ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 08 tháng 01 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Kết luận số 2560-KL/TU ngày 20 tháng 11 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040;
Căn cứ Nghị quyết số 471/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 9287/TTr-SXD ngày 28 tháng 12 năm 2023 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.
QUYẾT ĐỊNH:
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị
1. Quan điểm
- Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị được duyệt;
- Huy động nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác phát triển đô thị; phát huy thế mạnh của khoa học công nghệ trong nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị; xác định khu vực phát triển đô thị, danh mục dự án đầu tư làm cơ sở để huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững… đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Mục tiêu
- Phát triển đô thị Thanh Hóa (bao gồm thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn) hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I;
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được cho từng giai đoạn hàng năm, 05 năm phù hợp quy hoạch chung đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập danh mục các dự án đầu tư phát triển đô thị gồm quy mô dự án, khái toán kinh phí thực hiện, dự kiến nguồn vốn và thời gian thực hiện làm cơ sở để bố trí nguồn vốn và huy động các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng phát triển đô thị Thanh Hóa.
Phạm vi lập Chương trình gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.1. Chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Hiện trạng | Đề xuất 2030 | Đề xuất 2035 | Đề xuất 2040 |
1 | Mật độ dân số toàn đô thị | người/km2 | 2.430 | 3.000 | 3.250 | 3.500 |
2 | Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành | người/km2 | 10.221 | 12.000 | 13.000 | 14.000 |
3 | Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên diện tích đất tự nhiên toàn đô thị | % | 33,45 | 40 | 45 | 50 |
4 | Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thành | m2/người | 35,27 | ≥35 | ≥35 | ≥35 |
5 | Diện tích cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người | m2/người | 8,51 | 15 | 17 | 20 |
6 | Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khu vực nội thành | % | 18,5 | 24 | ≥24 | ≥24 |
7 | Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn | % | 46,68 | 60 | 65 | 70 |
8 | Tuyến phố văn minh đô thị | % | 40 | 60 | 70 | 80 |
9 | Mật độ đường giao thông đô thị (tính đến đường có bề rộng mặt đường ≥14m) | km/km2 | 3,73 | 10 | ≥10 | ≥10 |
1.2. Các chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng năm của giai đoạn 05 năm đầu.
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Hiện trạng | Đề xuất 2024 | Đề xuất 2025 | Đề xuất 2026 | Đề xuất 2027 | Đề xuất 2028 |
1 | Mật độ dân số toàn đô thị | người/km2 | 2.430 | 2.460 | 2.500 | 2.600 | 2.700 | 2800 |
2 | Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành | người/km2 | 10.221 | 10.500 | 11.000 | 11.200 | 11.400 | 11.600 |
3 | Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên diện tích đất tự nhiên toàn đô thị | % | 33,45 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 |
4 | Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thành | m2/người | 35,27 | ≥35 | ≥35 | ≥35 | ≥35 | ≥35 |
5 | Diện tích cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người | m2/người | 8,51 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
6 | Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khu vực nội thành | % | 18,5 | 19 | 20 | 20,5 | 21 | 22 |
7 | Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn | % | 46,68 | 50 | 55 | 56 | 57 | 58 |
8 | Tuyến phố văn minh đô thị | % | 40 | 45 | 50 | 52 | 54 | 56 |
9 | Mật độ đường giao thông đô thị (tính đến đường có bề rộng mặt đường ≥14m) | km/km2 | 3,73 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1.3. Về phát triển địa giới hành chính
a) Phương án dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính:
- Nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.
- Nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn.
b) Phương án phát triển nội, ngoại thành:
- Trước năm 2025 sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, mở rộng khu vực nội thành, thành lập thêm 07 phường mới trên cơ sở nguyên trạng các xã, thị trấn; cụ thể:
+ Khu vực nội thành: gồm 30 phường hiện nay của thành phố Thanh Hóa, và thành lập thêm 07 phường mới, gồm: Hoằng Quang, Hoằng Đại, Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn trên cơ sở nguyên trạng địa giới hành chính các xã, thị trấn.
+ Khu vực ngoại thành: gồm 11 xã: Thiệu Vân, Đông Vinh, Đông Thanh, Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Minh, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú, Đông Quang, Đông Nam.
- Đến năm 2030 và giai đoạn 2040: Tiếp tục triển khai xây dựng mở rộng khu vực nội thành, triển khai rà soát, đánh giá các khu vực có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thành lập phường thuộc thành phố.
2.1. Hoàn thiện tiêu chuẩn mật độ đường giao thông đô thị (đối với đô thị loại I: tính đến đường có bề rộng lòng đường ≥14 m)
- Đường vành đai 2,5 phía Tây, huyện Đông Sơn dài 21 km;
- Đường giao thông từ xã Đông Ninh huyện Đông Sơn đi xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa dài khoảng 4,1 km;
- Đường từ xã Đông Nam đến đường vành đai phía Tây (tại xã Đông Quang) dài khoảng 4,1 km;
- Đường vành đai phía Tây đến đường nối Quốc lộ 47 (đoạn từ nhà máy Phú Anh - cầu Vạn xã Đông Ninh) dài khoảng 4 km;
- Đường từ Quốc lộ 47 nối đường thành phố - đường Nghi Sơn - Sao Vàng dài khoảng 4,7 km;
- Đường từ Đông Văn (thôn Văn Thắng) đến Quốc lộ 45 xã Đông Vinh dài khoảng 4,6 km;
- Đường từ thành phố Thanh Hóa đi các xã Định Công, Định Thành, huyện Yên Định dài khoảng 13,3 km;
- Đường vành đai 3 nhánh Đông (đoạn từ huyện Hoằng Hóa đến huyện Quảng Xương) dài khoảng 17 km;
- Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 dài khoảng 15,5 km;
- Đại lộ Bắc Sông Mã từ QL1A đến đường bộ ven biển dài 14 km;
- Xây dựng mới khoảng 105,67 km đường chính trên địa bàn toàn đô thị theo Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt;
- Khối lượng xây dựng đảm bảo khoảng 207,97 km đường có bề rộng ≥14m, đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I về tiêu chuẩn mật độ đường giao thông.
2.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn đất cây xanh toàn đô thị
Xây dựng một số công viên chính như sau:
- Xây dựng công viên văn hóa Xứ Thanh diện tích 31,5 ha;
- Xây dựng công viên phía Đông Nam thành phố diện tích 70 ha.
2.3. Hoàn thiện tiêu chuẩn tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị
Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí về tuyến phố văn minh đô thị (bao gồm các tiêu chuẩn: kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông). Đồng thời, tiến hành cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố đảm bảo tối thiểu 50% số tuyến phố đạt chuẩn về tuyến phố văn minh đô thị.
2.4. Tiêu chuẩn công trình xanh và tiêu chuẩn khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh
Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết định hướng một số khu vực đô thị, khu chức năng đô thị, khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh. Đồng thời, huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện hiệu quả từng bước quy hoạch các dự án khu đô thị, khu chức năng đô thị theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, triển khai thiết kế và xây dựng công trình theo tiêu chí công trình xanh và có cơ chế chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư triển khai các dự án theo mô hình này.
3. Các chương trình, kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị
3.1. Danh mục các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch chung được phê duyệt
a) Khu vực 1:
- Diện tích 1.035 ha, gồm các phường: Đông Thọ, Điện Biên, Trường Thi, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Tân Sơn, một phần phường Đông Vệ (phía Bắc sông Nhà Lê).
- Chức năng: Là lõi trung tâm thành phố hiện hữu gắn với trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay của tỉnh.
b) Khu vực 2:
- Diện tích 1.275 ha, gồm các phường: Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Hải.
- Chức năng: Là khu vực đô thị mới phía Đông lõi trung tâm hiện hữu, gắn với trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, thể thao và dịch vụ thương mại của thành phố. Hình thành khu vực hấp dẫn gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các khu đô thị mới chất lượng cao dọc Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng, Nam sông Mã gắn với cảnh quan ven sông Mã.
c) Khu vực 3:
- Diện tích 1.427 ha, gồm các phường: Đông Sơn, Quảng Thịnh, một phần phường Đông Vệ (phía Nam sông Nhà Lê), một phần phường Quảng Thành (phía Tây đại lộ Hùng Vương).
- Chức năng: Là khu vực đô thị đang phát triển phía Đông Nam lõi trung tâm hiện hữu gắn với trung tâm y tế, giáo dục hiện có của tỉnh. Hình thành không gian trung tâm mới phía Nam kết hợp cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và các không gian hỗn hợp với các hạt nhân là các trường đại học, bệnh viện hiện có; các công trình dịch vụ hai bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Quang Trung, đường CSEPD, đại lộ Hùng Vương.
d) Khu vực 4:
- Diện tích 1.633 ha, gồm các phường: An Hưng, Quảng Thắng, Đông Tân, Phú Sơn.
- Chức năng: Là khu dân cư và vùng cảnh quan phía Tây Nam lõi trung tâm hiện hữu. Tổ chức không gian khu ở sinh thái giữa vùng cảnh quan được tạo bởi cụm núi Mật Sơn, Núi Nhồi, Núi Vức và sông Nhà Lê. Hoàn nguyên môi trường khu vực mỏ đá sau khai thác thành các khu cây xanh, dịch vụ, vui chơi giải trí và du lịch gắn với Khu Di tích danh thắng Núi Nhồi và hệ thống sông Nhà Lê, kênh Bắc.
e) Khu vực 5:
- Diện tích 1.959 ha, gồm các phường: Hàm Rồng, Đông Cương, Đông Lĩnh.
- Chức năng: Là khu vực bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên, phát triển đô thị mật độ thấp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Tổ chức không gian du lịch với hạt nhân là Khu di tích danh thắng Hàm Rồng và khu hỗ trợ gồm trung tâm nghiên cứu, giới thiệu và trưng bày khảo cổ, khu khách sạn, nhà hàng tại phường Đông Cương. Tổ chức các khu vực đô thị tại Đông Cương, Đông Lĩnh theo dạng các khu dân cư sinh thái mật độ thấp kết hợp với cải tạo, chỉnh trang dân cư làng xóm hiện hữu.
f) Khu vực 6:
- Diện tích 1.473 ha, gồm các phường: Thiệu Dương, Thiệu Khánh, xã Thiệu Vân.
- Chức năng: Là khu vực đô thị sinh thái ven sông Mã nằm giữa núi Đọ và núi Hàm Rồng. Bố trí các khu nhà ở dạng sinh thái kết hợp với các làng xóm ven đê khu vực Thiệu Dương, Thiệu Khánh và dọc kênh tiêu Vân Khánh. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ núi Đọ, di tích đền thờ Dương Đình Nghệ, Chùa Vồm và các công trình văn hóa, tín ngưỡng trong khu vực. Duy trì cảnh quan ven sông Mã và cảnh quan nông nghiệp của khu vực và hình thành các công viên ven sông Mã với các chủ đề về vườn thực cảnh, khảo cổ và danh nhân văn hóa lịch sử.
g) Khu vực 7:
- Diện tích 2.237 ha, gồm các phường: Tào Xuyên, Long Anh và các xã Hoằng Quang, Hoằng Đại.
- Chức năng: Là khu vực phát triển đô thị mới, xanh, thông minh, hiện đại gắn với dịch vụ thương mại cấp đô thị và là khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ theo hướng đô thị thông minh tại cửa ngõ phía Đông Bắc. Tổ chức trục cảnh quan Bắc sông Mã, tạo lập hình ảnh đô thị sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên ven bờ sông Mã với điểm nhấn tại khu vực cửa ngõ phía Bắc cầu Nguyệt Viên.
h) Khu vực 8:
- Diện tích 3.338 ha, gồm các phường: Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Đông, Quảng Cát và một phần phường Quảng Thành (phía Đông đại lộ Hùng Vương).
- Chức năng: Là khu vực phát triển đô thị mới về phía Đông Nam kết nối với thành phố Sầm Sơn. Phát triển các công trình dịch vụ thương mại cấp đô thị dọc QL47, đại lộ Nam sông Mã, đại lộ Hùng Vương, đại lộ Võ Nguyên Giáp và các tuyến Vành đai số 2 phía Đông, đường Quốc lộ 10; Khu cảng Lễ Môn và bến thủy tổng hợp Quảng Hưng; Phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ kỹ thuật như: Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại phường Quảng Tâm; Khu đô thị giáo dục quốc tế tại phường Quảng Phú; Khu nghiên cứu và phát triển (R&D) và dịch vụ khoa học kỹ thuật tại phường Quảng Đông; Bố trí Khu liên hợp thể thao cấp tỉnh và các dịch vụ khai thác kinh tế thể thao tại trung tâm Khu đô thị Đông Nam. Tổ chức các công viên vui chơi giải trí gắn với khu liên hợp thể thao và dải xanh ven sông Mã, hai bên đoạn sông cụt Lễ Môn, sông Thống Nhất. Bố trí cây xanh cách ly đảm bảo tiêu chuẩn khi mở rộng nghĩa trang chợ Nhàng.
i) Khu vực 9:
- Diện tích 1.693 ha, gồm: thị trấn huyện lỵ Đông Sơn và xã Đông Tiến, Đông Thanh.
- Chức năng: Là khu vực đô thị mở rộng gắn với thị trấn Rừng Thông hiện nay. Cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và phát triển dân cư mới kết hợp với các công trình hỗn hợp dịch vụ tại các khu vực 2 bên QL45, QL47. Bảo vệ cảnh quan sinh thái, bảo tồn và khai thác di tích thắng cảnh Rừng Thông.
k) Khu vực 10:
- Diện tích 2.419 ha, gồm các xã: Đông Khê, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa.
- Chức năng: Phát triển đô thị sinh thái gắn với dịch vụ vận tải đầu mối, kho tàng xung quanh nút giao Đông Xuân; phát triển vùng sinh thái và du lịch trải nghiệm nông nghiệp phía Tây huyện Đông Sơn.
l) Khu vực 11:
- Diện tích 2.214 ha, gồm các xã: Đông Thịnh, Đông Yên, Đông Văn, Đông Phú.
- Chức năng: Là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ phía Tây thành phố Thanh Hóa. Bố trí khu đô thị dịch vụ thương mại, nhà ở và khu công nghiệp phía Tây gắn với trục phát triển từ thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân.
m) Khu vực 12:
- Diện tích 2.118 ha, gồm các xã: Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh.
- Chức năng: Là khu vực đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Tổ chức các khu đô thị sinh thái kết hợp trang trại hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị du lịch nghỉ dưỡng gắn với khu di tích lịch sử Hoàng Nghiêu; bố trí quỹ đất dự trữ để xây dựng Khu đô thị dịch vụ y tế chất lượng cao. Tổ chức bảo vệ môi trường và khai thác cảnh quan dọc sông Mơ, sông Nhà Lê, kênh Trường Tuế và các kênh tưới, tiêu lớn trong khu vực; bố trí các hồ chứa nước và các vùng giữ nước để tránh ngập úng trong quá trình đô thị hóa.
3.2. Lộ trình triển khai thực hiện
a) Giai đoạn 1 (đến năm 2025):
- Triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch phân khu và quy chế quản lý kiến trúc đô thị làm cơ sở quản lý quy hoạch, phát triển đô thị; xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I sau khi sáp nhập và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường.
- Tập trung tổ chức lập Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa; thành lập 07 phường mới trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của 07 xã, thị trấn: xã Hoằng Quang, xã Hoằng Đại (thành phố Thanh Hóa); thị trấn Rừng Thông, xã Đông Tiến, xã Đông Khê, xã Đông Thịnh, xã Đông Văn (huyện Đông Sơn). Đồng thời đề xuất xây dựng hệ thống hạ tầng khung của đô thị; xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phát triển đô thị.
- Phát triển trên cơ sở ưu tiên khu vực nội ngoại thành (trong năm 2023) như sau:
+ Khu vực nội thành, gồm: 37 đơn vị hành chính cấp xã (An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn).
+ Khu vực ngoại thành, gồm: 11 đơn vị hành chính cấp xã (Đông Vinh, Thiệu Vân, Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Minh, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Nam, Đông Quang).
- Ưu tiên phát triển các khu chức năng như: Khu trung tâm đô thị, các khu đô thị mới, khu hạ tầng dịch vụ gắn với khu đô thị trung tâm, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị đồng bộ. Đồng thời, cải tạo, chỉnh trang, hoàn thiện chất lượng cơ sở hạ tầng khu vực các phường trung tâm lịch sử của thành phố.
- Hình thành khu công nghiệp mới phía Tây thành phố nằm trong dải công nghiệp hóa của tỉnh dọc theo đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông gắn với hệ thống các nút giao để thuận tiện cho tiếp cận hệ thống giao thông quốc gia.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030):
Hoàn thành xây dựng các khu vực sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp đô thị, thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ… hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng đô thị, từng bước xây dựng đề án đô thị thông minh. Định hướng cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư và các công trình công cộng hiện hữu, hoàn thiện các tuyến đường theo quy hoạch được duyệt, bổ sung tiện ích công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe. Cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện mạng lưới cây xanh, mặt nước và cảnh quan, cải tạo lòng sông và mở rộng phạm vi cây xanh và đường đi dạo hai bên sông Hạc, sông Nhà Lê, kênh Vinh, Bến Ngự; cụm danh thắng và di tích Mật Sơn, Chùa Đại Bi, Thái Miếu Hậu Lê, khôi phục mặt nước Hồ Thành; các khu công viên và quảng trường đô thị; xây dựng một số công trình hỗn hợp cao tầng làm điểm nhấn.
c) Giai đoạn 3 (từ năm 2031 - 2035):
- Triển khai các khu đô thị dọc hai bên bờ sông Mã, khu đô thị Đông Nam thành phố...; các khu đô thị thuộc phân khu Hàm Rồng - Núi Đọ. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ phát triển khu du lịch Hàm Rồng nhằm phát huy lợi thế sẵn có tại khu vực.
- Lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, từng bước chuyển đổi sang loại hình công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường, không gây ảnh hưởng đến phát triển đô thị.
- Phát triển khu đô thị thông minh, hiện đại, kiểu mẫu theo mô hình đô thị sinh thái cao tầng, kết hợp nơi ở, làm việc và vui chơi giải trí ven sông Mã, sông Tào. Tổ chức trục cảnh quan Bắc sông Mã, tạo lập hình ảnh khu đô thị sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên ven bờ sông Mã với điểm nhấn tại khu vực phía Bắc cầu Nguyệt Viên, cầu Đò Đại mang tính chất cửa ngõ phía Bắc đô thị và liên kết với vùng đô thị huyện Hoằng Hóa.
- Khu vực phát triển đô thị ưu tiên giai đoạn 2031 - 2035: Ưu tiên các khu vực phát triển đô thị có vị trí chiến lược, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như khu vực Hàm Rồng, Núi Đọ, các khu vực khớp nối gắn kết với thành phố Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.
d) Giai đoạn 4 (từ năm 2036 - 2040):
- Phát triển bền vững với tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp; cơ bản hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo kết nối thuận tiện với các vùng, lãnh thổ trong cả nước và quốc tế; phát triển toàn diện kinh tế - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, bền vững về môi trường sinh thái; quốc phòng an ninh được bảo đảm.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tới cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ hiện đại, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp theo hướng hình thành trên cơ sở công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn cùng với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ với các ngành lĩnh vực dịch vụ tạo ra nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch. Mở rộng, phát triển các loại hình công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tạo ra giá trị lớn. Hoàn thiện khu Trung tâm tiếp vận, kho tàng, bến bãi (Logistic), đô thị nhà ở xã hội phục vụ công nhân.
- Khu vực phát triển đô thị ưu tiên giai đoạn 2036 - 2040: Tiếp tục củng cố phát triển khu vực trung tâm đô thị; đầu tư phát triển khu vực phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ khu vực nội thành mở rộng và phù hợp với giai đoạn phát triển theo quy hoạch chung đô thị.
4. Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị
4.1. Đề án xây dựng đô thị thông minh
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
4.2. Đề án tăng cường hiệu quả sử dụng điện, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
4.3. Đề án phát triển cây xanh đô thị Thanh Hóa
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2040.
4.4. Đề án phát triển giao thông công cộng
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
4.5. Đề án nâng cao năng lực thu gom xử lý và phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2040.
4.6. Đề án chống ngập úng đô thị Thanh Hóa
- Phạm vi: Đô thị Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Đến năm 2040.
5.1. Các dự án đầu tư phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác
(Chi tiết có Phụ lục số 1 kèm theo)
5.2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư, dự kiến khoảng: 158.831,57 tỷ đồng; trong đó:
- Đến năm 2025: 40.892,57 tỷ đồng;
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: 51.636,5 tỷ đồng;
- Giai đoạn từ năm 2031 - 2040: 66.302,5 tỷ đồng.
(Chi tiết có Phụ lục số 2 kèm theo)
5.3. Nguồn vốn đầu tư:
- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối cho từng giai đoạn 05 năm và 10 năm;
- Huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công để đầu tư các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và các dự án khác để hoàn thiện, nâng cao các tiêu chuẩn về phân loại đô thị.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng: 158.831,57 tỷ đồng; trong đó dự kiến:
- Nguồn vốn từ ngân sách trung ương khoảng: 6.140,36 tỷ đồng;
- Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh khoảng: 46.778,94 tỷ đồng;
- Nguồn vốn từ ngân sách thành phố khoảng: 21.182,26 tỷ đồng;
- Nguồn vốn từ vốn vay ODA khoảng: 4.500 tỷ đồng;
- Nguồn vốn xã hội hóa khoảng: 80.230,01 tỷ đồng (chủ yếu từ các dự án khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn).
1. UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Đông Sơn:
- Tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan để thực hiện các nội dung của chương trình; đồng thời giải quyết kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Theo quy hoạch được duyệt chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chỉnh trang đô thị, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức vận động nhân dân tham gia cùng với chính quyền thực hiện;
- Tăng cường quản lý đất đai, quản lý xây dựng, tạo điều kiện và hướng dẫn nhân dân xây dựng công trình đảm bảo mỹ quan đô thị.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Giao thông vận tải, Tài chính, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các Ban, Ngành, các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, hướng dẫn, phối hợp và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình phát triển đô thị theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Giao thông vận tải, Tài chính, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Thủ trưởng các Ban, ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC DỰ ÁN HẠ TẦNG KHUNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
TT | Danh mục |
A | Khung hạ tầng kỹ thuật |
I | Giao thông |
1 | Đại lộ Đông - Tây thành phố Thanh Hóa, đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A. |
2 | Đường từ trung tâm thành phố Thanh Hóa nối với đường giao thông từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn. |
3 | Đường giao thông từ ngã ba Voi (thành phố Thanh Hóa) đi TP. Sầm Sơn. |
4 | Đường Đông Hương 2, TP Thanh Hóa |
5 | Đường trục chính đô thị, thị trấn Đông Sơn (kết nối Ql 45, 47) |
6 | Xây dựng tuyến đường Tiên Sơn - Hạc Oa (đoạn từ nút giao đường vào động Tiên Sơn đến đường Hạc Oa) Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. |
7 | Đường giao thông nối Quốc lộ 47 xã Đông Anh, huyện Đông Sơn với Quốc lộ 45 xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (đoạn từ tỉnh lộ 517 huyện Đông Sơn đi xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương). |
8 | Tuyến đường Tiên Sơn - Giàng (đoạn từ N20 đến tỉnh lộ 502) Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa. |
9 | Đường Dương Đình Nghệ kéo dài, thành phố Thanh Hóa. |
10 | Đường nối Khu công nghiệp Tây Bắc Ga với đường vành đai phía Tây, TP.Thanh Hóa (Từ mốc A2 đến mốc A4). |
11 | Đường Tỉnh lộ 502 đoạn từ nút giao với đường Đình Hương - Giàng, phường Thiệu Dương đến ngã ba đi cầu phao Vồm, phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa. |
12 | Đường giao thông vành đai 2 - phía Tây, huyện Đông Sơn (đoạn tuyến từ điểm dân cư phía Tây Bắc đường tỉnh 517, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn đến QL45, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương). |
13 | Cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, thành phố Thanh Hóa |
14 | Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, thành phố Thanh Hóa (đoạn từ cầu Hàm Rồng đến hết địa phận thành phố Thanh Hóa tại phường Quảng Tâm) |
15 | Đầu tư nâng cấp mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, thành phố Thanh Hóa |
16 | Giải phóng mặt bằng, cải tạo, chỉnh trang mặt đường vỉa hè, điện chiếu sáng, thoát nước, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng dùng chung các tuyến phố chính TP Thanh Hóa |
16.1 | Đường Lê Hoàn, Cao Thắng - Đinh Công Tráng |
16.2 | Đường Phan Bội Châu đoạn từ đường Lê Quý Đôn đến Đại lộ Đông Tây |
16.3 | Đường Trường Thi, Trần Hưng Đạo đoạn từ QL1A cũ đến Đại lộ Nam Sông Mã |
16.4 | Đường Nguyễn Trãi (đoạn từ QL1A cũ đến ngã tư đi đường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải); đường Tống Duy Tân - Lê Lai (đoạn từ quốc lộ 1A cũ đến cầu vượt đường tránh QL1A), đường Lê Quý Đôn (đoạn từ QL1A cũ đến trường THCS Trần Mai Ninh), thành phố Thanh Hóa |
17 | Dự án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (theo Đề án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 2234/QĐ-UBND ngày 11/6/2019) |
17.1 | Đường nối CSEDP với khu đô thị Đông Hương (từ nút giao CSEDP với QL47 đến MBQH 3241 |
17.1 | Đường Âu Cơ, thành phố Thanh Hóa |
17.1 | Hoàn thiện tuyến đường vành đai số 01, thành phố Thanh Hóa |
18 | Đường từ nút giao Đông Xuân đi thành phố Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến |
19 | Mở rộng đường Đình Hương (đoạn từ ngã 5 Đình Hương đến UBND phường Thiệu Dương) |
20 | Đường từ Quốc lộ 47 nối đường nối TP – đường Nghi Sơn - Sao Vàng |
21 | Xây dựng mới đường vành đai phía Đông |
22 | Đại lộ Bắc sông Mã từ QL1A đến đường bộ Ven biển |
23 | Hoàn chỉnh nút giao khác mức giữa đường Nguyễn Chí Thanh và đường tránh QL1A |
24 | Xây dựng nút giao khác mức tại Cao tốc Bắc - Nam với tuyến trục phía Nam đô thị (dạng cầu vượt trực thông) |
II | Cấp điện - chiếu sáng |
25 | Trạm biến áp 110KV Bắc thành phố, công suất: 2x63MVA |
26 | Nâng cấp TBA 110KV phía Tây thành phố, công suất: 3x63MVA |
II | Cấp nước |
28 | Nâng cấp NMN Hàm Rồng, công suất 90.000 m3/ngđ |
29 | Nâng cấp NMN Mật Sơn, công suất 125.000 m3/ngđ |
30 | Nâng cấp NMN Quảng Thịnh, công suất 85.000 m3/ngđ |
31 | Mạng lưới đường ống cấp nước khu vực Tào Xuyên, Long Anh và đặc biệt là cấp nước sạch cho Hoằng Quang, Hoằng Đại. |
III | Thoát nước |
32 | Nâng cấp NM XLNT Quảng Thịnh, công suất 40.000 m3/ngđ |
33 | Hệ thống xử lý nước thải phía Bắc thành phố (Tào Xuyên), công suất 20.000 m3/ngđ |
34 | Hệ thống xử lý nước thải phía Đông Nam thành phố (Quảng Phú), công suất 25.000 m3/ngđ |
35 | Hệ thống xử lý nước thải xã Đông Quang, Đông Vinh huyện Đông Sơn, công suất 30.000 m3/ngđ |
36 | Hệ thống cống bao, trạm bơm thu gom về các trạm xử lý |
B | Khung hạ tầng xã hội |
I | Y tế |
37 | Cải tạo, nâng cấp và mở rộng Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Thanh Hóa |
38 | Nâng cấp bệnh viện Da liễu Thanh Hóa |
39 | Hoàn thiện Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa |
40 | Khu TT Y tế chất lượng cao |
41 | Bệnh viện nhi TW phân hiệu Thanh Hóa |
42 | Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình |
43 | Bệnh viện Lão khoa |
44 | Bệnh viện Quốc tế Thanh Hóa |
45 | Bệnh viện phục hồi chức năng Quốc tế Việt Nga |
II | Thương mại - dịch vụ |
46 | Trung tâm thương mại khu đô thị Nam Trung tâm |
47 | Khu du lịch Hàm Rồng |
48 | Phố đi bộ Phan Chu Trinh |
III | Giáo dục - Đào tạo |
49 | Đầu tư xây dựng hoàn thiện Cơ sở 3 - Trường đại học Hồng Đức; Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa. |
50 | Đầu tư các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (Tô Hiến Thành, Nguyễn Trãi,..); Khu giáo dục đào tạo & dịch vụ khoa học công nghệ |
IV | Văn hóa - Thể thao |
51 | Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh ngày 14 tháng 6 năm 1972 tại Đê sông Mã, Phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa. |
52 | Công viên Hội An |
53 | Cung văn hóa thiếu nhi thành phố |
54 | Khu Liên hợp TDTT tỉnh Thanh Hoá |
C | Các dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền quyết định |
D | Các dự án đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu |
54 | Xây dựng thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh |
55 | Chỉnh trang, cải tạo các tuyến sông, kênh chính trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (phần khối lượng DA Tiêu úng Đông Sơn không thực hiện) |
55.1 | Chỉnh trang, cải tạo hệ thống sông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa gồm: sông Nhà Lê, sông Vinh, sông Quảng Châu, sông Hạc, sông Bến Ngự |
55.2 | Xây dựng trạm bơm tiêu Bến Ngự |
56 | Đầu tư các giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với ngập lụt do mưa lớn, triều cường |
57 | Dự án ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng các loại vật liệu bền vững, có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng và đô thị |
E | Các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp |
58 | Các dự án trong Danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
59 | Các dự án theo Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
60 | Các dự án theo Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất hằng năm trong giai đoạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
61 | Các dự án theo quy hoạch Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023. |
DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT | Danh mục | Tổng nhu cầu vốn | Giai đoạn đầu tư | ||
Đến năm 025 | 2026-2030 | 2031-2040 | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| Tổng (A+B+C+D) | 158.831,57 | 40.892,57 | 51.636,5 | 66.302,50 |
A | Hoàn thiện các tiêu chuẩn của đô thị loại I | 25.735 | 10.776 | 14.959 | - |
1 | Tiêu chuẩn mật độ đường giao thông | 22.335 | 7.376 | 14.959 | - |
2 | Tiêu chuẩn đất cây xanh toàn đô thị | 3.400 | 3.400 | - | - |
B | Hạ tầng kỹ thuật | 39.200,92 | 14.322,92 | 7.591,00 | 17.287 |
1 | Giao thông | 32.700,92 | 13.613,92 | 5.802 | 13.285 |
2 | Cấp điện | 630 | 90 | 340 | 200 |
3 | Cấp nước | 1.770 | 519 | 1.049 | 202 |
4 | Thoát nước | 4.100 | 100 | 400 | 3.600 |
C | Hạ tầng xã hội | 36.225,65 | 3.820,65 | 12.877,5 | 19.527,5 |
1 | Y tế | 7.596,72 | 971,72 | 1.987,5 | 4.637,5 |
2 | Thương mại - dịch vụ | 11.900 | 1.420 | 5.440 | 5.040 |
3 | Giáo dục - đào tạo | 6.975,56 | 575,56 | 1.920 | 4.480 |
4 | Văn hóa - Thể dục thể thao | 9.753,37 | 853,37 | 3.530 | 5.370 |
D | Các dự án khu đô thị - Khu công nghiệp | 54.105 | 10.828 | 16.109 | 27.168 |
1 | Các khu đô thị | 47.030 | 9.406 | 14.109 | 23.515 |
2 | Các khu công nghiệp | 7.075 | 1.422 | 2.000 | 3.653 |
E | Các dự án đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu | 3.565 | 1.145 | 100 | 2.320 |
File gốc của Quyết định 106/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đang được cập nhật.
Quyết định 106/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 106/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Minh Lâm |
Ngày ban hành | 2024-01-08 |
Ngày hiệu lực | 2024-01-08 |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |