BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | |
Số: 27-HD/BTGTW | Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền, như sau:
1. Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (gọi tắt là Nghị quyết), Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (gọi tắt là Kết luận 21) và Kết luận 10-KL/TW của Bộ Chính trị (gọi tắt là Kết luận 10), nhất là mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Kết luận 10-KL/TW nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
3. Gắn tuyên truyền thực hiện Nghị quyết, Kết luận 21, Kết luận 10, Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, đơn vị.
1. Tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là những nội dung cơ bản của Nghị quyết, Kết luận 21 và Kết luận 10; làm rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nguy cơ, tác hại của tham nhũng đối với việc giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định rõ hơn, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách; từ đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác này và nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp và an toàn để các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí, phê phán góp phần tạo dư luận xã hội lên án các hành vi tham nhũng, lãng phí và giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng kịp thời xử lý, khắc phục.
Quán triệt sâu sắc 3 quan điểm của Kết luận 10-KL/TW:
Hai là, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
3. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng được nêu trong Kết luận 10-KL/TW:
Hai là, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
trình trong hoạt động công vụ.
Năm là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí.
Bảy là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.
Gắn tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa"; thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần gắn với trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội.
của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần tạo niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chính trị của Đảng và kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giới thiệu, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Ban Tuyên giáo các cấp, các cơ quan truyền thông, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định 65-QĐ/TW ngày 03-02-2017 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2. Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội ở Trung ương
ủy xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết và các Kết luận 21-KL/TW, Kết luận 10-KL/TW cho cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp, đến từng chi bộ và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và mỗi cán bộ, đảng viên bằng các hình thức phù hợp, như: Tài liệu thông báo nội bộ; bản tin, thông qua hệ thống báo, đài; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn, hội... để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Kế hoạch tuyên truyền cần nêu rõ công việc phải làm, phân công đơn vị, cá nhân phụ trách, lộ trình, điều kiện thực hiện. Hàng năm có đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch cho những năm tiếp theo.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên và các cơ quan báo chí của ngành, địa phương mình tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các nội dung cơ bản của Nghị quyết, Kết luận 21-KL/TW và Kết luận 10-KL/TW.
ủy xử lý, giải quyết.
3. Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương
- Các cơ quan quan báo chí cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính chiến đấu trong nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí; thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; lên án, đấu tranh không khoan nhượng đối với các biểu hiện, hành vi tham nhũng lãng phí và các hành vi bao che cho tham nhũng, lãng phí; thực hiện chức năng giám sát, tạo dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Việc thông tin cần thực hiện đúng chỉ đạo, định hướng, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch; đưa tin, bài về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo kiểu giật gân, câu khách, suy diễn, võ đoán, thiếu tính giáo dục, tính định hướng; nghiêm cấm việc lợi dụng cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cấp ủy đảng, Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và ngành tuyên giáo cả nước nghiêm túc triển khai các hoạt động tuyên truyền Nghị quyết và các Kết luận này, góp phần quan trọng đưa nội dung Kết luận 10-KL/TW vào cuộc sống; xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xây dựng xã hội lành mạnh, công bằng.
Nơi nhận:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để b/c);
- Các ban Đảng TW, Ban Nội chính Trung ương; Ủy ban kiểm tra TW, Văn phòng Trung ương Đảng;
- Lãnh đạo Ban;
- Thường trực các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương
- Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban cán sự Đảng; Đảng đoàn các bộ, ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp
- Các cơ quan chủ quản báo chí, các báo, đài Trung ương;
- Các vụ, đơn vị trong Ban;
- Vụ Tuyên truyền;
- Lưu HC.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Lâm Phương Thanh
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và 5 năm thực hiện Kết luận 21 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN, LP) đã được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp khá đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét, với những kết quả nổi bật là:
tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để PCTN, LP
Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác cán bộ: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ theo hướng công khai, minh bạch, phân cấp mạnh cho cơ sở và tăng quyền hạn cho người đứng đầu. Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành Trung ương đã ban hành một số Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về công tác cán bộ theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch, nhất là việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách([1]). Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong PCTN, LP.
[2]). Tuy số lượng cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đổi còn ít so với số cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi, nhưng đây là một trong những biện pháp góp phần tích cực trong phòng ngừa tham nhũng, được một số ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều năm qua.
Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành([3]). Các bộ, ngành địa phương đã triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức([4]).Qua 10 năm đã có 4.859 trường hợp được xác minh, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực.
Trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, quy định rõ những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm; những điều cán bộ, công chức, viên chức phải làm và những điều cán bộ, công chức, viên chức nên làm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; thường xuyên kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời vi phạm([5]); qua đó góp phần hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp.
hoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Đã có 741 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành được giao tự chủ về tài chính([6]); tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 24.890 đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính([7]). Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả tiết kiệm từ cơ chế giao quyền tự chủ đạt khá([8]); từ đó tạo nguồn để bổ sung thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, góp phần PCTN, LP([9]).
2.1. Công tác cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán có tiến bộ ở hầu hết các cấp chính quyền, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020...
sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020; thiết lập và công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạng Internet; chuẩn hóa và thống nhất được bộ thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã theo hướng rút gọn([10]).
sở Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg, ngày 28-5-2007, Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg, ngày 04-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, nhiều bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Quy chế phát ngôn và tổ chức việc cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã quan tâm thực hiện việc kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm trong thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị([11]).
3.1. Việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kinh tế - xã hội đã được quan tâm thực hiện, có tác dụng thiết thực trong phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách, thuế, hải quan, đầu tư công, đấu thầu, đấu giá tài sản, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, doanh nghiệp, đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước([12]) v.v... Các bộ, ngành Trung ương cũng đã quan tâm xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có tác dụng phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao([13]).
4. Phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí và thu hồi tài sản tham nhũng
a. Trong nhiệm kỳ Đại hội X, các cấp ủy đảng kiểm tra hơn 1 triệu đảng viên, phát hiện gần 12.000 đảng viên vi phạm, thi hành kỷ luật gần 3.000 trường hợp; kiểm tra trên 180.000 tổ chức đảng, phát hiện hơn 6.000 tổ chức đảng có vi phạm, xử lý kỷ luật 163 tổ chức. Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra hơn 73.500 đảng viên, phát hiện hơn 55.000 trường hợp có vi phạm, thi hành kỷ luật gần 30.000 trường hợp; kiểm tra trên 15.800 tổ chức đảng, phát hiện gần 9.400 tổ chức đảng vi phạm, thi hành kỷ luật hơn 1.100 tổ chức đảng. Tổng số đảng viên bị kỷ luật hơn 76.000 trường hợp, số tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật gần 1.800 tổ chức.
Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 2.957 đảng viên có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng; cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 3.730 đảng viên và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 1.143 đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, cố ý làm trái.
Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền, các cơ quan chức năng cũng đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.
4.2. Công tác điều tra, truy tố, xét xử và thu hồi tài sản tham nhũng:
Trong 04 năm (2013, 2014, 2015, 2016) đã triển khai 25 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 8 bộ, ngành và 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến 04-12-2016, trong các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ/262 bị cáo, với 8 mức án tử hình, 15 án chung thân, 6 án tù 30 năm, 218 án tù có thời hạn từ 2 năm đến 25 năm.
Trong 10 năm, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất; số tiền đã thu hồi cho nhà nước là 4.676,6 tỷ đồng và trên 219 ha đất. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hằng năm đều tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.
phí (THTK, CLP) được quan tâm và đạt những kết quả trên một số lĩnh vực:
quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN): Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị([14]) để chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp THTK, CLP trong quản lý, sử dụng NSNN. Trong các năm 2008, 2011, 2013, 2015 Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện sắp xếp các dự toán chi được giao để tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên được giao của một số tháng cuối năm([15]).
[16]); thúc đẩy các cơ quan, tổ chức chủ động phân bổ nguồn tài chính theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả([17]); từ đó tạo nguồn để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức([18]). Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, giảm từ 16 xuống chỉ còn 02, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế lãng phí. Nhiều địa phương đã thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn để bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực.
[19]). Nhiều khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được Kho bạc Nhà nước phát hiện, từ chối thanh toán và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định([20]).
quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước: Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành đồng bộ([21]), theo đó công tác mua sắm, quản lý và sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN đã dần đi vào nề nếp. Việc thí điểm mua sắm tài sản, hàng hóa từ NSNN theo phương thức tập trung([22]) được triển khai thực hiện tại 25 Bộ, ngành, địa phương đăng ký tham gia, thu được những kết quả tích cực bước đầu([23]). Từ năm 2016 việc mua sắm tài sản tập trung tiếp tục được triển khai mở rộng hơn theo Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26-02-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tình trạng mua sắm, trang bị phương tiện, trang thiết bị làm việc vượt tiêu chuẩn, định mức dần được khắc phục.
[24]) về tiêu chuẩn, định mức, chế độ trang bị, sử dụng xe ô tô công, xe ô tô dùng chung tại mỗi cơ quan, đơn vị chỉ còn từ 01 đến 02 chiếc; dự kiến số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung sau khi sắp xếp lại theo quy định sẽ dôi ra khoảng 7.000 chiếc, sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc bán, thu tiền nộp NSNN.
[25]). Từ năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư đã được nâng lên; từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không triển khai thực hiện, đầu tư không theo quy hoạch. Công tác kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư được tăng cường, góp phần chấn chỉnh tình trạng vi phạm, gây lãng phí trong đầu tư công. Công tác thẩm tra, quyết toán vốn đầu tư được đẩy mạnh, giúp loại bỏ khỏi giá trị quyết toán các khoản chi sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ([26]). Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản được kiểm soát chặt chẽ hơn; việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản đã có chuyển biến tích cực, nợ đọng giảm đáng kể so với trước([27]).
của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai rà soát, kê khai và thống kê diện tích đất đai, tại sở làm việc, nhà công vụ để có phương án sắp xếp lại, xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích, dư thừa diện tích, đảm bảo sử dụng, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định([28]). Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các Bộ, ngành, Tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là trên 35 nghìn tỷ đồng([29]).
[30]), giúp hạn chế lãng phí do giao đất, sử dụng đất sai mục đích, sai quy định hoặc để đất hoang hóa. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất tràn lan trước đây đã dần được khắc phục; sàng lọc được các nhà đầu tư có năng lực, bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không để bỏ hoang, gây lãng phí.
chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản([31]). Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, góp phần phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm gây lãng phí([32]).
5.5. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động khu vực nhà nước: Việc tổ chức thực hiện Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã đạt được những kết quả tích cực trên các nội dung: Xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức([33]); hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức, viên chức([34]); nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng; chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, để nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ([35]); thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức([36]); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức v.v...
[37]). Công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh([38]). Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đã được tích cực triển khai thực hiện và thu được một số kết quả tích cực.
6. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu quả
Ngày 01-02-2013 Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban.
kinh tế - xã hội và PCTN; chỉ đạo đưa 08 vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử và đang chỉ đạo tiếp tục đưa các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử trong năm 2017...
6.2. Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục được củng cố, kiện toàn, là những lực lượng chủ công trong chống tham nhũng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), trực thuộc Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an được thành lập năm 2007. Ngày 07-4-2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã ra Quyết định số 1735/QĐ-BCA hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46).
6.3. Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy:
7. Giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác PCTN, LP được quan tâm hơn
của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng về công tác PCTN, LP; ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, của các Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã được phát huy, giúp nâng cao vai trò giám sát của xã hội ở cơ sở, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng.
Quan hệ hợp tác quốc tế về PCTN giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục mở rộng và củng cố. Việt Nam đã phê chuẩn, ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng; nhiều nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng từng bước được nội luật hóa; tổ chức thi hành nghiêm túc các Nghị quyết của Hội nghị quốc gia thành viên Công ước và các thỏa thuận hợp tác trong khu vực.
phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước tiến hành điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế liên quan đến nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật, đạt kết quả tích cực.
1. Hạn chế, yếu kém
hóa tiết kiệm, không tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.
1.3. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn. Nhiều quy định về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, nhiều quy định về công khai, minh bạch chưa được thực hiện nghiêm túc.
1.5. Công tác giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp về PCTN, LP chưa thường xuyên, có lúc, có nơi còn hình thức, hiệu quả chưa cao, nhất là giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác PCTN, LP còn hạn chế.
ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, đang là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
2.1. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết ở nhiều nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao; một số chủ trương, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) chưa hoặc chậm được thể chế hóa, chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm.
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, chạy theo danh lợi, tiền tài, tham nhũng, lãng phí.
kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, xử lý chưa đủ nghiêm minh.
2.4. Mô hình tổ chức các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN thiếu ổn định; quyền hạn, địa vị pháp lý chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác PCTN chưa đáp ứng yêu cầu.
2.6. Tham nhũng là hệ quả của quyền lực bị lạm dụng, bị tha hóa; trong khi cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực còn bất cập, hiệu quả chưa cao nhưng chậm được khắc phục, điều chỉnh kịp thời; chưa có cơ chế hữu hiệu ngăn chặn sự tác động không đúng vào quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng, lãng phí. Việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định về PCTN, LP của Đảng và Nhà nước nói riêng nhìn chung chưa nghiêm.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và Kết luận 21 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, trong đó tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau
ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu
chỉ đạo. Gắn công tác PCTN, LP với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, LP...
Tiếp tục hoàn thiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, quy định về những điều đảng viên không được làm. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN, LP; đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu phải tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.
Đẩy mạnh cải cách hành chính; kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương.
của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ
4. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
ước mắt tập trung sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự, Luật Tố cáo, Luật Giám định tư pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN, lãng phí. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm toán theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí.
Áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trước mắt, tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan các dự án lớn thua lỗ, kéo dài, gây lãng phí lớn, dư luận xã hội quan tâm.
hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông trong công tác PCTN, LP.
hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, tính độc lập tương đối trong thực hiện nhiệm vụ. Trước mắt, đổi mới phương thức hoạt động, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.
Đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, các thỏa thuận về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước, nhất là các nước có quan hệ truyền thống hoặc có đông người Việt Nam sinh sống. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp của các nước để truy bắt, dẫn độ số đối tượng phạm tội lẩn trốn và thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước ngoài.
[1] Theo Báo cáo của Chính phủ tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN. Trong đó, xử lý hình sự 118 trường hợp; xử lý kỷ luật 800 trường hợp.
[2] Theo Báo cáo của Chính phủ tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN.
[3] Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về minh bạch tài sản; Nghị định số 68/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg về Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP. Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
[4] Năm 2008: có 313.317 người kê khai lần đầu. Năm 2009: có 388.404 người kê khai lần đầu và 238.455 người kê khai bổ sung. Năm 2010: có 105.070 người kê khai lần đầu và 514.524 người kê khai bổ sung. Năm 2011: có 131.980 người kê khai lần đầu và 529.289 người kê khai bổ sung. Năm 2012 có 113.436 người kê khai lần đầu; 519.320 người kê khai bổ sung; có 376.197 người được công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Năm 2013 có 944.425 người kê khai; số bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai là 914.245 bản. Năm 2014 có 1.008.949 người kê khai tài sản, thu nhập; Số bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai là 998.827 bản. Năm 2015 có 1.004.231 người kê khai tài sản, thu nhập; số bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai là 993.127 bản.
[5] Theo Báo cáo năm năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ, cả nước đã kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại 48.411 cơ quan, đơn vị, phát hiện và chấn chỉnh sai phạm đối với 3.376 cán bộ, công chức.
[6] Trong đó có 208 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí (đạt tỷ lệ 28%); 461 đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí (đạt tỷ lệ 62,2%) và 72 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 9,8%).
[7] Trong đó có 637 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 2,6%); 9.970 đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 40%); 14.283 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 57,4%).
[8] Bộ Công an tiết kiệm được 628 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng tiết kiệm được 37 tỷ đồng; Bộ Tư pháp tiết kiệm 176 tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước tiết kiệm 217 tỷ đồng; Hà Nội tiết kiệm được 1.994 tỷ đồng; Quảng Ngãi tiết kiệm được 212 tỷ đồng; Đồng Tháp tiết kiệm được 140 tỷ đồng; Đắk Lắk tiết kiệm được 95 tỷ đồng; Quảng Nam đã tiết kiệm được 104 tỷ đồng v.v...
[9] Mức chi trả thu nhập tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm được bình quân là từ 0,1 lần đến 0,5 lần mức lương cấp bậc, chức vụ đối với cơ quan hành chính và từ 0,5 lần đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc đối với đơn vị sự nghiệp.
[10] Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đơn giản hóa 4.219/4.712 thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ 89,5%). Đã thiết lập và công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia gồm 102.911 hồ sơ thủ tục hành chính và 9.855 hồ sơ văn bản có liên quan về thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạng Internet; chuẩn hóa và thống nhất được bộ thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã theo hướng rút gọn từ 10.000 bộ thủ tục hành chính cấp xã và 700 bộ thủ tục hành chính cấp huyện xuống còn 63 bộ ở mỗi cấp.
[11] Từ năm 2006 - 2015 đã kiểm tra 64.242 cơ quan, đơn vị, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý 2.406 cơ quan, đơn vị có vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động.
[12] Quốc hội (khóa XII, XIII) đã ban hành 175 Bộ luật, Luật; Chính phủ đã ban hành 1.311 Nghị định, 604 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6.110 Chỉ thị, quyết định trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng. Trong 10 năm qua cả nước đã ban hành mới hơn 34.885 văn bản và sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 27.120 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực.
[13] Bộ Tài chính (3.032 văn bản); Bộ Khoa học và Công nghệ (287 văn bản); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (14 văn bản); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2.986 văn bản); Bộ Tư pháp (17 văn bản): Bộ xây dựng (457 văn bản); Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải; Thanh tra Chính phủ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (58 văn bản); Bộ Xây dựng (457 văn bản); Bộ Quốc phòng (137 văn bản) v.v...
[14] Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc tăng cường THTK, CLP; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, NSNN năm 2013; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN những tháng cuối năm 2014; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015,...
[15] Số tiết kiệm thêm: 8 tháng cuối năm 2008 khoảng 2.700 tỷ đồng; 9 tháng cuối năm 2011 khoảng 3.857 tỷ đồng; 7 tháng cuối năm 2013 khoảng 3.080 tỷ đồng; 8 tháng cuối năm 2015 của các bộ, cơ quan Trung ương khoảng 600 tỷ đồng.
[16] Đến năm 2016 hầu hết các Bộ đã giao thực hiện chế độ tự chủ đến các đơn vị trực thuộc; 100% các địa phương đã giao thực hiện chế độ tự chủ đến các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện. Đã có 741 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành được giao tự chủ về tài chính; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 24.890 đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính.
[17] Một số bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả tiết kiệm từ cơ chế giao quyền tự chủ đạt khá, như: Bộ Quốc phòng tiết kiệm 37 tỷ đồng; Bộ Tư pháp tiết kiệm 176 tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước tiết kiệm 217 tỷ đồng; Hà Nội tiết kiệm 1.994 tỷ đồng; Quảng Ngãi tiết kiệm 212 tỷ đồng; Đồng Tháp tiết kiệm 140 tỷ đồng; Đắklắk tiết kiệm 95 tỷ đồng; Quảng Nam đã tiết kiệm 104 tỷ đồng,...
[18] Mức chi trả thu nhập tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm được bình quân là từ 0,1 lần đến 0,5 lần mức lương cấp bậc, chức vụ đối với cơ quan hành chính và từ 0,5 lần đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc đối với đơn vị sự nghiệp.
[19] Trong giai đoạn 2006-2015 các cơ quan, tổ chức thuộc ngành Tài chính thực hiện 347.136 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN; đã phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý về tài chính 94.315 tỷ đồng và 6.241.443 USD.
[20] Từ chối thanh toán 2.898 tỷ đồng chi thường xuyên và 1.906 tỷ đồng chi đầu tư xây dựng; phạt vi phạm hành chính 4.457 trường hợp, số tiền phạt 1.120 triệu đồng.
[21] Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc; Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập...
[22] Theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
[23] Từ năm 2008 đến năm 2012, số tiền tiết kiệm được thông qua mua sắm tài sản tập trung là trên 467 tỷ đồng.
[24] Theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính.
[25] Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và Luật Doanh nghiệp cùng với hệ thống các văn bản pháp quy quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành.
[26] Trong giai đoạn 2007-2015, qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 400.844 dự án trong cả nước, đã phát hiện, giảm trừ các khoản đề nghị quyết toán không đúng chế độ trên 24.583 tỷ đồng, góp phần tiết kiệm vốn đầu tư của NSNN.
[27] Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến ngày 31/5/2015 ước khoảng 86.995 tỷ đồng.
[28] Tính đến hết tháng 12/2015, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 154.679 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích đất khoảng 3.006 triệu m2 và diện tích nhà 139,4 triệu m2. Các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 123.413 cơ sở, với tổng diện tích đất 1.965,7 triệu m2 đất; tổng diện tích nhà 115 triệu m2.
[29] Theo Báo cáo số 174/BC-CP ngày 22/6/2016 của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng TSNN năm 2015.
[30] Từ năm 2010 đến năm 2013, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 8.161 tổ chức có vi phạm pháp luật về đất đai với diện tích đất bị vi phạm là 128.033 héc-ta.
[31] Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg ngày 01/9/2008, Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012...
[32] Năm 2012 Bộ TN&MT đã chủ trì tổ chức 06 đợt kiểm tra trên quy mô toàn quốc, đã phát hiện và thu hồi khoảng 200 Giấy phép khai thác khoáng sản do các địa phương cấp sai quy định... Năm 2014, Bộ TN&MT đã thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản tại nhiều địa phương trong cả nước, qua đó đã chấn chỉnh việc khai thác không có giấy phép; không có thiết kế mỏ được phê duyệt, không cắm mốc ranh giới khu vực khai thác,...
[33] Đến hết năm 2015, Bộ Nội vụ đã thẩm định và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của 63/63 địa phương và một số bộ, ngành: Bộ LĐ-TB&XH; Thanh tra Chính phủ; Bộ KH&CN; VP Chính phủ; Bộ Nội vụ; UB Dân tộc...
[34] Đã ban hành được 59 tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức; quy định 37 bộ tiêu chuẩn cho 113 chức danh nghề nghiệp của viên chức.
[35] Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng
[36] Đến năm 2015, đã có 14 Bộ, ngành, 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015 và 01 Bộ, 13 tỉnh, thành phố đề nghị giải quyết tinh giản biên chế đợt 1 năm 2016 với số đối tượng tinh giản là 5.433 người - Nguồn: Báo cáo số 5972/BC-BNV ngày 17/12/2015 của Bộ Nội vụ về tổng kết công tác năm 2015.
[37] Giai đoạn 2011-2015 các Tập đoàn, Tổng công ty đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề chính 10.742 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2016 tiếp tục thoái vốn được 424 tỷ đồng.
[38] Giai đoạn 2006 - 2010 đã cổ phần hóa được 646 doanh nghiệp; giai đoạn 2011-2015 và 6 tháng đầu năm 2016 có 531 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, đã thực hiện cổ phần hóa 478 doanh nghiệp
File gốc của Hướng dẫn 27-HD/BTGTW năm 2017 công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 27-HD/BTGTW năm 2017 công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ban Tuyên giáo Trung ương |
Số hiệu | 27-HD/BTGTW |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Lâm Phương Thanh |
Ngày ban hành | 2017-02-20 |
Ngày hiệu lực | 2017-02-20 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |