Nghị định này hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.
6. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
8. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
10. Giám định tư pháp xây dựng là việc thực hiện các hoạt động chuyên môn về xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng.
trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình.
1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
a) Chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện;
2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
1. Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 6 Luật Xây dựng và tuân thủ các quy định có liên quan do Bộ Xây dựng ban hành.
văn tiêu chuẩn dưới dạng tệp tin hoặc bản in và phải có bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho phần nội dung sử dụng.
điều kiện đảm bảo an toàn, hiệu quả và khả thi khi áp dụng để cơ quan có thẩm quyền thẩm định trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 7. Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ.
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
b) Công trình công nghiệp;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
h) Các quy định khác có liên quan.
5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức, điều kiện, tiêu chí, trình tự, thủ tục đăng ký và xét tặng giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.
Điều 10. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng, kiểm định xây dựng và chứng nhận hợp quy
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng;
4. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
5. Khi lập nhiệm vụ khảo sát phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).
1. Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
g) Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
a) Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.
b) Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu.
trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình.
4. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.
3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
1. Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
d) Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện.
3. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
trình thi công xây dựng công trình.
5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.
1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng;
hợp đồng xây dựng.
xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
3. Bên giao thầu có trách nhiệm như sau:
b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
4. Nhà thầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, chế tạo, sản xuất; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của nhà thầu.
1. Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
c) Kế hoạchkiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
4. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan,
quy định tại Điều 24 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
12. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
14. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
k) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
3.Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
1. Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo quy định của hợp đồng xây dựng.
a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 29. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng
trường hợp sau:
đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường;
chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc thiết kế;
2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
đ) Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết.
Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để thực hiện.
tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
2. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản,
Điều 31. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
2. Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;
văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.
điều kiện khai thác an toàn. Biên bản nghiệm thu phải nêu rõ các các tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;
trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định này, phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a Khoản này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Xây dựng bao gồm:
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách;
d) Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường ngoài các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về kết quả nghiệm thu nêu trên cho cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Điểm c Khoản 2 Điều này để tổng hợp, theo dõi.
kiểm tra:
quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồnvốnđầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này đối với công trình cấp I, công trìnhcấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này;
Căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện kiểm tra đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nêu trên cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện;
tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình;
3. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
a) Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi khởi công chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này các thông tin sau: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình;
kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình chậm nhất sau 7 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra;
tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 31 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi văn bản đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này;
đầu tư và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 10 ngày đối với các công trình còn lại kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điểm đ Khoản này thì thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này;
e) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra.
5. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.
đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình tự lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
3. Trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng dự án, nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại hợp đồng dự án và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;
c) Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở.
4. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời gian bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nhưng không ít hơn thời gian bảo hành quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
6. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; mức tiền bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành và việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này để áp dụng.
1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng; Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có tránh nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản;
6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
trình;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
k) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
trình;
đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;
tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình.
cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
5. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 trăm triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
c) Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hằng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng;
trong quá trình khai thác sử dụng.
7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.
6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.
tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại Khoản 8 Điều này;
b) Kế hoạch bảo trì;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
trình (nếu có);
e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);
a) Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) phân bổ hàng năm đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh;
tổ chức, cá nhân;
2. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng:
b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính trong chi phí bảo trì công trình xây dựng;
3. Dự toán bảo trì công trình xây dựng:
b) Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền phục vụ bảo trì công trình xây dựng để thực hiện khối lượng công việc đó;
tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán bảo trì đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách để thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí bảo trì;
4. Chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt dự toán bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng.
a) Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
trình chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung đánh giá bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng của công trình. Việc đánh giá an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn hạt nhân và các nội dung đánh giá an toàn khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thẩm quyền kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng công trình:
b) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định này;
5. Chi phí thực hiện việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng bao gồm chi phí kiểm định chất lượng, chi phí thuế chuyên gia và các chi phí cần thiết khác do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả và được tính vào chi phí bảo trì công trình xây dựng.
phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định về đối tượng công trình, tần suất đánh giá, quy trình đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình, nếu cần thiết;
c) Trường hợp công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để bảo đảm an toàn;
3. Riêng đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về nhà ở.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận được thông tin về bộ phận công trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc sau:
b) Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
Điểm d Khoản này;
với công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình cấp I, cấp II trên địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các công trình còn lại trên địa bàn;
đ) Riêng đối với nhà ở, thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về nhà ở.
4. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đã thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng công trình không đảm bảo an toàn.
Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
2. Sự cố cấp II bao gồm:
ười;
3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 47. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người.
5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 47 Nghị định này. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp III.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
Điều 49. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được quy định như sau:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố cấp II, cấp III trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố nêu trên khi cần thiết;
đối với công trình quốc phòng, an ninh.
Đối với sự cố có hậu quả nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban hoặc Tổ điều tra sự cố do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giám định nguyên nhân sự cố.
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ.
a) Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý;
lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý chất lượng các công trình quốc phòng, an ninh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng công trình chuyên ngành trên địa bàn như sau:
quốc lộ;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
1. Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý của mình.
lý theo quy định.
trình theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ và phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
7. Hướng dẫn về chi phí cho việc lập, thẩm tra và điều chỉnh quy trình bảo trì; xác định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng và hướng dẫn việc đóng góp chi phí để bảo trì đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn phương pháp lập dự toán bảo trì công trình xây dựng và tổ chức lập, công bố các định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng.
9. Xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế, xử lý đối với công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng và thông báo thông tin các công trình hết thời hạn sử dụng được tiếp tục sử dụng, tạm dừng sử dụng đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
11. Tổ chức giám định chất lượng đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định này khi được yêu cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực.
13. Chủ trì tổ chức xét giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
14. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hằng năm về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên phạm vi cả nước và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
15. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
a) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng chuyên ngành;
chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ khi cần thiết hoặc khi được Bộ Xây dựng yêu cầu;
chất lượng và chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc;
trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định này khi được yêu cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực;
đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định này;
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau:
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình quốc phòng, an ninh;
kiểm tra chất lượng các công trình quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý;
d) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng đối với công trình quốc phòng, an ninh;
công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực;
trình xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định này.
trình xây dựng chuyên ngành và các Bộ, ngành khác tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc địa bàn quản lý.
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
4. Hướng dẫn xác định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại công trình, nguồn vốn bảo trì và hình thức sở hữu công trình.
6. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định này đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định này.
8. Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
9. Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện các việc sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;
e) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định này đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý;
trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình, xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định này; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn;
k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
quản lý của Sở;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác;
kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu;
e) Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định của Nghị định này;
Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công trình xây dựng khởi công sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Tổ chức thực hiện
114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (3b). XH
1. Nhà ở: Nhà chung cư và các loại nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và công trình thể thao khác;
văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công trình vănhóa tập trung đông người khác; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;
e) Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác; nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
h) Trụ sở cơ quan nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ khai thác vật liệu xây dựng và các công trình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây dựng khác.
3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Mỏ than hầm lò; mỏ than lộ thiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng hầm lò; mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giầu quặng; nhà máy sản xuất alumin.
5. Công trình năng lượng: Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy cấp hơi; nhà máy cấp khí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy điện gió; nhà máy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; nhà máy điện rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas; nhà máy điện đồng phát; đường dây điện và trạm biến áp.
hóa chất:
b) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; công trình sản xuất tiền chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
a) Công trình công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền; kho đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát; nhà máy chế biến khác;
trình công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà máy in, nhuộm; nhà máy sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da; nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá; các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác;
công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chế biến thủy hải sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo; các nhà máy chế biến nông sản khác.
1. Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch).
thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.
a) Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (cáp chôn trực tiếp dưới lòng đất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cáp thông tin;
c) Công viên, cây xanh;
đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.
1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.
3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
5. Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, ...); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường thủy chạy tàu (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào).
7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng tiêu.
V. CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê và dưới đê.
VI. CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG, AN NINH
quốc phòng, an ninh là công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, phục vụ quốc phòng, an ninh. Công trình quốc phòng, an ninh không thuộc các loại công trình đã nêu từ Mục I đến Mục V của Phụ lục này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở
...
Điều 4. Khảo sát xây dựng nhà ở
...
Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở
...
Điều 6. Thi công xây dựng nhà ở
...
Điều 7. Bảo trì nhà ở
...
Điều 8. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
...
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở
...
Điều 10. Quy định về chuyển tiếp
...
Điều 11. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
Điều 2. Điều kiện đối với công trình xây dựng đăng ký tham dự Giải thưởng Công trình xây dựng chất lượng cao
...
Điều 3. Điều kiện đối với gói thầu xây dựng đăng ký tham dự Giải thưởng Gói thầu xây dựng chất lượng cao
...
Điều 4. Nguyên tắc xét thưởng và thời gian tổ chức
...
Điều 5. Hình thức và đối tượng nhận giải thưởngĐiều 6. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân được tặng giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 7. Thẩm quyền tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 8. Kinh phí tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 9. Xử lý vi phạm trong hoạt động tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
...
Chương II GIẢI THƯỞNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 10. Tiêu chí đánh giá công trình xây dựng chất lượng cao
...
Điều 11. Trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng Công trình xây dựng chất lượng cao
...
Điều 12. Tổ chức công bố và trao Giải thưởng Công trình xây dựng chất lượng cao
...
Chương III GIẢI THƯỞNG GÓI THẦU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 13. Tiêu chí đánh giá gói thầu xây dựng chất lượng cao
...
Điều 14. Trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng Gói thầu xây dựng chất lượng cao
...
Điều 15. Tổ chức công bố và trao Giải thưởng Gói thầu xây dựng chất lượng cao
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Quy định chuyển tiếp
...
Điều 17. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC I LOẠI GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ TRỊ GÓI THẦU ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG GÓI THẦU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
...
PHỤ LỤC II BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT CHO CÁC TIÊU CHÍ XÉT THƯỞNG GIẢI THƯỞNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
PHỤ LỤC IV MẪU ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
PHỤ LỤC V BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT CHO CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
...
PHỤ LỤC VI BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT CHO CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GÓI THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ
...
PHỤ LỤC VII BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT CHO CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GÓI THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
Điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình
...
Điều 3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng
...
Điều 4. Quy định về chuyển tiếp
...
Điều 5. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC 1 PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG
...
PHỤ LỤC 2 PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ KẾT CẤU
...
PHỤ LỤC 3 VÍ DỤ XÁC ĐỊNH CẤP CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư
...
Điều 3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư với tổng thầu EPC
...
Điều 4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 8. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu.
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu.
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu.
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo. yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có).
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu.
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư.
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính.
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng.
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu.
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
4. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 như sau:
“b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng.
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu. trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh.”
b) Bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi công xây dựng.”
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 9. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu.
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu.
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu.
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng.
đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan.
e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).
g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu.
h) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền.
b) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng.
c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu . trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
d) Người đại diện của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 10. Nhật ký thi công xây dựng công trình
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thoả thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
2. Chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan). số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường. các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường.
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 11. Bản vẽ hoàn công
1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 3a Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng có điều kiện khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau theo quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt. quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.”.
b) Bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3a Điều này.”
c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP tổ chức kiểm tra các nội dung như sau:
a) Kiểm tra thực tế thi công xây dựng công trình so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt.
b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình.
d) Kiểm tra các điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.”
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 13. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP
1. Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng:
a) Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, chủ đầu tư phải báo cáo thông tin công trình bằng văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào loại và cấp của từng công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra khi công trình kết thúc các giai đoạn thi công quan trọng.
Ví dụ: đối với công trình xây dựng dân dụng, các giai đoạn thi công quan trọng gồm móng và phần ngầm - kết cấu phần thân - cơ điện (thiết bị) và hoàn thiện. đối với công trình cầu, các giai đoạn gồm móng, mố trụ - dầm cầu - hoàn thiện. đối với công trình đường, các giai đoạn gồm nền đường (các lớp nền) - móng đường – áo đường. ...
c) Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
2. Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
a) Chủ đầu tư gửi văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục V Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
c) Sau khi nhận được thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức khắc phục các tồn tại (nếu có), tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định. gửi biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng.
d) Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư nêu tại Điểm c Khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 03 Phụ lục V Thông tư này.
3. Trường hợp chủ đầu tư đề xuất tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau thì chủ đầu tư được tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt. quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng không thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu.
5. Việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện t heo quy định của pháp luật.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
4. Sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:
“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình. địa điểm nơi xây dựng công trình. thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 14. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra.
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia.
c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình, địa điểm nơi xây dựng công trình, thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia, tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký và thanh toán hợp đồng theo quy định đối với các chi phí tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 16. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình quy định tại Phụ lục VI Thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,...).
2. Nội dung quan trắc đối với các công trình tại Phụ lục VI Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì bao gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng,...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này. trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt.
b) Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc quy định tại Khoản 2 Điều này vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 17. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Danh mục các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP phải đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục VII Thông tư này. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Nội dung, tần suất đánh giá được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật (nếu có) hoặc trong quy trình bảo trì công trình xây dựng.
3. Việc đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:
“b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 29, Điểm đ Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.”
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 18. Kiểm định xây dựng
1. Lĩnh vực kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng và kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
b) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
2. Lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng:
a) Tổ chức thực hiện kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định và được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử theo quy định. Cá nhân chủ trì kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định.
b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 29, Điểm đ Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.
Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Trình tự thực hiện kiểm định theo yêu cầu của cơ quan nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều này như sau:
a) Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận.
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức phê duyệt đề cương, dự toán chi phí kiểm định do tổ chức kiểm định lập và ký hợp đồng với tổ chức này theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức kiểm định thực hiện theo đề cương kiểm định được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan yêu cầu và chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
d) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và tổ chức kiểm định tiến hành nghiệm thu báo cáo kết quả kiểm định và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
4. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định.
b) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định. phòng thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm định (nếu có).
d) Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm định.
đ) Tiến độ thực hiện kiểm định.
e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
5. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện kiểm định.
b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định.
c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định.
d) Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá.
đ) Kết luận về những nội dung theo yêu cầu của đề cương kiểm định được phê duyệt và các kiến nghị (nếu có).
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 19. Chi phí kiểm định xây dựng
1. Chi phí kiểm định được xác định bằng cách lập dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định, bao gồm một số hoặc toàn bộ các khoản chi phí sau:
a) Khảo sát hiện trạng đối tượng kiểm định.
b) Lập đề cương, thẩm tra đề cương và dự toán kiểm định.
c) Thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến việc kiểm định.
d) Thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá.
đ) Chi phí vận chuyển phục vụ việc kiểm định.
e) Lập báo cáo kết quả kiểm định.
g) Các chi phí cần thiết khác phục vụ việc kiểm định.
2. Trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định:
a) Trong quá trình thi công xây dựng, trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
b) Trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân này phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 20. Giám định xây dựng
1. Lĩnh vực giám định xây dựng:
a) Giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng.
b) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng.
c) Giám định chất lượng, nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng và giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
d) Giám định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng quy định tại Điều 52, Điều 53 và Điều 54 Nghị định 46/2015/NĐ-CP hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng được ủy quyền tổ chức giám định xây dựng (gọi chung là cơ quan giám định).
3. Trình tự thực hiện giám định xây dựng:
a) Cơ quan giám định thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định.
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan tới đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định.
c) Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu và số liệu kỹ thuật có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Thông tư này để thực hiện kiểm định theo trình tự quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư này hoặc xem xét sử dụng kết quả kiểm định đã có để phục vụ công tác giám định.
d) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
4. Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện giám định.
b) Thông tin chung về đối tượng giám định.
c) Nội dung giám định.
d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định.
đ) Kết quả giám định.
e) Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
Điều 21. Chi phí giám định xây dựng
1. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khác phục vụ cho công tác giám định.
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia.
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
2. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 23. Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng
Khi công trình xảy ra sự cố, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điều 47 Nghị định 46/2015/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình, vị trí xây dựng.
2. Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình.
3. Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố.
4. Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 24. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Bộ Xây dựng chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình trong phạm vi cả nước.
2. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01 Phụ lục II Thông tư số 18/2016/TT-BXD. báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý gửi về Bộ Xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục VIII Thông tư này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội du ng về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn gửi về Bộ Xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục VIII Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 25. Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Khi phát hiện vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm.
b) Trường hợp cần thiết, lập biên bản gửi Thanh tra xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Thanh tra xây dựng xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý tới cơ quan chuyên môn về xây dựng.
c) Công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
d) Tạm dừng thi công xây dựng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình:
a) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình.
b) Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình.
d) Thủ trưởng cơ quan quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng. quyết định cho phép tiếp tục thi công bằng văn bản sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu có báo cáo về việc khắc phục các tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn của công trình.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 15. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng
1. Công trình có một chủ sở hữu:
a) Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
b) Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý.
c) Công trình đầu tư theo hình thức BOT, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh quy định trong hợp đồng dự án.
2. Công trình có nhiều chủ sở hữu:
a) Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở.
b) Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng công trình phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân này về trách nhiệm bảo trì công trình.
4. Trường hợp công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì công trình..
5. Đối với công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
1. Sửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này.
b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”
b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:
“5. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng
a) Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên.
c) Thực hiện giám sát và ký biên bản nghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soát và ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công theo quy định.
d) Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản.
đ) Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
e) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
g) Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
h) Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình.
i) Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).
6. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên
a) Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện.
b) Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt.
c) Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng. kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát.
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
đ) Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản.
e) Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý.
g) Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 như sau:
“b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng.
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu. trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh.”
b) Bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi công xây dựng.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 3a Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng có điều kiện khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau theo quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt. quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.”.
b) Bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3a Điều này.”
c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP tổ chức kiểm tra các nội dung như sau:
a) Kiểm tra thực tế thi công xây dựng công trình so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt.
b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình.
d) Kiểm tra các điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.”
4. Sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:
“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình. địa điểm nơi xây dựng công trình. thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
5. Bổ sung Điều 15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT- BXD như sau:
“Điều 15a. Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra điều kiện năng lực, chấp thuận phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường do nhà thầu đề xuất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đủ các phép thử thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phục vụ quản lý chất lượng công trình trước khi tổ chức thi công xây dựng.
2. Nhà thầu có trách nhiệm lập kế hoạch thí nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệm gồm:
a) Các thí nghiệm cần thực hiện. tần suất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng.
b) Quy định cụ thể về việc lấy mẫu, bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm.
c) Quy định về trách nhiệm thực hiện của các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.
3. Trong quá trình thi công xây dựng, bộ phận giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ các hoạt động của phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường, cụ thể như sau:
a) Kiểm tra phòng thí nghiệm bao gồm: kiểm tra hồ sơ năng lực của thí nghiệm viên trực tiếp thực hiện thí nghiệm, kiểm tra quy trình thực hiện thí nghiệm và kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh thiết bị thí nghiệm theo quy định.
b) Kiểm tra trạm thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Nhà thầu thí nghiệm có trách nhiệm thực hiện công tác thí nghiệm theo đúng kế hoạch thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh, nhà thầu lập kế hoạch thí nghiệm điều chỉnh trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.
Điều 15b. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
b) Thực hiện khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình xuất hiện sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện các công việc này và sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầu tư.
4. Nội dung chủ yếu của đề cương quan trắc bao gồm: nội dung, tần suất, thời điểm quan trắc. nhân lực, máy móc, thiết bị quan trắc. mốc chuẩn được sử dụng để quan trắc. quy trình thực hiện quan trắc. quy định về nội dung báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.
5. Trách nhiệm của Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu độc lập thực hiện quan trắc công trình (sau đây gọi là nhà thầu quan trắc):
a) Lập đề cương quan trắc trình chủ đầu tư chấp thuận.
b) Tổ chức thực hiện quan trắc theo đề cương được chấp thuận. lập báo cáo và đánh g kết quả quan trắc.
6. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Chấp thuận đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình kiểm tra đề cương quan trắc hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc của nhà thầu trong trường hợp cần thiết trước khi chấp thuận.
b) Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả quan trắc của nhà thầu. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kế đánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
c) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
7. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế:
a) Xem xét, kiểm tra đề cương quan trắc do nhà thầu lập khi được chủ đầu tư yêu cầu, đảm bảo phù hợp với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công.
8. Trong quá trình thực hiện quan trắc và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấy công trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thực hiện quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc phải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:
“b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 29, Điểm đ Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.”
6. Thay thế Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD bằng Phụ lục I Thông tư này.
...
PHỤ LỤC I
...
Mẫu số 01. Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 02. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 03. Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 04. Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.
...
Mẫu số 05. Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư
...
Điều 3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư với tổng thầu EPC
...
Điều 4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
...
Điều 5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
...
Điều 6. Chế độ và trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình
...
Điều 7. Nội dung giám sát thi công xây dựng
...
Điều 8. Nghiệm thu công việc xây dựng
...
Điều 9. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...
Điều 10. Nhật ký thi công xây dựng công trình
...
Điều 11. Bản vẽ hoàn công
...
Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình
...
Điều 13. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP
...
Điều 14. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
Điều 15. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 16. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
...
Điều 17. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
...
Điều 18. Kiểm định xây dựng
...
Điều 19. Chi phí kiểm định xây dựng
...
Điều 20. Giám định xây dựng
...
Điều 21. Chi phí giám định xây dựng
...
Điều 22. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 23. Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng
...
Điều 24. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 25. Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng
...
Điều 26. Hiệu lực thi hành
...
Phụ lục I XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
...
Phụ lục II BẢN VẼ HOÀN CÔNG
...
Phụ lục III DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
...
Phụ lục IV DANH MỤC HỒ SƠ PHỤC VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
...
Phụ lục V
...
Mẫu số 01 Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 02 Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 03 Thông báo ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Phụ lục VI CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG, CÔNG NGHIỆP NHẸ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG
...
Phụ lục VII CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG, CÔNG NGHIỆP NHẸ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ PHẢI ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ VẬN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
...
Phụ lục VIII
...
Mẫu số 01 Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý.
...
Mẫu số 02 Báo cáo về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
1. Sửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này.
b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”
b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:
“5. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng
a) Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên.
c) Thực hiện giám sát và ký biên bản nghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soát và ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công theo quy định.
d) Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản.
đ) Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
e) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
g) Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
h) Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình.
i) Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).
6. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên
a) Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện.
b) Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt.
c) Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng. kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát.
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.
đ) Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản.
e) Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý.
g) Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Điều 6. Chế độ và trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu EPC phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.
3. Việc giám sát thi công xây dựng có thể do một cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thực hiện đối với các công trình có quy mô như sau:
a) Công trình xây dựng cấp IV.
b) Công trình thuộc dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc công trình thuộc dự án có sự tham gia của cộng đồng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
c) Công trình thuộc dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do Uỷ ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
4. Khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng thì tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
b) Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
c) Đánh giá công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình.
d) Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có).
đ) Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có), điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
e) Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
g) Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.
h) Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.
i) Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
k) Kết luận về điều kiện nghiệm thu (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện nghiệm thu) hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Điều 7. Nội dung giám sát thi công xây dựng
1. Giám sát chất lượng thi công xây dựng:
Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2. Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng:
a) Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt.
b) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công của các nhà thầu thi công xây dựng trên công trường. Khi cần thiết, kiến nghị với chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng có biện pháp đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
c) Đánh giá, xác định các nguyên nhân, báo cáo bằng văn bản để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án đối với trường hợp tổng tiến độ của dự án bị kéo dài.
d) Kiểm tra năng lực thực tế thi công của nhà thầu thi công xây dựng về nhân lực, thiết bị thi công so với hợp đồng xây dựng. báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các giải pháp cần thiết để đảm bảo tiến độ.
3. Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình:
a) Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định.
b) Báo cáo chủ đầu tư về khối lượng phát sinh so với hợp đồng xây dựng.
4. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường:
Giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 4. Các loại chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 5. Phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 6. Định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 7. Quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 8. Tổ chức thực hiện
...
Điều 9. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC BẢNG ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 4. Các loại chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 5. Phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 6. Định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 7. Quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
Điều 8. Tổ chức thực hiện
...
Điều 9. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC BẢNG ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
...
Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Điều 4. Nội dung chi phí khảo sát xây dựng
...
Điều 5. Phương pháp xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng
...
Điều 6. Xác định một số khoản chi phí có liên quan đến khảo sát xây dựng
...
Chương III QUẢN LÝ CHI PHÍ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Điều 7. Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng
...
Điều 8. Điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng
...
Điều 9. Quản lý định mức dự toán khảo sát xây dựng
...
Điều 10. Quản lý giá khảo sát xây dựng
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Xử lý chuyển tiếp
...
Điều 12. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
5. Bổ sung Điều 15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT- BXD như sau:
“Điều 15a. Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra điều kiện năng lực, chấp thuận phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường do nhà thầu đề xuất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đủ các phép thử thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phục vụ quản lý chất lượng công trình trước khi tổ chức thi công xây dựng.
2. Nhà thầu có trách nhiệm lập kế hoạch thí nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệm gồm:
a) Các thí nghiệm cần thực hiện. tần suất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng.
b) Quy định cụ thể về việc lấy mẫu, bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm.
c) Quy định về trách nhiệm thực hiện của các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.
3. Trong quá trình thi công xây dựng, bộ phận giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ các hoạt động của phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường, cụ thể như sau:
a) Kiểm tra phòng thí nghiệm bao gồm: kiểm tra hồ sơ năng lực của thí nghiệm viên trực tiếp thực hiện thí nghiệm, kiểm tra quy trình thực hiện thí nghiệm và kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh thiết bị thí nghiệm theo quy định.
b) Kiểm tra trạm thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Nhà thầu thí nghiệm có trách nhiệm thực hiện công tác thí nghiệm theo đúng kế hoạch thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh, nhà thầu lập kế hoạch thí nghiệm điều chỉnh trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)
...
5. Bổ sung Điều 15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT- BXD như sau:
...
Điều 15b. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
b) Thực hiện khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình xuất hiện sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện các công việc này và sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầu tư.
4. Nội dung chủ yếu của đề cương quan trắc bao gồm: nội dung, tần suất, thời điểm quan trắc. nhân lực, máy móc, thiết bị quan trắc. mốc chuẩn được sử dụng để quan trắc. quy trình thực hiện quan trắc. quy định về nội dung báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.
5. Trách nhiệm của Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu độc lập thực hiện quan trắc công trình (sau đây gọi là nhà thầu quan trắc):
a) Lập đề cương quan trắc trình chủ đầu tư chấp thuận.
b) Tổ chức thực hiện quan trắc theo đề cương được chấp thuận. lập báo cáo và đánh g kết quả quan trắc.
6. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Chấp thuận đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình kiểm tra đề cương quan trắc hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc của nhà thầu trong trường hợp cần thiết trước khi chấp thuận.
b) Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả quan trắc của nhà thầu. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kế đánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.
c) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
7. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế:
a) Xem xét, kiểm tra đề cương quan trắc do nhà thầu lập khi được chủ đầu tư yêu cầu, đảm bảo phù hợp với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công.
8. Trong quá trình thực hiện quan trắc và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấy công trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thực hiện quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc phải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.”
Điều 6. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.
4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
5. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ.
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn.
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình.
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
...
4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
...
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng. phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
3. Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
4. Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này