổi hoặc có thể đòi hỏi việc tái kiến trúc lại một phần tùy thuộc vào bản chất\r\ncủa sự thay đổi.
\r\n\r\n- Thay đổi tái kiến\r\ntrúc: Thay đổi tái kiến trúc đòi hỏi phải đặt lại toàn bộ kiến trúc vào một\r\nvòng đời phát triển kiến trúc mới.
\r\n\r\nNgoài ra để xác định\r\nthay đổi này thuộc dạng đơn giản, tăng dần hoặc tái kiến trúc thì các hoạt động\r\nsau đây cần phải tính đến.
\r\n\r\n- Ghi lại tất cả các\r\nsự kiện có thể ảnh hưởng đến kiến trúc.
\r\n\r\n- Phân bổ nguồn lực\r\nvà quản lý cho các nhiệm vụ kiến trúc.
\r\n\r\n- Các quy trình và\r\ncác cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí nguồn lực để thực thi kiến trúc.
\r\n\r\n- Đánh giá những tác\r\nđộng.
\r\n\r\nX. PHỤ LỤC
\r\n\r\n1. Phụ lục 1: Mô hình\r\ntham chiếu nghiệp vụ BHXH Việt Nam
\r\n\r\n2. Phụ lục 2: Danh\r\nsách các TTHC hiện có của BHXH Việt Nam
\r\n\r\n3. Phụ lục 3: Mô hình\r\ntham chiếu dữ liệu BHXH Việt Nam
\r\n\r\n4. Phụ lục 4: Mô hình\r\ntham chiếu ứng dụng BHXH Việt Nam
\r\n\r\n5. Phụ lục 5: Mô hình\r\ntham chiếu công nghệ BHXH Việt Nam
\r\n\r\n6. Phụ lục 6: Mô hình\r\ntham chiếu an toàn thông tin BHXH Việt Nam
\r\n\r\nXI. DANH MỤC TÀI LIỆU\r\nTHAM KHẢO
\r\n\r\n1. Luật Công nghệ\r\nthông tin ngày 29/6/2006.
\r\n\r\n2. Luật Giao dịch\r\nđiện ngày 29/11/2005.
\r\n\r\n3. Nghị định số\r\n26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành\r\nLuật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
\r\n\r\n4. Nghị định số\r\n64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin\r\ntrong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
\r\n\r\n5. Nghị định số\r\n43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin\r\nvà dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin\r\nđiện tử của cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n6. Nghị định số\r\n106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\nNghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi\r\nhành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
\r\n\r\n7. Nghị định số\r\n61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa\r\nliên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
\r\n\r\n8. Nghị quyết số\r\n36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng phát\r\ntriển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc\r\ntế.
\r\n\r\n9. Nghị quyết số\r\n17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm\r\nphát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
\r\n\r\n10. Quyết định số\r\n698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch\r\ntổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định\r\nhướng đến năm 2020.
\r\n\r\n11. Quyết định số\r\n63/2010/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy\r\nhoạch phát triển ATTT số quốc gia đến 2020.
\r\n\r\n12. Quyết định số\r\n1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án\r\n“Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
\r\n\r\n13. Quyết định số\r\n1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình\r\nquốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -\r\n2020.
\r\n\r\n14. Quyết định số\r\n392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương\r\ntrình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm\r\n2025.
\r\n\r\n15. Quyết định số\r\n2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về\r\nviệc ban hành Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, Phiên bản 2.0;
\r\n\r\n16. Thông tư số\r\n39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh\r\nmục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.\r\n
\r\n\r\n17. Thông tư số\r\n32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về\r\nviệc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng và bảo đảm khả năng\r\ntruy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử\r\ncủa cơ quan nhà nước.
\r\n\r\n18. Thông tư số\r\n39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh\r\nmục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.\r\n
\r\n\r\n19. Công văn số\r\n1665/VPCP-KSTT ngày 13/02/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc liên kết, chia\r\nsẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử.
\r\n\r\n20. Thông tư số\r\n25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy\r\nđịnh về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ trung ương\r\nđến địa phương.
\r\n\r\n21. Công văn số\r\n631/THH-THHT ngày 22/05/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn\r\nyêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng nền tảng chia sẻ, tích\r\nhợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (Phiên bản 1.0).
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN \r\n\r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 2358/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0 đang được cập nhật.
Quyết định 2358/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phiên bản 2.0
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 2358/QĐ-BHXH |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành | 2022-09-19 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-19 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |