TCVN 13623:2023
ISO 23572:2020
SẢN PHẨM DẦU MỎ - MỠ BÔI TRƠN - LẤY MẪU
Petroleum products - Lubricating greases - Sampling of greases
Lời nói đầu
TCVN 13623:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 23572:2020.
TCVN 13623:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm cung cấp hướng dẫn:
- Chuẩn bị các mẫu mỡ bôi trơn dùng để thử nghiệm trong sản xuất tại các nhà máy sản xuất mỡ;
- Lấy mẫu tại nơi giao hàng.
Các phương pháp và phương thức chuẩn bị mẫu khác nhau tùy thuộc vào việc lấy mẫu được thực hiện trên các lô sản xuất trong nhà máy pha chế hoặc tại địa điểm giao hàng.
ISO 3170 đề cập đến việc lấy mẫu thủ công các hydrocacbon lỏng / bán lỏng từ bồn chứa, thùng phuy hoặc đường ống bằng phương tiện thủ công nhưng không bao gồm việc lấy mẫu mỡ bôi trơn.
TCVN 6777 (ASTM D 4057) [1] và DIN 51750-3 [2] bao gồm các quy trình cụ thể để lấy mẫu mỡ bôi trơn. TCVN 6777 (ASTM D 4057) bao gồm các điều khoản cụ thể cho việc lấy mẫu mỡ bôi trơn ở giai đoạn sản xuất.
SẢN PHẨM DẦU MỎ - MỠ BÔI TRƠN - LẤY MẪU
Petroleum products - Lubricating greases - Sampling of greases
CẢNH BÁO: Việc sử dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến thiết bị, thao tác và vật liệu nguy hại. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp trước khi áp dụng tiêu chuẩn và phải xác định mọi hạn chế cần thiết để đạt mục tiêu về an toàn.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lấy mẫu mỡ bôi trơn từ các lô sản xuất hoặc các lô hàng và đưa ra hướng dẫn kiểm tra mỡ bôi trơn trong các bao gói hàng bán.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
ISO 3170:20043 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này không quy định thuật ngữ và định nghĩa.
Các quy trình được mô tả trong tiêu chuẩn này khá tổng quát do thường có nhiều điều kiện khác nhau. Các quy trình này có thể được sửa đổi để đáp ứng các quy định kỹ thuật cụ thể.
Người sử dụng phải tiến hành theo ISO 3170:2004, Điều 6 và 7.2 liên quan đến các biện pháp phòng ngừa, an toàn, cẩn thận và sạch sẽ, trừ trường hợp có mâu thuẫn với các hướng dẫn được đưa ra trong tiêu chuẩn này.
5.1 Yêu cầu chung
Thiết bị lấy mẫu được mô tả sau đây phải được chọn dựa trên các quan sát được thực hiện trên các mẫu (kiểm soát tính đồng nhất):
- theo kích cỡ và loại vật chứa mà từ đó mẫu được lấy ra và
- theo sản phẩm và cỡ của mẫu.
Người sử dụng phải đảm bảo rằng thiết bị, dụng cụ lấy mẫu và các dây buộc thiết bị, dụng cụ phải sạch, khô và không tiếp xúc với các nguồn có thể gây nhiễm bẩn (ví dụ giẻ lau, bụi) và độ ẩm trong quá trình lấy mẫu.
5.2 Dao trộn
Có thể có tất cả các hình dạng và kích cỡ thích hợp. Lưỡi dao phải được làm từ thép không gỉ. Cũng có thể sử dụng bất kỳ vật liệu khác tương thích với sản phẩm được lấy mẫu, miễn là vật liệu này không làm nhiễm bẩn sản phẩm.
5.3 Muôi, thìa lớn hoặc xẻng xúc hạt
Được làm từ thép không gỉ hoặc các vật liệu tương thích với sản phẩm được lấy mẫu, có kích thước thích hợp để lấy một lượng mẫu từ 500 g đến 1000 g sản phẩm trong một lần.
5.4 Dụng cụ lấy mẫu kiểu ống khoét lõi
Như trong Hình 1.
5.5 Khoan lấy mẫu
Như trong Hình 2.
5.6 Khoan lấy mẫu Allen Auerbach
Như trong Hình 3.
Kích thước tính bằng milimet
Hình 1 - Dụng cụ lấy mẫu kiểu ống khoét lõi
Kích thước tính bằng milimet
Hình 2 - Khoan lấy mẫu
Kích thước tính bằng milimet
Hình 3 - Khoan lấy mẫu Allen Auerbach
5.7 Vật chứa
Vật chứa dùng để nhận mẫu phải sạch, khô và không bị ăn mòn bởi sản phẩm được lấy mẫu. Khi các mẫu được bảo quản trong thời gian dài, các vật chứa phải chịu được điều kiện môi trường xung quanh và phải chống thấm tốt khi vật chứa đã được lấy bằng cách gấp mép. Các vật chứa phải được đóng bằng một nắp chặt.
6.1 Lấy mẫu tại nơi sản xuất
Nếu việc kiểm tra được thực hiện tại nơi sản xuất, các mẫu phải được lấy từ các vật chứa sẵn sàng để vận chuyển riêng biệt trên từng lô sản xuất. Không được lấy trực tiếp các mẫu mỡ bôi trơn từ nồi nấu mỡ, chảo làm nguội hoặc bể chứa của thiết bị chế biến.
Không lấy mẫu mỡ khi mỡ được giữ trong vật chứa thành phẩm chưa được ít nhất 12 h và được làm nguội xuống đến nhiệt độ không lớn hơn 9 ° trên nhiệt độ môi trường xung quanh vật chứa.
Nếu cùng một mẻ mỡ được đóng gói trong các vật chứa có kích cỡ khác nhau, thì xử lý mỡ theo từng cỡ của vật chứa như một lô riêng biệt.
6.2 Lấy mẫu tại địa điểm giao hàng
Khi việc kiểm tra được thực hiện tại nơi giao hàng, lấy mẫu từ mỗi chuyến hàng. Nếu chuyến hàng bao gồm các vật chứa mỡ từ nhiều hơn một mẻ sản xuất (số lô), thực hiện lấy mẫu từng lô riêng biệt.
6.3 Cỡ mẫu
Chọn ngẫu nhiên các vật chứa trên từng lô hoặc từng chuyến hàng để có được số lượng cần thiết như quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Cỡ mẫu
Vật chứa | Lô hoặc chuyến hàng | Mẫu tối thiểu |
Hộp hoặc bao gói nhỏ hơn 0,5 kg | Kích cỡ bất kỳ của lô hoặc chuyến hàng | Đủ để tạo thành 1 kg mẫu |
Can lớn hơn 0,5 kg đến 2 kg | Ba can | |
Can lớn hơn 2 kg đến 5 kg |
| Một can |
Lớn hơn 5 kg | Nhỏ hơn 5 tấn | 1 kg đến 1,5 kg từ một hoặc nhiều vật chứa |
5 tấn đến 20 tấn | 1 kg đến 2,5 kg từ hai hoặc nhiều vật chứa | |
Trên 20 tấn | 1 kg đến 2,5 kg từ ba hoặc nhiều vật chứa |
7.1 Kiểm tra
Kiểm tra các vật chứa mở để xác định xem mỡ có đồng nhất hay không. So sánh ngoại quan, kết cấu và độ đặc của mỡ trong vùng lân cận của bề mặt với mỡ nằm dưới bề mặt ít nhất 15 cm. Khi có nhiều hơn một vật chứa của một lô hoặc của một chuyến hàng đã mở, tiến hành kiểm tra tương tự như đã làm trên tất cả các vật chứa đã mở.
7.2 Lấy mẫu
Nếu khi kiểm tra không thấy sự khác biệt rõ ràng, thì tiến hành lấy một phần mẫu từ tâm vật chứa và ít nhất 6,5 cm dưới bề mặt của mỗi vật chứa đã mở với số lượng đủ để có được mẫu gộp với số lượng mong muốn (xem Bảng 1).
Lấy các phần mẫu bằng dao trộn (5.2) và muôi, thìa lớn hoặc xẻng xúc hạt (5.3) và để chúng trong vật chứa sạch (5.7). Đối với mỡ mềm và rất mềm, nên sử dụng muôi có thể tích bằng khoảng 0,5 L.
Nếu có bất kỳ sự khác biệt rõ rệt nào về hình thức hoặc kết cấu của mỡ từ các vị trí khác nhau của vật chứa đã mở, thì lấy hai mẫu riêng biệt, mỗi mẫu khoảng 0,5 kg, một mẫu lấy từ bề mặt trên cùng gần với thành vật chứa và mẫu kia lấy từ tâm của vật chứa, ít nhất 15 cm dưới bề mặt.
Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào được ghi nhận giữa các vật chứa khác nhau của lô hoặc chuyến hàng, lấy các mẫu riêng biệt khoảng 0,5 kg.
Nếu vì thiếu tính đồng nhất, một lô hoặc chuyến hàng được lấy nhiều hơn một mẫu, thì các mẫu đó phải được gửi để kiểm tra trong phòng thí nghiệm dưới dạng các mẫu riêng biệt.
7.3 Xử lý các mẫu mỡ
Khi một lô hoặc một chuyến hàng mỡ có độ xuyên kim lớn hơn hơn 175 đơn vị 0,1 mm theo phép thử ISO 2137 yêu cầu cần có hơn một phần mẫu đại diện thì phải chuẩn bị một mẫu gộp bằng cách phối trộn các phần mẫu chia nhỏ một cách kỹ lưỡng. Mẫu gộp này phải được chuẩn bị bằng dao trộn trong một vật chứa sạch, tránh trộn quá mạnh tạo bọt khí.
Do các mẫu mỡ bị tác động cơ học khi được lấy ra khỏi thùng chứa giống như chúng đã bị làm việc một chút nên quy trình này không hợp lệ để xác định độ xuyên kim “không làm việc” (unworked penetration)
7.4 Các trường hợp cụ thể
Khi các đặc tính cụ thể được xác định trên một sân phẩm (ví dụ: tính xúc biến của mỡ (thixotropic)), Quá trình lấy mẫu phải được thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể của người yêu cầu phân tích.
Khi lấy mẫu các sản phẩm mà cấu trúc không được xáo trộn thì cần phải thỏa thuận về thiết bị lấy mẫu (Ví dụ: khi lấy mẫu các mỡ yêu cầu xác định độ xuyên kim không làm việc).
7.5 Sử dụng khoan lấy mẫu
Loại thiết bị lấy mẫu này được khuyến nghị để lấy mẫu từ bất kỳ mức nào của sản phẩm.
7.6 Sử dụng dụng cụ lấy mẫu kiểu ống khoét lõi
Loại dụng cụ lấy mẫu này được khuyên dùng khi lấy mẫu trên cùng, mẫu giữa và mẫu dưới cùng.
7.7 Sử dụng khoan lấy mẫu Allen Auerbach
Loại thiết bị lấy mẫu này cho phép xác định mức độ đồng nhất trong một đơn vị bao gỏi. Nó cũng lấy được cả phần mẫu ở các lớp tạp chất ở đáy của bao gói mà dụng cụ lấy mẫu có đáy không kín không lấy được. Thiết bị được đưa vào trong bao gói ở vị trí mở, sau đó đóng lại và lấy mẫu ra.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ASTM D 4057, Standard Practice for Manual Sampling of Petroleum and Petroleum Products (Tiêu chuẩn lấy mẫu thủ công đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ)
[2] DIN 51750-3, Sampling of pasty and solid petroleum products (Lấy mẫu sản phẩm dạng nhão và sản phẩm dầu mỏ dạng rắn)
[3] ISO 2137, Petroleum products and lubricants - Determination of cone penetration of lubricating greases and petrolatum (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn - Xác định độ xuyên kim của mỡ bôi trơn và sản phẩm dầu mỏ)
1) Trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có TCVN 6777 (ASTM D 4057), Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công.
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13623:2023 (ISO 23572:2020) về Sản phẩm dầu mỏ – Mỡ bôi trơn – Lấy mẫu đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13623:2023 (ISO 23572:2020) về Sản phẩm dầu mỏ – Mỡ bôi trơn – Lấy mẫu
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13623:2023 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2023-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |