ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2928/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 15 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG THÁNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;
Thực hiện Công văn số 5903/UBND-TH ngày 04 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh về chủ trương giao thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin thống kê phục vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Cục Thống kê tỉnh tại Văn bản số 810/TTr-CTK ngày 09 tháng 8 năm 2024 và ý kiến tham gia góp ý của các sở, ngành có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện điều tra theo đúng Phương án quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THÁNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng thu thập thông tin về doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích:
- Phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa, lập chính sách, kế hoạch phát triển của tỉnh và từng địa phương;
- Phục vụ tính chỉ tiêu kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cấp tỉnh và cấp huyện;
- Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.
2. Yêu cầu điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng phải bảo đảm các yêu cầu:
- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án điều tra. Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các cuộc điều tra khác;
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ ĐIỀU TRA
1. Phạm vi điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh Bình Định đối với các các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hàng hóa.
2. Đối tượng điều tra
Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hàng hóa, bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH tư nhân (kể cả công ty TNHH có vốn nhà nước ≤ 50%);
- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước;
- Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50%;
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Doanh nghiệp FDI.
3. Đơn vị điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định và chi nhánh của các doanh nghiệp thuộc tỉnh khác hạch toán độc lập nhưng đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
III. LOẠI ĐIỀU TRA
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhằm thu thập các thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh và thông tin về xuất, nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài của doanh nghiệp.
IV. THỜI GIAN, THỜI KỲ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Thời gian điều tra
Các chỉ tiêu thu thập thông tin tại các doanh nghiệp theo hàng tháng: Từ ngày 8 đến ngày 18 hàng tháng.
2. Thời kỳ thu thập thông tin
Đối với các chỉ tiêu của cuộc điều tra là số liệu hàng tháng trong năm.
3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập trực tuyến. Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử.
V. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng thu thập các thông tin sau:
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, Fax, email của doanh nghiệp;
- Mã số thuế của doanh nghiệp;
- Tên, số điện thoại của giám đốc (hoặc kế toán trưởng), người ghi phiếu;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
1.2. Thông tin về xuất, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp:
- Tổng trị giá xuất, nhập khẩu với nước ngoài;
- Lượng, trị giá từng nhóm/mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu và chia theo từng nước đối tác.
2. Phiếu điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng sử dụng 2 loại phiếu điều tra sau:
(1) Phiếu số 01/XKHH-DN: Phiếu thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
(2) Phiếu số 02/NKHH-DN: Phiếu thu thập thông tin về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng sử dụng các bảng phân loại thống kê sau:
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (VSIC 2018);
2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra;
4. Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra;
5. Danh mục các nước và vùng lãnh thổ sử dụng trong phương án điều tra.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Quy trình xử lý thông tin
Thông tin trên phiếu điều tra điện tử được truyền về và lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Cục Thống kê tỉnh Bình Định ngay sau khi việc thu thập thông tin được hoàn thành ở từng đơn vị điều tra. Dữ liệu được kiểm tra, duyệt và nghiệm thu bởi giám sát viên các cấp (cấp huyện, cấp tỉnh) và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác làm sạch và xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin theo quy định của Phương án điều tra.
Kiểm tra, xác minh số liệu thực tế tại Cục Thống kê, Sở Công Thương và Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
2. Tổng hợp kết quả điều tra
Kết quả của cuộc điều tra được tổng hợp theo: Hệ thống biểu đầu ra kim ngạch xuất, nhập khẩu theo cấp tỉnh, cấp huyện.
Cục Thống kê thiết kế biểu tổng hợp kết quả đầu ra kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cho toàn tỉnh, phân theo nhóm hàng và các huyện, thị xã, thành phố.
VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng hóa được thực hiện theo kế hoạch sau:
STT | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | Xây dựng Phương án, các tài liệu điều tra | 05/2024 | Cục Thống kê Bình Định | Các đơn vị liên quan |
2 | Trình Tổng cục Thống kê thẩm định Phương án điều tra | Tháng 06/2024 | UBND tỉnh Bình Định | Các đơn vị liên quan |
3 | Ban hành Quyết định và Phương án điều tra | Tháng 08/2024 | UBND tỉnh Bình Định | Cục Thống kê Bình Định |
4 | Xây dựng phần mềm điều tra | Tháng 08/2024 | Cục Thống kê Bình Định | Các đơn vị liên quan |
5 | Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên và giám sát viên cấp tỉnh và huyện | Tháng 01 hàng năm | Cục Thống kê Bình Định | Chi cục Thống kê cấp huyện |
6 | Lập dự toán kinh phí điều tra gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt | Tháng 9 của năm trước năm điều tra | Cục Thống kê Bình Định | Sở Tài chính Bình Định |
7 | Thu thập thông tin phiếu điều tra | Từ ngày 08 -18 hàng tháng | Cục Thống kê Bình Định | Doanh nghiệp, ĐTV |
8 | Kiểm tra, làm sạch, nhập tin phiếu điều tra | Từ 18-22 hàng tháng | Cục Thống kê Bình Định | Chi cục Thống kê cấp huyện |
9 | Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra | Từ 22 - 25 hàng tháng | Cục Thống kê Bình Định | Sở Công Thương, Cục Hải quan Bình Định |
IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Cập nhật danh sách đơn vị điều tra
* Lập danh sách đơn vị điều tra: Cục Thống kê tỉnh Bình Định chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, cập nhật đơn vị điều tra phục vụ công tác thu thập thông tin.
Danh sách đơn vị điều tra được lập dựa vào các nguồn sau:
- Danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra đã thu thập thông tin trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2023.
- Danh sách các doanh nghiệp đã thành lập trước năm 2023 nhưng điều tra doanh nghiệp năm 2023 chưa thu được phiếu.
- Danh sách doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 (do Tổng cục Thống kê, Cục Thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp).
- Danh sách chi nhánh hạch toán độc lập từ nguồn đăng ký thuế, kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 và kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2023.
* Rà soát danh sách doanh nghiệp tăng mới trong năm 2023
Cục Thống kê tỉnh Bình Định tiến hành rà soát doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 tại tỉnh Bình Định. Tiến hành xác minh các thông tin chủ yếu có liên quan gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và một số thông tin khác để làm cơ sở xác định đơn vị điều tra cho cuộc điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng năm 2024 và phục vụ cho quy trình thực hiện phiếu điều tra.
1.2. Tuyển chọn giám sát viên và điều tra viên thống kê
- Cục Thống kê chủ trì tuyển chọn Điều tra viên thống kê (viết gọn là: ĐTV) phục vụ công tác thu thập thông tin của cuộc điều tra. Trách nhiệm của ĐTV:
+ Tham gia đầy đủ và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho ĐTV;
+ Hướng dẫn quy trình thực hiện kê khai và giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp cung cấp thông tin theo yêu cầu của phương án điều tra;
+ Kiểm soát tiến độ, đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ doanh nghiệp trả lời chính xác và đầy đủ các chỉ tiêu trong phiếu điều tra phù hợp với thực tế của doanh nghiệp;
+ Kiểm tra thông tin do doanh nghiệp cung cấp và liên hệ lại nếu cần xác minh, chỉnh sửa và cập nhật lại thông tin;
+ Báo cáo giám sát viên phụ trách những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thu thập thông tin năm ngoài quy định của phương án điều tra;
+ Định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả công việc được phân công.
- Giám sát viên (viết gọn là: GSV) là lực lượng thực hiện công việc giám sát các hoạt động của ĐTV và hỗ trợ chuyên môn cho GSV cấp dưới (nếu có) và các ĐTV trong quá trình thực hiện điều tra. Nhiệm vụ của GSV:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của ĐTV trong thời gian điều tra;
+ Kiểm tra thông tin trên phiếu điều tra để thông báo cho ĐTV những thông tin trong phiếu điều tra cần kiểm tra, xác minh lại;
+ Thông báo cho ĐTV những vấn đề cần lưu ý hoặc trả lời những câu hỏi của ĐTV liên quan đến nghiệp vụ;
+ Trao đổi với GSV cấp trên về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong quá trình điều tra.
1.3. Tập huấn nghiệp vụ điều tra
Cục Thống kê tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho lãnh đạo Chi cục Thống kê, GSV và ĐTV. Thời gian tập huấn là 01 ngày.
1.4. Tài liệu điều tra
Tài liệu điều tra bao gồm: Phương án điều tra, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra do Cục Thống kê Bình Định biên soạn. Chi cục Thống kê chủ động in và phân chia theo khối lượng thực tế của đơn vị.
2. Công tác thu thập thông tin
Chi cục Thống kê chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác thu thập thông tin tại địa bàn điều tra, bảo đảm tiến độ và chất lượng thu thập thông tin.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra.
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin do đơn vị cung cấp.
Hình thức kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát trực tiếp và gián tiếp công tác thu thập thông tin.
Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng phiếu điều tra được thực hiện ngay trong quá trình thu thập thông tin, GSV thường xuyên kiểm tra dữ liệu trên chương trình phần mềm và thông báo đề nghị đơn vị, ĐTV xác minh hoàn thiện phiếu điều tra.
3.1. Đối với GSV cấp huyện
- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của ĐTV được phân công phụ trách;
- Kiểm tra chất lượng thông tin, thông báo cho ĐTV những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh để hoàn thành phiếu;
- Thông báo cho ĐTV những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý hoặc trả lời những câu hỏi của ĐTV liên quan đến nghiệp vụ điều tra;
- Báo cáo với GSV cấp tỉnh về những vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong quá trình điều tra để thống nhất thực hiện.
3.2. Đối với GSV cấp tỉnh
- Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của cấp huyện, ĐTV được phân công phụ trách;
- Kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra, thông báo tới GSV cấp huyện về những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh để hoàn thành phiếu điều tra;
- Thông báo cho GSV cấp huyện những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý; trả lời những câu hỏi của ĐTV liên quan đến nghiệp vụ điều tra;
4. Nghiệm thu và xử lý thông tin
4.1. Nghiệm thu phiếu điều tra
Cục Thống kê tỉnh Bình Định chủ trì nghiệm thu phiếu điều tra trên phạm vi toàn tỉnh. Chi cục Thống kê chủ trì việc nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi cấp huyện.
4.2. Xử lý thông tin
Cục Thống kê tỉnh Bình Định chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện dữ liệu điều tra, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chính sách phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Chỉ đạo thực hiện
5.1. Cục Thống kê
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án điều tra; xây dựng chương trình phần mềm tổng hợp kết quả cuộc điều tra (nếu có). Tổ chức, chỉ đạo toàn bộ cuộc điều tra, tham gia kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, xử lý dữ liệu, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra ...; chỉ đạo, phối hợp với Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức tập huấn, kiểm tra, giám sát, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra, nghiệm thu kết quả điều tra đối với các giám sát viên.
5.2. Sở Công thương
Có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin các chỉ tiêu phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa cần điều tra để Cục Thống kê thực hiện. Trên cơ sở kết quả điều tra, Sở Công thương tổng hợp số liệu, tham mưu báo cáo UBND Tỉnh điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa hàng năm và theo giai đoạn đảm bảo phù hợp với thực tế và quy định hiện hành.
5.3. Sở Tài chính
Tổng hợp, tham mưu cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo Phương án của cuộc điều tra.
5.4. Cục Hải quan
Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, lập và cập nhật doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bình Định; chi nhánh của các doanh nghiệp thuộc tỉnh khác hạch toán độc lập nhưng đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; phối hợp chia sẻ thông tin với Cục Thống kê dữ liệu xuất, nhập khẩu hàng hóa hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
5.5. Các Sở, ban ngành có liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Thống kê để thực hiện tốt cuộc điều tra xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA
Kinh phí Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định do Ngân sách Nhà nước địa phương bảo đảm trong phạm vi dự toán nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan khác (nếu có).
Cục Thống kê có trách nhiệm căn cứ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, tổ chức thực hiện chi trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp với nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và thanh quyết toán kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng theo đúng nội dung của Phương án điều tra, văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các chế độ tài chính hiện hành./.
HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Khái niệm các chỉ tiêu
1.1. Hàng hóa xuất khẩu: Gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ, trong đó:
- Hàng hóa có xuất xứ trong nước: Là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
- Hàng hóa tái xuất khẩu: Là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
1.2. Hàng hóa nhập khẩu: Gồm toàn bộ hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá nhập khẩu được tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.
Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó:
- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài: là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.
- Hàng hóa tái nhập khẩu: là hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
2. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất/nhập khẩu
2.1. Hàng hóa được tính trong thống kê xuất/nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa mua/bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;
- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán;
- Hàng hóa thuộc các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài, có hoặc không thay đổi quyền sở hữu, bao gồm: Thành phẩm hoàn trả sau gia công, lắp ráp ; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, lắp ráp; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công, lắp ráp; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công, lắp ráp được thỏa thuận trong hợp đồng gia công, lắp ráp;
- Hàng hóa thuộc các giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt;
- Hàng tái xuất/tái nhập: Hàng hóa nước ngoài/hàng hóa trong nước đã nhập khẩu/xuất khẩu và được thống kê vào nhập khẩu/xuất khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu/nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu/tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và phải tái xuất/tái nhập theo qui định của pháp luật ;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;
- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê/cho thuê tài chính (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro,…liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;
- Hàng hóa trả lại trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (hàng hóa mà trước đó đã được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sau đó được tái nhập hoặc tái xuất);
- Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình Hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;
- Hàng hóa mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có hợp đồng thương mại;
- Các hàng hóa đặc thù
+ Vàng phi tiền tệ: là vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng, xu, vàng trang sức,…dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhập ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác…theo quy định của pháp luật;
+ Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;
+ Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh...đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu, trò chơi điện tử, phần mềm,…, được sản xuất để dùng chung cho mọi khách hàng hoặc để mua/bán thông thường mà không được đặt hàng theo yêu cầu riêng (trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật,…);
+ Hàng hóa gửi hoặc nhận qua đường bưu chính hoặc chuyển phát nhanh;
+ Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu ;
+ Hàng hóa xuất,nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: Việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi/đưa vào lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường, được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;
+ Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế; hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;
+ Dầu thô và khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán cho nước ngoài;
+ Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp mua/bán ngoài khơi, không thực hiện tờ khai hải quan;
+ Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan.
+ Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);
+ Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;
+ Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại;
+ Vệ sinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài.
2.2. Hàng hóa không tính trong thống kê gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua/bán với thương nhân nước ngoài nhưng chưa được giao/nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
- Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam, hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại Hải quan Việt Nam;
- Hàng hóa mua/bán tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop);
- Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: Hàng tham dự triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải;
- Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích chuyển tải, quá cảnh;
- Các hàng hóa đặc thù
+ Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê/cho thuê;
+ Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam ở nước ngoài;
+ Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
+ Vàng tiền tệ: Vàng thuộc giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối tiền tệ theo quy định của pháp luật ;
+ Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy và tiền séc đã phát hành trong khâu lưu thông;
+ Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa : Công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;
+ Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác);
+ Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;
+ lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp;
+ Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia thuộc các danh mục bí mật của nhà nước;
+ Chất thải, phế liệu không có giá trị thương mại.
3. Phương pháp tính
Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.
Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê.
Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Là giá trị do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá trị của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế (trị giá tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương);
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa nhập khẩu đầu tiên (trị giá tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương);
- Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi.
Xác định giá trị thống kê trong những trường hợp đặc thù
- Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì giá trị thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tiền giấy và tiền kim loại và các giấy tờ có giá trị chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông: Trị giá thống kê là chi phí để sản xuất ra tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của tiền giấy, tiền kim loại hay các giấy tờ có giá này);
- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm : Băng từ, đĩa từ, CD- ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng: Thống kê theo trị giá hải quan toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);
- Hàng hóa được phép ghi giá trị tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì giá trị thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;
- Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: Tính trị giá toàn bộ hàng hóa nguyên liệu trước khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp;
- Các giao dịch không khai giá trị (ví dụ : hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo,…) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được tính theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;
- Hàng trả lại: Trị giá thống kê là trị giá hàng hóa được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;
- Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu: Trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;
- Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: Tính trị giá của hàng hóa trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);
- Hàng hóa kèm dịch vụ: Trị giá thống kê xác định theo giá FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu), giá CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ.
Loại tiền và tỷ giá: Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.
Đơn vị tính lượng: Sử dụng đơn vị tính quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Đối với đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu căn cứ vào các dữ liệu từ hồ sơ hải quan.
Nước đối tác thương mại:
Xuất khẩu: Thống kê theo ‘‘nước, vùng lãnh thổ xuất xứ’’ là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hóa của Việt Nam sẽ được chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hóa trung chuyển, quá cảnh.
Nhập khẩu: Thống kê theo ‘‘nước, vùng lãnh thổ xuất xứ’’ là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.
4. Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra
Điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng sử dụng các bảng phân loại thống kê sau: (1). Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (VSIC 2018);
(2). Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
(3). Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra;
(4). Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra (Phụ lục 1);
(5). Danh mục các nước và vùng lãnh thổ sử dụng trong phương án điều tra (Phụ lục 2).
5. Cách ghi phiếu
- Từ Câu 1 đến Câu 4: Ghi đầy đủ các thông tin chi tiết theo phiếu điều tra
- Câu 5: Cán bộ thống kê ghi đầy đủ thông tin liên hệ của Cục Thống kê theo phiếu điều tra
- Câu 6: Ghi trị giá xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa chi tiết cho từng mặt hàng/nhóm mặt hàng theo Danh mục mặt hàng/nhóm hàng ở Phụ lục 1 và chi tiết theo từng nước đối tác theo Danh mục nước và vùng lãnh thổ ở Phụ lục 2./.
Phiếu số 01/XKHH-DN | Cơ quan Thống kê ghi |
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
Tháng năm 202…...
Thực hiện theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ban hành Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định | - Nghĩa vụ cung cấp thông tin theo phiếu này đối với các doanh nghiệp được quy định tại Điều 10, 13 và Điều 32 của Luật Thống kê. - Các thông tin do doanh nghiệp cung cấp chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê và hoàn toàn được bảo mật theo Luật định. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguyên tắc điền phiếu: - Đối với những câu hỏi/mục lựa chọn, hãy khoanh tròn vào một ô mã tương ứng với câu trả lời thích hợp nhất. - Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, hãy ghi thông tin, số liệu vào đúng ô hoặc bảng tương ứng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1- Tên doanh nghiệp: (Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu) - Tên giao dịch (nếu có):………………. - Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh…………….. | Mã số thuế của doanh nghiệp
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||
2- Địa chỉ doanh nghiệp (ghi đầy đủ nơi đặt trụ sở chính của DN) | Cơ quan Thống kê ghi: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
| 5 | 2 |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||
- Tỉnh: BÌNH ĐỊNH - Huyện/Thị xã/Thành phố:…. - Xã/phường/thị trấn:…. - Thôn, ấp, (số nhà, đường phố):…. - Tên người đứng đầu doanh nghiệp:….. - Số điện thoại: …………………… Mã khu vực ……………………. Số máy - Số Fax: ………………………….. Mã khu vực ……………………. Số máy - Tên người trả lời phiếu:……………………………………….… Email - Phòng/ban/bộ phận làm việc của người trả lời phiếu: ……….. Số điện thoại: 3- Loại hình doanh nghiệp (Khoanh tròn chữ số phù hợp):
5- Địa chỉ liên hệ lại với cơ quan thống kê: nếu cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ với: - Tên cán bộ thống kê: - Số điện thoại: …………… E-mail: - Cục Thống kê tỉnh Bình Định - Địa chỉ: 70A Tôn Đức Thắng - Quy Nhơn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Trị giá nhập khẩu hàng hóa
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mã Nước | Thực hiện tháng báo cáo | Cộng dồn từ đầu năm đến tháng báo cáo | Ước tính tháng tiếp theo | |||
Lượng | Trị giá (1000USD) | Lượng | Trị giá (1000USD) | Lượng | Trị giá (1000USD) | |||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Tổng trị giá xuất khẩu trực tiếp | 1000USD |
| x |
| x |
| x |
|
(Chia theo nước cuối cùng hàng đến) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| x |
| x |
| x |
|
|
|
| x |
| x |
| x |
|
|
|
| x |
| x |
| x |
|
|
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
Mặt hàng xuất khẩu trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chia mặt hàng theo nước cuối cùng hàng đến) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều tra viên: | Ngày . . . . tháng. . . . năm ….. |
Phiếu số 02/XKHH-DN | Cơ quan Thống kê ghi |
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
Tháng năm 202…...
Thực hiện theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ban hành Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định | - Nghĩa vụ cung cấp thông tin theo phiếu này đối với các doanh nghiệp được quy định tại Điều 10, 13 và Điều 32 của Luật Thống kê. - Các thông tin do doanh nghiệp cung cấp chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê và hoàn toàn được bảo mật theo Luật định. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguyên tắc điền phiếu: - Đối với những câu hỏi/mục lựa chọn, hãy khoanh tròn vào một ô mã tương ứng với câu trả lời thích hợp nhất. - Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, hãy ghi thông tin, số liệu vào đúng ô hoặc bảng tương ứng. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
(Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu) - Tên giao dịch (nếu có):………………. - Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh…………….. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
2- Địa chỉ doanh nghiệp (ghi đầy đủ nơi đặt trụ sở chính của DN) | Cơ quan Thống kê ghi: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
| 5 | 2 |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
- Tỉnh: BÌNH ĐỊNH - Huyện/Thị xã/Thành phố:…. - Xã/phường/thị trấn:…. - Thôn, ấp, (số nhà, đường phố):…. - Tên người đứng đầu doanh nghiệp:….. - Số điện thoại: …………………. Mã khu vực ……………… Số máy - Số Fax: …………………………Mã khu vực ……………….Số máy - Tên người trả lời phiếu:………………………………………………… Email - Phòng/ban/bộ phận làm việc của người trả lời phiếu: ……………… Số điện thoại: 3- Loại hình doanh nghiệp (Khoanh tròn chữ số phù hợp):
5- Địa chỉ liên hệ lại với cơ quan thống kê: nếu cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ với: - Tên cán bộ thống kê: - Số điện thoại: …………………. E-mail: - Cục Thống kê tỉnh Bình Định - Địa chỉ: 70A Tôn Đức Thắng - Quy Nhơn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Trị giá nhập khẩu hàng hóa
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mã số | Thực hiện tháng trước | Cộng dồn từ đầu năm | Ước tính tháng điều tra | |||
Lượng | Trị giá (1000USD) | Lượng | Trị giá (1000USD) | Lượng | Trị giá (1000USD) | |||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Tổng trị giá nhập khẩu trực tiếp | 1000 USD |
| x |
| x |
| x |
|
(Chia theo nước xuất xứ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
………………….. |
|
| x |
| x |
| x |
|
Mặt hàng nhập khẩu trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chia mặt hàng theo nước xuất xứ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều tra viên: | Ngày ……. tháng ……. năm ….. |
PHỤ LỤC 2:
DANH MỤC CÁC NƯỚC VÀ LÃNH THỔ PHÂN THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ
(BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)
STT/No | Country/Territory | Nước/Lãnh thổ | Code/Mã chữ |
| ASIA | CHÂU Á |
|
| Eastern asia | Đông á |
|
1 | China | Trung Quốc | CN |
2 | Taiwan | Đài Loan | TW |
3 | Hong Kong, China | Hồng Kông | HK |
4 | Macau | Ma Cao | MO |
5 | Democratic People's Republic of Korea | CHDCND Triều tiên | KP |
6 | Japan | Nhật Bản | JP |
7 | Mongolia | Mông Cổ | MN |
8 | Republic of Korea | Hàn Quốc | KR |
|
|
|
|
| South-central Asia | Trung nam á |
|
9 | Afghanistan | Ap-ga-ni-xtan | AF |
10 | Bangladesh | Băng-la-đet | BD |
11 | Bhutan | Bu-tan | BT |
12 | India | Ấn-độ | IN |
13 | Iran (Islamic Republic of) | I-ran | IR |
14 | Kazakhstan | Ca-dăc-xtan | KZ |
15 | Kyrgyzstan | Kiêc-gi-ki-xtan | KG |
16 | Maldives | Man-đi-vơ | MV |
17 | Nepal | Nê-pan | NP |
18 | Pakistan | Pa-ki-xtan | PK |
19 | Sri Lanka | Xri-lan-ka | LK |
20 | Tajikistan | Tat-ji-ki-xtan | TJ |
21 | Turkmenistan | Tuốc-mê-ni-xtan | TM |
22 | Uzbekistan | U-zơ-bê-ki-xtan | UZ |
|
|
|
|
| South-eastern Asia | Đông nam á |
|
23 | Brunei Darussalam | Bru-nây | BN |
24 | Cambodia | Căm-pu-chia | KH |
25 | Indonesia | In-đô-nê-xi-a | ID |
26 | Lao People's Democratic Republic | Lào | LA |
27 | Malaysia | Ma-lai-xi-a | MY |
28 | Myanmar | My-an-ma | MM |
29 | Philippines | Phi-lip-pin | PH |
30 | Singapore | Xinh-ga-po | SG |
31 | Thailand | Thái Lan | TH |
32 | East Timor | Đông Ti-mo | TP |
33 | Viet Nam | Việt Nam | VN |
|
|
|
|
| Western Asia | Tây á |
|
34 | Armenia | Ac-mê-ni-a | AM |
35 | Azerbaijan | A-dec-bai-zan | AZ |
36 | Bahrain | Ba-ren | BH |
37 | Cyprus | Síp | CY |
38 | Georgia | Gru-di-a | GE |
39 | Iraq | I-rắc | IQ |
40 | Israel | I-xra-en | IL |
41 | Jordan | Joóc-đa-ni | JO |
42 | Kuwait | Cô-oét | KW |
43 | Lebanon | Li-băng | LB |
44 | Oman | Ô-man | OM |
45 | Qatar | Qua-ta | QA |
46 | Saudi Arabia | Ả-rập Xê-ut | SA |
47 | Syrian Arab Republic | Xy-ri | SY |
48 | Turkey | Thổ-nhĩ-kỳ | TR |
49 | United Arab Emirates | Các tiểu VQ Ả-rập Thống Nhất | AE |
50 | Yemen | Y-ê-men | YE |
|
|
|
|
| EUROPE | CHÂU ÂU |
|
| Eastern Europe | Đông âu |
|
51 | Belarus | Bê-la-rut | BY |
52 | Bulgaria | Bun-ga-ri | BG |
53 | Czech Republic | Séc | CS |
54 | Hungary | Hun-ga-ri | HU |
55 | Poland | Ba-lan | PL |
56 | Republic of Moldova | Môn-đô-va | MD |
57 | Romania | Ru-ma-ni | RO |
58 | Russian Federation | Liên bang Nga | RU |
59 | Slovakia | Slô-va-ki-a | SK |
60 | Ukraine | U-crai-na | UA |
|
|
|
|
| Northern Europe | Bắc âu |
|
61 | Channel Islands | Chan-nen islands |
|
62 | Denmark | Đan-mạch | DK |
63 | Estonia | Et-xtô-ni-a | EE |
64 | Faeroe Islands | Đảo Fa-ê-rô | FO |
65 | Finland | Phần-lan | FI |
66 | Iceland | Ai-xơ-len | IS |
67 | Ireland | Ai-len | IE |
68 | Isle of Man | Isle of man |
|
69 | Latvia | Lat-vi-a | LV |
70 | Lithuania | Lit-va | LT |
71 | Norway | Na-uy | NO |
72 | Svalbard and Jan Mayen Islands | Đảo Svan-bat và Jan-may- en | SJ |
73 | Sweden | Thuỵ-điển | SE |
74 | United Kingdom | Anh | GB |
|
|
|
|
| Southern Europe | Nam âu |
|
75 | Albania | An-ba-ni | AL |
76 | Andorra | An-đô-ra | AD |
77 | Bosnia and Herzegovina | Bô-xnhi-a Hec-xê-gô-vi-na | BA |
78 | Croatia | Crô-at-ti-a | HR |
79 | Gibraltar | Gi-bran-ta | GI |
80 | Greece | Hy-lạp | GR |
81 | Holy See | Tòa Thánh Va-ti-căng | VA |
82 | Italy | I-ta-li-a | IT |
83 | Malta | Man-ta | MT |
84 | Portugal | Bồ Đào Nha | PT |
85 | San Marino | Xan-ma-ri-nô | SM |
86 | Slovenia | Slô-ven-nhi-a | SI |
87 | Spain | Tây Ban Nha | ES |
88 | Macedonia | Ma-xê-đô-ni-a (CH Nam Tư cũ) | MK |
89 | Serbia and Montenegro | Sec-bi-a và Môn-tê-nê-grô | YU |
|
|
|
|
| Western Europe | Tây âu |
|
90 | Austria | Áo | AT |
91 | Belgium | Bỉ | BE |
92 | France | Pháp | FR |
93 | Germany | Đức | DE |
94 | Liechtenstein | Lech-ten-sten | LI |
95 | Luxembourg | Luc-xăm-bua | LU |
96 | Monaco | Mô-na-cô | MC |
97 | Netherlands | Hà Lan | NL |
98 | Switzerland | Thuỵ Sĩ | CH |
|
|
|
|
| AFRICA | CHÂU PHI |
|
| Eastern Africa | Đông phi |
|
99 | Burundi | Bu-run-đi | BI |
100 | Comoros | CHLB Cô-mo | KM |
101 | Djibouti | Gi-bu-ti | DJ |
102 | Eritrea | Ê-ri0trê-a | ER |
103 | Ethiopia | Ê-ti-ô-pi | ET |
104 | Kenya | Kê-ni-a | KE |
105 | Madagascar | Ma-đa-ga-xca | MG |
106 | Malawi | Ma-la-uy | MW |
107 | Mauritius | Mô-ri-tuyt | MU |
108 | Mayotte | May-ot-te |
|
109 | Mozambique | Mô-dăm-bic | MZ |
110 | Reunion | Rê-uy-ni-ông | RE |
111 | Rwanda | Ru-an-đa | RW |
112 | Seychelles | Xây-sen | SC |
113 | Somalia | Xô-ma-li | SO |
114 | Uganda | U-gan-đa | UG |
115 | United Republic of Tanzania | Tan-da-ni-a | TZ |
116 | Zambia | Dăm-bi-a | ZM |
117 | Zimbabwe | Dim-ba-bu-ê | ZW |
|
|
|
|
| Middle Africa | Trung phi |
|
118 | Angola | Ăn-gô-la | AO |
119 | Cameroon | Ca-mơ-run | CM |
120 | Central African Republic | Cộng hoà Trung phi | CF |
121 | Chad | Sát | TD |
122 | Zaire | Zai-e | ZR |
123 | Congo | Công-gô | CG |
124 | Equatorial Guinea | Ghi-nê Xích đạo | GQ |
125 | Gabon | Ga-bông | GA |
126 | Sao Tome and Principe | Xao-tô-mê và Prin-xi-pê | ST |
|
|
|
|
| Northern Africa | Bắc phi |
|
127 | Algeria | An-giê-ri | DZ |
128 | Egypt | Ai-cập | EG |
129 | Libyan Arab Jamahiriya | Li-bi | LY |
130 | Morocco | Ma-rốc | MA |
131 | Sudan | Xu-đăng | SD |
132 | Tunisia | Tuy-ni-di | TN |
133 | Western Sahara | Tây Sa-ha-ra | EH |
|
|
|
|
| Southern Africa | Nam phi |
|
134 | Botswana | Bôt-xoa-na | BW |
135 | Lesotho | Lê-xô-thô | LS |
136 | Namibia | Na-mi-bi-a | NA |
137 | South Africa | Nam-phi | ZA |
138 | Swaziland | Xoa-di-len | SZ |
|
|
|
|
| Western Africa | Tây phi |
|
139 | Benin | Bê-nanh | BJ |
140 | Burkina Faso | Buốc-ki-na-fa-xô | BF |
141 | Cape Verde | Cộng hoà Cáp-ve | CV |
142 | Cote d'Ivoire | Cốt-đi-voa (Bờ biển Ngà) | CI |
143 | Gambia | Găm-bi-a | GM |
144 | Ghana | Ga-na | GH |
145 | Guinea | Ghi-nê | GN |
146 | Guinea-Bissau | Ghi-nê Bit-xao | GW |
147 | Liberia | Li-bê-ri-a | LR |
148 | Mali | Mali | ML |
149 | Mauritania | CH Hồi giáo Mô-ri-ta-ni | MR |
150 | Niger | Ni-giê | NE |
151 | Nigeria | Ni-giê-ri-a | NG |
152 | Saint Helena | Xanh Hê-len | SH |
153 | Senegal | Xê-nê-gan | SN |
154 | Sierra Leone | Xi-ê-ra Lê-ông | SL |
155 | Togo | Tô-gô | TG |
|
|
|
|
| AMERICA | CHÂU MỸ |
|
| Latin America and the Caribbean | Mỹ latinh và vùng Caribê |
|
|
|
|
|
| Caribbean | Liên hiệp QG vùng vịnh Caribê |
|
156 | Anguilla | An-ghi-la | AI |
157 | Antigua and Barbuda | Ang-ti-goa và Bác-bu-đa | AG |
158 | Aruba | A-ru-ba | AW |
159 | Bahamas | Ba-ha-ma | BS |
160 | Barbados | Bac-ba-đot | BB |
161 | British Virgin Islands | Đảo Vơ-gin (thuộc Anh) | VG |
162 | Cayman Islands | Đảo Cai-man | KY |
163 | Cuba | Cu-ba | CU |
164 | Dominica | Đô-mi-ni-ca-na | DM |
165 | Dominican Republic | CH Đô-mi-ni-ca-na | DO |
166 | Grenada | Grê-na-đa | GD |
167 | Guadeloupe | Goa-đơ-lúp | GP |
168 | Haiti | Hai-i-ti | HT |
169 | Jamaica | Ja-mai-ca | JM |
170 | Martinique | Mac-ti-nich | MQ |
171 | Montserrat | Môn-xê-rat | MS |
172 | Netherlands Antilles | Ne-dơ-lân an-tin-lơ | AN |
173 | Puerto Rico | Pu-ec-tô-ri-cô | PR |
174 | Saint Kitts and Nevis | Liên bang Xan-kit và Nê- vi | KN |
175 | Saint Lucia | Xan-ta-lu-xi-a | LC |
176 | Saint Vincent and the Grenadines | Xan Vin-xăng và Grê-na- đin | VC |
177 | Trinidad and Tobago | Tri-ni-đát và Tô-ba-gô | TT |
178 | Turks and Caicos Islands | Tớc-cơ và Cai-cốt | TC |
179 | United States Virgin Islands | Vơ-gin (thuộc Mỹ) | VI |
|
|
|
|
| Central America | Trung Mỹ |
|
180 | Belize | Be-li-zơ | BZ |
181 | Costa Rica | Côt-xta-ri-ca | CR |
182 | El Salvador | En-xan-va-đo | SV |
183 | Guatemala | CH Goa-tê-ma-la | GT |
184 | Honduras | Hon-đu-rat | HN |
185 | Mexico | Mê-hi-cô | MX |
186 | Nicaragua | Ni-ca-ra-goa | NI |
187 | Panama | Pa-na-ma | PA |
|
|
|
|
| South America | Nam mỹ |
|
188 | Argentina | Ac-hen-ti-na | AR |
189 | Bolivia | Bô-li-vi-a | BO |
190 | Brazil | Bra-xin | BR |
191 | Chile | Chi-lê | CL |
192 | Colombia | Cô-lôm-bi-a | CO |
193 | Ecuador | Ê-cu-a-đo | EC |
194 | Falkland Islands (Malvinas) | Đảo Phooc-lan | FK |
195 | French Guiana | Gui-an (Pháp) | GF |
196 | Guyana | Guy-a-na | GY |
197 | Paraguay | Pa-ra-guay | PY |
198 | Peru | Pê-ru | PE |
199 | Suriname | Xu-ri-nam | SR |
200 | Uruguay | U-ru-guay | UY |
201 | Venezuela | Vê-nê-xu-ê-la | VE |
|
|
|
|
| Northern America | Bắc mỹ |
|
202 | Bermuda | Béc-mu-đa | BM |
203 | Canada | Ca-na-đa | CA |
204 | Greenland | Grin-len | GL |
205 | Saint Pierre and Miquelon | Sanh-pi-e-rơ và Mi-quê- lon | PM |
206 | United States | Mỹ | US |
|
|
|
|
| OCEANIA | CHÂU ĐẠI DƯƠNG |
|
207 | American Samoa | Xa-moa | AS |
208 | Australia | Ô-xtrây-li-a | AU |
209 | Christmas Island | Đảo Crit-mat | CX |
210 | Cocos (Keeling) Island | Đảo Cô-cô | CC |
211 | Cook Islands | Đảo Cúc | CK |
212 | Fiji | Phi-gi | FJ |
213 | French Polynesia | Quần đảo Pô-li-nê-di (thuộc Pháp) | PF |
214 | Guam | Gu-am | GU |
215 | Kiribati | Ki-ri-ba-ti | KI |
216 | Marshall Islands | Quần đảo Mat-san | MH |
217 | Micronesia (Federated States of) | Liên bang Mi-cro-nê-si-a | FM |
218 | Nauru | Na-u-ru | NR |
219 | New Caledonia | Tân Ca-lê-đô-ni | NC |
220 | New Zealand | Niu-Di-lân | NZ |
221 | Niue | Niu-ê | NU |
222 | Norfolk Island | Đảo No-phốc | NF |
223 | Northern Mariana Islands | Đảo Ma-ri-a-na Bắc | MP |
224 | Palau | Pa-lau | PW |
225 | Papua New Guinea | Pa-pua Niu Ghi-nê | PG |
226 | Pitcairn | Pít-canh | PN |
227 | Samoa | Tây Xa-moa | WS |
228 | Solomon Islands | Đảo Xa-lô-môn | SB |
229 | Tokelau | Tô-kê-lau | TK |
230 | Tonga | Tông-ga | TO |
231 | Tuvalu | Tu-va-lu | TV |
232 | Vanuatu | Va-nu-a-tu | VU |
233 | Wallis and Futuna Islands | Các đảo Oa-lit và Phu-tu- na | WF |
|
|
|
|
234 | Areas not elsewhere specified | Vùng chưa phân rõ ở nơi nào |
|
|
|
|
|
File gốc của Quyết định 2928/QĐ-UBND năm 2024 về Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định đang được cập nhật.
Quyết định 2928/QĐ-UBND năm 2024 về Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng tháng tỉnh Bình Định
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Số hiệu | 2928/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Ngày ban hành | 2024-08-15 |
Ngày hiệu lực | 2024-08-15 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |