\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2017 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa\r\nphương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng\r\n11 năm 2010;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21\r\ntháng 6 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23\r\ntháng 06 năm 2014;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí\r\nMinh, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây\r\nNinh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Lâm Đồng (gọi chung là các tỉnh, thành\r\nphố) thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong trong lĩnh vực\r\ntài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp\r\nranh giữa các tỉnh, thành phố với các nội dung cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nQuy chế này quy định về cơ chế phối hợp\r\ntrong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo\r\nvệ môi trường ở vùng giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Bà Rịa\r\n- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và\r\nLâm Đồng.
\r\n\r\n\r\n\r\nQuy chế này áp dụng cho các cơ quan\r\nquản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ\r\nmôi trường trên địa bàn giáp ranh các tỉnh và thành phố bao gồm: Sở Tài nguyên\r\nvà Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao\r\nthông vận tải, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh,\r\nThành phố; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên\r\nquan vùng giáp ranh.
\r\n\r\nĐiều 3. Nguyên tắc\r\nphối hợp
\r\n\r\n1. Đảm bảo tuân thủ các quy định của\r\npháp luật về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
\r\n\r\n2. Đảm bảo tính đồng thuận trong công\r\ntác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi\r\ntrường ở vùng giáp ranh nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ\r\nquan, địa phương tham gia phối hợp.
\r\n\r\n3. Đảm bảo tính chủ động, kịp thời,\r\nhiệu quả và thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi vùng\r\ngiáp ranh; từng địa bàn tỉnh, thành phố thành lập tổ công tác để thực hiện nhiệm\r\nvụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra trong phạm\r\nvi vùng giáp ranh, tổ công tác được quyền truy bắt, xử lý đối tượng vi phạm mà\r\nkhông phân biệt địa giới hành chính và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý\r\ntheo luật định.
\r\n\r\n\r\n\r\nNỘI DUNG VÀ\r\nPHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phối hợp lấy ý kiến góp ý khi xây\r\ndựng các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài\r\nnguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng giáp ranh.
\r\n\r\n2. Phối hợp trong công tác thanh tra,\r\nkiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực\r\ntài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng\r\ngiáp ranh giữa các tỉnh, thành phố.
\r\n\r\n3. Phối hợp trong công tác chia sẻ\r\nthông tin
\r\n\r\na) Chia sẻ thông tin về quan trắc chất\r\nlượng nước (các báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ) tại các vùng giáp ranh hoặc\r\ntoàn bộ lưu vực khi có yêu cầu;
\r\n\r\nb) Chia sẻ thông tin khi có đề nghị về\r\ncác tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, nạo vét luồng lạch, khai\r\nthác nước mặt, nước dưới đất và xả chất thải vào nguồn nước;\r\nkết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở vùng giáp ranh hoặc toàn bộ lưu\r\nvực khi có yêu cầu;
\r\n\r\nc) Chia sẻ thông tin về khu vực cấm,\r\ntạm thời cấm hoạt động khoáng sản và khu vực cấm, khu vực hạn chế khai thác nước\r\ndưới đất ở vùng giáp ranh để đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý giữa các\r\nđịa phương.
\r\n\r\nĐiều 5. Phương thức\r\nphối hợp
\r\n\r\n1. Đối với cơ quan chủ trì
\r\n\r\na) Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra\r\nđịnh kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực\r\ntài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá\r\nnhân hoạt động trong phạm vi vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố;
\r\n\r\nb) Gửi văn bản đến cơ quan phối hợp đề\r\nnghị cử người tham gia phối hợp đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc điện thoại\r\ntheo đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất;
\r\n\r\nc) Phân công trách nhiệm cho từng cơ\r\nquan phối hợp trên cơ sở phù hợp với chức năng và nhiệm vụ;
\r\n\r\nd) Khi cần thiết có thể lấy ý kiến của\r\ncác sở ngành liên quan của các tỉnh, thành phố trong vùng giáp ranh về lĩnh vực\r\ntài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
\r\n\r\ne) Trao đổi với các tỉnh, thành phố đối\r\nvới các dự án nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thủy có tận thu khoáng sản,\r\ncác dự án khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước (thuộc đối tượng phải lấy\r\ný kiến) ở vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố bằng hình thức văn bản hoặc tổ\r\nchức cuộc họp để thống nhất ý kiến trước khi gửi các Bộ ngành;
\r\n\r\nf) Trao đổi với các tỉnh, thành phố bằng\r\nvăn bản để tham khảo ý kiến khi thực hiện cấp phép khai thác nước, xả nước thải\r\nvào nguồn nước ở vùng giáp ranh nếu cần thiết
\r\n\r\n2. Đối với cơ quan phối hợp
\r\n\r\nCó trách nhiệm tham gia góp ý khi có\r\nđề nghị; tham gia tổ kiểm tra và chịu sự điều phối của cơ quan chủ trì. Trường\r\nhợp cơ quan phối hợp không thể tham dự thì phải thông báo bằng văn bản đến cơ\r\nquan chủ trì hoặc điện thoại theo đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất.
\r\n\r\nĐiều 6. Trách nhiệm\r\ncủa các sở ngành và địa phương có liên quan
\r\n\r\n1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và\r\nMôi trường
\r\n\r\na) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ\r\nviệc tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên\r\nkhoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm\r\nvi vùng giáp ranh và thông báo cho các tỉnh, thành phố liên quan biết để phối hợp.\r\nTrường hợp kiểm tra đột xuất thì thông báo cho các tỉnh, thành phố theo đường\r\ndây nóng;
\r\n\r\nb) Thông báo kết quả thanh kiểm tra,\r\nxử lý vi phạm ở khu vực giáp ranh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên\r\nquan;
\r\n\r\nc) Cung cấp thông tin về kế hoạch ứng\r\nphó và khắc phục sự cố tràn dầu, sự cố môi trường trong khu vực giáp ranh cho\r\ncác tỉnh, thành phố liên quan;
\r\n\r\nd) Kịp thời cử lực lượng phối hợp\r\ntrong quá trình thanh tra, kiểm tra.
\r\n\r\n2. Trách nhiệm của Công an tỉnh,\r\nthành phố
\r\n\r\na) Là lực lượng nòng cốt tham gia\r\ntrong các đợt kiểm tra, truy bắt đối tượng vi phạm;
\r\n\r\nb) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công\r\nan quận - huyện, phường - xã - thị trấn hỗ trợ kịp thời cho tổ công tác khi có\r\nyêu cầu.
\r\n\r\n3. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội\r\nbiên phòng tỉnh, thành phố
\r\n\r\na) Theo chức năng và quyền hạn, phối\r\nhợp với lực lượng biên phòng các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra xử lý các trường\r\nhợp khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, thành phố;
\r\n\r\nb) Cử lực lượng phối hợp với lực lượng\r\ncông an địa phương, tham gia trong các đợt kiểm tra, truy bắt đối tượng vi phạm\r\nkhi có yêu cầu của tổ công tác.
\r\n\r\n4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và\r\nPhát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Xây dựng của\r\ncác tỉnh, thành phố
\r\n\r\na) Theo chức năng nhiệm vụ, cử cán bộ\r\nphối hợp với tổ công tác của địa phương hoặc tổ công tác của tỉnh, thành phố\r\ngiáp ranh khi có yêu cầu;
\r\n\r\nb) Phối hợp cung cấp, trao đổi thông\r\ntin có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý cho các tỉnh, thành phố giáp ranh nhằm\r\nphục vụ cho việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động\r\ntrong phạm vi vùng giáp ranh khi có yêu cầu.
\r\n\r\n5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp\r\nhuyện các vùng giáp ranh
\r\n\r\na) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực\r\nhiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài\r\nnguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá\r\nnhân theo quy định;
\r\n\r\nb) Chủ động phối hợp với các địa\r\nphương giáp ranh xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực\r\ntài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
\r\n\r\nc) Bố trí lực lượng hỗ trợ cho tổ\r\ncông tác khi truy bắt xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nạo\r\nvét luồng lạch, xả chất thải vào nguồn nước ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh,\r\nthành phố khi có yêu cầu;
\r\n\r\nd) Theo dõi, giám sát hoạt động của\r\ncác tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác nước, xả chất thải\r\nvào nguồn nước. Trao đổi thông tin cho các địa phương giáp ranh và cung cấp\r\nthông tin cho các sở ngành của tỉnh, thành phố theo định kỳ và khi có yêu cầu;
\r\n\r\ne) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã\r\nvùng giáp ranh với các tỉnh, thành phố huy động lực lượng tham gia phối hợp kiểm\r\ntra, truy bắt đối tượng vi phạm khi có yêu cầu của tổ công tác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐịnh kỳ hàng năm Sở Tài nguyên và Môi\r\ntrường các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả phối hợp\r\nthực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở\r\nNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở\r\nXây dựng, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Ủy ban nhân\r\ndân các quận - huyện - thị xã; Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn có địa\r\ngiới hành chính giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các Tỉnh Bà Rịa - Vũng\r\nTàu, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Long An, Tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Lâm Đồng; các tổ chức, cá nhân\r\ncó liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
\r\n\r\n2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ\r\ntrì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện - thị xã tổ chức quán triệt\r\nđến Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn và tuyên truyền rộng rãi trong cộng\r\nđồng dân cư nơi có các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác nước (nước mặt, nước\r\ndưới đất), khai thác khoáng sản, nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thủy có\r\ntận thu khoáng sản, xả chất thải vào nguồn nước để tham gia giám sát việc thực\r\nhiện quy chế này và các quy định pháp luật về quản lý tài nguyên nước, tài\r\nnguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
\r\n\r\n3. Công an tỉnh, thành phố tổ chức\r\nquán triệt nội dung quy chế phối hợp này cho công an các cấp quận - huyện - thị\r\nxã, phường - xã - thị trấn ở vùng giáp ranh để chủ động, kịp thời hỗ trợ;
\r\n\r\n4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,\r\nthành phố quán triệt nội dung quy chế phối hợp này cho các đơn vị trực thuộc\r\nđóng trên địa bàn vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố để chủ động, kịp thời\r\nhỗ trợ cho tổ công tác;
\r\n\r\n5. Trong quá trình thực hiện nếu có\r\nkhó khăn, vướng mắc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố có\r\ntrách nhiệm thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành\r\nphố xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
\r\n\r\nQuy chế phối hợp này có hiệu lực kể từ\r\nngày ký./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
ỦY\r\nBAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH - THÀNH PHỐ
\r\n\r\n\r\n HỒ\r\n CHÍ MINH \r\n | \r\n \r\n BÀ\r\n RỊA - VŨNG TÀU | \r\n \r\n ĐỒNG\r\n NAI | \r\n
\r\n BÌNH\r\n DƯƠNG \r\n | \r\n \r\n TÂY\r\n NINH | \r\n \r\n LONG\r\n AN | \r\n
\r\n TIỀN\r\n GIANG | \r\n \r\n LÂM\r\n ĐỒNG | \r\n \r\n BÌNH\r\n PHƯỚC | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Quy chế 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ, Quy chế số 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ, Quy chế 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ của , Quy chế số 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ của , Quy chế 37 QCPH TPHCM BRVT ĐN BD TN LA TG BP LĐ của , 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ
File gốc của Quy chế phối hợp 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ năm 2017 về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang đang được cập nhật.
Quy chế phối hợp 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ năm 2017 về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | |
Số hiệu | 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ |
Loại văn bản | Quy chế |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2017-01-06 |
Ngày hiệu lực | 2017-01-06 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |