CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/NQ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2019 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2019
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Tuy trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động của tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu sụt giảm, nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tình hình kinh tế - xã hội nước ta tháng 9 và 9 tháng năm 2019 vẫn đạt được kết quả tích cực và toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn so với cùng kỳ, đã tạo không khí phấn khởi, củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kết quả quan trọng đạt được trên các lĩnh vực khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và nỗ lực vượt khó, ý chí quyết tâm, phấn đấu, vươn lên của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, GDP quý III tăng 7,31%, cao hơn cùng kỳ (6,82%); 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, là mức tăng 9 tháng cao nhất trong 9 năm gần đây. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,5%, thấp nhất trong 3 năm qua. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố; lãi suất cho vay giảm. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 10,3% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất 45,3% và có tốc độ tăng cao nhất 16,9%. vốn FDI thực hiện đạt 14,2 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 82,3%. Thu ngân sách nhà nước đạt 77,5% dự toán, tăng 10,1% so cùng kỳ. Xuất khẩu đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng 16,4%; xuất siêu đạt 5,9 tỷ USD. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 9,36%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,37%, tiếp tục là động lực chủ yếu dẫn dắt nền kinh tế. Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 11,6% so với cùng kỳ; thu hút 12,87 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,8% so với cùng kỳ, năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá tăng 4 bậc, xếp thứ 63/140 quốc gia và nền kinh tế. Khu vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, hạn hán nhưng tiếp tục phát triển ổn định; sản lượng thủy sản tăng 6,12%. Cả nước có 102.274 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,9% về số doanh nghiệp và tăng 34% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, giải quyết việc làm, thông tin truyền thông, bảo vệ môi trường được chú trọng. Tổ chức khai giảng năm học mới 2019-2020 với không khí vui tươi, phấn khởi. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống và sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, nhất là đối với người có công, gia đình chính sách. Đời sống của nhân dân được cải thiện; số hộ thiếu đói giảm 33%. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử và công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. Công tác đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá năm 2019 Việt Nam có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng năng lực cạnh tranh tốt nhất toàn cầu, tăng 10 bậc, lên thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong những tháng còn lại của năm 2019 là tiếp tục kiên định mục tiêu đề ra, yêu cầu các cấp, các ngành tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bám sát và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn nữa; tăng cường ứng dụng công nghệ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế và trong nước để có đối sách kịp thời, phù hợp.
- Các bộ, ngành đánh giá toàn diện tác động của xung đột thương mại giữa các nước lớn, tác động của thị trường tài chính quốc tế; cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2019 để có các giải pháp, phù hợp, kịp thời đối với từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cường kiểm soát thị trường, quản lý giá cả, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thế giới và trong nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Tiếp tục rà soát, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh không cần thiết, tổ chức đánh giá kết quả cải thiện môi trường kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, địa phương mình gắn với thi đua.
- Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch các khoản chi ngân sách nhà nước. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu và hàng giả, nhất là dịp cuối năm, Tết nguyên đán. Khẩn trương tiếp thu ý kiến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (khóa XII), hoàn thiện các Báo cáo: tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2020-2022 và đánh giá thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016-2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo trình Quốc hội theo quy định.
- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban quản lý, bảo đảm tiến độ, hiệu quả của các dự án đầu tư. Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2019, triển khai xây dựng kế hoạch năm 2020; kịp thời xử lý kiến nghị, bảo đảm mục tiêu đề ra.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm nông sản có ưu thế, ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Theo dõi sát tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, dòng chảy các sông lớn và nguồn nước tại các hồ chứa; đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; tăng cường kiểm tra và đảm bảo an toàn đê sông, đê biển, các công trình thủy lợi. Chủ động, tích cực đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng, duy trì các thị trường truyền thống, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào một số thị trường, tập trung xuất khẩu nông sản chính ngạch. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC); đẩy mạnh quá trình đàm phán với EC để giải quyết dứt điểm việc gỡ thẻ vàng của EC đối với hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không được quản lý. Định hướng, khuyến cáo cơ cấu chăn nuôi bảo đảm nguồn cung, tránh tác động đến giá cả và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý chất lượng, thúc đẩy tiến độ thi công, giải ngân các dự án ngành giao thông. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai các dự án trọng điểm. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, nhất là dịp cuối năm, Tết nguyên đán.
- Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Triển khai nghiên cứu, đặt hàng đề tài khoa học công nghệ thiết thực, phục vụ đời sống xã hội, nhất là các đề tài về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, thống kê, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm và đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất này ra khỏi đô thị hoặc khu dân cư tập trung, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có giải pháp căn cơ, đồng bộ về môi trường đô thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các địa phương tích cực hưởng ứng Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2019; thực hiện đồng bộ các mục tiêu giảm nghèo bền vững, trợ giúp kịp thời, đúng chính sách cho người nghèo và đối tượng yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội.
- Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, nắm bắt đầy đủ tình hình bố trí, sắp xếp số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đề xuất giải pháp phù hợp với chủ trương của Đảng, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
- Bộ Công an tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tập trung đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là băng nhóm tội phạm có tổ chức. Tập trung bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII và kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
3. Về Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh, kịp thời đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kế hoạch đầu tư công những năm còn lại; chủ động rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, bảo đảm đúng thời gian quy định, có chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá kế hoạch đầu tư công năm 2019 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2020; báo cáo Thường trực Chính phủ cho ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo trình Quốc hội theo quy định.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020, báo cáo Thường trực Chính phủ cho ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo trình Quốc hội theo quy định.
- Giao Thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo hoàn thành các báo cáo, tờ trình được phân công chủ trì, gửi tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV trước ngày 11 tháng 10 năm 2019, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về chất lượng và thời hạn theo quy định, không để nợ văn bản quy định chi tiết đến khi khai mạc kỳ họp. Đối với các nội dung Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 38, các bộ, cơ quan chủ trì khẩn trương tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện và gửi Quốc hội; trong đó lưu ý rà soát kỹ các thông tin, số liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước báo cáo riêng; theo dõi, nắm bắt kịp thời những vấn đề nổi cộm, đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, chủ động chuẩn bị giải trình ngắn gọn, đúng trọng tâm, đúng thời gian quy định tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đồng thời có văn bản trả lời, gặp gỡ, trao đổi, giải trình cụ thể, rõ ràng, cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết kịp thời cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan báo chí; ưu tiên bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên giải trình, thảo luận tại hội trường.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, gây mất an ninh, trật tự, nhất là trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
7. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ và Chương trình công tác tháng 9/2019
- Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc xây dựng, trình các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan chủ trì còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành, trường hợp có vướng mắc phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Bộ Công Thương khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về một số biện pháp cấp bách để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống gian lận xuất xứ.
8. Về sử dụng 20% kết dư Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ Đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định quy định thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 01 năm 2020.
12. Về việc nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm tỉnh Lạng Sơn
Giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi khoản 7 Điều 91 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đúng quy định.
Chính phủ thống nhất chủ trương mở đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Giao Bộ Ngoại giao hoàn thành các thủ tục đối ngoại với phía Trung Quốc để chính thức vận hành đường đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý lại tên gọi là dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, hoàn thiện dự án Luật; đồng thời, rà soát, đánh giá các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật khi khái niệm về vũ khí quân dụng được sửa đổi, bổ sung theo quy định của dự án Luật này.
15. Về Đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư.
khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các báo cáo, ban hành theo thẩm quyền. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được phân công chủ trì từng lĩnh vực chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả trong các tháng cuối năm, bảo đảm yêu cầu đặt ra theo kế hoạch./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT CP;
- Lưu: Văn thư, TH (2b).B
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
File gốc của Nghị quyết 89/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2019 đang được cập nhật.
Nghị quyết 89/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2019
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 89/NQ-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2019-10-11 |
Ngày hiệu lực | 2019-10-11 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |